Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy

 I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 - Nắm được định nghĩa của danh từ

 II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

 1. Kiến thức:

 - Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : Danh từ chug và danh từ riêng. - Quy tắc viết hoa danh từ riêng.

 2. Kĩ năng :

 - Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng - Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.

 3. Thái độ:- Nghiêm túc trong giờ học.

III. PHƯƠNG PHÁP.- Vấn đáp, thảo luận.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

 1. ổn định :

 2. Kiểm tra bài cũ: ? kiểm tra 15 phút :

Câu hỏi

 Câu 1. Danh từ có những đặc điểm gì ? ( 3đ)

 Câu 2. Gạch dưới chân các danh từ trong đọan văn sau : ( 7đ)

 “ Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Em vẽ tiếp một con cá. Cá vẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lội trước mắt em” ( cây bút thần )

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 TIẾT 37 Ngày soạn: 21/10/2012
 Ngày dạy :22/10/2012 
Văn bản: THẦY BÓI XEM VOI
 ( Truyện ngụ ngôn )
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi
 - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
 - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
 - Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo .
2. Kĩ năng
a. Kĩ năng chuyên môn :
- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
- Kể lại được truyện.
b. Kĩ năng sống :
- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.
- Giao tiếp : Phản hồi, lắng nghe, tích cực Trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung , nghệ thuật và bài học của truyện..
3. Thái độ: Qua ý nghĩa câu truyện rút ra bài học cho bản thân
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ,KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Động não: suy nghĩ về những tình huống và bài học rút ra từ các truyện ngụ ngôn
- Thảo luận nhóm, kỹ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.
- Cặp đôi, chia sẻ về những tình tiết trong các truyện ngụ ngôn.
IV. PHƯƠNG PHÁP.- Đàm thoại, thảo luận, thuyết trình..
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
 Câu 1. Thế nào là truyện Ngụ ngôn ? (2điểm)
 Câu 2. Nêu nghệ thuật và ý nghĩa của truyện ''Ếch ngồi đáy giếng''( 8 điểm)
 Đáp án và biểu điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
Loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
2 đ
Câu 2
 1. Nghệ thuật.
 - Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
 - Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc.
 - Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo.
4đ
 2.Ý nghĩa văn bản.
 Ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.
4đ
3. Bài mới : Giới thiệu bài: Khi tìm hiểu về một sự vật, sự viêc gì, chúng ta cần xem xét chúng một cách toàn diện, tránh phiến diện một bộ phạn dẫn đến hiểu làmm và có khi mất mạng, bài học khuyen ta là gi? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thể loại.
 GV: Hướng dẫn học sinh ôn lại thể loại truyện ngụ ngôn.
 HS : Đọc lại khái niệm
* HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu văn bản.
 GV: Đọc mẫu : Học sinh đọc truyện 
? HS tìm hiểu nghĩa của các từ khó ở SGK ? 
? Truyện có những sự việc nào? Các sự việc đó diễn ra theo trình tự nào ?
* Phân tích.
? Mở đầu truyện giới thiệu về các thầy bói ntn.? 
? Các thầy bói nảy ra ý định xem voi trong hoàn cảnh nào ? 
? Cách xem voi của các thầy bói có điều gì khác thường ? 
 HS : Suy nghĩ, trả lời.
 GV: Chốt ý
? Các thầy bói đã phán về voi như thế nào ? 
? Trong nhận thức của từng thầy khi nói về voi có phần nào hợp lý không? Vậy đâu là chỗ sai lầm trong nhận thức của các thầy bói ? 
 HS : Suy nghĩ, trả lời dựa vào sgk
 GV: Nhận xét, chốt ý.
? Nhận xét thái độ của từng thầy? Nguyên nhân dẫn đến nhận thức sai lầm đó ? 
? Hậu quả của việc phán về voi của các thầy bói như thế nào ? 
 HS : Thảo luận nhóm 2p, trả lời.
 GV: Nhận xét, chốt ý.
? Qua truyện này, nhân dân ta muốn khuyên chúng ta điều gì ? 
- Lời giảng : Mượn chuyện các thầy bói xem voi nhân dân ta muốn khuyên chúng ta không nên chủ quan trong nhận thức sự việc . Muốn nhận thức đúng sự vật, phải dựa trên sự tìm hiểu toàn diện sự vật đó . 
- Học sinh đọc mục ghi nhớ . 
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS tổng kết.
? Cho biết nội dung, nghệ thuật
 HS : Suy nghĩ, trả lời 
 GV: Nhận xét, chốt ý.
 HS : Đọc ghi nhớ /sgk 
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
 *.Thể loại: SGK/100.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 
 1. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu từ khó.
 * Từ khó:SGK
 2.Tìm hiểu văn bản.
 a. Bố cục. Chia làm 3 phần.
 - 4 câu đầu (Các thầy bói cùng xem voi)
 - Các câu giữa (Họp nhau, bàn luận, tranh cãi).
 - Câu cuối (Kết cục tức cười.)
 b. Đại ý. Kể năm ông thầy bói bị mù, rủ nhau đi xem voi, mỗi người sờ được một bộ phận, sau đó ngồi bình luận, ai cũng cho là mình đúng, cuối cùng đánh nhau đổ máu.
 c. Phân tích.
* Các thầy bói xem voi: 
 - Năm thầy bói đều bị mù . 
 - Ế hàng, ngồi tán gẫu => không nghiêm túc . 
 - Xem voi: Dùng tay để sờ. Mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận, người sờ ngà, vòi, tai, chân, đuôi, đoán cả hình thù con voi => cách xem phiến diện, chủ quan . 
* Các thầy bói phán về voi . 
 - Phán về voi: như con đỉa , cái đòn càn, cái quạt thóc, cái cột đình, cái chổi sể cùn . 
=> dùng từ láy, phép so sánh, khẳng định ý của mình, phủ định ý người khác. => Nhận xét sai lầm về hình thù con voi . 
* Hậu quả : 
 + Nói không đúng về hình thù con voi . 
 + Đánh nhau toác đầu, chảy máu.
=> châm biếm sự hồ đồ, tiếng cười phê phán nhẹ nhàng mà sâu sắc . 
III.TỔNG KẾT.
 1.Nghệ thuật.
 - Cách nói ngụ ngôn,giáo huấn tự nhiên, sâu sắc
 - Dựng đối thoại, tạo tiếng cười hài hước, kín đáo
 - Lặp lại các sự việc. - Nghệ thuật phóng đại .
 2. Ý nghĩa văn bản.
 Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xé chúng một cách toàn diện.
 * Ghi nhớ /sgk
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Đọc diễn cảm và tập kể lại. - Soạn bài “ Danh từ ( tt) ”
VII. RÚT KINH NGHIỆM :
*******************************************
TUẦN 10 TIẾT 38	 	Ngày soạn:21./10/2012
 Ngày dạy :22/10/2012 Tiếng việt: DANH TỪ ( Tiếp ) 
 I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Nắm được định nghĩa của danh từ
 II . TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức:
 - Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : Danh từ chug và danh từ riêng. - Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
 2. Kĩ năng :
 - Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng - Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
 3. Thái độ:- Nghiêm túc trong giờ học.
III. PHƯƠNG PHÁP.- Vấn đáp, thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ: ? kiểm tra 15 phút : 
Câu hỏi
 Câu 1. Danh từ có những đặc điểm gì ? ( 3đ) 
 Câu 2. Gạch dưới chân các danh từ trong đọan văn sau : ( 7đ) 
 “ Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Em vẽ tiếp một con cá. Cá vẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lội trước mắt em” ( cây bút thần ) 
 Đáp án và biểu điểm
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
*Định nghĩa :- DT là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
*Khả năng kết hợp: DT kết hợp với từ chỉ số lượng trước nó (những, ba, bốn, vài ) các từ (này, nọ, đó, kia, ấy ) ở phía sau và 1 số từ từ ngữ khác để lập thành cụm DT
*Chức vụ ngữ pháp trong câu - Chức vụ điển hình của danh từ là làm chủ ngữ 
- Khi làm Vị ngữ cần có từ là đứng trước
3 đ
Câu 2
Mã Lương, bút, con chim, chim, cánh, trời, tiếng hót, em,con cá, cá, đuôi, sông, mắt em.
7đ
MA TRẬN BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT
TÊN CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
CỘNG
CẤP ĐỘ THẤP
CẤP ĐỘ CAO
Chủ đề 1
Tiếng việt
Hiểu Định nghĩa DT 
Khả năng kết hợp,
Chức vụ ngữ pháp trong câu 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 3
30
Số câu 1
Số điểm 3
30
 Chủ đề 2
 Tiếng việt
Vận dụng lý thuyết về DT để làm bài tập
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 7
70
Số câu 1
Số điểm 7
70
Tổng Số câu
Tổng Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 3
30
Số câu 1
Số điểm 7
70
Số câu 2
Số điểm 10
100
3. Bài mới : Giới thiệu bài : Tiết học trước đã giúp các em ôn tập lại và tiếp tục nâng cao về danh từ .Tiết học hôm nay các em tiếp tục ôn lại kiến thức về danh từ chung và danh từ riêng mà các em đã học ở cấp 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu danh từ riêng và danh từ chung
 HS : Đọc ví dụ 
? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy điền các danh từ vào bảng phân loại? 
 GV: Kẻ bảng – HS lên điền vào bảng . 
? Nhận xét về cách viết hoa các danh từ riêng trong ví dụ ? 
 GV : Cho HS vẽ sơ đồ . Phân loại danh từ .
? Em có nhận xét gì về danh từ chung và danh từ riêng
 HS : Trả lời
 GV :Chốt ý
* HOẠT ĐỘNG 2:Quy tắc viết danh từ riêng
 HS:Xem lại các danh từ riêng đó xác định:
? Đối với tên người, tên địa lý Việt Nam cần viết như thế nào?
? Đối với tên người tên địa lý nước ngoài?
? Tên các cơ quan, tổ chức viết như thế nào?
Học sinh thảo luận nhóm 2P Cho ví dụ minh họa về quy tắc viết hoa các danh từ ? 
 HS: Lên bảng làm
 GV: Nhận xét 
 HS : Đọc mục ghi nhớ ? 
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS luyện tập
 Bài 1:
 HS : Đọc và làm bài tập 1:
 GV :Nhận xét . 
 - Danh từ riêng 
 HS: Lên bảng viết .
 Bài 2 : GV gợi ý HS giải thích lý do . 
 Bài 3 : HS về nhà làm . 
I. TÌM HIỂU CHUNG :
 1.Danh từ chung và danh từ riêng.
 * Ví dụ 
 - Danh từ chung: Vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện
=> Là tên gọi một loại sự vật.
 - Danh từ riêng: Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng Gia Lâm, Hà nội 
=> Là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương.
 * Nhận xét: - Danh từ chung không viết hoa.
 - Danh từ riêng viết hoa.
2. Quy tắc viết các danh từ riêng 
 + Tên người, tên địa lý Việt Nam:Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng: ví dụ: Mai ,Lan, Hà Nội.
 + Tên người, tên địa lý nước ngoài :viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng có gạch nối:ví dụ: Ai-ma-Tốp, Mat-Xcơ-Va
 + Tên các cơ quan , tổ chức, giải thưởng:chữ cái đầu tiên mỗi chữ: ví dụ: Đảng Cộng Sản Việt Nam , Bằng Khen,..
* Ghi nhớ ( SGK ) 
II. LUYỆN TẬP : 
BT1. Tìm danh từ chung, danh từ riêng . 
 - Danh từ chung : Ngày, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên . 
 - Danh từ riêng : Lạc Việt, Bắc Bộ , Long Nữ, Lạc Long Quân 
BT2. Các từ in đậm: Chim, Mây, Hoa => danh từ riêng gọi tên riêng của sự vật cá biệt . 
BT3. Làm ở nhà
E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Đặt câu có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng.- Soạn bài “ Luyện nói kể chuyện ”
F. RÚT KINH NGHIỆM :
 **************************************
TUẦN 10 TIẾT 39	
 Ngày soạn:21/10/2012
Ngày dạy : 24/10/2012 
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài , đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự
 - Biết trình bày diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức:
 - Chủ đề, dàn bài , đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự
 - Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
 2.Kĩ năng: 
 a. Kĩ năng chuyên môn
 - Lập ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
 b. Kĩ năng sống 
- Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiến và xử lí thông tin, để kể chuyện .
- Giao tiếp ứng xử trình bày trình bày suy nghĩ,ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp
 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức cố gắng, nghiêm túc bình tĩnh, tự tin khi trình bày trước lớp.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Động não : Suy nghĩ để nhớ lại những tình tiết một câu chuyện về lựa chọn cách kể câu chuyện theo yêu cầu
- Thực hành có hướng dẫn: kể lại một câu chuyện trước tập thể.
IV. PHƯƠNG PHÁP.
 - Vấn đáp, thảo luận.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài viết ở nhà theo nhóm của học sinh .
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Để giúp chúng ta làm bài viết hoàn chỉnh hay chúng ta có kỹ năng lập dàn bài .Lập dàn bài là những kỹ năng vô cùng quan trọng .Từ dàn bài phát triển thành văn nói cũng cực kỳ quan trọng . Để tập thói quen diễn đạt, tự tin, bình tĩnh khi đứng trước tập thể, chúng ta có thể luyện nói 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I Củng cố kiến thức: GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức đã học về thể loại tự sự : chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
 Chuẩn bị :GV hướng dẫn HS chuẩn bị dàn bài cho một trong các đề .
GV ghi lại đề bài lên bảng
HS tập nói trước tổ nhóm 10 phút. 
Học sinh trình bày dàn bài đã chuẩn bị trước tổ.
-> Gọi HS nhận xét bổ sung .
Ú GV lưu ý: HS có thể chọn ngội thứ ba hoặc ngôi 1 hoặc chọn cách kể theo thời gian hoặc không gian hoặc theo mạch hồi tưởng của người kể 
Hoạt động II: Luyện nói trước lớp.
* HS :
-Lớp phó học tập điều khiển các bạn trong lớp luyện nói.
-HS khác lắng nghe và nhận xét phần trình bày của các bạn .
-Nhận xét về những ưu nhược điểm và những điểm cần khắc phục trong phần trình bày.
Ú GV: GV theo dõi và nhận xét sửa chữa lối dùng từ , đặt câu, cách diễn đạt. Tuyên dương những bài nói hay ,sáng tạo.
Lưu ý :
+Nghi thức lời nói kết hợp với thái độ, cử chỉ thích hợp khi kể miệng.
+ Nói to, rõ ràng, nhìn thẳng vào người nghe, chú ý kể diễn cảm: không nói như đọc thuộc lòng .
GV gọi mỗi tổ một đại diện lên trình bày trước lớp? HS cả lớp nhận xét, bổ sung .
GV nhận xét, uốn nắn, sửa chữa, cho điểm,
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Củng cố kiến thức : thể loại tự sự : chủ đề, dàn bài.đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
2.Chuẩn bị: 
Đề bài : Kể lại một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ thương binh , neo đơn.
* Dàn ý: 
 a. Mở bài : 
- Nhân dịp nào đi thăm 
- Ai tổ chức ? Đoàn gồm những ai ? 
- Dự định đến thăm gia đình nào ? Ở đâu 
 b. Thân bài : 
- Chuẩn bị gì cho cuộc đi thăm 
- Tâm trạng của em trước cuộc đi ?
- Trên đường đi ? Đến nhà liệt sĩ ? Quang cảnh gia đình 
- Cuộc gặp gỡ thăm hỏi diễn ra như thế nào? - Lời nói? Việc làm? Quà tặng?
- Thái độ lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ?
c. Kết bài: Ra về? Ấn tượng về cuộc đi?
II.LUYỆN TẬP TRƯỚC LỚP 
 VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Nhận xét giờ tập nói :về sự chuẩn bị .về kết quả và quá trình tập nói của HS .
 - Về cách nhận xét bạn nói của HS.
 - Dựa vào các bài tham khảo để điều chỉnh bài nói của mình.
 - Chuẩn bị bài “chữa lỗi dùng từ” .
VII. RÚT KINH NGHIỆM :
...................................................................................
**********************************
TUẦN 10 TIẾT 40 Ngày soạn :21/10/2012
 Ngày dạy :24/10/2012
 Tiếng Việt: CỤM DANH TỪ
 I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Nắm được đặc điểm của cum danh từ.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức:
 - Nghĩa của cụm danh từ.- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
	- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
 2.Kĩ năng: - Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tôn trọng và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt .
III. PHƯƠNG PHÁP.- Vấn đáp, thảo luận.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1 : Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng ? Cho ví dụ cụ thể ? 3(đ)
Câu 2 : Nêu cách viết danh từ riêng ? Cho ví dụ ? 
 Đáp án và biểu điểm
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
- Là tên gọi một loại sự vật.
 Vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện
- Là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương.
Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng Gia Lâm, Hà nội 
5 đ
Câu 2
+ Tên người, tên địa lý Việt Nam:Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng: ví dụ: Mai ,Lan, Hà Nội.
 + Tên người, tên địa lý nước ngoài :viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng có gạch nối:ví dụ: Ai-Ma-Tốp, Mat-Xcơ-Va
 + Tên các cơ quan , tổ chức, giải thưởng:chữ cái đầu tiên mỗi chữ: ví dụ: Đảng Cộng Sản Việt Nam , Bằng Khen,..
5đ
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Các em vừa tìm hiểu khái niệm và phân loại danh từ . Cụm danh từ có đặc điểm gì ? Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Cụm danh từ 
+ GV gọi HS đọc ví dụ 1 SGK . GV ghi ví dụ lên bảng . 
+ Hãy chỉ ra các danh từ trong ví dụ trên ? 
+ Những từ ngữ in đậm trong câu bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ? 
+ Các từ ngữ ấy gọi là phụ ngữ . Các phụ ngữ cùng với các danh từ mà nó bổ nghĩa cho cụm danh từ 
+ Ví dụ gồm mấy cụm danh từ ?
+HS so sánh các cách nói rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của danh từ?
Tìm một cụm danh từ . Đặt câu với cụm danh từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm danh từ so với một danh từ.
=>Vậy cụm danh từ là gì ? 
Hoạt động II: Cấu tạo của cụm danh từ.
+ HS đọc ví dụ SGK
+ Hãy xác định các cụm danh từ trong ví dụ trên ?
+ Liệt kê các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ trên ? 
- Hãy sắp xếp chúng lại thành loại ?
+ Cho biết phụ ngữ đứng trước bổ nghĩa cho phần trung tâm về mặt nào ? (ý nghĩa về số và lượng )
+ Các phụ ngữ đứng sau bổ nghĩa cho danh từ trung tâm về mặt nào ? (nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian ).
- Hãy diền cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình sau :
+ Phần cấu tạo của cụm danh từ cần nhớ những gì ? 
HS đọc to ghi nhớ SGK .
Hoạt động III: Luyên tập.
GV gọi HS lần lượt nêu yêu cầu bài tập 1 ,2,3 /117.
GV hướng dẫn HS làm bài tập cụ thể.
Sau đó nhận xét, bổ sung.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Cụm danh từ là gì ? 
a.Ví dụ : (SGK)
*Danh từ : ngày, vợ chồng, túp lều.
*Những từ in đậm bổ nghĩa cho danh từ.
*Ví dụ trên có ba cụm danh từ :
- ngày xưa.
- hai vợ chồng ông lão đánh cá.
- một túp lều nát trên bờ biển.
* Nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa của một dnh từ.
* Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ trong câu giống như một danh từ.
* Ghi nhớ: 1/SGK
2. Cấu tạo của cụm danh từ : 
.Ví dụ : (SGK)
a.Các cụm danh từ có trong câu : làng ấy, ba thúng gạo nếp,ba con trâu đực , ba con trâu ấy,chín con, năm sau, cả làng.
b. Liệt kê :
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng trước DT : cả , ba chín.
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng sau danh từ :ấy , nếp, đực, sau.
- Các phụ ngữ đứng trước có hai loại :
+ cả.
+ ba, chín.
- Các phụ ngữ đứng sau có hai loại :
+ nếp, đực,sau.
+ấy.
c.Mô hình cụm danh từ :
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
làng
ấy
ba
thúng
gạo
nếp
ba
con
trâu
đực
ba
con
trâu
ấy
chín
con
năm
sau
cả
làng
 2.Ghi nhớ : 2/SGK
II LUYỆN TẬP : 
Bài 1 / SGK : Tìm các cụm danh từ có trong câu :
a. một người chông thật xứng đáng.
b.một lưới búa của cha để lại.
c. một con yêu tinh ở trên núi ,có nhiều phép lạ.
Bài 2/SGK : Chép các cụm danh từ ở bài 1 vào mô hình cụm danh từ.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t1
t2
T1
T2
s1
s2
một
người
chồng
thật xứng đáng
một
lưỡi
búa
của cha để lại
một
con
yêu tinh
ở trên núi,có nhiều phép lạ
Bài 3/SGK : Điền phụ ngữ thích hợp vào ô trống 
Lần lượt điền các từ :ấy ,vừa rồi, cũ.
 V.CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Thế nào là cụm danh từ ? Cho ví dụ ? Cấu tạo của cụm danh từ như thế nào ? 
- Nhớ các đơn vị kiến thức về danh từ và cụm danh từ .- Tìm cụm danh từ trong một truyện ngụ ngôn đã học.
- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ , xác định cấu tạo cụm danh từ .- Chuẩn bị bài ''Chân, tay, tai, mắt, miệng''
VI. RÚT KINH NGHIỆM 
.................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • dochuygia v6 tuan 10 chuan.doc