Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 20: Luyện tập tìm hiểu chung về văn miêu tả

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 20: Luyện tập tìm hiểu chung về văn miêu tả

LUYỆN TẬP

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Nắm được những hiểu biết chung về văn miêu tả

2. Kĩ năng: - Nhận diện được các văn bản miêu tả và phân biệt chúng với các phương thức biểu đạt khác.

 - Luyện tập tìm hiểu cách viết một đoạn văn miêu tả.

3. Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu về văn miêu tả.

 - Bước đầu biết vận dụng sử dụng văn miêu tả trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Hướng dẫn tự học ngữ văn 6, Các dạng bài TLVvà CTTV 6,.

 - HS: SGK, Các dạng bài TLVvà CTTV 6, vở ghi

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 20: Luyện tập tìm hiểu chung về văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Tiết 20:
Ngày soạn: /01/2010
Ngày dạy: /01/2010
 luyện tập
tìm hiểu chung về văn miêu tả 
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Nắm được những hiểu biết chung về văn miêu tả
2. Kĩ năng: - Nhận diện được các văn bản miêu tả và phân biệt chúng với các phương thức biểu đạt khác.
	- Luyện tập tìm hiểu cách viết một đoạn văn miêu tả.
3. Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu về văn miêu tả.
	- Bước đầu biết vận dụng sử dụng văn miêu tả trong cuộc sống.
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Hướng dẫn tự học ngữ văn 6, Các dạng bài TLVvà CTTV 6,...
	- HS: SGK, Các dạng bài TLVvà CTTV 6, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A : + Sĩ số: 45.
 + Vắng:.... 
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 (Kiểm tra xen kẽ trong quá trình luyện tập)
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 GV đưa ra một tình huống cần sử dụng văn miêu tả trong cuộc sống thực tế của HS à dẫn dắt HS vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
?- Thế nào là văn miêu tả?
- Là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh... làm cho những vật, việc, người, cảnh đó như hiện lên trước mắt.
?- Miêu tả có tác dụng như thế nào đối với tuổi thơ? Lấy VD!
- Rất cần thiết:
+ Nó giúp chúng ta diễn tả lại cảnh, vật, người trong cuộc sống
+ Nó còn giúp ta làm văn tự sự (KC) hay và sinh động hơn.
- VD: HS tự lấy
* GV: Văn miêu tả trong chương trình SGK Ngữ văn 6 sẽ tiếp nối và tạo sự đồng bộ với chương trình, SGK Tiểu học (ở lớp 4), và đến lớp 9 lại sẽ được học với mức độ yêu cầu cao hơn (về cả dung lượng lẫn mức độ)
Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ trợ 
(1) BT trắc nghiệm: 
(Cho HS thảo luận, điền vào phiếu học tập theo nhóm từng bàn)
1.?- Khi viết một đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không chọn chi tiết nào sau đây?
 A. Đêm dài, ngày ngắn 
 B. Bầu trời màu xám xịt
 C. Cây cối trơ trụi, khẳng khiu 
 D. Nắng chan hòa, rực rỡ.
2.?- Khi viết một đoạn văn tả khuôn mặt mẹ, em sẽ không chọn chi tiết nào sau đây?
 A. Hiền hậu và dịu dàng 
 B. Nghiêm khắc nhưng rất thân thương
 C. Hai má trắng hồng, bụ bẫm 
 D. Đã xuất hiện nhiều nếp nhăn nơi khóe mắt.
(2)?- Cho các đoạn văn sau:
(I). "Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó, trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây trám vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng..."
(II). "Bác thợ rèn cao lớn, cao lớn nhất vùng, vai cuộn khúc, cánh tay ám đen khói lửa lò và bụi sắt. Bác có đôi mắt lọt trong khuôn mặt vuông vức, dưới rừng tóc rậm dày, đôi mắt trẻ, to, xanh, trong ngời như thép. Quai hàm bạnh của bác rung lên với những tràng cười. Những tiếng thở rền vang như ngáy, giống như nhịp thở phì phò của ống bễ."
(III). "Cái anh chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu, râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ."
a/ Ba đoạn văn trên tái hiện điều gì?
b/ Tìm những đặc điểm tiêu biểu làm rõ cảnh -người - vật trong từng đoạn!
c/ Phương thức biểu đạt của ba đoạn văn?
(Cho HS làm theo 3 nhóm: Mỗi nhóm tìm hiểu một đoạn văn)
+ Nhóm 1: 
- Đoạn I miêu tả cảnh rừng tràm trong một ngày nắng ráo.
+ Rừng uy nghi tráng lệ dưới ánh mặt trời vàng óng
+ Những thân cây trám vỏ trắng vươn lên trời....
+ Mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời
+ Tiếng chim vang xa lên trời cao xanh thẳm 
à Tả cảnh thiên nhiên
+ Nhóm 2: 
- Đoạn II miêu tả bác thợ rèn cao lớn, khỏe mạnh, vui tính.
+ Cao lớn
+ Vai cuộn khúc
+ Cánh tay ám đen khói và bụi sắt
+ Khuôn mặt vuông vức
+ Tóc rậm dày
+ Đôi mắt trẻ, to, xanh, trong ngời như thép.
+ Quai hàm bạnh 
+ Những tiếng thở rền vang như ngáy...
à Tả người.
+ Nhóm 3: 
- Đoạn III miêu tả Dế Choắt ốm yếu 
+ Người gầy gò, dài lêu nghêu
+ Cánh ngắn củn
+ Đôi càng bè bè, nặng nề
+ Râu ria cụt một mẩu
+ Mặt mũi ngẩn ngơ
à Tả con vật (được nhân hóa).
(3)?- Nếu phải viết một đoạn văn tả cảnh mùa thu trên quê hương, em dự định lựa chọn những chi tiết nào để viết?
 Gợi ý:
- Trời se lạnh, gió thổi nhẹ
- Hồ (ao) nước trong xanh
- Trời cao xanh, mây trắng, nắng vàng 
- Lá vàng rụng
- Hoa cúc nở vàng trong các vườn nhà
- Hương cốm, hương ổi thoảng qua...
Hoạt động 4: Củng cố:
 ?- Văn miêu tả không có dạng bài nào?
 A. Tả cảnh B. Tả người
 C. Tả đồ vật D.Thuật lại một việc nào đó
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã luyện tập 
- Làm bài tập sau:
(4)?. Nếu đề bài yêu cầu tả về người cha thân yêu, em sẽ chọn tả những nét nào? 
 - Chuẩn bị luyện tập quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
I. kiến thức cơ bản:
1. Định nghĩa về văn miêu tả
2. Vai trò của văn miêu tả
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: (BT trắc nghiệm)
Câu 1:
 Đáp án D
Câu 2:
 Đáp án C
2. Bài 2
- Đoạn I: miêu tả cảnh rừng tràm trong một ngày nắng ráo.
+ Rừng uy nghi tráng lệ dưới ánh mặt trời vàng óng
+ Những thân cây trám vỏ trắng vươn lên trời....
+ Mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời
+ Tiếng chim vang xa lên trời cao xanh thẳm 
à Tả cảnh thiên nhiên
- Đoạn II: miêu tả bác thợ rèn cao lớn, khỏe mạnh, vui tính.
+ Cao lớn
+ Vai cuộn khúc
+ Cánh tay ám đen khói và bụi sắt
+ Khuôn mặt vuông vức
+ Tóc rậm dày
+ Đôi mắt trẻ, to, xanh, trong ngời như thép.
+ Quai hàm bạnh 
+ Những tiếng thở rền vang như ngáy...
à Tả người.
- Đoạn III: miêu tả Dế Choắt ốm yếu 
+ Người gầy gò, dài lêu nghêu
+ Cánh ngắn củn
+ Đôi càng bè bè, nặng nề
+ Râu ria cụt một mẩu
+ Mặt mũi ngẩn ngơ
à Tả con vật (được nhân hóa).
Bài 3
(Đáp án D)
Kiểm tra ngày ..... tháng 01 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21(T20).doc