Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 85 đến 88 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 85 đến 88 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột)

Tiết 87

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN NGỮ VĂN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu được giá trị của một số di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu ở TQ.

2. Kĩ năng:

- Biết ghi chép lại những điểm nổi bật của các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh.

3. Thái độ:

- Yêu quý, trân trọng giá trị của các di tích LS – VH, các danh lam thắng cảnh địa phương. Tự hào về các di tích LS – VH, các danh lam thắng cảnh của quê hương.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tài liệu ngữ văn địa phương tỉnh TQ

- HS: Sưu tầm tài liệu di tích LS TQuang

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra

- Sĩ số: 6A:.; 6B:.

- Kiểm tra (4'): Có mấy kiểu so sánh ? Tác dụng của các kiểu so sánh ấy ?

2. Bài mới :

* Giới thiệu bài (1'): Ở mỗi địa phương, theo thói quen có cách dùng từ, phát âm khác nhau, với cách dùng từ theo thói quen ấy, ta đã sử dụng sai một số từ về cả phát âm và chính tả. Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta sửa sai một số lỗi mà ta thường mắc phải.

 

doc 18 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 85 đến 88 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 7/ 02/ 2011	 Tiết 85
Giảng: 6A:..../..../2011	
	 6B:..../..../2011	Vượt thác
(Võ Quảng)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.
- Một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm: giọng đọc phảI phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước, con người lao động Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
- GV: Thiết kế giáo án; Tìm tài liệu về nhà văn Võ Quảng.
- HS: Đọc trước văn bản và soạn bài theo câu hỏi sgk.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số:	6A:..................................; 6B:...............................
- Kiểm tra (4'): Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện "Bức tranh của em gái tôi" ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'): Qua văn bản "Sông nước Cà Mau" các em được tìm hiểu về vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên sông nước ở mảnh đất cực nam của Tổ quốc. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiếp cảnh đẹp thiên nhiên trên một vùng sông khác đó là cảnh vượt thác trên sông Thu Bồn ở miền Trung.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
*HĐ1(10'): Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
GV hướng dẫn đọc: Nhịp điệu đọc thay đổi theo nội dung văn bản: Đoạn đầu tả cảnh dòng sông đọc nhịp điệu nhẹ nhàng; đoạn vượt thác đọc giọng sôi nổi, mạnh mẽ, đoạn cuối trở lại giọng êm ả, thoải mái
GV đọc mẫu- HS đọc
HS nhận xét giọng đọc, GV nhận xét, sửa chữa.
HS đọc chú thích * SGK
GV: Hãy nêu vài nét về tác giả Võ Quảng ?
GV:Nhấn mạnh những nét chính về tác giả.
 + Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.
 + ND: Viết về quê hương và con người trên quê hương ông.
GV kiểm tra một số chú thích khó (chú ý các thành ngữ và từ Hán Việt: 6, 11)*HĐ2(3'): 
Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản.
GV: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
HS: Tự sự kết hợp miêu tả 
GV: - Bài văn tả cảnh gì? Tả theo trình tự nào?
HS: Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và quang cảnh hai bên bờ theo hành trình của con thuyền chỉ huy ngược dòng sông và vượt nhiều thác nước-> Miêu tả theo trình tự không gian, thời gian.
GV:Dựa vào trình tự miêu tả, hãy xác định bố cục của bài văn ?
HS: + Đ1: Từ đầu -> “... Nhiều thác nước”: Miêu tả dòng sông ở đồng bằng
 + Đ2:Tiếp -> “... thác cổ cò”: Hình ảnh Dương Hương Thư vượt thác
 + Đ3 Còn lại: Con thuyền vượt qua thác dữ 
*HĐ3(8'): HD tìm hiểu bức tranh thiên nhiên
HS đọc đoạn văn đầu.
GV: Đoạn đầu miêu tả cảnh gì?
HS: Dòng sông và hai bên bờ
GV: Theo em, người kể chuyện quan sát từ vị trí nào? (Trên thuyền, dọc theo con sông)
GV: Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao? (Vị trí quan sát rất thích hợp vì nó có thể quan sát mọi cảnh vật trren sông và cả hai bên bờ)
GV: Liên hệ khi làm văn miêu tả, chọn vị trí để quan sát rất là quan trọng)
GV: Đoạn sông ở vùng đồng bằng được miêu tả như thế nào?
HS: Bãi dâu bạt ngàn, thuyền bè tấp nập, vườn tược um tùm, những chòm cổ thụ...đứng trầm ngâm nhìn xuống nước.
GV: Em có nhận xét gì về quang cảnh ở đây ?
HS: Quang cảnh rộng rãi, trù phú.
GV: Chốt:
GV: Đoạn sông có nhiều thác dữ được miêu tả như thế nào?
HS: (Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn)
GV: Chốt:
GV: Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên Sông Thu Bồn trong bài văn?
GV: Hãy nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở bài văn? 
HS: Hình ảnh nhân hoá, so sánh. 
GV: Tìm hình ảnh miêu tả các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và cuối đoạn văn. Em có nhận xét gì về hai hình ảnh đó?
- HS: “Những chòm cổ thụ dũng mãnhđứng lặng trầm ngâm nhìn xuông nước”; “Những cây to mọc giữanom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu phía trước”
=> Hình ảnh nhân hoá, so sánh, thích hợp với việc biểu hiện tâm trạng hào hứng, phấn chấn, mạnh mẽ của con người vượt qua nhiều thác gềnh nguy hiểm.
*HĐ3(9'): Hướng dẫn HS phân tích hình ảnh Dương Hương Thư.
GV: Thác nước được miêu tả như thế nào?
HS: Nước chảy từ trên caođứt đuôi rắn. 
GV: giải thích thêm về cảnh quan sông Thu Bồn Phần lớn dòng sông không dài lắm, độ dốc lớn, có nhiều thác và dòng chảy thay đổi rõ qua mỗi vùng.
GV: Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào?
HS: Quan sát tranh sgk - 38 (Thác nước dữ dội, chiếc sào bị cong lại. Nước bị cản văng tứ tung thuền vùng vằng cứ trực trụt xuống quay đầu lại...)
GV: Con người làm gì để vượt thác? Ai được nhắc đến nhiều nhất?
HS: Dượng Hương Thư
GV: Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình Dương Hương Thư?
HS: Dựa vào thông tin sgk trả lời.
GV: Tìm những hình ảnh miêu tả hoạt động của Dương Hương Thư  trong cuộc vượt thác?
GV: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả Dương Hương Thư ?
HS: So sánh
GV: Những cách so sánh nào đã được sử dụng ? 
(DHT như pho tượng đồng đúc,....oai linh hùng vĩ)
? So sánh như vậy có tác dụng gì? (Gợi lên vẻ đẹp dũng mãnh)
GV: Em có nhận xét gì về nhân vật này ?
HS: Là người quả cảm, chỉ huy có tài.
GV: Em hãy tóm tắt về nội dung và nghệ thuật của bài văn?
GV: Nhấn mạnh thêm: Cảnh thiên nhiên miền Trung hùng vĩ, rộng lớn, con người tuy nhỏ bé nhưng hùng dũng, đầy sức sống.
HS đọc ghi nhớ sgk Tr 41
*HĐ5(5'): Hướng dẫn học sinh luyện tập.
HS đọc yêu cầu bài tập trong sgk Tr 41
GV gọi 2,3 học sinh trả lời
? Những nét đặc sắc miêu tả cảnh thiên nhiên trong bài "Sông nước Cà Mau" và "Vượt thác"
HS khác nhận xét- GV nhận xét, kết luận:
* Nội dung: Cả hai bài là bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã, hùng vĩ, có cuộc sống tấp nập, trù phú độc đáo.
- Thiên nhiên Miền Trung thơ mộng dữ đội hơn Nam Bộ
* Nghệ thuật:
- Sông nước Cà Mau: tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể, tái hiện quang cảnh thiên nhiên đến miêu tả cảnh sinh hoạt trên vùng sông nước Năm Căn.
- Vượt thác: Tả cảnh theo hành trình của con thuyền, sau đó tập trung tả cảnh vượt thác, làm nổi bật cảnh lao động dũng cảm và sức mạnh phi thường của con người giữa thiên nhiên dữ dội và hùng vĩ) 
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc văn bản:
2. Tìm hiểu chú thích:
- Tác giả: Võ Quảng (1920-2007)quê ở Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết về thiếu nhi. 
- Tác phẩm: Trích từ chương XI của tập truyện ngắn Quê nội – tác phaamrvieets về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn trong những ngày sau CMT8 và những năm đầu của cuộc k/c chống TDP.
 - Từ khó:
II. Tìm hiểu văn bản:
* Tìm hiểu chung:
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả.
- Trình tự miêu tả: Miêu tả theo trình tự không gian và thời gian.
 - Bố cục: 3 phần
1. Bức tranh thiên nhiên:
- Đoạn sông ở vùng đồng bằng: nước chảy êm đềm, quang cảnh rộng rãi, trù phú.
- Đoạn sông có nhiều thác dữ: hiểm trở, dữ dội.
=> Thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ, tươi đẹp, thơ mộng, trù phú.
* Nghệ thuật: Nhân hoá, so sánh.
2. Hình ảnh Dương Hương Thư:
* Ngoại hình:
- Như một pho tượng đồng đúc.
- Bắp thịt cuồn cuộn.
- Hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.
* Động tác:
- Co người, phóng sào, ghì chặt
* Nghệ thuật: so sánh
=> Vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào hùng trước cảnh hung dữ của thiên nhiên.
III. Tổng kết
- Nội dung:
- Nghệ thuật:
* Ghi nhớ: SGK – 41.
III. Luyện tập
 3. Củng cố (3'):
- HS đọc phần đọc thêm sgk
- Giáo dục tình cảm yêu quê hương, đất nước, con người lao động.
4. Hướng dẫn về nhà (2'):
- Làm bài phần luyện tập sgk
- Học phần ghi nhớ, nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản.
- Chỉ ra những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tă trong sông nước cà mau và vượt thác.
- Chuẩn bị bài "So sánh" – tiếp theo.
 + Tìm hiểu các kiểu so sánh.
 + Tác dụng của so sánh.
 + Xem trước các bài tập.
Soạn: 7/02/2011	Tiết 
Giảng:6A..../..../2011	 So sánh
	6B:..../..../2011	 (Tiếp theo )
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh :
	 - Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện sự giống nhau giữa giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh hay.
- Đặt vâu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.
3. Thái độ:
	 Học sinh có ý thức sử dụng phép so sánh trong dùng từ, đặt câu.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ 1 SGK
- HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra :
- Sĩ số: 6A:.............................; 6B:..................................
- Kiểm tra: (4'): Thế nào là so sánh ? lấy ví dụ và điền vào mô hình cấu tạo phép so sánh? 
2. Bài mới
* Giới thiệu bài (1'): Giờ học trước các em đã tìm hiểu thế nào là so sánh, cấu tạo của phép so sánh. Giờ học hôm nay các em sẽ tìm hiểu các kiểu so sánh và tác dụng của nó. 
Hoạt động của thầy - Trò
Nội dung
*HĐ1(10') : Hướng dẫn HS tìm hiểu các kiểu so sánh
 GV treo bảng phụ ghi ví dụ 1 SGK
 HS đọc ví dụ
- Tìm phép so sánh trong khổ thơ?
- Sự vật nào được so sánh với sự vật nào?
- Những từ nào chỉ ý so sánh ?
(chẳng bằng; là)
- Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau ?
( Ngang bằng - không ngang bằng )
- Hãy tìm thêm những từ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng ?
(như, tựa như, như là, giống, giống như; hơn, hơn là, khác, hơn, kém, thua, không bằng, không như,...)
- Dựa vào ví dụ trên, em hãy nêu mô hình của phép so sánh ?
( A là B ; A chẳng bằng B )
- Qua tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết có mấy kiểu so sánh ?
Học sinh đọc ghi nhớ SGK
HĐ2(10'):Tìm hiểu t. dụng của so sánh.
 HS đọc đoạn văn.
- Tìm các phép so sánh trong đoạn văn?
- Trong đoạn văn, so sánh các tác dụng gì đối với việc miêu tả sự vật, sự việc ?
- So sánh có tác dụng gì đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết ?
- Vậy so sánh có tác dụng gì ?
HS đọc ghi nhớ sgk. 
HĐ3(15') : Hướng dẫn luyện tập.
HS đọc yêu cầu bài tập 1
 GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận bài tập 1 (5')
GV phát phiếu học tập
- Nhóm 1 : ý a
- Nhóm 2 : ý b
- Nhóm3 : ý c
Các nhóm trình bày kết quả.
GV nhận xét, sửa sai ( nếu sai )
HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Chỉ ra các hình ảnh so sánh trong bài " Vượt thác " ?
- Em thích hình ảnh so sánh nào ?
vì sao ?
* Bài tập 3:
HS viết đoạn văn theo yêu cầu của bài tập
- Gọi 1 vài học sinh trình bày, GV nhận xét. (Dòng thác hung tợn như một con thú dữ, muốn nuốt chửng con thuyền của dượng Hương Thư. Nhưng con thuyền của dượng Hương Thư vẫn cưỡi lên sóng mà băng băng tiến về phía trước. Dòng thác dù dữ dội cũng chẳng bằng ý chí gang thép của hiệp sĩ Trường Sơn dày dan trận mạc,...)
I. Các kiểu so sánh
* Ví dụ:
-  ...  nhóm
nhóm 1 : Điền từ " S " " X "
nhóm 2 : Điền từ " Tr " " Ch "
nhóm 3 :Điền từ " R " " D " " gi "
nhóm 4 : Điền từ " N " " L "
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét chéo
- GV nhận xét, sửa sai ( nếu có )
HĐ3(10'): Tổ chức cho học sinh tìm từ theo yêu cầu.
- GV lần lượt nêu một số yêu cầu, yêu cầu học sinh tìm nhanh.
( Đồ dùng gia đình: chăn, chiếu, chum, chổi, chén, trần nhà, sàn nhà,...
 Hoạt động con người: nằm, nói, nịnh, nũng nịu, nâng niu, nấu nướng, năn nỉ,...)
I. Viết chính tả
- Nghe- viết
- Nhớ viết
II. Bài tập
1. Bài tập 1
 a) Điền từ S hay X:
-...uối ....ừng, ....hảy ....iết, ....ốn quanh, ....uôn sẻ, bổ ... ung , ... .ốn .... ang , ....ang .... uân , .... ải cánh , .... ửng ....ốt, ....ắc ....ảo.
b) Điền từ "Tr" hay "ch"
....chẻ ... e, câu ... uyện, quyển ... uyện, nói ...uỵện, ....ò ....uyện , ....ôi ....ảy , ... ẩy hội, ....ang nhã, ....uân, ....uyên, ....uyển ...uyển.
c) Điền từ R, d, hay gi
....an ....ối , ....ả ....ối , ....ối ....en , ....ong 
.... uổi , ....ò ....ỉ, ....âm ....an, ....ửng ....ưng, ....iàn ....iụa, ....ưng ....ưng, ....óc ....ách.
d) Điền từ L hay n
... ỗ ... ực , ... óng ... ảy , ... ịnh ... ọt , ... ăng động , ... ứa tuổi.
2. Bài tập 2
 Tìm từ theo yêu cầu 
- Một số từ chỉ đồ dùng gia đình bắt đầu bằng " ch"
- Một số từ chỉ hoạt động con người bắt đầu bằng "n"
3. Củng cố (3'):
- Chú ý những lỗi về phụ âm đầu: ch/ tr; s/ x; n/l; r/ d/ gi
- Chú ý các dấu thanh cho đúng.
- Viết đúng âm và vần.
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
- Lập sổ tay chính tả ghi những lỗi thường hay mắc phải và câu chứa từ sai ấy và cách chữa.
- Chuẩn bị bài: Phương pháp tả cảnh; ôn toàn bộ văn miêu tả để chuẩn bị viết bài văn số 5 ở nhà.
-----------------------------------------------------------------------------
Soạn: 8 /02/2011	
Giảng: 6A:...../02/2011	
 6B:...../02/2011
Tiết 87
Chương trình địa phương phần ngữ văn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được giá trị của một số di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu ở TQ.
2. Kĩ năng:
- Biết ghi chép lại những điểm nổi bật của các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh.
3. Thái độ:
- Yêu quý, trân trọng giá trị của các di tích LS – VH, các danh lam thắng cảnh địa phương. Tự hào về các di tích LS – VH, các danh lam thắng cảnh của quê hương.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tài liệu ngữ văn địa phương tỉnh TQ
- HS: Sưu tầm tài liệu di tích LS TQuang
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra 
- Sĩ số: 6A:................................;	6B:.............................
- Kiểm tra (4'): Có mấy kiểu so sánh ? Tác dụng của các kiểu so sánh ấy ? 
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài (1'): ở mỗi địa phương, theo thói quen có cách dùng từ, phát âm khác nhau, với cách dùng từ theo thói quen ấy, ta đã sử dụng sai một số từ về cả phát âm và chính tả. Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta sửa sai một số lỗi mà ta thường mắc phải. 
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
HĐ1 Tìm hiểu khái quát về di tích, danh thắng TQ.
- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu các di tích, danh thắng ở TQ
- HS hoạt động học tập trả lời câu hỏi
- GV nhận xét kết luận.
HĐ2 Tìm hiểu một số di tích LS – VH TQ
- GV cho HS quan sát ảnh cổng thành cổ TQ, Đền Hạ, Lán Nà Lừa, đình Tân Trào, cây đa Tân Trào
- HS trao đổi thảo luận theo nhóm về nguồn gốc, giá trị các di tích.
- HS: đại diện các nhóm trình bày kết quả
- HS: các nhóm nhận xét chéo
- GV: nhận xét kết luận
HĐ3 Tìm hiểu một số danh thắng ở TQ
- GV cho HS xem ảnh thác Bản Ba 
- GV: Em hãy trình bày những hiểu biết của bản thân về thác Bản Ba?
- HS trả lời
- GV: ẹm hãy giới thiệu tóm tắt về thắng cảnh Động Tiên Hàm Yên?
- HS trả lời
- GV: nhận xét kết luận về giá trị của danh thắng thác Bản Ba và Động Tiên
I. Tìm hiểu khái quát về di tích, danh thắng TQ.
*KL: TQ là tỉnh có nhiều di tích LS, VH và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Đền Hạ, Thành cổ TQ, khu di tích LS Tân Trào, thác Bản Ba, Động Tiên....
II. Tìm hiểu một số di tích LS – VH TQ
Thành cổ TQ
Khu DTLS Tân Trào
*KL: Thành cổ TQ nằm trong lòng thị xã TQ, tương truyền xây năm 1592, thành được xây hình vuông, mỗi mặt có mootjnuwar hình bán nguyệt, thành là nơi ghi dấu nhiều sự kiện Ls quan trọng. Thành cổ TQ được xếp hạng là di tích LS cấp quốc gia.
- Khu DTLS Tân Trào thuộc huyện Sơn Dương TQ là thủ đô kháng chiến nơi Bác Hồ và trung ương Đảng đã từng sống và làm việc trong hai thời kì trước CM tháng 8 và kháng chiến chống TD Pháp. Di tích được xếp hạng cấp quốc gia.
III. Tìm hiểu một số danh thắng ở TQ
Thác Bản Ba Chiêm Hóa
Động Tiên Hàm Yên
3. Củng cố:
 - Em biết gì về thành cổ TQ?
- Đền Hạ ở TQ có giá trị như thế nào về mặt nghệ thuật?
- Em biết gì về khu di tích LS Tân Trào?
- Thác Bản Ba và Động Tiên có vẻ đẹp kì thú như thế nào?
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
- Sưu tầm tranh ảnh về danh thắng TQ, di tích LS TQ
- Soạn bài phương pháp tả cảnh.
 Ngày soạn: 8/02/2011	
 Ngày giảng: 6A:...../02/2011	
 6B:...../02/2011
Tiết 88
Phương pháp tả cảnh
Viết bài Tập làm văn tả cảnh
(làm ở nhà)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Giúp HS 
 Yêu cầu của bài văn tả cảnh.
Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
2. Kĩ năng:
 Quan sát cảnh vật. 
 Trình bày những diều dã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí.
3. Thái độ:
	Có ý thức vận dụng các thao tác viết văn miêu tả vào làm bài tập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Đoạn văn mẫu;đề bài viết văn số 5 và đáp án, biểu điểm
- HS: Đọc trước bài và chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk; Ôn tập văn miêu tả
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 6A:...................................;	6B:.................................. 
 - Kiểm tra: (4'): vai trò của các yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả?
2. Bài mới
* Giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1(14'):Tìm hiểu phương pháp viết văn tả cảnh
HS đọc văn bản a 
- Văn bản tả cảnh gì ?
- Vì sao qua hình ảnh dượng Hương Thư ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc khúc sông có nhiễu thác dữ?
(Qua miêu tả về ngoại hình, động tác, nét mặt, qua đó tả cảnh khúc sông có nhiều thác dữ )
HS đọc văn bản b
- Văn bản b tả cảnh gì?
- Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy theo thứ tự nào?
( Từ sông lên bờ, từ gần đến xa)
HS đọc văn bản c 
 GV cho HS thảo luận nhóm (4 nhóm ):
GV nêu yêu cầu: Lập dàn ý cho bài văn.
 Đại diện các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ xung
 GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ.
- Từ dàn bài trên, hãy nhận xét thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn?
(Từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể)
- Vậy muốn tả cảnh ta cần chú ý những gì?
- Bài văn tả cảnh có bố cục như thế nào?
HS đọc ghi nhớ 
HĐ2(20'): Hướng dẫn học sinh luyện tập
Phân 3 nhóm: Giao nhiệm vụ (tương ứng)
HS đọc bài tập 1
- Theo em, tả phải quan sát và lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu nào?
- Em định tả cảnh theo trình tự nào?
 HS viết mở bài - GV kiểm tra.
HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Nếu tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì phần thân bài tả theo thứ tự nào?
( Có thể theo thứ tự : xa đến gần, trước, trong, sau giờ ra chơi.)
 HS chọn cảnh để viết đoạn văn 
 GV kiểm tra - nhận xét- đọc đoạn văn mẫu
HS: đọc y/c bài tập 3, Tìm dàn ý:
I. Phương pháp viết văn tả cảnh:
* Văn bản a : Tả cảnh thác dữ
Qua miêu tả về ngoại hình, động tác, nét mặt của Dượng Hương Thư để thấy được những nét tiêu biểu của khúc sông có nhiều thác dữ 
* Văn bản b :Tả cảnh dòng sông Năm Căn.
* Văn bản c :
- Mở bài : Từ đầu đến màu của luỹ : Giới thiệu về luỹ tre làng.
- Thân bài :Tiếp đến không rõ : Tả cụ thể về luỹ tre.
- Kết bài : Cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.
* Ghi nhớ ( SGK )
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1: 
Tả cảnh lớp học trong giờ học TLV:
* Hình ảnh tiêu biểu :
- Cô giáo
- Không khí lớp học
- Quang cảnh chung phòng học 
- Các bạn HS ( Tư thế thái độ ) cảnh viết bài
- Ngoài sân
2. Bài tập 2:
- Thứ tự không gian: từ xa đến gần (cảnh học sinh chơi đùa ở phíagần cổng trường, ở giữa sân trường, gốc cây phượng,.... bàng, gần của lớp,...)
- Thứ tự thời gian:
+ Trước giờ ra chơi: sân trường vắng vẻ.
+ Trong giờ ra chơi: sân trường ồn ào, não động.
+ Sau giờ ra chơi: học sinh về lớp, sân trường trở lại vắng lặng.
3.Bài tập 3:
Nêu dàn ý cho bài “Biển đẹp”
1. Mở bài: 
chính là tên văn bản “Biển đẹp”
2. Thân bài:
Tả vẻ đẹp của biển ở nhiều thời điểm khác nhau
Buổi chiều: lại có buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm; buổi chiều nắng tàn, mát dịu;
Buổi trưa;
Ngày nắng.
Ngày mưa rào;
 Buổi sáng;
3. Kết bài (đoạn cuối): 
Nhận xét, suy nghĩ về sự thay đổi cảnh sắc của biển.
3. Củng cố (2')
- Nêu bố cục của bài văn tả cảnh?
- Phương pháp viết bài văn tả cảnh.
* Bài tập thêm:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống nhu đám gió bốc tro tiền, tàn bay lên tri hồ điệp.”
(Đất rừng phương Nam - Đoàn Giỏi)
? Tác giả đã vận dụng kĩ năng nào để miêu tả cảnh sân chim?
A. Tưởng tượng	C. Liên tưởng
B. So sánh	D. Nhận xét
? Để cảnh sân chim hiện lên thật cụ thể và sinh động, tác giả đẫ miêu tả cảnh đó theo trình tự nào?
A. Từ cao xuống thấp	C. Từ xa đến gần
B. Từ ngoài vào trong	D. Từ gần đến xa
4. Hướng dẫn học ở nhà (4')
 - Học kĩ bài, nắm chắc phương pháp tả cảnh 
 - Viết bài TLV số 5 :
* Đề bài: 	Hãy tả cảnh cây đào vào dịp tết đến, xuân về.
* Yêu cầu:
- Viết đúng thể văn miêu tả.
- Vận dụng các thao tác quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét vào bài viết.
* Đáp án: 
+ Mở bài : Giới thiệu khái quát hình ảnh cây đào 
+ Thân bài : Tả cụ thể cây đào : ( Từ khái quát đến cụ thể)
- Hình dáng cây đào
- Hoa đào 
- nụ đào 
- lá non...
+ Kết bài : Cảm nghĩ về hình ảnh cây đào ngày tết 
* Biểu điểm :
- Điểm 9 - 10: Hiểu rõ đề, nắm được yêu cầu của đề, bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, có cảm xúc, không mắc lỗi thông thường, trình bày sạch đẹp
- Điểm 7 - 8 : Bố cục rõ ràng, diễn đạt khá lqu loát, câu văn có cảm xúc, miêu tả rõ theo yêu cầu, mắc không quá 3 lỗi thông thường.
- Điểm 5 - 6 : Bố cục đủ 3 phần, đôi chỗ diễn đạt chưa lưu loát, mắc không quá 5 lỗi thông thường
- Điểm 3 - 4 : Bài viết chưa đủ bố cục, trình bày còn sơ sài, diễn đạt chưa lưu loát, mắc nhiều lỗi thông thường
- Điểm 1- 2 : Chưa hiểu đề, diễn đạt yếu
- Điểm 0 : Không nộp bài hoặc để giấy trắng.
 +Yêu cầu : Thứ 2 tuần sau nộp bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22.doc