I. MỤC TIÊU: Như tiết 107
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + tranh vẽ hình SGK.
- Học sinh: Học bài, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức:
2. KTBC: Cảnh quần đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua được tác giả Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào?
3. Bài mới: GV củng cố nội dung tiết 1 tiết 2.
Ngày soạn : 11/3/2009 Tuần 27 Ngày dạy : 13/3/2009 Tiết 108 (Nguyễn Tuân) I. MỤC TIÊU: Như tiết 107 II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + tranh vẽ hình SGK. - Học sinh: Học bài, soạn bài. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: 2. KTBC: Cảnh quần đảo Cô Tô sau khi cơn bão đi qua được tác giả Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào? 3. Bài mới: GV củng cố nội dung tiết 1 à tiết 2. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 14’ 15’ 2’ 4’ HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU CẢNH MẶT TRỜI MỌC TRÊN BIỂN. HS. ĐỌC ĐOẠN 2. Thực hiện câu hỏi 3 SGK. H. Tác giả chọn điểm nhìn miêu tả ở đâu ? HS. Điểm nhìn miêu tả: Trên những hòn đá đầu sư,bên bờ biển sát mép nước. H.Tại sao nhà văn lại cố nhìn cảnh mặt trời lên? HS. Câu khái quát : “Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết” – mặt trời lên chầm chậm,từ từ,từng tí một . H. Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả dùng để vẽ nên cảnh mặt trời mọc trên biển đẹp rực rỡ ntn? HS. Trả lời. GV nhận xét kết luận H. Hãy nhận xét về những hình ảnh so sánh ,ẩn dụ mà tác giả dùng ở đây? GV tích hợp Tiếng Việt: So sánh, Ẩn dụ. Tác dụng của 2 biện pháp tu từ nghệ thuật này? GV giảng : Nhà văn viết tùy bút rất tài hoa và tinh tế đã tái hiện lại cảnh mặt trời lên đẹp rực rỡ,huy hoàng,tráng lệ không giống như bất cứ cảnh bình minh ở đồng bằng,cao nguyên. H.Em học tập được gì về nghệ thuật quan sát, miêu tả của tác giả?. GV giảng , mở rộng: Qua bài văn này, một lần nữa chứng tỏ rằng năng lực sánh tạo cái đẹp và lòng yêu mến gắn bó với vẻ đẹp thiên nhiên, Tổ quốc của nhà văn Nguyễn Tuân. HOẠT ĐỘNG 2: HDHS TÌM HIỂU CẢNH SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐẢO. HS. ĐỌC ĐOẠN 3 GV. Treo tranh minh họa SGK H. Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những hình ảnh, chi tiết nào trong đoạn văn cuối? GV gợi ý: - Địa điểm? - Người dân chài làm gì? - Hình ảnh nổi bật là ai? HS. Dựa vào bức tranh phát hiện. GV. cùng tập thể nhận xét, kết luận. GV tích hợp Tiếng Việt: phép so sánh và tác dụng so sánh. H. Em có cảm nghĩ gì về cảnh vật ở đây? GV bình giảng: Trước cảnh sinh hoạt và lao động quanh cái giếng ngọt trên biển, trên đảo. Tác giả đã có sự cảm nhận sắc thái riêng của nó một cách tinh tế. = > Tất cả gợi lên không khí sinh hoạt, làm ăn yên vui,đầm ấm,thanh bình,dân dã của những người lao động biển cảtrên một bến thiên nhiên. Thấy được tình nghĩa và nhịp sống khỏe mạnh ,vui đời cần lao,giản dị của con người đảo biển. HOẠT ĐỘNG 3: HDHS TỔNG KẾT. H. Qua văn bản “ Cô Tô”, em hãy rút ra những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của bài văn? HS. Dựa vào ghi nhớ SGK trả lời. GV. Nhấn mạnh những đặc điểm chính. HOẠT ĐỘNG 4: HDHS LÀM BÀI TẬP. Yêu cầu cần miêu tả được: + Thời gian mặt trời mọc + Địa điểm quan sát + Cảnh vật xa khi có mặt trời mọc lên ntn? Cảnh vật? + Mặt trười lên cao thì có ánh nắng ntn? Cảnh vật? + Cảm nghĩ của em khi ngắm cảnh mặt trời mọc? II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 2. Cảnh mặt trời mọc trên biển: - Khung cảnh rộng lớn, bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: “ Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi” à Bức tranh tuyệt đẹp, tráng lệ - Hình ảnh so sánh ,ẩn dụ đặc sắc:“ Mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như một lòng đỏ trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt trên một mâm bạc đường kính mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng” Þ Tài quan sát miêu tả, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ chính xác, tinh tế, độc đáo của tác giả 3.Cảnh sinh hoạt của ngưuời dân vào một buổi sáng trên biển. - Địa điểm: Quanh cái giếng nước ngọt, từ giếng xuống thuyền. - Cảnh lao động,sinh hoạt vừa khẩn trương, tấp nập ,lại thanh bình: + “ Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay không biết bao nhiêu là người đến gánh, múc” + “ Cái giếng nước ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp nhau đi đi về về”. + Hình ảnh “ Chị Châu Hòa Mãn địu con ,thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”. + Hình ảnh so sánh : “ Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể,cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền” Þ Cảnh sinh hoạt nơi đây thật sinh động,tấp nập,ấm áp,thanh bình . III. TỔNG KẾT. GHI NHỚ: SGK IV. LUYỆN TẬP. ( HDHS làm ở nhà) Viết một đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển ( trên sông hoặc trên núi) 4. CỦNG CỐ : (3’) ( Bảng phụ ) 1. Đoạn văn :“Sau trận bão,chân trời ,ngấn bể những người chài lưới trên muôn thuở biểnĐông”. A. Duyên dáng và mềm mại B. Rực rỡ và tráng lệ C. Dịu dàng và bình lặng D. Hùng vĩ và lẫm liệt 2. Biện pháp tu từ nào chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên ? A. So sánh B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. Ẩn dụ 3. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô được miêu tả như thế nào ? A. Êm ả,bình lặng B. Hối hả,vội vã C. Khẩn trương,thanh bình D. Hân hoan,vui vẻ 4. Chất thơ tráng lệ của cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô được thể hiện ntn? ( cảnh mặt trời lên đẹp rực rỡ,huy hoàng,tráng lệ) 5. Tại sao nói ngòi bút tả cảnh thiên nhiên,cnhr sinh hoạt của nhà văn Nguyễn Tuân rất tinh tế và linh hoạt ? ( Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ điêu luyện và sự miêu tả tinh tế,chính xác ,giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân ) . - HƯỚNG DẪN HS LÀM BÀI VIẾT BÀI TLV SỐ 6: VĂN TẢ NGƯỜI. 5. DẶN DÒ: (2’) - Đọc lại văn bản, làm bài tập. - Chép và thuộc đoạn văn “ Mặt trời nhú lên là là nhịp cánh”. - Soạn bài: xem lại phương pháp làm văn miêu tả người. TIẾT SAU VIẾT BÀI TLV TẢ NGƯỜI.
Tài liệu đính kèm: