Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 9+10: Tức nước vỡ bờ - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 9+10: Tức nước vỡ bờ - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí

- Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức:

- Khái niệm thể loại hồi kí.

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.

- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt chảy bỏng của nhân vật.

- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

2. Kĩ năng: - Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.

- Vân dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

3. Thái độ: Bồi đắp tình cảm yêu thương, kính trọng mẹ.

C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, bình, giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định : Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 8A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ? Qua đó, em hiểu gì về nhân vật bé Hồng? Nêu ý nghĩa văn bản?

3. Bài mới : Trong tự nhiên có quy luật đã được khái quát thành câu tục ngữ: Tức nước vỡ bờ. Trong xã hội, đó là quy luật: Có áp bức, có đấu tranh. Quy luật ấy đã được chứng minh rất hùng hồn trong chương XVIII tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố.

 

doc 4 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 9+10: Tức nước vỡ bờ - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 3 Ngày soạn: 09/09/2012
Tiết PPCT: 9-10 Ngày dạy : 11/09/2012
TỨC NƯỚC VỠ BỜ 
 (Trích Tắt đèn) - Ngô Tất Tố - 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có được những kiến thức sơ giản về thể văn hồi kí
- Thấy được đặc điểm của thể văn hồi kí qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
- Khái niệm thể loại hồi kí.
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt chảy bỏng của nhân vật.
- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
2. Kĩ năng: - Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.
- Vân dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
3. Thái độ: Bồi đắp tình cảm yêu thương, kính trọng mẹ.
C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, bình, giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định : Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ? Qua đó, em hiểu gì về nhân vật bé Hồng? Nêu ý nghĩa văn bản?
3. Bài mới : Trong tự nhiên có quy luật đã được khái quát thành câu tục ngữ: Tức nước vỡ bờ. Trong xã hội, đó là quy luật: Có áp bức, có đấu tranh. Quy luật ấy đã được chứng minh rất hùng hồn trong chương XVIII tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
 GV Yêu cầu HS giới thiệu tác giả, tác phẩm theo gợi ý SGK.
HS trả lời, GV nhận xét
Xuất xứ ? Thể loại văn bản ?
GV chốt ý
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
GV hướng dẫn cách đọc: Làm rõ không khí truyện hồi hộp, căng thẳng ở đoạn đầu, sảng khoái ở đoạn cuối, chú ý thể hiện sự tương phản giữa các nhân vật.
Cho HS đọc phân vai: Chị Dậu, tên cai lệ, anh Dậu, dẫn truyện.
*Tóm tắt: Giữ vụ sưu thuế căng thẳng. Nhà nghèo, chị Dậu phải bán con, bán đàn chó, bán cả gánh khoai cuối mới đủ tiền nộp thuế cho chồng để cứu anh đang ốm yếu, bị đánh đập từ đình làng về. Nhưng nguy cơ anh Dậu bị bắt lại nữa vì chưa có tiền nộp sưu cho người em ruột đã mất từ năm ngoái. Chị Dậu ra sức chăm sóc chồng và chống cự lại với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng.
Bố cục ? Đề tài? Phương thức biểu đạt của văn bản?
Hs đọc lại đoạn 1 
Tình cảnh của chị Dậu được nhà văn thể hiện ntn?
 Hs: Trả lời
Việc chị Dậu chỉ có bát gạo hàng xóm để chăm sóc anh Dậu ốm yếu bị hành hạ giữa vụ sưu thuế gợi cho em những cảm nghĩ gì về tình cảnh và phẩm chất của người nông dân nghèo trong xã hộ cũ?
HS: Cực kì nghèo khổ, trong cuộc sống không có lối thoát. Sức chịu đựng dẻo dai, không gục ngã trước hoàn cảnh khốn khó, giàu tình nghĩa 
Trong khó khăn chị Dậu hiện lên với những nét tính cách gì? 
Hs: là một phụ nữ đảm đang, hết lòng yêu thương chồng con, tính tình vốn dịu dàng, tình cảm
HẾT TIẾT 9 CHUYỂN TIẾT 10
Gv chuyển ý: Thế tức nước đầu tiên xuất phát từ hoàn cảnh khốn cùng, bi đát. Ai đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đáng thương như vậy. Liệu họ có hiền lành cam chịu mãi không? Hay trỗi dậy ý thức phản kháng? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp văn bản
Hs đọc phần 2 
Trong phần hai của văn bản xuất hiện nhân vật nào đối lập với chị Dậu ? (Cai lệ là viên cai chỉ huy một tốp lính lệ)
Gia đình chị Dậu buộc phải đóng suất thuế sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái. Điều đó cho thấy thực trạng xã hội thời đó ntn? 
Hs: Tàn nhẫn, bất công, không có luật lệ 
Theo dõi nhân vật cai lệ, cho biết ngòi bút hiện thực Ngô Tất Tố đã khắc hoạ hình ảnh cai lệ bằng những chi tiết điển hình nào ?
Hs:Tìm chi tiết 
Qua đó nhận xét nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả ? Từ đó cho thấy cai lệ là người ntn?
GV giảng, chốt ý
HSTLN – 3 phút – 4 nhóm
Trước sự tàn bạo, hống hách, không còn nhân tính của tên cai lệ như thế thì chị Dậu đối phó với bọn tay sai để bảo vệ chồng bằng cách nào? (gợi ý: thông qua hành động, lời nói, xưng hô của chị Dậu) Nhận xét gì về nhân vật chị Dậu? 
Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng khi quật ngã 2 tên tay sai như vậy ? (đó là lòng căm hờn mà cái gốc của nó chính là lòng yêu thương )
Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì ? 
Từ đó, những đặc điểm nổi bật nào trong tính cách chị Dậu được bộc lộ? (Dịu dàng mà cứng cỏi trong ứng xử, giàu tình yêu thương, tiềm tàng tinh thần phản kháng áp bức) 
Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thoả đáng không? Vì sao?
 HS trả lời theo suy nghĩ.
GV: HS nhắc lại một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu, tóm lượt nội dung và rút ra ý nghĩa của văn bản?
Qua văn bản này em hiểu gì về số phận và phẩm chất của người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ, bản chất của chế độ xã hội đó ?(bản chất xấu xa của xã hội cũ, vẻ đẹp tâm hồn, giàu tình thương yêu của người nông dân)
HS tìm ý trả lời 
Từ đó, có thể nhận ra thái độ nào của nhà văn đối với thực trạng xã hội và đối với phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ ? (thấu hiểu, cảm thông sâu sắc, lên án xã hội thống trị vô nhân đạo, cổ vũ tinh thần và có lòng tin vào vẻ đẹp của người nông dân)
Hs: Trả lời.
Em hiểu gì về ý nghĩa nhan đề: Tức nước vỡ bờ? 
- Nói lên chân lí tức nước thì vỡ bờ, bị áp bức phải có đấu tranh -> Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Đọc diễn cảm văn bản nhiều lần để tóm tắt được.
- Qua hình tượng nhân vật chị Dậu, phân tích tinh thần phản kháng của người nông dân trong xã hội cũ.
- Bài mới: Tìm hiểu một số cách xây dựng đoạn
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Ngô Tất Tố (1893-1954) là nhà văn xuất sắc của trào lưu hiện thực trước Cách mạng; là người am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật, sáng tác.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Tắt đèn viết năm 1939 – là tác phẩm tiêu biểu, đoạn trích thuộc chương XVIII của tác phẩm 
b. Thể loại: tiểu thuyết
 II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
*Tóm tắt: 
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: (2 phần) 
+ Từ đầu đến ngon miệng hay không - cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu .
+ Đoạn còn lại: Cuộc đối mặt với bọn cai lệ – người nhà Lí lrưởng. 
b. Đề tài: Viết về người nông dân trước cách mạng.
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả và biểu cảm
d.Phân tích:
d1.Tình cảnh của gia đình chị Dậu
- Nợ sưu nhà nước chưa có cách gì trả được.
- Chồng ốm, lại bị đánh đập.
- Chị Dậu thương chồng, tìm mọi cách để cứu chồng
® Kể chuyện: Hoàn cảnh bi đát, đáng thương. 
d2. Nhân vật cai lệ
- Sầm sập tiến vào, gõ đầu roi, thét, trợn ngược mắt, quát, giọng hầm hè.
- Vô cảm trước lời van xin của chị Dậu
- Ra lệnh trói anh Dậu khi anh đau ốm.
- Bịch vào ngực, tát vào mặt chị Dậu
-> Miêu tả nhân vật chân thực (kết hợp bộ dạng, lời nói, hành động)
=> Đại diện cho giai cấp thống trị hống hách, thô bạo, không nhân tính.
d3. Nhân vật chị Dậu:
- Người phụ nữ hiền lành, tháo vát.
- Hạ mình van xin cai lệ
- Thay đổi cách xưng hô: cháu – ông; tôi - ông, bà - mày.
- Thay đổi hành động: túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, vật nhau, túm tóc lẳng cho một cái.
-> Tình huống truyện có tính kịch, kết hợp các chi tiết điển hình về cử chỉ với lời nói và hành động
=> Người nông dân vốn hiền lành nhưng biết phản kháng mãnh liệt khi bị áp bức bất công (Từ nhũn nhặn, thiết tha van xin đến cứng cỏi, thách thức, quyết liệt)
3.Tổng kết: Ghi nhớ : SGK  
a. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện có kịch tính cao.
- Cách xây dựng nhân vật điển hình, chân thực, sống động.
b. Nội dung :
* Ý nghĩa văn bản: Với cảm quan nhạy cảm, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh chân thực sức mạnh phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của giai cấp nông dân hiền lành, chất phác
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
* Bài cũ: 
- Tóm tắt đoạn trích, ý nghĩa văn bản. Đọc diễn cảm đoạn trích, nắm vững tính cách nhân vật cai lệ và chị Dậu.
* Bài mới: Soạn bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct910 TUC NUOC VO BO.doc