Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 95: Nhân hóa

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 95: Nhân hóa

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Nắm được khái niệm về nhân hóa và các kiểu nhân hóa.

 - Rèn luyện kỹ năng phân tích các giá trị biểu cảm của nhân hóa, nhận biết phép nhân hóa

 khi thực hành.

 - GDHS biết sử dụng nhân hóa đúng lúc, đúng chỗ khi nói hoặc viết.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + bảng phụ.

- Học sinh: Học bài, soạn bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: (4)

 “ Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước quay

 chạy về Hòa Phước” (Bảng phụ)

H. Xác định phép so sánh trong đoạn văn trên? Cho biết đó thuộc kiểu so sánh nào?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

“Chòm cổ thụ đứng trầm ngâm như người già”

- Từ “trầm ngâm” được dùng để chỉ hoạt động, trạng thái của con người mà đem gán cho

 cây cổ thụ . Nhưng cách diễn đạt như vậy người ta gọi là nhân hóa Nội dung học

hôm nay.

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 95: Nhân hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :18/2/2009 Tuần 24
Ngày dạy :20/2/2009 Tiết 95 
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Nắm được khái niệm về nhân hóa và các kiểu nhân hóa. 
 - Rèn luyện kỹ năng phân tích các giá trị biểu cảm của nhân hóa, nhận biết phép nhân hóa 
 khi thực hành. 
 - GDHS biết sử dụng nhân hóa đúng lúc, đúng chỗ khi nói hoặc viết.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + bảng phụ.
- Học sinh: Học bài, soạn bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC:	(4’)
 “ Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước quay 
 chạy về Hòa Phước” (Bảng phụ)
H. Xác định phép so sánh trong đoạn văn trên? Cho biết đó thuộc kiểu so sánh nào? 
3. Bài mới: GV giới thiệu bài. 
“Chòm cổ thụ đứng trầm ngâm như người già”
- Từ “trầm ngâm” được dùng để chỉ hoạt động, trạng thái của con người mà đem gán cho 
 cây cổ thụ. Nhưng cách diễn đạt như vậy người ta gọi là nhân hóa à Nội dung học 
hôm nay.
- GV giải nghĩa từ “nhân hóa”.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
10’
10’
14’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM NHÂN HÓA. 
GV. Treo bảng ghi VD SGK. 
H. Thông thường các sự vật xung quanh ta được gọi
 là: bầu trời, mặt đất, cây cỏ nhưng khổ thơ trên
 “ bầu trời” được gọi là gì?
H. Các hoạt động: mặc áo giáp, đen, ra trận, múa 
 gươm, hành quân thường miêu tả các họat động 
 của ai? 
HS. Trả lời 
GV nhận xét, chốt ý: Miêu tả bầu trời, đàn kiến 
 trước cơn mưa à làm tăng tính biểu cảm của câu
 thơ, quang cảnh trước cơn mưa sống động hơn. 
 Cách diễn đạt như vậy người ta gọi là nhân hóa
 (biến các sự vật không phải là người trở nên các 
 đặc điểm, tính cách, hành động như con người.)
H. Vậy em hiểu thế nào là phép nhân hóa? 
HS. Trả lời theo cách hiểu của mình. 
GV. Nhận xét, chốt thành khái niệm. 
H. So sánh cách diễn đạt ở mục (I) với cách diễn 
 đạt sau: bảng phụ. 
- Bầu trời đầy mây đen. 
- Muôn nghìn cây mía  phấp phới. 
- Kiến bò đầy đường. 
 Cách diễn đạt nào hay hơn? 
GV bổ sung: Cách diễn đạt trong khổ thơ I
 (sử dụng phép nhân hóa) hay hơn có tính hình ảnh 
 làm cho các sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, 
 gần gũi với người. Cách diễn đạt thứ 2 chỉ có ý 
 nghĩa miêu tả, thuyết minh. 
HOẠT ĐỘNG 2: HDHS TÌM HIỂU CÁC KIỂU NHÂN HÓA. 
HS. Đọc các ví dụ a,b,c, SGK 
H. Trong VD (a) những sự vật nào được nhân hóa? 
 Chúng được nhân hóa bằng cách nào? 
HS. Lấy thêm VD. 
H. Trong câu (b) những sự vật nào được nhân hóa? 
 Và chúng được nhân hóa bằng cách nào? Lấy ví 
 dụ thêm? 
H. Trong câu (c) những sự vật nào được nhân hóa? 
 Bằng cách nào? Nêu ví dụ. 
GVKL: Vậy có 3 kiểu nhân hóa cơ bản. 
HS. Đọc ghi nhớ SGK/58
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS LÀM BÀI TẬP. 
HS. Đọc yêu cầu bài tập 1. 
 Xác định phép nhân hóa trong đoạn văn và nêu tác 
 dụng? 
HS. Làm vào bảng phụ, trình bày theo nhóm. 
GV. Nhận xét, đánh giá. 
HS. Đọc yêu cầu bài tập 2: So sánh 2 cách diễn đạt
HS. trình bày miệng. 
Đoạn 1: (BT1 sử dụng nhiều phép nhân hóa hơn có 
 tác dụng làm cho quan cảnh sinh động, nhộn nhịp
 hơn. Câu văn gợi hình, gợi cảm.)
Đoạn 2: (BT 2 chỉ ý nghĩa miêu tả thuyết minh 
 (không sử dụng phép nhân hóa))
HS. Đọc yêu cầu BT3. 
 So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 cách viết. 
I. NHÂN HÓA LÀ GÌ? 
1. Tìm hiểuVD SGK.
 (Bảng phụ)
Ông trời à từ dúng để gọi tên người. 
Mặc áo giáp đen
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến hành quân đầy đường
à Các từ chỉ hành động của con người
 à Các sự vật trở nên có đặc điểm tính cách, hoạt động như con người. 
Sự vật nhân hóa + từ nhân hóa è Phép nhân hóa.
2. KHÁI NIỆM: SGK. 
GHI NHỚ: SGK. 
3. Tác dụng nhân hóa: SGK. 
II. CÁC KIỂU NHÂN HÓA: 
Ví dụ: SGK (bảng phụ)
1. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
Ví dụ : Cô Mắt, Cậu Chân, Cậu Tay, Lão Miệng. 
2. Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính cách, đặc điểm của con người để chỉ hoạt động, tính chất, đặc điểm của sự vật. 
Ví dụ: Tre (chống lại, xung phong, giữ). 
3. Dùng từ ngữ trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. 
Ví dụ: Trâu ơi ta bảo trâu này, Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. 
* GHI NHỚ: SGK 59
III. LUYỆN TẬP. 
Bài tập 1: 
- Hình ảnh nhân hóa: đông vui, tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn à Quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động à Người đọc dễ hình dung ra được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện trên cảng. 
Bài tập 2: So sánh 2 cách diễn đạt. 
Bài tập 3: So sánh 2 cách viết: 
 + Giống nhau: Đều tả cái chổi. 
 + Khác nhau: Cách 1 dùng nhân hóa
Cách 1
Cách 2
Trong họ hàng nhà chổi
Cô bé chổi rơm
Xinh xắn nhất
Có chiếc váy vàng óng. 
Cuốn từng vòng quanh người. 
Cứ trông như áo len vậy. 
è Dùng nhiều phép nhân hóa à chổi rơm trở nên gần gũi với con người. 
Trong các loài chổi. 
Chổi rơm
Đẹp nhất
Tết bằng rơm nếp vàng. 
Tay chổi
Quấn quanh thành cuộn
è Không nhân hóa chỉ mang ý nghĩa phù hợp với văn thuyết minh. 
Bài tập 4: Tìm biện pháp nhân hóa và nêu tác dụng: 
Trò chuyện xưng hô với núi, như người à giải bày tâm trạng. 
Dùng từ ngữ chỉ tích cách, hoạt động của con người để chỉ tích cách của những con vật à sinh động, hóm hỉnh, hấp dẫn. 
Dùng từ ngữ chỉ tích cách, hoạt động của con người để chỉ tích cách, hoạt động cây cối à Hình ảnh mới lạ, gợi suy nghĩ. 
Cảm phục, lòng xót thương của người đọc. 
4. CỦNG CỐ: (3’)
 - Nhân hóa là gì ? Có những kiểu nhân hóa nào ? Ví dụ.
 -GV củng cố bằng bảng phụ. 
CÁC KIỂU NHÂN HÓA
Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất đặc điểm của người đểvật chỉvật vật
Trò truyện xưng hô 
với vật như người.
Dùng từ vốn gợi người 
để gọi vật.
- Gọi hình ảnh, biểu thị cảm xúc, suy nghĩ của
 người viết.
- Sự vật, sự việt gần gũi với con người.
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Xem lại nội dung bài học .
 + Lấy thêm Ví dụ hoàn thành các bài tập. 
 - Chuẩn bị bài mới: “PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI”
 + Đọc và trả lời các câu hỏi SGK.
 + GVHDHS trả lời cụ thể 1 vài câu hỏi SGK. Xem các bài tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 91.DOC.doc