Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 11: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 11: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Nguyễn Thị Hoa

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp hs nắm được khái niệm và vai trò của 2 yếu tố then chốt trong văn tự sự: sự việc và nhân vật.

- Rèn kỹ năng: Làm văn tự sự.

* Trọng tâm: KN, vai trò của nhân vật, sự việc.

* Tích hợp: Các văn bản đã học (Sơn tinh - Thuỷ tinh , Thánh Gióng ), kn về văn bản tự sự` .

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn bài+ bảng phụ

2/ HS: Học bài , làm bài tập.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/ ổn định: 1'

2/ Kiểm tra bài cũ: 5'

Văn bản viết theo phương thức tự sự có đặc điểm gì?

Đáp án: Được viết bằng phương thức kể lại một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, dẫn đến 1 kết thúc, thể hiện 1 ý nghĩa.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 11: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Soạn: 03/09/2009
Day: 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs nắm được khái niệm và vai trò của 2 yếu tố then chốt trong văn tự sự: sự việc và nhân vật.
- Rèn kỹ năng: Làm văn tự sự.
* Trọng tâm: KN, vai trò của nhân vật, sự việc.
* Tích hợp: Các văn bản đã học (Sơn tinh - Thuỷ tinh , Thánh Gióng), kn về văn bản tự sự`	.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài+ bảng phụ
2/ HS: Học bài , làm bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
Văn bản viết theo phương thức tự sự có đặc điểm gì?
Đáp án: Được viết bằng phương thức kể lại một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, dẫn đến 1 kết thúc, thể hiện 1 ý nghĩa.
3, Bài mới
Phương pháp 
Nội dung
Hoạt động 1:
Hỏi: Hãy kể lại văn tắt truyền thuyết Sơn tinh - Thuỷ tinh?
Hỏi: TT này có những sự việc chính nào?
Hỏi: Những sự việc này được sắp xếp ntn?
(theo trình tự trước - sau)
Hỏi: Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, phát triển, cao trào và kết thúc.
Hỏi: Theo em trong 7 sự việc trên có thể bỏ bớt đi sự việc nào không? Vì sao?
(GV lấy VD bỏ bớt SV2 , 3.)
- Quan sát các sự việc cho biết các sự việc có quan hệ như thế nào? Hãy thử đảo vị trí các sự việc, nhận xét?
( GV đảo mẫu các sự việc trên bảng)
GV: Trình tự này dẫn đến ý nghĩa gì ? khẳng định điều gì?
ST đã chiến thắng TT mấy lần?
(ST thắng TT nhiều lần và mãi mãi như 1 quy luật tất yếu)
Vậy chuỗi sự việc trong câu chuyện truyền thuyết này nói về chủ đề gì?
 - Nếu truyền thuyết này chỉ có 7 sự việc như vậy truyện có hấp dẫn không? Vì sao? (Không hấp dẫn vì truyện khô khan, khó hiểu),
- Để truyện hay, hấp dẫn người đọc thì cần phải đảm bảo những yếu tố gì?
(GV lấy VD 1 sự việc: Vua Hùng kén rể thì cần phải kể ntn? Thời gian nào? ý định của vua như thế nào?)
- Hãy chỉ rõ 6 yếu tố này trong Sơn tinh - Thuỷ tinh?
(Nhân vật chính ST và TT, xảy ra ở thành Phong Châu, thời gian trong suốt mấy tháng ròng.
Nguyên nhân: Do cùng muốn cưới Mị Nương, kết quả là Sơn tinh đã chiến thắng.
- Những yếu tố này có tác dụng gì? (Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn).
Hỏi: Qua tìm hiểu ví dụ, em rút ra kết luận gì về đặc điểm của sự việc, trong văn tự sự.
- Cho biết trong truyền thuyết ST - TT có những nhân vật nào?
- Từng nhân vật được giới thiệu như thế nào?
(Mỗi nhân vật được giới thiệu ở những khía cạnh nào?
- Vậy theo em đâu là nhân vật chính?
Vì sao em cho đó là nhân vật chính?
- Những nhân vật này có liên quan như thế nào đến 7 sự việc?
- Tư tưởng của người kể, chủ đề của câu chuyện được thể hiện qua nhân vật nào?
- Nhân vật được hiện lên qua những khía cạnh nào?
- Vậy nhân vật trong văn tự sự có đặc điểm gì?
-
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
1/ Sự việc trong văn tự sự : 12'
a) VD: truyền thuyết Sơn tinh - Thuỷ tinh.
 SV1: Vua Hùng kén rể.
SV2: Sơn tinh - Thuỷ tinh đến cầu hôn.
SV 3: Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
SV4: Sơn tinh đến trước được vợ.
SV5: Thủy tinh tức giận, dâng nước
SV6: Hai bên giao chiến, Sơn tinh chiến thắng.
SV7: Hàng năm Thuỷ tinh đều dâng nước đều thua.
=> SV 1 : Mở đầu.
SV2, 2, 3, 4, 5: Phát triển.
SV6: Cao trào.
SV7: Kết thúc.
=> Trong 7 sự việc không thể bỏ bớt sự việc nào vì diễn biến câu chuyện sẽ không liên tục, không rõ ràng.
=> Các sự việc quan hệ: nhân - quả (Sự việc trước giải thích cho sự việc sau) 
-> Không thể đảo vị trí các sự việc được vì thiếu tính logíc.
=> Cả chuỗi sự việc khẳng định cho chiến thắng của Sơn tinh -> trật tự có ý nghĩa.
=> Chuỗi sự việc, trình tự sắp xếp này hướg về chủ đề: Ca ngợi sự chiến thắng lũ lụt của Sơn tinh, của Vua Hùng.
(Tư tưởng của người kể)
=> Để truyện hay, hấp dẫn phải có các chi tiết cụ thể (nhân vật nào? địa điểm nào? thời gian? Nguyên nhân? diễn biến?)
=> Những sự việc này có ý nghĩa: khẳng định chiến thắng của Sơn tinh và Vua Hùng.
b) Kết luận:
- SGK (ghi nhớ - 38)
2/ Nhân vật trong văn tự sự : 
a) VD: 
- Vua Hùng: tên gọi, lai lịch, các việc cần làm.
- Sơn tinh: Tên gọi, lai lịch, tài năng.
- Thuỷ tinh: như ST.. (các việc làm).
- Mị Nương: Tên gọi, lai lịch, dung nhan.
- Lạc hầu: không.
=> Nhân vật chính ST - TT được giải thích ở nhiều phương diện, nhiều việc làm nhất, nhân vật phụ chỉ nói qua.
-> Những nhân vật này thực hiện các sự việc .
-> Nhân vật chính: ST - TT thể hiện chủ đề câu chuyện, tư tưởng của người kể.
-> Nhân vật được giải thích: tên gọi, lai lịch, chân dung, trang phục, tính cách, số phận.
b) Kết luận:
- Ghi nhớ: SGK - 38
4/ Củng cố: 1'
Sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự có quan hệ với nhau ntn?
5/ Hướng dẫn về nhà: 1'
- Xác định các nhân vật, các sự việc trong các văn bản đã học.
- Soạn: sự tích Hồ Gươm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11.doc