Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2012-2013 - Phùng Thị Thuần

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2012-2013 - Phùng Thị Thuần

I. MỤC TIÊU.

 1.Kiến thức:- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản bánh chưng, bánh giầy.

- NV, SK, cốt truyện trong tp thuộc thể loại truyền thuyết

-Cốt lõi lịch sử thời kì đầu dựng nước của dt ta trong tp thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Vua Hùng

-Cách giải thích của người Việt cổ về 1 phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông-1 nét đẹp vh của người Việt

2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và kể chuyện.

-Nhận ra những sự việc chính của truyện.

3.Thái độ: -Tán thành với nội dung ý nghĩa của truyện nhằm giải thích nguồn gốc loại bánh cổ truyền của dân tộc,Từ đó đề cao nhà nông, đề cao sự thờ kính trời đất và tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta.

II. CHUẨN BỊ.

 Gv : sgk, sgv, bộ tranh truyện Bánh chưng- bánh giầy

 Hs : soạn bài , tìm hiểu phong tục dân tộc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 1. Tổ chức lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 ? Kể tóm tắt truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ?

 ? Nêu khái niệm Truyền thuyết và ý nghĩa của văn bản Con Rồng cháu Tiên ?

 3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG 1: KĐGT - Hàng năm, cứ tết đến thì gia đình chúng ta lại chuẩn bị làm những món ăn ngon để cúng tổ tiên. Các em thử kể xem đó là những món nào. Trong các món ăn ngày tết không thể thiếu bánh chưng, bánh giầy. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc của chiếc bánh giầy, bánh chưng này.

 

doc 53 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 6 - Năm học 2012-2013 - Phùng Thị Thuần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6
HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2012-2013
Ngày soạn: 17/ 08/ 2012 Ngày giảng: 20/ 08/ 2012 
TUẦN 1.
TIẾT 1- ĐỌC THÊM VB: CON RỒNG CHÁU TIÊN
 - Truyền thuyết -
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức:- Biết được thế nào là truyền thuyết. 
-NV, SK, cốt truyện trong tp thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu
-Bóng dáng lịch sử thời kì đầu dựng nước của dt ta trong tp vhdg thời dựng nước.
2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và kể chuyện.
-Nhận ra những sự việc chính của truyện.
-Nhận ra một số chi tiết kì ảo tưởng tượng của truyện.
3.Thái độ:-Tán thành với nội dung ý nghĩa của truyện giải thích nguồn gốc dân tộc,biểu hiện ý nguyện đoàn kết. 
II. CHUẨN BỊ.
 GV: sgk, sgv, bộ tranh Ngữ văn 6.
 HS : sgk, vở ghi, soạn bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1. Tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động, giới thiệu
Ngay từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường chúng ta đều được học và ghi nhớ câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
 Nhắc đến giống nòi mỗi người Việt Nam của mình đều rất tự hào về nguồn gốc cao quí của mình - nguồn gốc Tiên, Rồng, con Lạc cháu Hồng. Vậy tại sao muôn triệu người Việt Nam từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến rừng núi lại cùng có chung một nguồn gốc như vậy. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên mà chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về điều đó. 
 HOẠT ĐỘNG 2: HDHS Tìm hiểu chung
- G:? Học sinh đọc chú thích *.
 ? Thế nào là Truyền thuyết ? Kể tên một số truyền thuyết mà em biết ?
- H: TL
- Gv hướng dẫn học sinh cách đọc : chú ý lời kể, đối thoại. 
 - Gv đọc mẫu, gọi học sinh đọc
- H: Đọc bài 
- Gv nhận xét ,sửa chữa cách đọc cho học sinh.
- Gv Cho học sinh tìm hiểu các chú thích: 2,3,5,7.
 - Gv kể tóm tắt nội dung. 
- Cho Hs quan sát tranh và yêu cầu tóm tắt các chi tiết chính của truyện.
- H: Kể tóm tắt truyện
- G: ?Em thấy văn bản có thể chia làm mấy phần? Những chi tiết chính của mỗi phần? 
- H:? Tìm bố cục
- Gv tích hợp với bố cục 3 phần của phâm môn TLV.
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS Tìm hiểu VB
- G: ? Tìm những chi tiết miêu tả về nguồn gốc, hình dáng và tài năng của LLQ ?
? Âu Cơ được miêu tả như thế nào ?
- H: TL
- Lạc Long Quân: Con thần Biển,sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, diệt yêu quái giúp dân, dạy dân trồng trọt ,chăn nuôi.
- Âu Cơ : Con Thần Nông, xinh đẹp, thạo trồng trọt chăn nuôi.
- G: ? Theo truyền thuyết cội nguồn dân tộc Việt được bắt nguồn từ đâu ?
- G: ? Qua mối duyên tình này, người xưa muốn nói điều gì?
- - H: Thảo luận nhỏ- đại diện trả lời.
- Hs đọc đoạn văn tiếp.
- G: ? Tìm những chi tiết mang tính hoang đường ? tìm hiểu ý nghĩa của những chi tiết đó.( Em hiểu thế nào là đồng bào?)
- H: thảo luận nhỏ
- Đại diện nhóm trình bày, cho học sinh bổ sung. Gv nhận xét.
- Bọc trứng nở trăm con: Giải thích mọi người đều là ruột thịt cùng cha mẹ sinh ra từ một bọc trứng. ( đồng bào: cùng bọc)
- G: ?Theo truyện này thì nguời Việt Nam ta là con cháu của ai? Em có suy nghĩ gì về điều này?
-H: Người việt Nam là con cháu vua Hùng
=>Gắn với các triều đại vua Hùng dựng nước.
- G:? Vì sao họ phải chia tay ?việc chia tay có ý nghĩa gì? 
-H: Chia tay để cai quả các phương-> p/a qúa trình phân bố dân cư trên đất nước – Sự pt cộng đồng dân tộc mở mang đất nước về 2 hướng :xuôi - ngược.
- G:? Kết thúc câu chuyện ntn? Ý nghĩa chi tiết đó?
- H: TL
HOẠT ĐỘNG 4: Khái quát
- G: ? em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện?
-H : Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết không có thật, do nhân dân ta sáng tạo ra nhằm giải thích một số những hiện tượng tự nhiên chưa giải thích được và đồng thời để làm cho tác phẩm phong phú hơn hấp dẫn hơn.
- G: ? Văn bản đã cho em biết điều gì và bồi đắp cho em những tình cảm nào
 - Hs trả lời . Gv nhận xét và giúp các em tổng kết ý nghĩa của văn bản.
- Hs đọc ghi nhớ- sgk.
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm Truyền thuyết.
-Là loại truyện dân gian kể về:
 + Những nhân vật, sự kiện thời qúa khứ.
 + Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với việc được kể.
- Truyện thường mang yếu tố hoang đường , kì ảo.
2.Đọc, tìm hiểu chú thích.
 - Chú ý giọng đọc biến đổi qua từng nhân vật.
 - Chú thích : Sgk.
3. Bố cục. Gồm 3 phần :
- P1(Từ đầu “Long Trang”): Nguồn gốc và sự kết duyên kì lạ.
- P2 (Tiếplên đường”): Việc sinh con và chia con.
- P3 (còn lại ): Sự trưởng thành của các con.
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Mở truyện: Giới thiệu nhân vật
- Lạc Long Quân: Là người có tài năng phi thường.
- Âu Cơ : Xinh đẹp, thạo trồng trọt chăn nuôi.
=> Con Thần Tiên( kì lạ về nguồn gốc, hình dáng)
- LLQ và ÂC kết duyên vợ chồng.
=> Nguồn gốc cao quí con rồng cháu tiên.
*. Thể hiện niềm tự hào, tôn kính về nòi giống cao quý ,thiêng liêng của dân tộc.
2.Diễn biến truyện: Ước nguyện của dân tộc Việt.
- Bọc trứng nở trăm con: Người Việt cùng một mẹ-> phải đoàn kết, yêu thương nhau. 
- Chia con: Giải thích sự phát triển mở mang đất nước của cộng đồng dân tộc Việt.
3. Kết truyện:
- Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước.
III. Tổng kết:
*. ý nghĩa:
- Giải thích, suy tôn, đề cao nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Ý nguyện đoàn kết, thương yêu, gắn bó cuả dân tộc.
- Ghi nhớ : Sgk.
HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố.
 - Gv cung cấp phiếu học tập.
1. Theo em, truyền thuyết trên có những yếu tố gì ?
 A. Truyện kể về những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, quá khứ.
 B. Truyện có yếu tố kì ảo, tưởng tượng.
 C. Truyện thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.
 D. Cả 3 yếu tố trên.
2. Học xong truyện: Con Rồng, cháu Tiên em thích nhất chi tiết nào? vì sao?
3. Kể tên một số truyện tương tự giải thích nguồn gốc của dân tộc VN mà em biết?
- Kinh và Ba Na là anh em
- Quả trứng to nở ra con người (mường)
- Quả bầu mẹ (khơ me)
HOẠT ĐỘNG 6: Hướng dẫn học bài.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản.
 - Thuộc tóm tắt văn bản. - Làm bài tập.
- Chuẩn bị : Soạn VB: Bánh chưng, bánh giầy.
Rút kinh ngiệm:
Ngày soạn:17 / 08/ 2012 Ngày giảng: 21 / 08/ 2012 
TIẾT 2 - HDĐT VB: BÁNH CHƯNG - BÁNH GIẦY
 - Truyền Thuyết-
I. MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức:- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản bánh chưng, bánh giầy.
- NV, SK, cốt truyện trong tp thuộc thể loại truyền thuyết 
-Cốt lõi lịch sử thời kì đầu dựng nước của dt ta trong tp thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Vua Hùng
-Cách giải thích của người Việt cổ về 1 phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông-1 nét đẹp vh của người Việt
2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và kể chuyện.
-Nhận ra những sự việc chính của truyện.
3.Thái độ: -Tán thành với nội dung ý nghĩa của truyện nhằm giải thích nguồn gốc loại bánh cổ truyền của dân tộc,Từ đó đề cao nhà nông, đề cao sự thờ kính trời đất và tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta.
II. CHUẨN BỊ.
 Gv : sgk, sgv, bộ tranh truyện Bánh chưng- bánh giầy
 Hs : soạn bài , tìm hiểu phong tục dân tộc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1. Tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 ? Kể tóm tắt truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ?
 ? Nêu khái niệm Truyền thuyết và ý nghĩa của văn bản Con Rồng cháu Tiên ?
 3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KĐGT - Hàng năm, cứ tết đến thì gia đình chúng ta lại chuẩn bị làm những món ăn ngon để cúng tổ tiên. Các em thử kể xem đó là những món nào. Trong các món ăn ngày tết không thể thiếu bánh chưng, bánh giầy. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc của chiếc bánh giầy, bánh chưng này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 2: HDHS tìm hiểu chung về văn bản
-G:? Câu chuyện này thuộc thể loại nào?
- H: TL
- Gv hướng dẫn , đọc mẫu một đoạn và gọi học sinh đọc tiếp.
- Gv nhận xét.
 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích 2,4,6,9,12
- Gv treo tranh cho học sinh quan sát và gọi Hs lần lượt tóm tắt các chi tiết chính.
- H: Tóm tắt
I.Tìm hiểu chung
1. Thể loại:
- Truyền thuyết thời vua Hùng
 2. Đọc, kể văn bản.
- Chú ý giọng điệu của từng nhân vật.
- Chú thích : Sgk.
- G: ? tìm bố cục của VB?
- H: XĐ
- Gv tích hợp với môn TLV
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS tìm hiểu văn bản 
- G: ? Vua Hùng chọn người nối ngôi vào hoàn cảnh nào ?
-H: TL
 - G: ? Tiêu chuẩn chọn người nối ngôi của Vua Hùng là gì ?
 - G: ? Hình thức thực hiện như thế nào ?
- H: LLTL
 - G: ? Em có nhận xét gì về việc truyền ngôi của Vua Hùng ?
- H: NX
- Học sinh đọc đoạn “Các Lang ai cũng muốnTiên vương chứng giám”.
-G?: Việc các Lang đua nhau tìm lễ vật quý chứng tỏ điều gì ?
-H: TL
-G?: Lang Liêu khác các Lang khác ở điểm nào ? Vì sao Lang Liêu buồn nhất ? 
- H:TL
-G:? Vì sao thần chỉ giúp cho Lang Liêu ?
-H: Hoạt động nhóm nhỏ: đại diện trả lời
- G:? Kết quả cuộc thi ntn? Tại sao Vua chấm cho Lang Liêu nhất ?
- H: Suy nghĩ trả lời
HOẠT ĐỘNG 4: Khái quát
- G:?Truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy có những ý nghĩa gì?
-H: KQ
- Gv nhận xét các câu trả lời và nhấn mạnh theo ghi nhớ.
- Hs đọc ghi nhớ- sgk.
3. Bố cục: Chia làm ba phần
- Từ đầu	Chứng giám
- Tiếp theo Hình tròn.
- Phần còn lại.
II. Tìm hiểu văn bản.
 1. Mở truyện: Vua Hùng chọn người nối ngôi
- Hoàn cảnh : Vua đã già, thiên hạ thái bình, các con đông
- Tiêu chuẩn: Nối chí vua, không nhất thiết là con trưởng.
-Hình thức : Ra câu đố dâng lễ vật 
-> Vua chú trọng tài trí hơn trưởng thứ.
2. Diễn biến truyện: Cuộc đua tài
a. Các Lang: thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon.
-> Suy nghĩ hạn hẹp thông thường xa rời ý vua .
b. Lang Liêu:
- Cùng là con vua nhưng chàng sớm mồ côi, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng-> Chàng buồn vì không có lễ vật .
- Được thần gợi ý, Lang Liêu làm ra 2 loại bánh từ gạo.
3. Kết thúc truyện: Kết quả cuộc thi.
- Lễ vật của Lang Liêu vừa lạ vừa quen, thực phẩm lại thông thường, đơn giản. Đặc biệt là vua đã tìm thấy ý nghĩa tượng trưng của nó.Nối ý Vua(ý dân) hợp với ý trời.
III. Tổng kết:
*. ý nghĩa.
- Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền.
- Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.
- Đề cao nghề nông trồng lúa nước.
- Quan niệm duy vật thô sơ về Trời, Đất.
- Ước mơ vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.
*. Ghi nhớ : Sgk.
HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập củng cố.
1. Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là những lễ vật “ không gì quý bằng”?
 A. Lễ vật quý hiếm đắt tiền.
 B. Lễ vật bình dị thông thường.
 C. Lễ vật thiết yếu cùng với tình cảm chân thành.
2. Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người ...  nói rõ tính trẻ con ấy được biểu hiện như thế nào?
- Cách kể có thứ tự lô gích, dẫn dắt, giải thích các sự việc.
Bài tập 2: câu b đúng vì nó đảm bảo thứ tự lô gích.
HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố.
 ? ý nghĩa của phương thức tự sự là gì ?
HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn học bài.
 Nắm được nội dung bài học.
 Làm các bài tập.
Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 1
Rút kinh ngiệm:
Ngày soạn:21 / 09/ 2012 Ngày giảng: 28&29/ 09/ 2012 
 TIẾT: 19 + 20- TLV VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững
 - Nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào bài viết cụ thể
- Tích hợp với phần văn học và phần văn học ở các bài đã học
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng làm một bài văn tự sự.
 3. Thái độ:
 - Học sinh có ý thức làm một bài văn kể chuyện.
I. CHUẨN BỊ.
Giáo viên: đề bài
Yêu cầu về nội dung của đề bài
Học sinh: Chuẩn bị giấy, bút
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 1: GV thông qua đề bài, yêu cầu học sinh chép đề
ĐỀ BÀI: 
 Hãy kể lại truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” bằng lời văn của em.
 HOẠT ĐỘNG: 2 
 Yêu cầu 
- Nội dung: Kể đúng nội dung câu chuyện bằng lời văn của cá nhân, không được chép lại 
 nguyên văn câu chuyện trong SGK.
- HT: Kể chuyện dựa vào văn bản có sáng tạo.
* Lưu ý : Chọn đúng ngôi kể.
- Phải nói được tình cảm của mình đối với nhân vật.
- Bài viết phải có miêu tả chi tiết về hình dáng, hành động, việc làm của nhân vật.
- Không viết lại nguyên văn SGK.
 Tiến hành 
- HS làm bài nghiêm túc
- GV nêu yêu cầu, giám sát, nhắc nhở hs trong quá trình làm bài
*./ Thang điểm
1- Điểm 9,10 :- Đạt được tối đa yêu cầu 
 - Biết xây dựng bố cục, vb thể hiện sự mạch lạc
	- Trình bày sạch, đẹp
2- Điểm 7,8 : 	- Chọn ngôn ngữ, vai kể phù hợp. 
- Bài làm còn hạn chế về trình bầy
3- Điểm 5,6 : - Bài viết còn ở mức độ trung bình về câu chuyện. Tự sự còn hạn chế ® chưa 
 có sức thuyết phục kỹ năng viết văn còn hạn chế. Sai lỗi chính tả
4- Điểm 3,4 : Bài viết quá yếu về kỹ năng viết văn nói chung và văn kể chuyện. 
	 trình bày xấu, cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả 
5- Điểm 0,1,2 : - Sai lạc đề	
- HOẠT ĐỘNG 3: GV thu bài, nhận xét giờ
- HOẠT ĐỘNG 4 : Củng cố- Dặn dò:
- Ôn lại toàn bộ lý thuyết văn tự sự.
- GV đọc đoạn văn mẫu cho HS tham khảo
 - Học soạn tiết 21: Thạch Sanh.
Rút kinh ngiệm:
---------------------------------------
Ngày soạn:21 / 09/ 2012 Ngày giảng: 24/ 09/ 2012 
 6A: 01/10/2012 
TUẦN 6- BÀI 6
 TIẾT: 21 -VB: THẠCH SANH
 ( Truyện cổ tích ) 
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện.
- Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ.
-Niềm tin thiện chiến thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tg dân gian và NT TS DG của truyện cổ tích Thạch Sanh.
 2. Kỹ năng: 
-Bước đầu biết cách đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
 - Hiểu được nội dung, ý nghiã của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.
 Kể lại được truyện (kể lại những tình tiết chính bằng ngôn ngữ của HS) 
 3. Thái độ:
-Có ý thức học tập
Khâm phục, tự hào về gương những người có phẩm chất tốt đẹp, niềm tin về công lí, yêu hòa bình
II. CHUẨN BỊ.
 Sgk , sgv, Tranh bài 6, phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ.
 ? Nêu nội dung của của truyện sự tích Hồ Gươm ? Trong truyện, em 
 thích chi tiết nào nhất? Vì sao?
Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1 : KĐ- GT: Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích VN, được nhân dân ta rất yêu thích. Cuộc đời và những chiến công của TS cùng với sự hấp dẫn của truyện và của nhiều chi tiết thần kì đã làm xúc động, say mê rất nhiều thế hệ người đọc, người nghe. Để hiểu sâu hơn về truyện và nhân vật TS, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu... 
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu chung về VB
G: Cho Hs tìm hiểu chú thích 1. bài Sọ Dừa trang 53 để tìm hiểu về truyện cổ tích.
H; Tìm hiểu
Gv hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu một đoạn và gọi học sinh đọc.
H: Đọc
-G: Cho học sinh tìm hiểu một số chú thích : 1,5, 6, 7, 8, 12.
- Gv giới thiệu tranh một số cảnh trong bài. Hướng dẫn học sinh tóm tắt văn 
- H: Tóm tắt
G:? Nêu bố cục của truyện ? 
H: XĐ
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu văn bản 
-G:? Tìm những chi tiết nói về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh?
-H: Tìm
- GV: Treo tranh minh hoạ
G:? Trong những chi tiết ấy, em thấy những chi tiết nào là bình thường, chi tiết nào mang tính chất khác thường?
- H:- Bình thường:
+ Là con một người nông dân tốt bụng.
+ Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi trên rừng.
- Khác thường:
+ TS là thái tử con Ngọc Hoàng đầu thai vào nhà họ Thạch.
+ Bà mẹ mang thai trong nhiều năm.
+ TS được thiên thần dạy cho đủ các món võ nghệ.
-G:? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch sanh như vậy nhằm mục đích gì?
-H: XĐ
 - Tổ chức cho sinh làm việc theo nhóm : 
 ? Liệt kê những thử thách mà TS đã gặp phải ?
 ? Từ đó TS đã có những chiến công ntn ?
 ? Qua mỗi thử thách đó đã bộc lộ những nét phẩm chất nào ?
- H: Thảo luận nhóm
- G: Gọi lần lượt đại diện các nhóm trả lời.
- Nhóm khác bổ xung.
 - Gv nhận xét kết luận
 - G: ? Em có nhận xét gì về các chiến công của TS ?
-H: TL
- G:? Dựa vào đâu mà TS có những chiến công toàn thắng như vậy ?
- H: TL
- G:? Qua nhân vật TS nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì ?
H: NX
-G:? Theo em, vì sao TS có thể vượt qua được những thử thách và lập được những chiến công hiển hách đó? Vậy, trong số những vũ khí thần kì, em thấy vũ khí nào đặc biệt nhất? Tại sao?
- Gv* Chi tiết tiếng đàn thần kì:
- Tiếng đàn giúp cho nhân vật được giải oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm, giải thoát cho TS, Lí Thông bị vạch mặt. đó là tiếng đàn của công lí. Tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ước mơ công lí của mình.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù. 
* Chi tiêt niêu cơm thần kì:
- Niêu cơm có sức mạnh phi thường cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nước chư hầu phải từ chỗ coi thường, chế giễu, phải ngạc nhiên, khâm phục.
- Niêu cơm và lời thách đố đã chứng tỏ sự tài giỏi của thạch Sanh.
G: ? Mẹ con Lí Thông là những nhân vật hoàn toàn đối lập với TS, em hãy liệt kê những việc làm của họ để chứng minh điều đó ?
H: LKê
G: ? Miêu tả sự đối lập giữa TS và mẹ con Lí Thông ?
H: TL
G? Qua sự đối lập đó cho thấy mẹ con LT là người như thế nào ? Họ tượng trưng cho điều gì ?
H: NX
- Gv kể tóm tắt kết thúc truyện. 
? Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện ? 
- H: NX
HOẠT ĐỘNG 4: Khái quát
- G: Nêu ý nghĩa của truyện ?
- H: Nêu
- Gọi HS đọc ghi nhớ – sgk.
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại: Truyện cổ tích
- Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật: bất hạnh, dũng sĩ, tài năng, thông minh, ngốc nghếch, con vật
- Có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong xã hội: cái thiện thắng cái ác.
- Phương thức biểu đạt: tự sự
2.Đọc , kể văn bản.
- Chú thích : sgk
- Chú ý phân biệt giọng kể, giọng nhân vật.
*. Kể tóm tắt: Các sự việc chính
- Thạch Sanh ra đời
- Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông
- Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông
- Mẹ con Lí Thông lừa TS đi chết thay cho mình.
- Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công.
- TS diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công.
- TS diệt hồ tinh, cứu thái tử bị vu oan vào tù.
- TS được giải oan lấy công chúa.
- TS chiến thắng quân 18 nước chư hầu.
- TS lên ngôi vua.
3. Bố cục : 3 phần
 + Mở truyện: gt nguồn gốc lai lịch nhân vật chính.
 + Thân truyện : Các chiến công của TS
 + Kết truyện : kết cục của nhân vật.
II. Tìm hiểu văn bản.
Nhân vật Thạch Sanh.
Sự ra đời của Thạch Sanh.
- Là thái tử con Ngọc Hoàng.
- Mẹ mang thai trong nhiều năm.
- Lớn lên mồ côi cha mẹ, sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi.
- Được thiên thần dạy đủ võ nghệ...
Þ Vừa bình thường, vừa khác thường.
- Kể về sự ra đời và lớn lên của TS ND ta nhằm:
+ Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật, làm tăng sức hấp dẫn của truyện.
+ Thể hiện ước mơ, niềm tin: con người bình thường cũng là những con người có khả năng, phẩm chất kì lạ.
b. Những chiến công của Thạch Sanh.
 Thử thách
 Chiến công
Bị mẹ con LT lừa đi canh miếu,bị chằn tinh vồ.
Chém chết chằn tinh,trừ họa cho dân
Bị LT lừa xuống hang sâu
Diệt đại bàng cứu công chúa
Bị LT lấp kín hang
Diệt hồ tinh cứu Thái tử.
Bị 18 nước chư hầu mang quân đánh.
Đánh bại 18 nước chư hầu.( đàn,niêucơm
* Phẩm chất:
- Sự thật thà chất phác
- Sự dũng cảm và tài năng
- Nhân hậu, cao thượng, yêu hoà bình.
Þ Thử thách ngày một tăng, mức độ ngày càng nguy hiểm, chiến công ngày rực rỡ vẻ vang.
- Thạch Sanh chiến thắng vì :
 + Mục đích chiến đấu chính nghĩa,bản tính lương thiện. 
 + Có sức khỏe, tài năng vô địch.
 + Có vũ khí chiến đấu kì diệu.
 + Có sự trợ giúp của Thần linh. 
 -> TS - nhân vật dũng sĩ tài ba thường xuất hiện trong TCT là đại diện cho ước mơ của nhân dân về người anh hùng có đức có tài luôn chiến thắng cái ác.
- Tiếng đàn và Niêu cơm thần kì là đại diện cho cái thiện,tấm lòng nhân đạo và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta
2. Mẹ con Lí Thông.
- Lợi dung tình thân và sự cả tin của TS chúng lừa TS : 
 + Đi canh miếu để chết thay 
 + Cướp công diệt chằn tinh.
 + Lừa xuống hang diệt đại bàng.
 + Vu oan cho ăn trộm.
- Mẹ con LT đối lập toàn diện với TS :
 + Giữa thiện và ác.
 + Lao động và bóc lột.
 + Thật thà và xảo trá.
 + Vị tha và vị kỉ.
 + Cao thượng và thấp hèn.
 =>. Là những người xảo trá, lừa lọc, độc ác, tàn nhẫn đến mất hết lương tâm. Là tượng trưng cho cái ác, cái xấu.
3. Kết thúc truyện:
- Cách kết thúc có hậu thể hiện công lí XH ở hiền gặp lành. Đây là cách kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích.
III. Tổng kết
* Ý nghĩa:
- Truyện thể hiện ước mơ công lí của nhân dân : ở hiền gặp lành , ác giả ác báo và mong muốn về sự đổi đời cho người lương thiện.
- Truyện có nhiều chi tiết thần kì, giàu ý nghĩa.
* Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập, củng cố.
Truyện TS thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động ?
Sức mạnh của nhân dân.
Công bằng xã hội.
Cái thiện chiến thắng cái ác.
Cả ba ước mơ trên.
Tìm hiểu ý nghĩa tượng trưng của những vũ khí kì diệu mà TS đã sử dụng : “ tiếng đàn, niêu cơm” ?
 Học sinh làm việc theo nhóm.
 Đại diện nhóm trả lời.
 Gv nhận xét và nhấn mạnh nội dung , ý nghĩa của văn bản.
HOẠT ĐỘNG 6: Hướng dẫn học bài.
 Nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản.
 Thuộc tóm tắt truyện.
 Chuẩn bị : Chữa lỗi dùng từ.
Rút kinh ngiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6 TUAN 16 THUAN.doc