Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 97: Đêm nay Bác không ngủ

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 97: Đêm nay Bác không ngủ

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông,

 sự chăm

 sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào, thấy được tình yêu quý, kính trọng của người

 chiến sĩ đối với Bác Hồ.

 - Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: kết hợp miêu tả, kể chuyện biểu hiện cảm

 xúc tâm trạng, những chi tiết giản dị tự nhiên mà giàu sức truyền cảm.

 - Thể thơ 5 chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Chn dung nh thơ Minh Huệ.

- Học sinh: Học bài, sọan bài mới.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: (4)

- Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” em thấy truyện đã thể hiện điều gì?

- Em học tập được cách miêu tả người của nhà văn ở điểm nào?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

 Trong cuộc đời,biết bao đêm Bác từng mất ngủ với lí do rất đỗi cao cả “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” .Một trong những đêm “không ngủ được như thế của Người đã đi vào thơ Minh Huệ.

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 97: Đêm nay Bác không ngủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :23/2/ 2009 Tuần 25
Ngày dạy : 25/2/ 2009 Tiết 97 
(Minh Huệ)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, 
 sự chăm
 sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào, thấy được tình yêu quý, kính trọng của người 
 chiến sĩ đối với Bác Hồ. 
 - Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: kết hợp miêu tả, kể chuyện biểu hiện cảm 
 xúc tâm trạng, những chi tiết giản dị tự nhiên mà giàu sức truyền cảm. 
 - Thể thơ 5 chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện. 
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Chân dung nhà thơ Minh Huệ.
- Học sinh: Học bài, sọan bài mới. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC:	(4’)
- Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” em thấy truyện đã thể hiện điều gì? 
- Em học tập được cách miêu tả người của nhà văn ở điểm nào?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
 Trong cuộc đời,biết bao đêm Bác từng mất ngủ với lí do rất đỗi cao cả “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” .Một trong những đêm “không ngủ được’û như thế của Người đã đi vào thơ Minh Huệ.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
10’
24’
HOẠT ĐỘNG 1: HD HS TÌM HIỂU CHUNG.
HS. Đọc chú thích dấu ( *)	
H. Dựa vào hiểu biết của em hãy nêu vài nét 
 chính về tác giả Minh Huệ ?
GV. Đọc mẫu với giọng trầm lắng, xúc động
 chân tình. 
HS. Đọc tiếp, GV uốn nắn, nhận xét cách 
 đọc. 
H. Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào? 
 - Thời gian, địa điểm? 
 - Nhân vật bao gồm những ai? 
 - Ngôi kể? 
HS. Trả lời GV nhận xét kết luận. 
GV giảng: Nhân vật Bác Hồ được thể hiện 
 qua cái nhìn của anh đội viên
H. Bài thơ viết về đề tài gì ?
 ( Kể lại câu chuyện gì ? )
HOẠT ĐỘNG 2: HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN.
HS. Dựa vào câu hỏi số 3. SGK. 
H. Tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên
 qua hai lần thức dậy như thế nào? 
GV gợi ý: 
 + Lần thức dậy thứ nhất (lo lắng).
 + Lần thức dậy thứ 3. 
HS. Trả lời. GV nhận xét, ghi bảng. 
* Tích hợp phần ngữ pháp so sánh ngàng bằng: Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn
 đầy xúc động của anh chiến sĩ đang trong 
 tâm trạng mơ màng. 
GV giảng bình, mở rộng kiến thức:
 Liên hệ đến những bài thơ của Bác, để lí 
 giải vì sao Bác Hồ vẫn “Ngồi đinh ninh” 
 (Bài Cảnh Khuya, Không ngủ được). 
H. Qua diễn biến tâm trạng của người chiến
 sĩ, em thấy tình cảm của anh bộ đội đối 
 với Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? 
HS. Trả lời. GV và HS nhận xét, giảng. 
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tác giả:
 - Minh Huệ,tên thật là Nguyễn 
 Thái,sinh năm 1927.Quê Nghệ An.
 - Là nhà thơ kháng chiến chống Pháp,
 với tác phẩm nổi tiếng “Đêm nay Bác 
 không ngủ”	
* Tác phẩm : 
 - Hoàn cảnh: Trên đường đi 
 chiến dịch, trời mưa, lạnh.
 - Thời gian: Một đêm khuya. 
 - Địa điểm: Trong một mái lều tranh xơ 
 xác. 
 - Nhân vật: Bác Hồ, anh đội viên .
 - Ngôi kể: ngôi thứ 3. 
2. Đọc – Tìm hiểu chú thích: 
3. Đề tài : Kể về đêm không ngủ của 
 Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong 
 thời kì kháng chiến chống thực dân 
 Pháp.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. 
1. Cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên đối với Bác. 
a. Lần đầu thức dậy: 
 - Anh ngạc nhiên à xúc động. 
 - Anh cảm nhận được sự lớn lao gần 
 gũi của vị lãnh tụ :
 “Bóng Bác cao lồng lộng
 Aám hơn ngọn lửa hồng”
à Cái nhìn đầy xúc động : Hình ảnh 
 Bác Hồ vừa lớn lao, vĩ đại, vừa gần gũi 
= > Anh nằm không yên vì lo cho sức 
 khỏe của Bác. 
b. Lần thứ ba thức dậy: 
 “Anh hốt hoảng giật mình”
à Nằng nặc mời Bác ngủ với giọng nũng
 nịu à Thức luôn cùng Bác. 
è Biểu hiện cụ thể và chân thực tình 
 cảm của bộ đội đối với Bác Hồ: Lòng 
 kính yêu, biết ơn và niềm tự hào về vị
 lãnh tụ lớn lao mà vĩ đại. 
4. CỦNG CỐ: (4’)
 - Bài thơ viết về đề tài gì ?
 - Hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó ?
- Tâm trạng của anh đội viên đối với Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? 
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Đọc lại bài thơ. 
 + Tìm hiểu hình dáng, tư thế, cử chỉ, hành động, lời nói của Bác Hồ trong đêm mưa rừng không ngủ 
 được của Bác. 
 + Tìm hiểu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. 
 + Đọc ghi nhơ ù: Trả lời các câu hỏi tiếp theo SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 93.DOC.doc