Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 99+100: Lượm - Năm học 2007-2008

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 99+100: Lượm - Năm học 2007-2008

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp học sinh :

-cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên ,trong sáng của hình ảnh Lượm ,ý nghĩa cao cả trong sư hi sinh của nhân vật

-Nắm được thể thơ bốn chữ ,nghệ thuât tả và kể trong bài thơ có tính chất tự sự

B-TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1-kiểm tra bài cũ

2-giới thiệu bài mới

3-tổ chức các hoạt động dạy và học

Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh đọc ,tìm hiểu thể thơ ,bố cục và giải thích từ khó .

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 99+100: Lượm - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Tuần 25: Bài 24
Tiết 99- 100	
Văn học 	lượm
Tố hữu
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
-cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên ,trong sáng của hình ảnh Lượm ,ý nghĩa cao cả trong sư hi sinh của nhân vật 
-Nắm được thể thơ bốn chữ ,nghệ thuât tả và kể trong bài thơ có tính chất tự sự 
b-tiến trình bài dạy 
1-kiểm tra bài cũ
2-giới thiệu bài mới
3-tổ chức các hoạt động dạy và học 
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh đọc ,tìm hiểu thể thơ ,bố cục và giải thích từ khó .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
?HSđọc chú thích *trong SGK?
?Chú thích *giới thiệu như thế nào về tác giả ?Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?
-Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành ,sinh năm 1920,quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế , là nhà cách mạng và là nhà lớn của thơ ca Việt Nam hiện đại.
Bài thơ Lượm được ông sáng tác vào năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp 
? Nhận xét về thể thơ?
- Thể thơ bốn tiếng , nguồn gốc ở thể vè dân gian , nhịp thơ 2-2 ngắt rất thích hợp với lối kể chuyện , tái hiện hình ảnh em Lượm vui tươi hồn nhiên , nhanh nhẹn 
?Nhận xét về phương thức biểu đạt của bài thơ?
Kết hợp phương thức miêu tả , tự sự , biểu cảm .
Bài thơ tả và kể về nhân vật Lượm qua hồi tưởng , tưởng tượng đồnh thời bộc lộ cảm xúc của tác giả khôngchỉ qua cách kể mà còn qua những lời cảm thán và những câu hỏi tu từ .
-Vậy với một văn bản là một bầi thơ thuộc thể thơ bốn chữ , kết hợp với phương thức tự sự , miêu tả và biểu cảm như vậy , người đọc cần phải đọc với giọng đọc như thế nào ?
Những câu tả hình ảnh Lượm ở đoạn đầu cần đọc với giọng đọc vui, nhịp điệu nhanh , nhấn mạnh vào các từ tạo hình những câu cảm thán và những caau hỏi tu từ cần đọc lắng xuống , chậm lại . ngừng giữa các dòng thơ .
Gv đọc mẫu 
Hs đọc mẫu 
Nhận xét 
? Bằng lời của tác giả , bài thơ kể về và tả về lượm qua những sự việc nào ?
?Dựa theo trình tự ấy , em hãy tìm bố cục của bài thơ ?
Đoạn 1: từ đầu cháu đi xa dần 
(hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu )
Đoạn 2: Tiếp hồn bay giữa đồng (câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự sinh của Lượm )
Đọan 3: Tiếp hết (hình ảnh lượm còn sống mãi )
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu nội dung văn bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hs đọc 5 khổ đầu ?
Hs tự đọc 
Hình ảnh Lượm trước khi hi sinh 
?Đoạn thơ gợi lên trước mắt em hình ảnh chú bé Lượm như thế nào ?
?Trình bày những cảm nhận của em theo các phương diện như hình dáng , trang phục cử chỉ lời nói ?
Trang phục : cái xắc xinh xinh , ca lô đội lệch  Trang phục của Lượm giống như trang phục của cac chiến sĩ Vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp bởi Lượm cũng là một chiếsĩ thực sự .Trang phục đó thể hiện sự hồn nhiên ,tinh nghịch ,hiếu động .
-Dáng điệu :Dáng loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch 
-cử chỉ :rất nhanh nhẹn hôn nhiên yêu đời
-Lời nói tự nhiên thân mật .
? Trong những hình ảnh miêu tả Lượm em thích nhất hình ảnh nào? vì sao?
Hs thảo luận
? GV ghi nhận ý kiến của hs.
Lời những ý kiến đó để chuyển ý.
Có lẽ mỗi em đều có ý thíhc riêng của mình. Có lẽ tất cả những hình ảnh miêu tả Lượm đều để lại cho chúng ta, người đọc nhỏ tuổi, ấn tượng sâu sắc. Để ấn tượng sâu sắc ấy đến với nhười đọc, tác giả đã có những nghệ thuật miêu tả như thé nào? ( quan sát liên tưởng, đặc sắc trong cách dùng từ )
Tác giả quan sát trực tiếp từ đó mà miêu tả rất cụ thể , sống động 
Dùng nhiều từ láy gợi tả để vẽ nên hình dáng từ đó thể hiện tính cách nhân vật .
Tưởng tượng hình dung hình ảnh Lượm “ như con chim chích nhảy trên đường vắng “
?Hình ảnh Lượm “Như con chim chích nhảy trên đường vàng “ gợi cho em liên tưởng như thế nào ?
Hình ảnh so sánh do sự liên tưởng của nhà thơ 
Có giá trị gợi tả về hình dáng và tính cách : nhỏ nhắn , hiếu động tươi vui giữa cánh không gian là cánh đồng lúa vàng .
Có giá trị biểu cảm : thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ với chú bé Lượm 
?Những lời thơ vừa gợi tả , giàu cảm xúc ấy đẫ giúp cho em cảm nhận về Lượm như thế nào ?
Hồn nhiên , nhanh nhẹn yêu đời 
? Cùng với việc miêu tả Lượm với những nét đáng yêu như vậy , tác giả đã thể hiện tình cảm của mình với nhân vật như thế nào ?
Trừu mến , yêu thương 
Cách xưng hô thân thiết : chú cháu chú bé 
?Hs tự đọc khổ tiếp theo?
 2 .Hình ảnh Lượm trong khi làm nhiệm vụ
? Những lơi thơ nào miêu tả Lượm trong khi làm nhiệm vụ ?
?Theo em , lời thơ nào gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc về hình ảnh chú bé Lượm trong khi làm nhiệm vụ ?
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo 
?Nhận xét về cách dùng từ của tác giả qua những caau thơ này ?
Động từ tính từ gợi tả 
?Bằng những từ ngữ ấy , em hình dung được gì về chiêns trường lúc bấy giờ ?
Trong sự ác liệt như nhân vật Lượm đã chiến đấu như thế nào ?
Sự ác liệt của chiến tranh 
Hành động dũng cảm của Lượm , coi thường nguy hiểm 
?Trong khi miêu tẩ , kể về việc Lượm khi làm nhiệm vụ , tác giả thay đổi cách xưng hô như thế nào ?
? Cách xưng hô như thế cho em hiểu thêm được gì về tình cảm cuẩ tác giả với nhân vật ?
Gọi Lượm là “ đồng chí nhỏ “
Cách gọi ấy vừa thể hiện sự thân tình vừa trân trọng , coi Lượm như người bạn chiến đấu của mình .
Gv chuyển ý 
? Đọc những câu thơ miêu tả sự hi sinh của Lượm ?
Bỗng loè chớp đỏ 
Thôi rồi Lượm ơi
Chú đồng chí nhỏ 
Một dòng máu tươi!
?Nhận xét gì về sự ngắt nhịp của câu thơ : Bỗng loè chớp đỏ!
Ra thế 
Lượm ơi
? Sự thay đổi về số tiếng và cách ngắt nhịp nói nên điều gì ?
?Cùng với sự thay đổi đó , nhận xét các kiể câu mà tác giả sử dụng trong những câu thơ ấy ?
Tách một câu thơ thành một khổ riêng ngang hàng với các khổ thơ khác.
- Tách câu thơ bốn tiếng thành câu thơ hai tiếng.
-Ngắt nhịp từ 2-2 sang 1-3 
- Dùng hô ngữ : Lượm ơi 
- Dùng câu hỏi tu từ : Câu cảm ?
? Bằng sự diễn đạt như vậy , tác giả đã thể hiện tâm trạng và tình cảm như thế nào trước sự hy sinh của Lượm?
- Cảm xúc ngạc nhiên , bàng hoàng , đau đớn m, nghẹn ngào trước sự hy sinh của Lượm
Nằng nặc. Nài nỉ tha thiết
? Từ cảm xúc của tác giả , em cảm nhận được gì về sự hy sinh của Lượm
-Hy sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên đời đã được chắp cánh cùng Cách mạng 
-Gợi sự cảm phục , đau xót trước sự hy sinh của em
=> Suy tư tập chung cao độ.
? Không dừng Lâu ở nỗi đau xót , nhà thơ còn cảm nhận được sự hy sinh của Lượm còn có vẻ thiêng liêng cao cả qua những câu thơ nào ? 
Cháu nằm trên lúa 
Tay lắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hôn bay giữa đồng
? Em cảm nhận được gì về hình ảnh của Lượm qua những câu thơ ấy ?
Sự hy sinh của Lượm có một vẻ thiêng liêng cao cả như mộtthiên thần bé nhỏ yên nghỉ giữa cánhđồng quê hương với hương thơm lúa non tnah khiết, bao phủ quanh em, linh hồn bé nhỏ ấy đã hoá thân vào với thiên nhiên đất nước.
GV bình
? Học sinh đọc đoạn cuối cùng của bài thơ?
Em có nhận xét gì về đoạn thơ em vừa học?
? Tại sao tác giả lại lặp lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi?
Hình ảnh Lượm còn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương đất nước.
GV: bình:
Thể hiện nềm tin của nhà thơ về sự bất diệt của những người như Lượm .
Ước vọng của những nhà thơ về một cuộc sống thanh bình không chiến tranh để trẻ thơ được sống hồn nhiên hạnh phúc.
Những lời thơ cuối cùng vì thế không thể diễn tả tình cảm trìu mến ma còn day dứt niềm xót thương và ước vọng hoà bình. Đó là ý nghĩa nhân đạo sâu xa của bài thơ này.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hỉêu ý nghĩa của văn bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? Nêu cảm nhận chung của em về hình ảnh Lượm 
Hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm.
Lượm đã hi sinh những hình ảnh của em còn mãi với quê hương đất nước và trong lòng mọi người.
? Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật?
Kết hợp miêu tả, kể truyện và biểu hiện cảm xúc.
Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.
? Học sinh rút ra ghi nhớ trong SGK
Ghi Nhớ:
Bằng cách kết hợp miêu tả, kể chuện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh chú bé Lượm liên lạc hồn nhiên, vui tươi hăng hái dũng cảm . Lượm đã hy sinh nhung hình ảnh của e còn mãi với quê hương đất nước và trong lòng mọi người.
Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi cảm giàu hình ảnh và âm thanh góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về người thiếu niên anh hùng Việt Nam trong cuộc kháng chiễn chống Pháp qua hình ảnh chú bé Lượm 
Sử dụng các từ láy trong bài thơ Lượm và tìm thêm một vài từ láy khác để viết một bài văn ngắn miêu tả hình ảnh một người thân của em.
Soạn bài Cô- Tô

Tài liệu đính kèm:

  • doc25-99- luom.doc