Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ 2 - Bùi Thị Dung - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ 2 - Bùi Thị Dung - Năm học 2012-2013

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

(Trích: Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)

 A. Mục tiêu bài học: HS cần nắm được:

 1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

- Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nỗi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.

- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

 2. Kỉ năng:

- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.

- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.

- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.

 3. Thái độ:

- Có thái độ sống nghiêm túc hoà hợp với mọi người, biết tôn trọng bảo vệ những người yếu xung quanh mình.

 B. Phương pháp:

 - Đọc – kể, phân tích, đàm thoại, liên hệ.

 C. Chuẩn bị:

 GV: Chuẩn bị bài dạy.

 HS: Soạn bài theo hướng dẫn của GV.

 

doc 124 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ 2 - Bùi Thị Dung - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn ngày 7 - 1- 2013
Học kỳ 2
Tiết 73 Văn bản: 
Bài học đường đời đầu tiên
(Trích: Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài)
 A. Mục tiêu bài học: HS cần nắm được:
 1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nỗi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 
 2. Kỉ năng:
- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
 3. Thái độ:
- Có thái độ sống nghiêm túc hoà hợp với mọi người, biết tôn trọng bảo vệ những người yếu xung quanh mình.
 B. Phương pháp:
 - Đọc – kể, phân tích, đàm thoại, liên hệ. 
 C. Chuẩn bị:
 GV: Chuẩn bị bài dạy.
 HS: Soạn bài theo hướng dẫn của GV. 
 D. Tiến trình tổ chức các hoạt động Dạy – Học:
 1. ổn định
 2. Bài cũ: 
 ? Kiểm tra sự chuẩn bị học tập học kì II
 3. Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: 
 * Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý bài học.
 * Phương Pháp: Thuyết trình. 
 “Dế Mèn phiêu lưu ký” là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật dành cho thiếu nhi. Truyện viết về loài vật nhỏ bé ở đồng quê rất sinh động đồng thời cũng gợi ra những hình ảnh của xã hội con người.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
* Mục tiêu: Những nét lớn về tác giả ; tác phẩm ; vị trí đại ý ; bố cục của đoạn trích..
* Phương Pháp: Đọc ; đàm thoại ; Thuyết trình. 
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu một đoạn
- Gọi HS đọc tiếp
? Tóm tắt khác kể lại truyện ở chổ nào?
?. Em hãy kể tóm tắt đoạn trích?
? Đoạn văn có thể chia làm mấy phần? 
A. Hai phần
B. Ba phần
C. Bốn phần
D. Năm phần
Nội dung chính của mỗi phần?
?. Dựa vào chú thích ở SGK, em hãy
I. Đọc, hiểu chú thích
 1. Đọc - Tóm tắt
 a. Tóm tắt:
 - Phần trích giới thiệu và miêu tả hình ảnh Dế Mèn- một chàng dế thanh niên cường tráng. Dế Mèn trêu đùa với chị Cốc gây ra cái chết thảm thương cho dế Choắt, Dế Mèn đã hối hận nhận ra lỗi lầm của mình và rút ra được bài học đường đời đầu tiên.
 b- Bố cục: Hai phần
 P1: Từ đầu đến" đứng đầu thiên hạ rồi"
 => Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
 P2: Đoạn còn lại: Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn
2. Chú thích
a. Tác giả:
- Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen-
 nêu những nét chính về tác giả
? Qua chú thích, em hiểu gì về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký?
 Sinh năm 1920 ở Hà Nội. Là nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi.
b. Tác phẩm:
 *Tác phẩm: Dế Mèn phiêu lưu ký sáng tác năm 1941
- Truyện gồm 10 chương kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
 * Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm.
HS đọc thầm chú thích ở SGK
?. Em hiểu “Hủn hoẳn” nghĩa là gì?
?. Em hiểu “Tuềnh toàng”, “cà khịa”, “tự đắc”, “cạnh khoé” nghĩa là gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
* Mục tiêu: Nắm được hình ảnh Dế Mèn ; 
Bài học đường đời đầu tiên ; nét lớn về nghệ thhuật.
* Phương Pháp: Đọc; tái hiện,đàm thoại phân tích ; thuyết giảng
? Văn bản được kể theo ngôi nào? Vì sao em biết?
? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Cách kể như vậy có tác dụng gì?
GV tiểu kết hết tiết 1.
- Nêu câu hỏi củng cố tiết học.
- Hủn hoẳn: Ngắn lắm, ngắn đến nổi khó coi; ngắn củn cởn.
 - Tuềnh toàng: Đơn sơ, trống trải, vẻ tạm bợ
II. Đọc- hiểu văn bản
 1. Phương thức kể chuyện:
- Ngôi thứ nhất
- Truyện kể theo lời của nhân vật chính: Dế Mèn tự kể. Cách lựa chọn vai kể như vậy có tác dung tạo nên sự thân mật, gần gũi giữa người kể với bạn đọc. Dễ biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật.
Soạn ngày 7 - 1- 2013.
 Tiết 74 Văn bản: 
Bài học đường đời đầu tiên (Tiếp)
 (Tô Hoài)
Mục tiêu cần đạt: 
 ( Như tiết 73) 
 B. Hoạt động dạy - học:
 1. ổn định lớp.
 2. Bài cũ:
 - Em hãy tóm tắt văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài?
 - Hình ảnh Dế Mèn được miêu tả như thế nào?
 3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản (tiếp)
* Mục tiêu: Nắm được hình ảnh Dế Mèn ; 
Bài học đường đời đầu tiên ; nét lớn về nghệ thhuật.
* Phương Pháp: Đọc; tái hiện, đàm thoại 
- GV khái quát lại nội dung tiết 1
- GV gọi HS đọc đoạn 1.
? Hình ảnh Dế Mèn được miêu tả qua những chi tiết nào về ngoại hình và hành động?
? Qua đó em có nhận xét gì về trình tự miêu tả của tác giả?
? Đoạn văn miêu tả đã làm hiện hình một chàng dế như thế nào trong tưởng tượng của em?
? Hãy tìm các tính từ, động từ trong đoạn văn? Nhận xét về cách dùng từ của tác giả?
? Em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn được thể hiện trong đoạn một? Nét đẹp.
	Nét chưa đẹp.
?. Em có nhận xét gì về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt?
GV: Hết coi thường Dế Choắt, Dế Mèn lại gây sự với chị Cốc.
? Hãy nêu diễn biến tâm lý và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc?
? Thái độ của Dế Mèn thay đổi như thế nào khi Dế Choắt chết?
A. Sợ hãi, B. Đau đớn,
C. Hối hận và xót thương, 
D. Cả A, B, C đều đúng.
? Trước cái chết của Choắt, Mèn thấm thía về bài học đường đời đầu tiên, em hãy cho biết đó là bài học gì? Bài học ấy do ai nói ra?
? Em có nhận xét gì về cách viết loài vật của nhà văn Tô Hoài?
? Nêu ý nghĩa của văn bản?
? Qua câu chuyện của Dế Mèn, em rút ra được bài học gì cho mình?
- GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập.
II. Hiểu văn bản
 2. Hình ảnh Dế Mèn
* Ngoại hình: Đôi càng mẫm bóng, vuốt chân nhọn hoắt, đôi cánh dài, đầu to nổi từng tảng, hai răng đen nhánh, râu dài uốn cong
 * Hành động: Đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt râu.
- Vừa tả hình dáng chung, vừa làm nổi bật các chi tiết của đối tượng, vừa diễn tả cử chỉ hành động bộc lộ được vẻ đẹp sống động cường tráng và cả tính cách của Dế Mèn- Đó là tính kiêu căng, tự phụ xem thường mọi người
- Hùng dũng, đẹp, hấp dẫn
- Dùng nhiều động từ : đạp, vũ, nhai
- Tính từ : mẫm bóng, nhọn hoắt, bóng mỡ, đen nhánh 
-> dùng từ chính xác.
- Nét đẹp: Vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, chứa chất sức sống mạnh mẽ của tuổi trẻ
- Nét chưa đẹp: Kiêu căng, tự phụ, xốc nổi, hung hăng .
 3. Bài học đường đời đầu tiên:
* Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt:
- Trịch thượng, khinh thường, không quan tâm giúp đỡ, thể hiện: 
 + Cách đặt tên: Dế Choắt
 + Cách xưng hô: Chú mày, ta
- Khi nghe Dế Choắt thỉnh cầu giúp đỡ thì “hếch răng lên xì một hơi rõ dài” và lớn tiếng mắng mỏ.
* Trêu chị Cốc
- Lúc đầu huyênh hoang trước Dế Choắt sau đó chui tọt ngay vào hang, yên trí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình
- Khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ thì Mèn nằm im thin thít. Sau khi chị Cốc bay đi thì mới dám mon men bò ra.
 - Trước cái chết của Choắt thì Mèn ân hận về lỗi của mình và thấm thía bài học đường đời đầu tiên.
- Bài học qua lời khuyên của Dế Choắt “ ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ” không chỉ mang vạ cho người khác mà còn mang vạ cho mình”.
* Nghệ thuật:
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.
- Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ (nhân hoá, so sánh, từ láy ) 
- Ngôn ngữ miêu tả chính xác, giầu tính tạo hình, giàu cảm xúc.
* ý nghĩa văn bản:
 Đoạn trích nêu lên bài học:
 Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
III. Luyện tập.
- Luyện tập 2 làm tại lớp: Chia nhóm- đọc phân vai.
 D. Hướng dẫn tự học ở nhà:
 - Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
 - Đọc lại văn bản: Nắm chắc nội dung, nghệ thuật.
 - Hiểu, nhớ được ý nghĩa và nghệ thuật đọc đáo của văn bản Bài học đường đời đầu tiên. 
 - Làm bài tập 1 phần luyện tập
 - Soạn bài: Phó từ
............... — & – ...............
Ngày 9 - 1 - 2013
 Tiết 75 Tiếng Việt: 
Phó từ
 A. Mục tiêu bài học: HS cần nắm được:
 1. Kiến thức:
- Khái niệm phó từ:
 + ý nghĩa khái quát của phó từ.
 + Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ , chức vụ ngữ pháp của phó từ).
- Các loại phó từ. 
 2. Kỉ năng:
- Nhận biết phó từ trong văn bản.
- Phân biết các loại phó từ.
- Sử dung phó từ để đặt câu.
 B. Phương pháp:
 - Phân tích , đàm thoại , khái quát.
 C. Chuẩn bị:
 GV: - Chuẩn bị bài dạy - bảng phụ. 
 - Phiếu học tập
 HS: Soạn bài theo hướng dẫn của GV. 
 D. Tiến trình tổ chức các hoạt động Dạy – Học:
 1. ổn định lớp:
 2. Bài cũ: 
 ? Kiểm tra sự chuẩn bài học.
 3. Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: 
 * Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý bài học.
 * Phương Pháp: Thuyết trình 
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động2: HD tìm hiểu chung: 
* Mục tiêu: Nắm được : khái niêm, các loại phó từ, khả năng kết hợp của phó từ.
* Phương Pháp: Phân tích, đàm thoại 
- HS đọc kỹ phần trích a, b ở sgk
? Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho các từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
? Các từ in đậm đứng ở những vị trí nào trong cụm từ:
? Qua ví dụ em hiểu thế nào là phó từ? Cho ví dụ?
- GV chốt nội dung
- HS ghi khái niệm.
 Xác định ý nghĩa và công dụng của phó từ
? Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm
GV trình bày trên bảng phụ,
 HS thực hiện 
? Điền các phó từ đã tìm được ở phần I và phần II vào bảng phân loại
? Kể thêm những phó từ mà em biết thuộc mỗi loại nói trên
- GV chốt nội dung
I. Phó từ là gì?
 1.a. đã bổ sung ý nghĩa cho đi
 cũng -> ra
 vẫn chưa -> thấy
 thật -> lỗi lạc
 b. được -> soi gương
 rất -> ưa nhìn
 ra -> to
 rất -> bướng
- Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại:
 + Động từ: đi, ra, thấy, soi 
 + Tính từ: Lỗi lạc, ưa nhìn, to, bướng
 2. Đứng trước hoặc sau phần trung tâm (trước hoặc sau động từ, tính từ) 
* Khái niệm: Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ , tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. 
II. Các loại phó từ
 1. Các phó từ
 a. lắm
 b. đừng (trêu), vào
 c. không; đã; đang
 2. Các loại phó từ
ý nghĩa
Phó từ đứng trước
Phó từ đứng sau
- Chỉ quan hệ thời gian
- Chỉ mức độ
- Chỉ sự tiếp diễn tưông tự
- Chỉ sự phủ định
- Chỉ sự cầu khiến
- Chỉ kết qủa và hướng
- Chỉ khả năng
đa, đang
thật, rất
cũng, vẫn
không, chưa
đừng
lắm
vào, ra
được
 3. Kể thêm một số phó từ
- Sẽ, từng 
- hơi, cực kỳ, qua
- đều, lại, mãi
- chẳng
- hãy, chớ
* Phó từ gồm hai loại lớn:
+ Phó từ đứng trước động từ, tính từ thường bổ sung ý nghĩa về quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.
+ Phó từ đứng  ... nh từ, cụm tính từ, cụm động từ.
- Các thành phần chính của câu.
- Các kiểu câu.
- Các phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
- Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
 2. Kỉ năng:
- Nhận ra các từ loại và phép tu từ.
- Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.
 B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
 C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc soạn bài của HS
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
 I. Các từ loại đã học:
- HS nhắc lại các từ loại đã học và cho VD?
1. Từ loại: danh từ, động từ, đại từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ.
Ví dụ:
2. Cụm từ: Cụm Dt, cụm Đt, cụm Tt
Hoạt động 2:
II. Các phép tu từ đã học:
- Nhắc lại các phép tu từ đã học? Tác dụng?
- Các phép tu từ đã học? 
So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
Ví dụ: 
- Tác dụng?
Hoạt động 3:
 III. Các kiểu cấu tạo câu đã học:
- Nêu các loại câu đã học:
- Các kiểu câu đã học:
- Câu trần thuật đơn có từ là
Ví dụ:
- Câu trần thuật đơn không có từ là.
Ví dụ: 
- Các thành phần chính của câu: 
 Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
Hoạt động 4
 IV. Các dấu câu đã học:
- Nêu các loại dấu câu đã học và công dụng của chúng:
- Dấu chấm , dấu phẩy, dấu chấm hỏi , dấu chấm than.
Công dụng:
Hướng dẫn tự học:
- Tóm tắt kiến thức đã học về tiếng Việt. 
............ — & – ...........
Soạn ngày 28/4/2011
Tiết 136
 Ôn tập tổng hợp
 A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Củng cố lại toàn bộ kiến thứuc ngữ văn đã học.
- Nắm vững các yêu cầu cần đạt của ba phần:
 + Đọc – hiểu văn bản.
 + Phần Tiếng Việt.
 + Phần tập làm văn.
- Luyện kĩ năng khái quát hoá, hệ thống hoá, ghi nhớ.
 B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+. Soạn bài
+. Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+. Soạn bài
 C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Phần đọc hiểu văn bản
I. Phần đọc hiểu văn bản :
- Từ học kì I đến bây giờ các em đã được học những loại văn bản nào?
- Em hãy kể tên một số văn bản và cho biết nội dung của các văn bản ấy?
- Học kì I:
+ Truyện dân gian
+ Truyện trung đại
Học kì II:
+ Truyện – kí – thơ tự sự – trữ tình hiện đại.
+ Văn bản nhật dụng.
Hoạt động 2: Phần Tiếng Việt
II. Phần Tiếng Viêt:
- GV hỏi các khái niệm và cho HS lấy VD.
- Từ, cụm từ, câu, các biện pháp tu từ.
Hoạt động 3: Phần Tập làm văn
III. Tập làm văn:
- Cho HS nắm đacự diểm của thể loại.
- Tự sự
- Miêu tả 
- Đơn từ
Hoạt động 4
IV. Luyện tập:
HS làm đề trong SGK tr164 – 166
Hướng dẫn học tập:
Học bài, ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
Hoàn thiện bài tập.
............ — & – ...........
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
(Tham khảo)
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Qua giờ kiểm tra hệ thống hoá được kiến thức đã học về Tiếng Việt tập làm văn, văn học.
- Đánh giá được khả năng nhận thức, ghi nhớ, bài học của mỗi học sinh.
- Rèn ý thức tự giá, nghiêm túc làm bài cũng như kỹ năng làm bài tổng hợp.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
Tiếp tục hướng dẫn HS ôn tập 
- Học sinh:
Ôn tập, kiểm tra
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
 Đề ra của phòng GD 
 Câu 1: Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
 “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau ”
 (Ngữ văn 6 – tập II trang 96)
1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? của ai?
2. Trong đoạn văn tác giả sử dụng phép tu từ gì đặc sắc? Cho biết tác dụng của phép tu từ đó?
3. Xác định các thành phần câu trong câu:
 “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.”
Trong câu văn ở câu 3, sử dụng nhiều dấu phẩy. Các dấu phẩy đó có tác dụng gì
 Câu 2: Quang cảnh trường em giờ ra chơi ./. 
............ — & – ...........
 Đáp án và biểu điểm
Câu 1: 3,5 điểm.
1. Trích tứ văn bản “Cây tre Việt Nam” Thép Mới (0,5 đ)
2. Phép tu từ đặc sắc: Nhân hoá (0,5 đ)
3. Xác định t/p câu (0.5 đ)
 TN , TN , CN VN , VN.
Tác dụng của dấu phẩy:
Đánh dấu ranh giới giữa các thành phần phụ của câu với CN, VN.
. Từ ngữ có cùng chức vụ của câu.
Câu 2: 6,5 điểm.
* Yêu cầu về hình thức:
- Viết bài văn tả cảnh
- Vận dụng các năng lực trong văn mt
- Lời văn lưu loát, trong sáng, sạch đẹp.
* Nội dung:
A. MB: 0,5 điểm Giới thiệu chung quang cảnh giờ ra chơi.
B. TB: 5,5 điểm
- Tái hiện được cảnh ngôi trường theo thời gian. Vận dung năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh  trong khi miêu tả.
+ Trước giờ ra chơi cảnh vật yên tĩnh, tiếng giảng bài của 
+ Trong giờ ra chơ các hoạt động vui chơi diễn ra sôi nỗi trên sân trg
+ Sau giờ ra chơi 
C. Kết bài: 0,5 điểm nêu cảm nghĩ của em về giờ ra chơi và về nhà trường 
............ — & – ...........
Soạn ngày 2/5/2011.
Tiết 139
Chương trình Ngữ văn địa phương
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Biết được một số danh lam thắng cảnh của địa phương.
Sưu tầm tranh ảnh về danh lam thắng cảnh.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Chuẩn bị bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở HN
- Học sinh:
+ Sưu tầm tranh ảnh, viết lời giới thiệu
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Báo cáo tranh ảnh, tư liệu đã sưu tầm được
- Các tổ trao đổi, thảo luận
Hoạt động 2: Trình bày tư liệu
- Trình bày theo đơn vị tổ
- GV tổng kết rút ra bài học
- GV giới thiệu mẫu một danh lam thắng cảnh ở HN.
4. Hướng dẫn học tập:
Hoàn thiện phần giới thiệu
............ — & – ...........
 Soạn ngày 10/5/2011.
Tiết 137, 138
Kiểm tra tổng hợp cuối năm
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Qua giờ kiểm tra hệ thống hoá được kiến thức đã học về Tiếng Việt tập làm văn, văn học.
- Đánh giá được khả năng nhận thức, ghi nhớ, bài học của mỗi học sinh.
- Rèn ý thức tự giá, nghiêm túc làm bài cũng như kỹ năng làm bài tổng hợp.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
Tiếp tục hướng dẫn HS ôn tập 
- Học sinh:
Ôn tập, kiểm tra
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
 Đề ra của phòng GD 
 Câu 1: 
 Cho đoạn văn sau: “ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.
 Hảy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẻ nên cảnh đẹp trong đoạn văn trên.
 Câu 2: Nêu cấu tạo của phép so sánh trong những câu sau, những phép so sánh có gì đặc biệt:
“Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng” .
 “Ngoài thêm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. 
 Câu 3: 
 Tả một buổi trưa mùa hè ở quê em. ./. 
............ — & – ...........
 Đáp án và biểu điểm
Câu 1: (2 điểm).
 HS chỉ ra được các từ ngữ.
 “Sạch như tấm kính lau hết bụi” , “tròn trĩnh” , “phúc hậu” , “lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn” , “hồng hào , thăm thẳm , đường bệ , mâm bạc” , “chân trời màu ngọc trai , nước biển ửng hồng” , “mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh”. 
Câu 2: (2 điểm).
 a) Cấu tạo của phép so sánh:
Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những 
 (vế A) phương diện so sánh từ so sánh (Vế B)
đầu sống trắng.
 Đây là phép so sánh giữa vật với người, khiến hình ảnh so sánh sống động.
 b) Cấu tạo của phép so sánh:
 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
 (vế A) Phương diện so sánh Từ so sánh (vế B)
Phép so sánh trên là sự cảm nhận tinh tế của tác giả, tiếng rơi là âm thanh nhưng được cảm nhận bằng thị giác “rất mỏng” nghe tiếng rơi rất mỏng mà cảm nhận được là rơi nghiêng.
Câu 3: (6 điểm).
 Bài văn đầy đủ 3 phần, rõ ràng, sạch sẻ, bố cục cân đối, hành văn trong sáng. (1 đ)
A. Mở bài: (0,5 đ) Giới thiệu một buổi trưa mùa hè.
B. Thân bài: (4 đ)
- Hoàn cảnh em được ngắm cảnh một buổi trưa mùa hè trên quê em (0,25).
- Đó là buổi trưa hè như thế nào?
 HS làm những ý cơ bản sau: (3 đ)
+ Cảnh mặt trời đứng bóng, ánh nắng chói chang 
+ Âm thanh: tiếng sáo diều, tiếng ve, tiếng bờ tre kẻo kẹt, tiếng chim hót, tiếng gió lao xao 
+ Một số khung cảnh làng quê: cây cối, trâu nằm nghĩ ngơi, trẻ con bắt chim, thả diều
+ Không khí oi bức hay gió mát 
- Cảm nhận của em về trưa mùa hè , cảm nhận được sự thanh bình , thân thuộc của làng quê  (0,75 đ) 
C. Kết bài: (0,5) Khẳng định lại cảnh đẹp của buổi trưa mùa hè và cảm nghĩ của em. 
............ — & – ...........
Soạn ngày 18/2011.
Tiết 140:
Trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nhận thấy ưu, khuyết điểm của bài làm
- Khả năng ghi nhớ kiến thức tổng hợp, kiến thức trong bài kiểm tra
- Giáo viên đánh giá được khả năng nhận thức của tưng học sinh 
- Giúp các em khắc phục được tồn tại của bài làm, rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra lần sau.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
Trả bài, nhận xét
- Học sinh:
Xem lại bài, rút kinh nghiệm.
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
 - Giáo viên đọc lại đề kiểm tra 1 lượt
 I/ Nhận xét chung .
 - Kết quả cụ thể
G
K
TB
Y
K
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2
6,7%
5
16,7%
11
36,7%
9
30,0%
3
10,0%
2
6,9%
3
10,3%
10
34,5%
9
31,0%
5
17,2%
II/ Trả bài:
- Học sinh nhận thấy những tồn tại của bài làm, kiến thức,diễn đạt chính tả...
- Phần II : Còn phụ thuộc nhiều vào văn bản.
III/ Chữa bài :
- Nội dung : Dựa vào các sự việc chính của chuyện trong khi kể phải thể hiện = lời văn, sự sáng tạo của cá nhân không nên phụ thuộc hoàn toàn vào câu từ trong văn bản có sẵn.
- Bài viết thể hiện được bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc.
+ Dàn ý :
- Mở bài 
...........................................................................................................
- Thân bài 
...............
- Kết bài :
......................................................................................................... 
4/ Củng cố : Thu bài, nhận xét ý thức của học sinh trong giờ trả bài.
............ — & – ...........
............ — & – ...........

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van lop 6A hoc ky 2.doc