Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 73: Bài học đường đời đầu tiên

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 73: Bài học đường đời đầu tiên

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

 (Tiết 2)

 Trích “ Dế Mèn phiêu lưu kí”

 (Tô Hoài)

 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa cuả truyện “Baì học ” đối với Dế Mèn trong bài văn những

 đặc sắc nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và sử dụng từ ngữ.

- Rèn luyện kĩ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tích cách của các

 nhân vật.

- GDHS không nên kiêu căng, tự phụ, không được xem thường những người xung quanh.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + tranh vẽ SGK + bảng phụ

- Học sinh: Đọc bài, soạn bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: (4) KT vở soạn của HS.

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

Trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời mình cho đề tài trẻ

 em – một trong những đề tài khó khăn và thú vị nhất. Tô Hoài là một nhà văn như thế.

- Truyện “DMPLK” (1941) đã và đang được hàng triệu người đọc ở các lứa tuổi vô cùng yêu

 thích đến mức các em nhỏ gọi Tô Hoài là ông Dế Mèn.

- Nhưng Dế Mèn là ai? Chân dung, tính nết nhân vật độc đáo này ntn? Bài học đường đời đầu

 tiên mà anh ta nếm trải ra sao? Tiết học hôm nay

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 73: Bài học đường đời đầu tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5 /1/2008 Tuần 19
Ngày dạy : 7/1/2008 Tiết 73
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 (Tiết 2)
 Trích “ Dế Mèn phiêu lưu kí” 
 (Tô Hoài)
 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa cuả truyện “Baì học” đối với Dế Mèn trong bài văn những 
 đặc sắc nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và sử dụng từ ngữ. 
- Rèn luyện kĩ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tích cách của các 
 nhân vật. 
- GDHS không nên kiêu căng, tự phụ, không được xem thường những người xung quanh. 
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + tranh vẽ SGK + bảng phụ
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (4’) KT vở soạn của HS. 
3. Bài mới: GV giới thiệu bài. 
Trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời mình cho đề tài trẻ 
 em – một trong những đề tài khó khăn và thú vị nhất. Tô Hoài là một nhà văn như thế. 
- Truyện “DMPLK” (1941) đã và đang được hàng triệu người đọc ở các lứa tuổi vô cùng yêu 
 thích đến mức các em nhỏ gọi Tô Hoài là ông Dế Mèn. 
- Nhưng Dế Mèn là ai? Chân dung, tính nết nhân vật độc đáo này ntn? Bài học đường đời đầu 
 tiên mà anh ta nếm trải ra sao? Tiết học hôm nay
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
15’
20’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS ĐỌC, TÌM HIỂU TÁC GIẢ,TÁC PHẨM
HS. Đọc chú thích (*). SGK T8-9
HS. Tự mình nói thêm về tác giả. 
GV. Nhấn mạnh các ý cơ bản về tác giả. 
- Tô Hoài viết nhiều truyện cho thiếu nhi đặc 
 sắc: Võ sĩ bọ ngựa, đàn chim gáy
- “DMPLK” là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của 
 Tô Hoài khi ông 21 tuổi. 
- Ông là một trong những văn hiện đại có nhiều 
 tác phẩm hay nhất hiện nay. 
- “DMPLK” là tác phẩm văn học được in lại lần 
 nhất và được chuyển thể thành phim hoạt 
 hình, truyện tranh hấp dẫn và quen thuộc đối 
 với độc giả. 
GV. Đọc mẫu một đoạn VBHS đọc tiếp. 
HS. Đọc chú thích SGK. 
H. Theo em, văn bản này có thể chia làm mấy
 đoạn? Nội dung của từng đoạn nói gì? 
GV. Nhận xét cách đọc. Dựa vào ND của từng 
 đoạn đọc phân biệt giọng của nhân vật. 
+ Giọng của Dế Mèn: hào hứng, to vang, kiêu
 ngạo.
+ Dế choắt: yếu ớt, rên rỉ. 
+ Chị cốc: Đáo để, tức giận. 
GV. Giải thích thêm một số từ khó: Vũ, trịch 
 thượng, nghịch ranh, thành ngữ: Hôi như cú 
 mèo. 
H. Văn bản này chọn ngôi kể thứ mấy? Ai kể? 
 Tác dụng của ngôi kể đó? (kể ngôi thứ nhất, 
 DM kể à Câu chuyện trở nên gần gũi thân 
 mật đáng tin cậy)
GV. Câu văn có tính chất liên kết giữa đoạn 1
 và 2: “Chao ôi  làm lại được”
- Dựa vào ND của từng đoạn, chúng ta sẽ đi tìm
 hiểu chi tiết truyện theo bố cục. 
HỌAT ĐỘNG 2: HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN. 
GV. Đây là đoạn văn rất đặc sắc, có thể coi là 
 một mẫu mực về miêu tả loài vật. 
HS: Thảo luận và trả lời CH SGK/ 10-11. 
GV định hướng: những chi tiết, hình ảnh miêu
 ng, thươngû lời CH SGK/trang tả ,ngoại hình và hành động của Dế mèn. 
HS. Thảo luận, trả lời. 
GV. Thống nhất treo bảng phụ. 
H. Hãy thử thay thế các từ gần nghĩa?
 + Cường tráng: khỏe mạnh, to lớn, mạnh mẽ
 + Cà khịa: gây sự, tranh cãi. 
 + Hủn hoẳn: rất ngắn, hun hủn. 
 + Ho he: im re, không làm gì. 
HS nhận xét:Thay các từ trên đều được như 
 cách dùng từ của Tô Hoài chính xác và giàu 
 tính tạo hình hơn. 
H. Từ những chi tiết miêu tả ngoại hình và tính 
 cách của Dế Mèn, em hãy rút ra những nét 
 đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính cách 
 của Dế Mèn? (HS thảo luận, trả lời). 
HS. Dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. 
 + Đẹp: khỏe mạnh, cường tránh, đầy tự tin, 
 đầy sức sống, yêu đời. 
 + Chưa đẹp: kiêu căng, tự phụ, không coi ai ra
 gì, thích ra oai với kẻ yếu. 
H.Vì sao DM tính tình hung hăng,hốc hách ,cậy 
 sức bắt nạt kẻ yếu như vậy?
HS. DM mới lớn,sống trong một thế giới nhỏ 
 bé,quanh quẩn toàn những người hiền 
 lành,quen thuộc nên lầm tưởng sự ngông 
 cuồng là tài ba.
GV kết luận, tích hợp: Đây là ĐV rất đặc sắc độc đáo về NT tả vật. Bằng cách nhân hóa cao độ. Dùng những ĐT, TT, từ láy, so sánh rất chọn lọc và chính xác. Tô Hoài đã để lại cho Dế Mèn tự khắc họabức chân dung của mình vơ cùng sống động khơng phải là một con Dế Mèn mà là một chàng Dế cụ thể.Tất cả đều rất phù hợp với loài dế, cũng như với lứa tuổi thanh thiếu niên mới lớn. DM cường tráng, khỏe mạnh, kiêu căng, hợm hĩnh, lố bịch mà không tự biết à điểm đáng khen và đáng chê của DM là ở chỗ đó. 
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU TÁC GIẢ TÁC PHẨM: 
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 
- Tô Hoài (1920 – 2007).Tên khai sinh Nguyễn Sen,huyện Hoài Đức ,Hà Tây.
- Tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí ” 
( 1941)
- Thể loại kí: Thể văn ghi chép những sự việc ,những câu chyện đã xảy ra.
2. HD đọc, tìm hiểu bố cục:
* Bố cục. Gồm 2 đoạn: 
- Đoạn 1: Từ đầu à “ sắp đứng đầu thiên hạ rồi “ : Dế Mèn tự khắc họa chân dung của mình. 
- Đoạn 2:” Câu chuyện ân hận “à hết : Bài học đường đời đầu tiên. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN. 
1. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn. 
 - Ăn uống điều độ, làm việc có 
 chừng mực. 
- Càng: mẫm bóng. 
- Vuốt: cứng, nhọn hoắt.
- Đạp : phành phạch. 
- Cánh: Aùo dài chấm đuôi. 
- Đầu: to, nổi từng tảng rất bướng. 
- Râu: daì, uốn cong. 
- Răng: Đen nhánh, nhai ngoàm
 ngoạp. 
à Chàng dế thanh niên cường 
 tráng rất khỏe mạnh, đầy sức 
 sống, tự tin ,yêu đời,đẹp trai.
2.Tính cách của Dế mèn. 
- Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún
 chân, rung râu. 
- Tợn lắm, cà khịa với cả những 
 người trong xóm. 
- Ra oai với kẻ yếu: quát mấy chị 
 Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó. 
à Quá kiêu căng hợm hĩnh, tự phụ,
 không tự biết mình à chưa đẹp. 
4. CỦNG CỐ: (3’)
 - Tóm tắt nội dung đoạn 1. 
 - Dế mèn là một chú dế ntn? (Ngoại hình, tính cách)
 - Em học tập được điều gì ở Dế Mèn. 
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Học thuộc bài, tóm tắt đoạn trích. 
- Đọc kĩ đoạn 2: Tìm hiểu bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. 
+ Nêu diễn biến tâm lí của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc. 
+ Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt ntn? (giọng điệu, cách xưng hô, lời lẽ)
+ Qua việc trên chị Cốc, Dế Mèn rút ra bài học gì? 
+ Đọc ghi nhớ SGK trang 11. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 73.DOC.doc