Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 4

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 4

 TUẦN 04

TIẾT 04: Ngày soạn: 11/9/2009

Ngày dạy: /9/2009

TÌM HIỂU BỔ SUNG MỘT SỐ TRUYỀN THUYẾT THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG:

THÁNH GIÓNG

SƠN TINH, THỦY TINH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Hiểu thêm một số truyền thuyết thời đại các vua Hùng.

 - Nắm chắc nội dung ý nghĩa hai văn bản: "Thánh Gióng" và "Sơn Tinh, Thủy Tinh"

 - Biết được phần nào những ước mơ của nhân dân ta từ thuở hồng hoang, buổi đầu dựng nước và giữ nước.

 2. Kĩ năng: - Hiểu ý nghĩa của một số chi tiết, sự việc tiêu biểu trong hai văn bản.

 - Phát hiện các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện.

3. Thái độ: - Yêu mến và tự hào về những chiến công của cha ông ta (trong đấu tranh chông thiên tai và chiến đấu chống ngoại xâm) trong quá khứ lịch sử xa xưa.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Hướng dẫn tự học NV 6,.

 - HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi.

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 04
Tiết 04:
Ngày soạn: 11/9/2009
Ngày dạy: /9/2009
tìm hiểu bổ sung một số truyền thuyết thời đại hùng vương:
thánh gióng
sơn tinh, thủy tinh
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Hiểu thêm một số truyền thuyết thời đại các vua Hùng.
	- Nắm chắc nội dung ý nghĩa hai văn bản: "Thánh Gióng" và "Sơn Tinh, Thủy Tinh"
	- Biết được phần nào những ước mơ của nhân dân ta từ thuở hồng hoang, buổi đầu dựng nước và giữ nước.
 2. Kĩ năng: - Hiểu ý nghĩa của một số chi tiết, sự việc tiêu biểu trong hai văn bản.
	- Phát hiện các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện.
3. Thái độ: - Yêu mến và tự hào về những chiến công của cha ông ta (trong đấu tranh chông thiên tai và chiến đấu chống ngoại xâm) trong quá khứ lịch sử xa xưa.
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Hướng dẫn tự học NV 6,... 
	- HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi.
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A : .....
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà (tiết 2) của HS.
?- Ngoài 2 VB "Con Rồng cháu Tiên" và "Bánh chưng, bánh giầy", các em đã được học những truyền thuyết nào khác thuộc thời đại Hùng Vương?
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 Từ phần kiểm tra bài cũ à GV dẫn dắt vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
GV cho HS làm việc theo nhóm:
+Nhóm 1,3: Ôn lại KTCB văn bản "Thánh Gióng" 
+Nhóm 2,4: Ôn lại KTCB văn bản "Sơn Tinh, Thủy Tinh"
+Nhóm 1: 
?- "Thánh Gióng" là truyền thuyết phản ánh quá trình dựng nước hay giữ nước? 
- Phản ánh quá trình giữ nước của dân tộc.
?- Thông qua hình tượng Thánh Gióng, nhân dân ta muốn gửi gắm khát vọng gì?
- Khát vọng có một sức mạnh phi thường để chiến đấu chống ngoại xâm.
- Ước mơ có một người anh hùng với lòng yêu nước, với ý thức và tinh thần sẵn sàng xả thân vì đất nước.
à Thánh Gióng là biểu tượng về lòng yêu nước của nhân dân.
+Nhóm 2: 
?- Nêu lại các chi tiết kì ảo trong truyện và cho biết tác dụng của chúng?
+ Sự ra đời kì lạ của Gióng
+ Gióng vươn vai thành tráng sĩ
+ TG đánh thắng giặc và bay về trời
 Thần thánh hóa hóa và linh thiêng hóa nhân vật
 Hình tượng TG trở nên bất tử trong trí tưởng tượng bay bổng của mỗi người dân.
+Nhóm 3: 
?- Theo em, truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh" là thần thoại hay truyền thuyết?
- Là truyện vốn có cốt lõi từ thần thoại nhưng được lịch sử hóa thành truyền thuyết.
?- Nội dung cơ bản của truyện?
- Vua Hùng kén rể
- Sự giao tranh giữa hai vị thần: Sơn Tinh và Thủy Tinh
+Nhóm 4: 
?- Thông qua việc vua Hùng kén rể và sự giao tranh giữa Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyện muốn thể hiện điều gì?
- Giải thích hiện tượng lũ lụt
- Biểu hiện ước mong và sức mạnh chế ngự lũ lụt của nhân dân
- Đề cao vai trò của vua Hùng trong công cuộc dựng nước
?- Điều lí thú của câu chuyện?
- Giải thích và nhận thức các hiện tượng tự nhiên bằng trí tưởng tượng phong phú kì diệu (cầu hôn, tranh tài,...) 
Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ sung
(1) ?- Truyện "Thánh Gióng" liên quan đến sự thật lịch sử nào? (Đánh dấu (+) vào những dòng liên đúng) 
 a/ Vào thời Hùng Vương, nhân dân ta nhiều lần phải tiến hành các cuộc chiến tranh tự vệ chông ngoại xâm.
 b/ Đây là cuộc chiến tranh chống giặc Minh sang xâm lược nước ta.
 c/ Hiện nay vẫn còn đền thờ Thánh Gióng ở làng Gióng
 d/ Số lượng vũ khí và kiểu loại vũ khí của người Việt tăng lên từ giai đoạn Phùng Hưng đến Đông Sơn (bắt đầu từ dùng đồ sắt).
(2) ?- Dấu ấn thần thoại trong truyền thuyết "Sơn Tinh, Thủy Tinh" là gì? (Đánh dấu (+) vào những đáp án đúng)
 a/ Nhân vật chính trong truyện là các vị thần
 b/ Sơn Tinh - thần núi - là con rể của vua Hùng thứ mười tám.
 c/ Sự hoành hành lũ lụt và công cuộc chế ngự lũ lụt của con người.
 d/ Công lao dựng nước của các vua Hùng.
Cho HS thảo luận nhóm theo từng bàn:
- Dãy trong:
(3) ?- Nêu ý nghĩa của chi tiết: "Đến đấy một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời"
TL: - Đây là hình ảnh đẹp thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân nhằm thần thánh hóa, bất tử hóa hình tượng người anh hùng
 - Hình ảnh giàu ý nghĩa: + thể hiện mục đích chiến đấu của Gióng là vì dân vì nước
 + Làm sáng ngời vẻ đẹp tâm Gióng: không màng danh lợi, yêu quê hương đất nước nồng nàn.
- Hình ảnh TG sẽ còn mãi trong lòng người dân Việt...
 - Dãy trong:
(4) ?- Nêu cảm nhận của mình về hình ảnh: "Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"!
TL: - Đây là một hình ảnh độc đáo, giàu sức biểu cảm.
- ý nghĩa: + khẳng định sự dữ dội và quyết liệt trong cuộc giao tranh giữa ST, TT.
 + Ca ngợi sự bền bỉ, sức mạnh và tư thế chiến thắng của ST và cũng chính là của nhân dân ta trong công cuộc chống lũ lụt.
à Gửi gắm ước mong chế ngự thiên tai.
(5) ?- Từ đoạn thơ sau, em hãy nêu cảm nhận của mình về hình ảnh: "Thánh Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng".
 "Ôi sức trẻ! Xưa trai làng Phù Đổng
 Vươi vai, lớn bổng dậy nghìn cân
 Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
 Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân."
 ("Theo chân Bác" - Tố Hữu)
- HS trả lời à Nhận xét, đánh giá.
(6) ?- Theo em, có thể kết thúc truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh" khi trận giao tranh đã có kết quả: "Sơn Tinh vẫn vững vàng còn Thủy Tinh sức đã kiệt đành rút quân" được không? Vì sao?
(- Cho HS trao đổi thảo luận à trả lời.)
(7) ?- Viết một đoạn văn tả lại trận lụt mà em từng chứng kiến (qua ti vi hoặc đài, báo). Em có suy nghĩ gì về những biện pháp phòng chống lũ lụt của nhân dân ta hiện nay?
- HS viết (nếu không đủ thời gian thì cho về nhà)
Hoạt động 4: Củng cố:
 GV khái quát chung về nội dung tiết học.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã học và hoàn thành các bài tập trên lớp.
- Làm bài tập sau:
(8) ?- Kể lại truyện "Thánh Góng" bằng lời kể của em. Từ câu chuyện đó, em hiểu nhà thơ Chế Lan Viên gửi gắn điều gì qua hai câu thơ:
 "Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
 Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng"
- Chuẩn bị BTKT Văn tự sự: Sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn tự sự - Lập dàn bài cho bài văn tự sự
I. kiến thức cơ bản:
1. Thánh Gióng:
- Là truyền thuyết thời đại Hùng Vương phản ánh quá trình giữ nước của dân tộc.
- ý nghĩa...
- Các chi tiết tưởng tượng kì ảo:...
+ Thần thánh hóa hóa và linh thiêng hóa nhân vật
 + Hình tượng TG trở nên bất tử 
2. Sơn Tinh, Thủy Tinh: 
- Là thần thoại được truyền thuyết hóa.
- Nội dung ý nghĩa
Ii. bài tập: 
A. Bài tập trắc nghiệm:
1. Bài 1: 
Đáp án a, c, d
2. Bài 2
 Đáp án a, c
A. Bài tập tự luận:
3. Bài 3:
Bài 4:
Bài 5:
- Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp rực rỡ của hình ảnh người anh hùng làng Gióng
- Cảm nhận: khâm phục, ngưỡng mộ. Đây là sự vươn lên để đạt tầm vóc phi thường của chú bé Gióng, và đó cũng chính là sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh của dân tộc ta trước nạn ngoại xâm. 
à Xác định trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay...
Bài 6:
Bài 7:
Viết đoạn văn
Kiểm tra ngày ..... tháng 9 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc