Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 9 đến 20 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 9 đến 20 - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

- Khái niệm nghĩa của từ

- Cách giải thích nghĩa của từ

2. Kĩ năng:

- Giải thích nghĩa của từ

- Dùng từ đúng nghĩa trong nói viết

- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ

3. Thái độ:

- Sử dụng từ chuẩn xác khi nói và viết ddddddd

II. CHUẨN BỊ :

1.GV: Từ điển Tiếng Việt; bảng phụ ghi mô hình nghĩa của từ, ghi bài tập 3

2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra Thế nào là từ thuần Việt? Thế nào là từ mượn? Cho ví dụ một số từ mượn.

2. Bài mới:

* GV giới thiệu bài (1 phút): Người Việt Nam sử dụng từ ngữ rất đa dạng, nhưng để sử dụng từ cho đúng thì ta phải hiể được nghĩa của từ. Vậy nghĩa của từ là gì ? làmn thế nào để hiểu dược nghĩa của từ? Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

 

doc 18 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 9 đến 20 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng.......
 Tiết: 9 : Sơn tinh, thủy tinh	
 (Truyền thuyết)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Nhân vật sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh 
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt , bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện : sử dụng nhiều chi tiết kì lạ , hoanh đường
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
- Nắm được các sự kiện chính trong truyện
- Xác định ý nghĩa của truyện
- Kể lại được truyện
3. Thái độ:
- Khơi gợi niềm ước mơ khát vọng trinh phục thiên nhiên.
 II. Chuẩn bị : 
1 . Thầy: bài soạn,SGK,SGV, tài liệu chuẩn
2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra : Truyện Thánh Gióng có ý nghĩa gì ? 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh cảnh lũ lụt :Nhân dân ta nhất là nhân dân miền Bắc, hằng năm phải đối mặt với mùa mưa bão, lũ lụt rất hung dữ, khủng khiếp. Để tồn tại chúng ta phải tìm mọi cách sống, chiến đấu và chiến thắng giặc nước. Cuộc chiến đấu trường kì, gian truân ấy đã được thần thoại hoá trong truyền thuyết " Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ".
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1:GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích: 
 GV hướng dẫn đọc: phần đầu giới thiệu vua Hùng kén rể đọc với giọng chậm, đoạn kể cuộc giao tranh đọc nhịp điệu nhanh hơn . Đoạn cuối đọc chậm lại. 
GV đọc mẫu - HS đọc - Gọi HS nhận xét giọng đọc của bạn- GV nhận xét.
- Lưu ý HS một chú thích: 1,4,5,7
HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung văn bản : 
- Căn cứ vào nội dung văn bản em thấy truyện có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung từng đoạn ?
(Văn bản chia làm 3 đoạn:
 Đ1: Vua Hùng kén rể
 Đ2: Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai vị thần 
 Đ3: Chiến thắng của Sơn Tinh, mối thù hàng năm của Tủy Tinh)
- Truyện gắn với thời nào trong lịch sử Việt Nam?
(Vua Hùng)
- GV: Truyện còn gắn với công cuộc trị thủy thời mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ -> Ca ngợi công lao dựng nước của cha ông ta.
- Trong truyện có mấy nhân vật ? Kể tên các nhân vật đó?
(5 nhân vật: Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh, lạc hầu)
- Theo em ai là nhân vật chính?
- Vì sao tên của hai vị thần trở thành tên truyện?
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung văn bản:
- Truyện mở đầu bằng sự việc gì?
- Vua Hùng muốn kén cho con người chồng như thế nào?
- Vua Hùng kén rể bằng hình thức nào?
- Em có nhận xét gì về lễ vật mà vua Hùng đưa ra?
(lễ vật vừa trang nghiêm, giản dị, truyền thống, vừa quý hiếm kì lạ.)
 GV: Đã thi thì có kẻ thắng, kẻ thua. Điều gì xảy ra khi Thủy Tinh thua cuộc?
- Tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để xây dựng hai nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh ?
(nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo) 
- Cả hai nhân vật được giới thiệu trên những phương diện nào?
(Nguồn gốc, tài năng)
- Vì sao Thủy Tinh chủ động dâng nước đánh Sơn Tinh?
(Thua cuộc, không lấy được Mị Nương)
- Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh như thế nào ?
 GV cho HS quan sát tranh cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. 
GV: Cuộc tấn công của thần nước thật nhanh và khủng khiếp. Nước dâng ngút trời, dông bão thét gào, như cơn ghen tuông mù quáng, như cơn giận điên cuồng đánh Sơn Tinh.
- Cảnh Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió, sóng dâng cuần cuận, bão tố đầy trời gợi cho em hình dung ra cảnh gì mà nhân dân ta thường gặp hằng năm ?
(Đó chính là sự kì ảo hoá cảnh lũ lụt vẫn thường sảy ra ở đồng bằng châu thổ sông Hồng hàng năm)
- Sơn Tinh đã đối phó như thế nào? 
- Câu: “nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi dâng cao lên bấy nhiêu” có ý nghĩa gì?
(Quyết tâm bền bỉ , sẵn sàng đối phó với bão lũ của nhân dân xưa)
- Kết quả giao tranh ra sao?
- Theo em, nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh có thực không?
(Không, là nhân vật tưởng tượng hoang đường)
 - Nhân vật Thuỷ Tinh tượng trưng cho ai ? Nhân vật Sơn Tinh tượng trưng cho ai ?
- Việc Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh phản ánh ước mơ gì của nhân dân ta ?
GV cho lớp thảo luận nhóm nhỏ (theo bàn)
- Truyện có ý nghĩa gì ?
Đại diện nhóm trả lời- nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận
(Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm và ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự bão lụt. Truyện suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng)
- Việc giải thích lũ lụt hằng năm như thế có đúng không? Vì sao? 
HS đọc ghi nhớ sgk
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập 	
 HS đọc yêu cầu bài tập 2 
- Ngày nay việc củng cố đê điều, cấm phá rừng, trồng thêm rừng của Đảng và Nhà nước có tác dụng gì ?
- Em hãy kể một số truyện có liên quan đến thời đại vua Hùng ? 
(Chử Đồng Tử, Phù Đổng Thiên Vương, Mị Châu- Trọng Thuỷ)
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
1. Đọc văn bản:
2. Tìm hiểu chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tìm hiểu chung
* Bố cục: 3 đoạn
- Truyện gắn với thời đại các vua Hùng
- Nhân vật chính: Sơn tinh, thủy Tinh
2. Tìm hiểu nội dung
a. Vua Hùng kén rể
- Kén người tài giỏi
- Hình thức: Thi tài
b. Cuộc giao tranh giữa hai vị thần
- Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Sơn Tinh chống trả quyết liệt (dâng đồi núi)
- Thủy Tinh rút quân
c. ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật
- Thủy Tinh: Hiện tượng mưa to, bão lũ
- Sơn Tinh: Hiện tượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt
- Sơn Tinh thắng Thủy Tinh: ứơc mơ chiến thắng thiên tai của người xưa
d. ý nghĩa của truyện
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
1. Bài tập 2 (T. 3,4)
- Nhà nước và nhân dân đang tích cực xây dựng và củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng và trồng thêm hàng triệu héc ta rừng để đẩy lùi, ngăn chặn thiên tai, lũ lụt.
2. Bài tập 3 (T. 3)
3. Củng cố: 
- Qua truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh em thích nhất nhân vật nào? Suy nghĩ của em về nhân vật đó ?
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài
- Vẽ theo tưởng tượng của mình về một trong các nhân vật của truyện
- Chuẩn bị bài : Nghĩa của từ
IV. Rút kinh nghiệm
Ngày giảng :
 Tiết 10: Nghĩa của từ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Khái niệm nghĩa của từ
- Cách giải thích nghĩa của từ
2. Kĩ năng:
- Giải thích nghĩa của từ
- Dùng từ đúng nghĩa trong nói viết
- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ
3. Thái độ:
- Sử dụng từ chuẩn xác khi nói và viết ddddddd
II. Chuẩn bị :
1.GV: Từ điển Tiếng Việt; bảng phụ ghi mô hình nghĩa của từ, ghi bài tập 3
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra Thế nào là từ thuần Việt? Thế nào là từ mượn? Cho ví dụ một số từ mượn. 
2. Bài mới:
* GV giới thiệu bài (1 phút): Người Việt Nam sử dụng từ ngữ rất đa dạng, nhưng để sử dụng từ cho đúng thì ta phải hiể được nghĩa của từ. Vậy nghĩa của từ là gì ? làmn thế nào để hiểu dược nghĩa của từ? Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm nghĩa của từ
- HS đọc phần ví dụ SGK
- Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?
- Bộ phận nào nêu ý nghĩa của từ?
(Bộ phận sau dấu 2 chấm)
 GV treo bảng phụ ghi mô hình nghĩa của từ.
- Nghĩa của từ ứng với với phần nào trong mô hình dưới đây?
 Hình thức
 Nội dung 
GV: Nội dung là cái chứa đựng trong hình thức của từ
- Vậy em hiểu nghĩa của từ là gì? 
- HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ:
 - HS đọc lại cách giải thích nghĩa của từ : Tập quán, lẫm liệt, nao núng ... 
- Làm thế nào để giải thích nghĩa của từ? 
- Nghĩa của từ : hoảng hốt ,vội vã,cuống quýt có giống nhau không ? (có) 
GV : Những từ phát âm khác nhau mà có nghiã giống nhau gọi là từ đồng nghĩa .
- Như vậy ta còn có cách nào để giải thích nghĩa của từ ? 
- Qua tìm hiểu em thấy có mấy cách giải thích nghĩa của từ ? 
- HS đọc ghi nhớ
HĐ3 :GV hướng dẫn HS luyện tập 
- HS đọc lại các chú thích sau các văn bản
- Cho biết từng chú thích ấy giải thích bằng cách nào?
 HS đọc yêu cầu bài tập 2
 GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận.
- Nhóm 1: a
- Nhóm 2 : b
- Nhóm 3 : c
- Nhóm 4 : d
 Đại diện các nhóm trả lời
Nhóm khác nhận xét- GV nhận xét, kết luận.
 GV nêu yêu cầu bài tập 3
 GV gọi 3 HS lên bảng làm bài tập điền vào bảng phụ
 HS khác nhận xét- GV nhận xét, kết luận
HS đọc yêu cầu bài tập 4
 HS suy nghĩ làm bài
 GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời- GV nhận xét, chữa bài lên bảng.
I. Nghĩa của từ
1. Ví dụ: SGK
- Mỗi chú thích gồm 2 phần:
+ Từ cần giải nghĩa
+ Nêu nghĩa của từ
- Nghĩa của từ ứng với phần nội dung
-Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị.
2. Ghi nhớ: SGK
II. Cách giải thích nghĩa của từ
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị (VD: tập quán)
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích (VD:lẫm liệt)
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
1 . Bài tập 1 (T.36)
2. Bài tập 2 (T. 36)
a. Học tập
b. Học lỏm
c. Học hỏi
d. Học hành
 3. Bài tập 3 (T. 36)
 - Trung bình.
 - Trung gian.
 - Trung niên.
4.Bài tập 4 (T. 36)
- Giếng : hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, thường để lấy nước.
- Rung rinh : rung động, đung đưa.
- Hèn nhát: thiếu can đảm đến mức đáng khinh.
3. Củng cố: - Nghĩa của từ là gì? Cần hiểu đúng nghĩa của từ để làm gì?
- Cách giải thích nghĩa của từ?
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài: Tập giải thích nghĩa của từ theo hai cách
- Chuẩn bị bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Nhận xét - rút kinh nghiệm
Ngày giảng Tiết 11 : Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: giúp HS:
- Vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự
- ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự
2. Kĩ năng:
- Chỉ ra được sự việc ,nhân vật trong văn bản tự sự
- Xác định sự việc ,nhân vật trong một văn bản cụ thể
3. Thái độ:
- Thấy được vai trò của sự việc trong văn tự sự.
II. Chuẩn bị :
1.GV: Bảng phụ ghi sự việc chính trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra 
- Nghĩa của từ là gì ? Cách giải thích nghĩa của từ
2. Bài mới:
* GV giới thiệu bài :Trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người. Đó là sự việc và nhân vật - hai đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự. Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào? Làm thế nào để nhận ra?...Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
Hoạt động của gV và HS
 Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về sự việc trong văn tự sự :
 GV cho hs đọc các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
 GV cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ
 (theo bàn):
- Chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc trong các sự việc trên ?.
 Đại diện nhóm trả lời- nhóm khác nhận xét
 GV nhận xé ...  gì?
HS: trả lời
GV: chốt
- Bài văn trên có mấy phần. Nhiệm vụ của mỗi phần? 
- Em có nhận xét gì về độ dài ngắn của các phần ?
(Phần đầu và phần cuối thường ngắn gọn, phần giữa dài hơn, chi tiết hơn.)
- Theo em có thể bớt đi phần nào trong ba phần ấy được không? Vì sao?
 (Thiếu phần đầu người đọc khó theo dõi văn bản, thiếu phần cuối người đọc không biết cuối cùng câu truyện ra sao, thiếu phần giữa là mất đi cái xương sống của truyện.)
GV: Dàn bài hay còn gọi là bố cục, dàn ý của bài văn, cần xây dựng dàn bài gồm 3 phần với những ý lớn rồi phát triển dần thì bài viết mới đầy đủ, mạch lạc.
 HS đọc ghi nhớ sgk
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập: 
 HS đọc truyện Phần thưởng
- Chủ đề của truyện là gì?
- Gạch dưới câu văn có sự việc thể hiện tập trung chủ đề ?
GVcho HS thảo luận theo nhóm nhỏ (theo bàn): Chỉ ra 3 phần mở bài, thân bài, kết bài?
Đại diện trả lời- nhóm khác nhận xét chéo.
GV nhận xét, kết luận 
- Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ nào?
- Truyện này và truyện Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục? (3 phần)
- Có gì khác nhau về chủ đề?
HS: trả lời
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
1. Chủ đề:
* Văn bản: SGK
- ý chính: Tuệ Tĩnh là danh y lỗi lạc đời Trần .cứu giúp người bệnh
-> Chủ đề là vấn đề, là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong VB.
=> Ghi nhớ (ý1)
2. Dàn bài:
* Gồm 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- Thân bài: Phát triển, diễn biến của sự việc câu chuyện.
- Kết bài: Kể lại kết thúc của truyện.
đ Không thể thiếu bất cứ 1 phần nào.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
1.Bài tập 1
a. Chủ đề: Ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành với vua của người nông dân; chế giễu tính tham lam, cậy quyền của viên quan.
b. Bố cục: 3 phần
 Mở bài: Câu đầu
 Thân bài: Các câu tiếp theo
 Kết bài: Câu cuối 
c. So sánh hai truyện: 
+ Tuệ Tĩnh: Chủ đề nằm lộ rõ ở phần mở bài
+ Phần thưởng: Chủ đề nằm trong sự suy đoán của người đọc
3. Củng cố: - Đọc bài đọc thêm: Những cách mở bài
- Muốn viết được một bài văn hay, đủ ý, mạch lạc nhất thiết người viết phải làm gì?
4 Hướng dẫn : 
- Học bài, hiểu rõ chủ đề, dàn bài của bài văn tự sự
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự. 
Rút kinh nghiệm
...
Ngày giảng: 6 a,b 
 Tiết: 15 : Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: giúp HS:
- Cấu trúc yêu cầu của đè văn tự sự (qua các từ ngữ được diễn đạt trong đề )
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề ,lập ý ,lập dàn ý khi làm bài văn tự sự
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý
2. Kĩ năng:
- Tìm hiểu đề : đọc kỹ đề ,nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức lý thuyết để viết một bài văn cụ thể
II. Chuẩn bị 
1. Thầy: Bảng phụ ghi đề văn tự sự ,SGK, SGV.
2. Trò : Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình 
1. Kiểm tra: Chủ đề là gì ? Bố cục của bài văn tự sự? 
2. Bài mới:
* GV giới thiệu bài : Khi làm bài văn tự sự việc tìm hiểu đề và xác định cách làm bà văn sẽ giúp các em thành công hơn.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề văn tự sự 
GV treo bảng phụ ghi 6 đề SGK/47
- Lời văn đề 1 nêu ra yêu cầu gì
- Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
(HS gạch dưới các từ)
- Đề 2 yêu cầu gì ?
- Đề 3,4,5,6 không có từ kể có phải là văn tự sự không? Vì sao?
- Hãy gạch chân các từ trọng tâm trong các đề 3,4,5,6 ?
- Cho biết mỗi đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?
- Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc? Đề nào nghiêng về kể người? Đề nào nghiêng về tường thuật?
(+Nghiêng về kể việc: 3,4
 + Nghiêng về kể người: 2,6
 + Nghiêng về tường thuât:5)
- HS đọc đề bài
- Đề nêu yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
- Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
- Em sẽ chọn chuyện nào? Em thích nhân vật, sự việc nào?
- Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề gì?
- HS chuẩn bị ra nháp
- HS trình bày
GV nhận xét
- Sau khi xác định được nội dung vấn đề cần viết thì ta cần phải làm gì để bài viết đủ ý, mạch lạc ?
 - Em dự định viết mở bài như thế nào? Kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?
- HS thảo luận lập dàn ý
- Đại diện trình bày
- Gv nhận xét , khẳng định
- Em hiểu như thế nào là “viết bằng lời văn của em”?
( Nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về câu chuyện đó)
- Từ việc phân tích các ý trên, em hãy rút ra cách làm bài văn tự sự?
- HS đọc ghi nhớ
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
1. Đề văn tự sự:(SGK)
- Đề 1: Yêu cầu: 
 + Kể chuyện
 + Câu chuyện em thích
 + Bằng lời kể của em
- Đề 2: Yêu cầu
+ Kể về người bạn
+ Người bạn tốt.
- Đề 3,4,5,6 không có từ “kể” nhưng vẫn là đề tự sự vì có yêu cầu có việc, có chuyện
2. Cách làm bài văn tự sự 
* Đề bài: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
a. Tìm hiểu đề
- Thể loại: Tự sự
- Nội dung: Câu chuyện em thích 
- Hình thức: Bằng lời văn của em (không sao chép)
b. Lập ý
- Phải xác định được nội dung sẽ viết theo yêu cầu đề.
 c. Lập dàn ý
* Mở bài:
 Giới thiệu chủ đề chuyện hoặc tình huống xảy ra câu chuyện
* Thân bài:
 Kể diễn biến theo trình tự (Sự việc xả ra trước kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau)
* Kết bài
- Kể kết thúc câu chuyện
* Ghi nhớ: SGK
3 Củng cố: 
- Lưu ý cách tìm hiểu đề văn tự sự
- Trong bài văn tự sự có thể bỏ bớt phần nào không ? 
- Cách làm bài văn tự sự
4. Hướng dẫn : 
- Tập lập dàn bài cho đề số 1
- Chuẩn bị phần còn lại của bài
Rút kinh nghiệm
.
Ngàygiảng: 6a,b 
 Tiết: 16 : Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
 (tiếp theo)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: giúp HS:
- Cấu trúc yêu cầu của đè văn tự sự (qua các từ ngữ được diễn đạt trong đề )
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề ,lập ý ,lập dàn ý khi làm bài văn tự sự
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý
2. Kĩ năng:
- Tìm hiểu đề : đọc kỹ đề ,nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào bài viết cụ thể 
II. Chuẩn bị :
1. Thầy: SGK, SGV
2. Trò : Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình:
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
2. Bài mới:
* GV giới thiệu bài : Giờ học trước các em đã tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm văn tự sự. Giờ học này chúng ta sẽ luyện tập để củng cố kiến thức.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ lại kiến thức đã học ở giờ trước: 
- Việc tìm hiểu đề trước khi làm bài văn tự sự có quan trọng không ?
-Bố cục của bài văn tự sự gồm mấy phần ?
HĐ2 :Hướng dẫn HS luyện tập:
 GV : cho hs ghi đề bài
- Đề bài yêu cầu điều gì ?
- Hãy lập dàn ý cho đề bài trên ?
HS chuẩn bị ra nháp
GV gọi HS trình bày.
GV gợi ý:
- Phần mở bài em sẽ đưa những ý nào của văn bản vào ?
- Phần thân bài có nhiệm vụ gì ?
- Các sự việc ấy cần được sắp xếp theo trình tự nào ?
- Kết bài có nhiệm vụ gì ?
- Luyện viết phần mở bài , kết bài cho đề trên ?
HS viết bài
GV gọi 2-3 HS đọc bài viết của mình, lớp nhận xét, 
GV: nhận xét, sửa chữa.
- Đây là một trong hai chủ đề của truyện gì ?
- Để làm được đề này ta cần bỏ đi chi tiết nào của truyện ?
 (Bỏ phần đầu giới thiệu vua cần người nối ngôi)
- Em sẽ chọn những sự việc nào để viết cho đề bài trên ?
(- Giới thiệu về Lang Liêu
 - Được thần giúp làm bánh
 - Được vua chọn bánh.)
- Hãy lập dàn ý cho đề bài trên ?
HS chuẩn bị ra nháp.
GV gọi 2 HS trình bày phần lập dàn ý của mình
HS: trình bày
GV nhận xét, kết luận 
I/ Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự:
1. Đề văn tự sự
2. Cách làm bài văn tự sự 
II/ Luyện tập
1. Bài tập 1:
 Em hãy kể lại truyện Thánh Gióng đánh giắc Ân bằng lời văn của em ?
* Tìm hiểu đề:
Đề yêu cầu:
- Kể lại truyện Thánh Gióng đánh giặc Ân.
- Bằng lời văn của em.
* Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật Thánh Gióng
b. Thân bài: Nêu diễn biến truyện Thánh Gióng đánh giặc Ân.
+ Sắp xếp các sự việc:
- Thánh Gióng yêu cầu vua làm cho vũ khí đánh giặc.
- Thánh Gióng ăn khoẻ, lớn nhanh.
- Gióng vươn vai thành tráng sỹ ra trận đánh giặc.
- Roi gẫy, Gióng nhổ tre đánh giặc.
- Gióng đánh thắng giặc và bay về trời.
c.Kết bài: Vua nhớ ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ.
2. Bài tập 2
Em hãy kể chuyện Lang Liêu làm ra hai thứ bánh quý.
*Lập dàn ý:
a.Mở bài: Giới thiệu nhân vật Lang Liêu và việc chọn người nối ngôi.
 b.Thân bài: Lang Liêu được thần giúp; Lang Liêu hiểu ý thần làm ra 2 thứ bánh quý; vua chọn.
 c.Kết bài : Lưu truyền đến ngày nay nghề trồng trọt và chăn nuôi; tục làm bánh chưng, bánh giầy của nhân dân ta.
3. Củng cố: 
- Đề văn tự sự
- Cách làm bài văn tự sự 
- Lưu ý HS cách viết bài
4. Hướng dẫn: 
- Ôn lại toàn bộ kiến thức văn tự sự giờ sau viết bài viết số 1
- Chuẩn bị vở viết văn.
Rút kinh nghiệm
.
....
Ngày giảng 
 Tiết 19 - 20 : Viết bài Tập làm văn số 1
I. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Học sinh viết được một bài văn kể chuyện có nội dung : nhân vật , sự việc , thời gian , đặc điểm , nguyên nhân , kết quả
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng viết văn
3. Thái độ :
- HS yêu thích thể loại văn tự sự
II. Chuẩn bị 
1.Thầy : đề bài ,đáp án , biểu điểm
2.Trò : ôn bài
III. Tiến trình
1.Kiểm tra : ( kết hợp trong giờ)
2. Bài mới :
2.1/ Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện (truyền thuyết hoặc cổ tích) mà em biết bằng lời văn của em.
2.2/ Yêu cầu cần đạt:
- Thể loại: Tự sự ( Truyện truyền thuyết hoặc cổ tích )
- Kể bằng lời của mình không sao chép
- Lời kể rõ ràng, mạch lạc, dùng từ chính xác, câu đúng ngữ pháp
- Có ba phần : mở bài , thân bài , kết bài ( dung lượng không quá 400 chữ)
2.3/ Đáp án- biểu điểm:
a. Đáp án:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể (truyền thuyết hoăc cổ tích)
- Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện. Đảm bảo đúng thứ tự sự việc bằng lời kể của mình 
- Kết bài: Kết thúc truyện (Có nêu cảm xúc, suy nghĩ)
b. Biểu điểm
+ Điểm 9 - 10: Đảm bảo cốt truyện, đúng thể loại, không sao chép, lời kể rõ ràng, câu đúng ngữ pháp, trình bày sạch, không sai lỗi chính tả.
+ Điểm 7 - 8: Trình bày sạch. Đảm bảo nội dung, diễn đạt khá lưu loát bằng lời kể của mình, 
+ Điểm 5 - 6: Trình bày tương đối sạch, đủ nội dung, diễn đạt khá trôi chảy, rõ ràng, có thể kể lướt một sự việc khá quan trọng. Mắc 3,4 lỗi các loại
+ Điểm 3 - 4: Kể đảm bảo nội dung, diễn đạt rõ ràng song còn sao chép. Sai 4,5 lỗi các loại.
+ Điểm 1 - 2: Sao chép lại truyện. Còn mắc nhiều lỗi trong bài viết
+ Điểm 0: Bỏ giấy trắng
3.Củng cố: 
- Nhân vật sự việc trong văn bản tự sự
- Bố cục của bài văn tự sự 
4. Hướng dẫn : 
- xem lại đề văn trên
- Chuẩn bị bài : Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3+4 Van 6.doc