Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Thị Điền

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Thị Điền

A. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:

-Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.

-Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện.

-Thấy được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngụ ngôn.

-Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.

-Nghệ thuật đặc sắc của truyện : mượn chuyện loài vật để nói đến chuyện con người, ẩn bài học triết lý ; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.

2. Kĩ năng:

-Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

-Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.

-Kể lại được câu chuyện.

 -Giao tiếp, tìm kiếm, hợp tác, xử lí thông tin, quyết định, tự nhận thức.

3. Thái độ: Sống tích cực, cách ứng xử khiêm tốn.

B. Chuẩn bị:- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ.- Tranh minh họa.

 -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.-Vẽ tranh

C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

HĐ1: Bài cũ: 1.Em có nhận xét gì về nhân vật mụ vợ? Thử tìm vài thành ngữ thể hiện tính cách của mụ.

 2.Nêu ý nghĩ vă bản.Qua câu chuyện , em rút ra được bài học gì cho bản thân?

HĐ2:Giới thiệu bài: Bên cạnh các thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam còn có một thể loại rất lí thú và có ý nghĩa, đó là truyện ngụ ngôn.Truyện ngụ ngôn đầu tiên mà chúng ta sẽ học là : Ếch ngồi đáy giếng.

 

doc 11 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Thị Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10
Tiết : 39
Văn bản: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG 
 ( Truyện ngụ ngôn)
S :14/10/2011
G :21/10/2011
A. Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức:
-Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
-Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện.
-Thấy được những nét chính về nghệ thuật của truyện. 
-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngụ ngôn.
-Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
-Nghệ thuật đặc sắc của truyện : mượn chuyện loài vật để nói đến chuyện con người, ẩn bài học triết lý ; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
2. Kĩ năng:
-Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
-Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
-Kể lại được câu chuyện.
 -Giao tiếp, tìm kiếm, hợp tác, xử lí thông tin, quyết định, tự nhận thức.
3. Thái độ: Sống tích cực, cách ứng xử khiêm tốn.
B. Chuẩn bị:- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ.- Tranh minh họa.
 -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.-Vẽ tranh
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: 1.Em có nhận xét gì về nhân vật mụ vợ? Thử tìm vài thành ngữ thể hiện tính cách của mụ. 
 2.Nêu ý nghĩ vă bản.Qua câu chuyện , em rút ra được bài học gì cho bản thân?
HĐ2:Giới thiệu bài: Bên cạnh các thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam còn có một thể loại rất lí thú và có ý nghĩa, đó là truyện ngụ ngôn.Truyện ngụ ngôn đầu tiên mà chúng ta sẽ học là : Ếch ngồi đáy giếng.
HĐ3:Bài học:
B1:Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
*MT:HS nắm được khái niệm truyện ngụ ngôn.
* GV treo bảng phụ và phân tích cho HS nắm được 3 ý chính của thể loại này.
B2: HD đọc - hiểu văn bản.
@B2.1:Cho HS tìm hiểu các sự việc chính của truyện:
* MT: Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngụ ngôn.
- GV hướng dẫn HS đọc, kể và giải thích từ khó.
- GV đọc diễn cảm1 lần (pha tính hài hước), gọi HS đọc, GV nhận xét- Gọi HS khác kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình.
H: Nhân vật chính trong truyện là ai? (Ếch)
H: Tìm các sự việc chính của truyện.
*HS thảo luận nhóm 4: àKN giao tiếp, tìm kiếm, hợp tác, xử lí thông tin, quyết định. 
Nhóm 1: Ếch sống trong môi trường như thế nào?
Nhóm 2: Cách sống của Ếch ra sao và Ếch có suy nghĩ như thế nào?
Nhóm 3: Vì sao Ếch suy nghĩ như vậy? Suy nghĩ ấy biểu hiện tính cách gì ở Ếch?
Nhóm 4: Ếch ra khỏi giếng bằng cách nào? Hoàn cảnh sống của Ếch có gì thay đổi? 
*Ghi ra bảng phụ nhóm - Gọi đại diện nhóm trả lời, gọi HS khác nhận xét-GV bổ sung, chốt ý cho HS ghi.
@B2.2:Cho HS tìm hiểu bài học nhận thức được rút ra từ câu chuyện:
*MT: Hiểu được ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
H: Vì sao Ếch bị giẫm bẹp? Bài học rút ra từ cách sống và cái chết của Ếch là gì? 
 *GV cho HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ về bài học rút ra - Gọi đại diện nhóm trình bày 1 phút, nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét rồi chốt ý bằng bảng phụ.=> KN tự nhận thức.
 B3: Hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
*MT:Thấy được những nét chính về nghệ thuật của truyện; hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện.
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của truyện?
H: Câu chuyện có ý nghĩa gì?
*Môi trường: Ngoài ý nghĩa đó, câu chuyện còn cho ta thấy điều gì nữa?(Sự thay đổi môi trường: khi môi trường thay đổi thì cuộc sống, nhận thức của con người cũng thay đổi theo).
 B4: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập:
*MT:Củng cố lại kiến thức cơ bản vừa học.
Tìm 2 câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.
I. Tìm hiểu chung:
1/Khái niệm truỵện ngụ ngôn:(SGK) 
2/Lưu ý các chú thích:1,2,3
 II. Đọc -hiểu văn bản:
 1/Sự việc chính của truyện:
-Ếch sống trong một cái giếng đã lâu ngày (môi trường nhỏ bé, chật hẹp)
- Xung quanh Ếch chỉ có vài loài vật bé nhỏ yêú ớt, nó cứ nghĩ mình là một vị chúa tể(chủ quan kiêu ngạo). 
-Trời mưa to, nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài (không gian mở rộng).
- Quen thói cũ nó đi lại ngênh ngang, cuối cùng bị trâu đi qua giẫm bẹp.
2/ Bài học nhận thức được rút ra từ câu chuyện:
- Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận tức về chính mình và thế giới xung quanh.
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác bởi những người như vậy sẽ bị trả giá đắt, có khi bằng cả mạng sống.
- Phải biết hạn chế của mình và phải mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau.
III. Tổng kết :
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, dặc sắc.
- Cách kể bất ngờ, hài hước kín đáo.
2. Ý nghĩa văn bản:
- Ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang.
 - Khuyên con người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.
IV. Luyện tập : Làm BT ở SGK.
HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học: - Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
 - Nắm nội dung và ý nghĩa bài học rút ra từ câu truyện.- Đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác và tài liệu tham khảo trang 161,162 - Chuẩn bị luyện nói kể chuyện (Phân 4 đề cho 4 tổ theo thứ tự: a,b,c,d )
 - Chuẩn bị học bài : "Thầy bói xem voi". 
Tuần 10
Tiết 40
THẦY BÓI XEM VOI
S :14/10/2011
G :25/10/2011
A. Mục đích yêu cầu : 
1. Kiến thức:
-Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện.
-Thấy được những nét chính về nghệ thuật của truyện. 
-Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngụ ngôn.
-Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
 -Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2. Kĩ năng:
-Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
-Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
-Kể diễn cảm truyện.
 3. Thái độ: Sống tích cực, nhìn nhận vấn đề, học hỏi trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị :- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ.- Tranh minh họa.
 -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.-Vẽ tranh
C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
 HĐ1:Bài cũ: Kể lại chuyện " Ếch ngồi đáy giếng". Nêu bài học và ý nghĩa của câu chuyện 
 HĐ2:Giới thiệu bài:Muốn hiểu biết đúng về sự vật, sự việc chúng ta cần phải làm gì? Câu chuyện :
" Thầy bói xem voi" sẽ giúp chúng ta điều đó.
 HĐ3: Bài học:
B1: Hướng dẫn đọc- hiểu chung
*MT:Tìm hiểu bố cục và lưu ý từ khó.
GV hướng dẫn đọc. GV đọc mẫu -Gọi HS đọc.
H: Bố cục của bài văn? 
GV kiểm tra việc hiểu chú thích của HS
B2: Hướng dẫn đọc- tìm hiểu văn bản:
*MT:Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngụ ngôn.
@B2.1:*MT:Tìm hiểu cách xem voi của các thầy bói.
H: Cách mở truyện có điều gì hấp dẫn?
H: Các thầy bói xem voi bằng cách nào?
H: Họ đã tả con voi như thế nào? Nghệ thuật sử dụng ở đây là gì? Tác dụng của nghệ thuật đó?
*Cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trên -GV nhận xét và giới thiệu bảng phụ ghi 5 cách tả voi của các thầy.
@B2.2:*MT:Tìm hiểu thái độ của mỗi thầy với ý kiến của các thầy bói khác.
*Thảo luận nhóm èKN giao tiếp, hợp tác, xử lí thông tin, nhận thức vấn đề.
H: Thái độ và lời lẽ của các thầy bói khi xem voi như thế nào?
H: Năm thầy bói đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng nói đúng một bộ phận của con voi nhưng không thầy nào nói đúng về con voi này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?Cho HS thảo luận
B3:HD tổng kết.
*MT:Thấy được những nét chính về nghệ thuật của truyện và ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
H: Nhận xét của em về nghệ thuật của truyện.
H: Ý nghĩa của câu chuyện này là gì? 
 - GV chốt vấn đề.- Phê phán nghề thầy bói.
B4:Cho HS luyện tập
*MT:Củng cố lại những kiến thức đã học.
*Nêu ví dụ về trường hợp đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu "Thầy bói xem voi" và hậu quả của việc đánh giá sai lầm này.
*So sánh với truyên : Ếch ngồi đáy giếng.
I. Tìm hiểu chung:
a. Bố cục: 2 phần.
b. Chú thích:
-Phàn nàn: Thái độ không vui vì không hài lòng, biểu thị bằng lời nói
-Hình thù: hình dáng 
-Quản voi: Người trông voi
c. Nhân vật: 5 ông thầy bói.
II.Đọc - hiểu văn bản: 
1/Cách xem voi của các thầy bói:
- Xem voi theo cách của người mù: sờ vào một bộ phận nào đó của con voi, người sờ vòi, người sờ ngà, người sờ tai, người sờ chân, người sờ đuôi. 
- Cả năm thầy đều dùng hình thức ví von và từ láy để tả hình thù con voi làm cho câu chuyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm sai lầm về cách xem voi và phán về voi.
- Phán đúng được bộ phận nhưng không đúng về bản chất và toàn thể.
2/ Thái độ của mỗi thầy với ý kiến của các thầy bói khác: 
-Lời nói thiếu khách quan: khẳng định ý kiến của mình, phủ nhận ý kiến của người khác.
-Hành động sai lầm: xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
III. Tổng kết : 
1. Nghệ thuật: Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc:
- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.
- Lặp lại các sự việc.
- Nghệ thuật phóng đại
2. Ý nghĩa văn bản:
- Khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện .
*Ghi nhớ SGK
 IV. Luyện tập : Cho cả lớp trao đổi và cùng làm bài tập luyện tập.
HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:-Về nhà làm BTở SBT
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
 - Nắm nội dung và ý nghĩa bài học rút ra từ câu truyện.- Đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác. - Chuẩn bị luyện nói kể chuyện (Phân 4 đề cho 4 tổ theo thứ tự: a,b,c,d )
 - Về tự đọc thêm truyện : Đeo nhạc cho mèo; - Soạn : "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng."
 - Chuẩn bị làm kiểm tra 15phút văn bản.
*RKN:
Tuần: 11
Tiết : 43
TLV: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
S :06/11/2010
G:12/11/2010
A/Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
- Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Trình bày, diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân .
- Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự .
- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân .
2. Kĩ năng :- Lập dàn ý và trình bày rõ ràng , mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
 - Giao tiếp, ứng xử.
3. Thái độ:Biết cách trình bày miệng một câu chuyện của bản thân trước lớp.
B/ Chuẩn bị: 
 - GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ.- Dàn bài.
 -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.Lập dàn bài theo từng tổ.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
 HĐ1:Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 HĐ2:Giới thiệu bài: Yêu cầu dẫn chương trình của lớp lên giới thiệu.
 HĐ3: Bài học:
B1: MT: Củng cố lại kiến thức đã học về văn tự sự.
*Yêu cầu HS nhắc lại lại kiến thức đã học về văn tự sự.
B2:MT:Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân ; lập dàn ý và trình bày rõ ràng , mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
- GV treo bảng phụ có các đề bài đã ghi sẵn - GV gọi HS đọc các đề bài.
*GV yêu cầu HS nêu yêu cầu đề.
- Cho HS thảo luận nhóm chuẩn bị trình bày dàn bài. GV gọi đại diện nhóm lên trình bày
 ( gọi các nhóm lên trình bày ) -HS khác nhận xét bổ sung - GV nhận xét bổ sung - GV dùng bảng phụ giới thiệu dàn bài tham khảo.
B3:Cho HS nói theo tổ. Chú ý để cho các em đều được tham gia - GV quan sát yêu cầu mỗi tổ đều làm việc nghiêm túc theo sự hướng dẫn cuả tổ trưởng.
 GV yêu cầu nói vừa đủ nghekhông nói quá to gây ảnh hưởng đến các tổ khác.
B4: Các tổ cử đại diện trình bày trước lớp - GV nêu yêu cầu nói
HS nhận xét bổ sung- GV nhận xét bổ sung, ghi điểm khuyến khích.
I/ Củng cố lại kiến thức:
Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
II/ Luyện nói:
 1. Đề bài:
A. Kể về một chuyến về quê.
B. Kể về một chuyến thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
C. Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử.
D.Kể về một chuyến ra thành phố
*Yêu cầu : Nói to, rõ, tự tin nhìn thẳng vào người nghe, không nói như đọc..
2. Dàn bài tham khảo : Kể một chuyến về quê..
a. Mở bài: Lí do về thăm quê, về thăm quê với ai?
b.Thân bài: Cảm xúc trước khi về quê .
-Quang cảnh chung của quê hương 
-Gặp người thân , bạn bè.
- Thăm nhà thờ mồ mả ông bà
-Dưới mái nhà người thân.
c. Kết bài : Chia tay, cảm xúc về quê hương.
3. Thực hành nói:
Chia tổ nói theo dàn bài ( theo thứ tự các đề bài.)
Chọn đại diện tổ nói trước lớp.
HĐ4: Củng cố: GV đánh giá chung về tiết học.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:-Lập dàn ý tất cả các đề bài đã cho và viết thành bài chuẩn bị cho bài viết sắp đến. - Chuẩn bị bài :" Cụm danh từ " Tiết 44
*RKN:
Tuần : 11
Tiết : 44
Tiếng Việt: CỤM DANH TỪ
S :06/11/2010
G:12/11/2010
A/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức :
- Nắm được đặc điểm của cụm danh từ.
- Nghĩa của cụm danh từ .
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ .
- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ (Cấu tạo phần trung tâm, phần trước, phần sau).
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau của cụm danh từ .
2. Kĩ năng : Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
B/ Chuẩn bị: 
 - GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ.- Các ví dụ đắt câu có cụm danh từ..
 -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.- Tìm ví dụ thêm..
C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
 HĐ1:Bài cũ: 
 1/ Thế nào là danh từ chỉ sự vật? Danh từ chỉ sự vật được chia làm mấy loại?Kể ra và cho ví dụ minh hoạ.
 2/ GV treo bảng phụ ghi: 1. Nối cột A với cột B sao cho tương ứng:
 A B
 1.Danh từ chung a. Trà Kiệu, Duy Xuyên.
 2. Danh từ riêng b. Bộ đội, công nhân, học sinh.
 3.Danh từ đơn vị tự nhiên c. Kilômét, tấn, bó, thúng.
 4. Danh từ đơn vị quy ước d. Cái, tấm, con, que.
 HĐ2:Giới thiệu bài: GV đưa ví dụ cụm danh từ -> tạo tình huống vào bài -> ghi tên bài học.
 HĐ3: Bài học:
B1: Cho HS tìm hiểu chung về cụm danh từ.
@B1.1: MT: Nắm ý nghĩa khái quát, bbawcj điểm ngữ nghĩa, chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
- GV treo bảng phụ có ghi ví dụ ở SGK Gọi HS đọc
H: Các từ ngữ được viết bằng phấn màu trong câu bổ sung ý nghiã cho những từ nào? 
HS chỉ ra GV nhận xét
H: So sánh các cách nói được ghi ở phần dưới 
Túp lều / Túp lều nát...
 * Rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ?
 * Phát triển danh từ sau thành cụm danh từ:
 ... học sinh...
H: Vậy cụm danh từ là gì?Cụm danh từ có ý nghĩa như thế nào so với danh từ?
* HS trả lời GV chốt ý theo ghi nhớ SGK
@B1.2: MT:Tìm hiểu cấu tạo của cụm danh từ.
GV ghi bảng phụ -Gọi HS đọc bài tập .
Gọi HS lên bảng liệt kê các từ phụ thuộc đứng trước và sau danh từ trong các cụm danh từ tìm được sắp xếp chúng thành loại
*GV vẽ mô hình cụm danh từ - Gọi HS lên điền các cụm danh từ tìm được vào mô hình. 
*Vậy: Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào?
 GV cho HS đọc mục ghi nhớ.
*GV treo bảng phụ - đặt câu: 1 câu có cụm danh từ đầy đủ cả ba phần, 1 câu vắng phần trước, 1 câu vắng phần sau.
à Cho HS ghi lưu ý.
*Yêu cầu HS đặt câu có cụm danh từ.
B2:Hướng đẫn thực hiện phần luyện tập
*Bài tập 1: Gọi HS lên bảng thực hiện
*Bài tập 2:GV kẻ sẵn bảng gọi HS lên điền.
GV nhận xét ghi điểm khuyến khích
* Bài tập bổ sung: Đặt câu có cụm danh từ: làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ.
I/ Tìm hiểu chung:
1.Cụm danh từ là gì? Cụm danh từ là loại tổ hợp từ đoanh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành 
2. Đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ: nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa của danh từ.
3. Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ trong câu giống như danh từ.
*Ví dụ:Tất cả những học sinh lớp 6/1này đều chăm ngoan .
4. Cấu tạo của cụm danh từ:
* Mô hình của cụm danh từ gồm:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t 2
t 1
T 1
T 2
s 1
s 2
làng 
ấy
ba
thúng
gạo
nếp
ba
con
trâu
đực
ba
con
trâu
ấy 
chín
con
năm
sau
cả
làng
* Cấu tạo dầy đủ cảu cụm danh từ gồm ba phần:
+ Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số lượng(thường là số từ và lượng từ)
+Phần trung tâm: luôn là danh từ.
+Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian , thời gian(có thể là danh từ, tính từ, động từ, chỉ từ)
Ví dụ: Tất cả các con vịt lông trắng ấy đều rất mập.
*Lưu ý: Cấu tạo của cụm danh từ có thể có đầy đủ cả ba phần, có thể vắng phần trước hoặc phần sau, nhưng phần trung tâm bao giờ cũng phải có.
II /Luyện tập:
*Bài tập1 :Tìm các cụm danh từ trong các câu văn sau: a.một người chồng thật xứng đáng 
 b. một lưỡi búa của cha để lại.
 c. một con yêu tinh ở trên nước .
*Bài tập2: Điền các cụm danh từ vào mô hình
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t 2
t 1
T 1
T 2
s 1
s 2
một
người 
chồng
thật xứng đáng
một
lưỡi
búa
của cha để lại
một
con
yêu tinh
ở trên núi có nhiều phép lạ
HĐ4: Củng cố: HD về nhà tự học.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:-
- Học thuộc ghi nhớ , nắm nội dung bài và làm các bài tập. 
- Chuẩn bị bài : "Chân tay , tai, mắt , miệng " ở tiết 45
- Ôn lại các bài chuẩn bị cho tiết Kiểm tra Tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6 tuan 11.doc