Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết dạy 25, 26: Văn bản: Em bé thông minh

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết dạy 25, 26: Văn bản: Em bé thông minh

Tiết 25, 26

VĂN BẢN: EM BÉ THÔNG MINH

(Truyện cổ tích)

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện và một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của truyện.

- Kể lại được truyện.

B. Chuẩn bị:

- GV: Bài soạn + tranh ảnh.

- Trò: Soạn bài.

C. Tiến trình dạy - học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Kể nửa đầu truyện Thạch Sanh. Vì sao nói chàng lập nhiều chiến công thần kì, rực rỡ?

 - Kể tiếp nửa cuối truyện. Giải thích ý nghĩa tiếng đàn của Thạch Sanh.

 3. Bài mới:

Giới thiệu bài: Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện em bé thông minh là một loại truyện cổ tích sinh hoạt, được cấu tạo theo lối xâu chuỗi, gồm những mẩu chuyện, nhân vật chính trải qua một chuỗi thử thách, từ đó bộc lộ sự thông minh hơn người. Truyện thuộc loại truyện Trạng, đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được những tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phác nhưng không kém phần thâm thuý của nhân dân trong đời sống hàng ngày.

 

doc 6 trang Người đăng thu10 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết dạy 25, 26: Văn bản: Em bé thông minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25, 26
Văn bản: em bé thông minh
(Truyện cổ tích)
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh: 
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện và một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của truyện.
- Kể lại được truyện.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bài soạn + tranh ảnh.
- Trò: Soạn bài.
C. Tiến trình dạy - học. 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Kể nửa đầu truyện ‘‘Thạch Sanh’’.  Vì sao nói chàng lập nhiều chiến công thần kì, rực rỡ ?
 - Kể tiếp nửa cuối truyện. Giải thích ý nghĩa tiếng đàn của Thạch Sanh.
 3. Bài mới:
Giới thiệu bài : Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện em bé thông minh là một loại truyện cổ tích sinh hoạt, được cấu tạo theo lối ‘‘xâu chuỗi’’, gồm những mẩu chuyện, nhân vật chính trải qua một chuỗi thử thách, từ đó bộc lộ sự thông minh hơn người. Truyện thuộc loại truyện ‘‘Trạng’’, đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được những tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phác nhưng không kém phần thâm thuý của nhân dân trong đời sống hàng ngày.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV hướng dẫn cách đọc: Giọng vui, hóm hỉnh lưu ý đoạn đối thoại...
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp cho đến hết.
- Yêu cầu HS tóm tắt.
- Giải nghĩa từ: Dinh thự, hoàng cung, vô hiệu ...
- Theo em VB có thể chia làm mấy phần ?
- PTBĐ chính là gì ?
- Nhân vật trong truyện có được xây dựng bằng các chi tiết tưởng tượng, kì ảo không? theo em, sức hấp dẫn của truyện là do đâu?
GV: Hình thức câu đố là hình thức phổ biến trong truyện dân gian - nhằm tạo ra những thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất, đồng thời tạo tình huống để cốt truyện phát triển, gây hứng thú cho người nghe.
- Ai là người phát hiện ra trí thông minh của em bé ? 
- Trí thông minh của em bé được phát hiện trong hoàn cảnh nào?
- Câu hỏi của viên quan có phải là một câu đố không? Vì sao?
- Em có nhận xét gì về câu hỏi của viên quan ?
- Thái độ của hai cha con em bé trước câu đố của viên quan?
- Em có nhận xét gì về sự tương xứng giữa câu đố của viên quan và câu trả lời của em bé?
- Kết quả của lần thách đố thứ nhất? Qua đó giúp em hiểu gì về em bé?
- Thử thách thứ hai em bé gặp phải là gì?
- Thử thách lần thứ hai có khó hơn lần một không? Vì sao?
- Thử thách của nhà vua nhằm mục đích gì?
- Thái độ của dân làng trước câu đố của nhà vua?
- Thái độ của em bé ra sao? Tại sao?
- Tóm tắt những việc em bé đã làm?
- Lời thỉnh cầu của em bé là câu đố hay lời giải đố? Có gì lí thú trong cách giải quyết tình thế khó khăn của em bé?
GV: Em bé đã tìm giải pháp tối ưu, tạo tình huống mới trả cái khó về cho đối phương,dùng câu đố để giải đố. Cách thắt buộc chặt chẽ, lời lẽ sắc sảo, lễ phép khiến nhà vua và đình thần cùng phải thừa nhận.
- Để tin chắc tài năng của em bé, nhà vua đã làm gì?
- Lệnh của vua có phải là câu đố không? Vì sao?
- Em bé đã giải đố bằng cách nào?
- Yêu cầu của em bé có phải là câu đố không? Vì sao? Câu đố của em bé có ý nghĩa như thế nào?
GV: Câu đố của em bé thể hiện khả năng lẩn tránh cái bí bằng cách tạo ra cái bí đối lập
- Vậy là cả ba lần em bé đều không khuất phục trước những câu đố oái oăm. Điều đó cho em hiểu gì về em bé trong câu chuyện?
- Lúc này nhà vua đã có sự nhìn nhận, đánh giá ntn về em bé?
- Thử thách thứ tư là gì, đến từ ai?
- So sánh tính chất, mức độ của lần thử thách thứ tư so với ba lần trước?
- Theo em,việc sáng tạo ra tình huống này trong câu chuyện có ý nghĩa ntn?
- Triều đình đã có những cách giải đố nào?
- Cách giải đố của em bé có gì độc đáo?
- Qua lần thử thách này em hiểu thêm gì về em bé? 
- Em có nhận xét gì về mức độ của các câu đố & những đối tượng ra câu đố ? 
Qua đó nhân dân ra muốn nói lên điều gì?
GV: Trong mọi trường hợp, em bé đều khéo léo giành lấy thế chủ động, chuyển đổi vị trí, đẩy đối phương vào tình huống khó khăn, buộc họ phải chấp nhận yêu cầu mà chính họ không chấp nhận được -> Em bé là biểu tượng kết tinh của trí tuệ dân gian đáng khâm phục.
- Phần thưởng dành cho em bé là gì?
- Tgdg muốn thể hiện điều gì qua cách kết thúc truyện?
- Em bé thuộc kiểu nv nào?
- Em còn biết những nv thông minh tài trí nào trong l.sử nước ta ?
- Truyện có ý nghĩa gì?
GV: Truyện cổ tích này không nhằm phủ nhận kiến thức sách vở nhưng nó tập trung ca ngợi, đề cao kinh nghiệm đs. Em bé thông minh trong truyện tiêu biểu cho trí khôn, sự thông minh được đúc kết từ đời sống và luôn được vận dụng trong thực tế. Em bé thông minh, tài trí hơn người nhưng luôn hồn nhiên, ngây thơ trong sự đối đáp.
- Qua VB, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- HS đọc, tóm tắt văn bản.
- Nhận xét.
- 4 phần :
 + Từ đầu -> về tâu vua.
 + tiếp theo -> ăn mừng với nhau rồi.
 + tiếp theo ->ban thưởng rất hậu. 
 + Còn lại.
- Không. Truyện hấp dẫn người đọc bằng các tình huống bất ngờ. (Các câu đố oái oăm và cách giải đố thông minh).
- Viên quan phát hiện.
- Hoàn cảnh: Hai cha con đang cày ruộng -> bất ngờ.
-> Câu đố oái oăm, khó tìm câu trả lời. (Đường cày có thể ngắn dài, con trâu có thể đi nhanh, chậm; mảnh ruộng có thể to, nhỏ, vả lại chẳng ai đi đếm đường cày).
+ Cha: ngẩn ra, không biết trả lời sao.
+ Em bé: không hề lúng túng, chủ động ứng xử, nhanh trí hỏi vặn viên quan. (Hỏi bao giờ cũng dễ hơn trả lời).
-> Câu trả lời của em bé cũng là một câu đố. Câu đố của em bé đối với câu trả lời của viên quan rất cân chỉnh - Cũng bất ngờ và khó trả lời. Chỉ khác là một cậu bé nông dân - một là viên quan cao cấp.
-> Viên quan sửng sốt, ngạc nhiên, vui mừng. => Em bé thông minh, nhanh trí.
-> Khó hơn - Người ra câu đố là vua.
- Câu đố oái oăm, phi lí tới mức trái qui luật tự nhiên.
- Biết đích xác tài năng của em bé.
-> Lo lắng, sợ hãi.
-> Bình tĩnh, cho đó là lộc vua ban, sẵn sàng kí giấy cam đoan với làng.
-> Lẻn vào sân rồng, khóc um lên thỉnh cầu nhà vua bắt bố đẻ em bé cho mình.
->Là câu đố =>oái oăm.
-> Cũng là lời giải đố vì câu đố đã buộc nhà vua tự nói ra điều phi lý của mình. 
-> Em bé dùng phép “Gậy ông đập lưng ông”lấy cái phi lý trị cái phi lý.
- Lệnh cho em bé làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ. 
-> Là câu đố khó khăn không thực hiện được.
- Yêu cầu rèn con dao bằng một cây kim .
- Là câu đố cũng khó không thực hiện được, vừa là lời giải đố chỉ ra sự vô lí trong yêu cầu của nhà vua.
-> Thông minh hơn người can đảm, tự tin, bản lĩnh.
-> Phục hẳn trí thông minh của em bé.
- Người ra câu đố: Sứ thần nước ngoài.
 -> Câu đố liên quan đến đại sự quốc gia mang tính chất ngoại giao quốc tế (không trả lời được là nhận mình là thua kém).
-> Nội dung câu đố cầu kì, khó khăn.
- Tạo sức hấp dẫn, làm nổi bật trí thông minh của nhân vật.
- HS tìm trong SGK.
- Hát một câu “Bắt con kiến...kiến sang” -> câu trả lời không có trong sách vở, vận dụng kinh nghiệm dân gian đơn giản mà hiệu nghiệm. Em đã dùng cái tự nhiên gần gũi với đời sống để phá bỏ cái cầu kì ,cố ý-> Giản dị bất ngờ như một trò chơi đơn giản.
-> Thông minh hơn người (hơn tất cả các bậc tài giỏi trong triều đình) -> Bảo toàn danh dự quốc gia. 
- Thử thách đến với em bé đa dạng và nhiều mức độ, khi cần đầu óc suy luận khi lại kết hợp sự nhanh nhạy, tháo vát với trí tuệ và hành động thực tế. 
- Em bé là sự kết tinh trí tuệ dân gian, nhân cách l lao động bình dân VN.
- Trạng nguyên -> xứng đáng.
- Nếu có trí tuệ và tài năng thì bất cứ trong XH nào, hạng người nào cũng nhận được phần thưởng và có vị trí xứng đáng trong XH.
- NV thông minh.
- Lương Thế Vinh.
- Ngoài học những kiến thức trong sách vở -> cách ứng xử, ăn nói...
I. Tìm hiểu chung văn bản.
 1. Đọc - tóm tắt.
 2. Từ khó.
3. Bố cục.
4. Phương thức biểu đạt.
- Tự sự.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Những thử thách của em bé. 
a. Lần thử thách thứ nhất
- Hoàn cảnh: Bất ngờ, đột ngột.
- Người ra câu đố: viên quan -> Oái oăm.
- Cha: ngẩn ra, không biết trả lời sao.
- Em bé: Bình tĩnh, chủ động ứng xử. Hỏi vặn lại -> Dồn viên quan vào thế bị động, không biết trả lời ra sao.
=> Thông minh, nhanh nhạy, cứng cỏi trước người lớn, đầy bản lĩnh.
b. Lần thử thách thứ hai.
- Người ra câu đố: Nhà vua
- Câu đố: oái oăm, phi lí đến mức trái qui luật tự nhiên.
- Dân làng: Lo lắng, sợ hãi.
- Em bé: Bình tĩnh.
- Giải đố: Dùng phép “Gậy ông đập lưng ông”, để nhà vua tự nói ra điều phi lí trong yêu cầu của mình.
c. Lần thử thách thứ ba.
- Người ra câu đố: nhà vua -> Khó khăn.
- Giải đố : Đố lại : rèn con dao từ một cây kim.
=> Thông minh, can đảm, tự tin, bản lĩnh.
d. Lần thử thách thứ tư.
- Người ra câu đố: Sứ thần nước ngoài -> hóc búa, cầu kì.
- Triều thần: bó tay.
- Giải đố: dùng kinh nghiệm đời sống dân gian. 
-> Thông minh hơn người.
=> Em bé là sự kết tinh trí tuệ dân gian, nhân cách l lao động bình dân VN.
 2. ý nghĩa của truyện.
- Đề cao trí thông minh.
- Hài hước, mua vui.
 D.Củng cố - Dặn dò
 1. Củng cố:
 - Chỉ ra những yếu tố làm nên tính hấp dẫn cho câu chuyện “em bé thông minh”.
 - Truyện đề cao kinh nghiệm trong đời sống, cuộc đấu trí của em bé xoay quanh con trâu, con ngựa, con chim, con ốc, con kiến càng ->Trí thông minh được đúc kết từ đ/sống.
 2. Dặn dò:
 - Kể diễn cảm truyện. Học thuộc phần ghi nhớ.
 - Chuẩn bị tiết 27.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 2526 Em be thong minh.doc