I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh :
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tỵ trước tài năng hay thành công của người khác.
- Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu ta tâm lý nhân vật trong các tác phẩm.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHÚC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài :
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả.
Tuần 21 - Bài 20 Tiết 81 + 82 Văn bản Bức tranh của em gái tôi I. Mục đích cần đạt: Giúp học sinh : - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tỵ trước tài năng hay thành công của người khác. - Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu ta tâm lý nhân vật trong các tác phẩm. II. tiến trình tổ chúc các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài : 3. Bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Học sinh đọc chú thích * trong SGK - 33 Phần chú thích giới thiệu cho em những gì về tác giả? Tác phẩm ? Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kỳ đổi mới, đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của bạn đọc, trong đó có truyện “Bức tranh của em gái tôi”. Truyện đạt giải nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong. Tác giả kể một câu truyện khá gần gũi trong đời sống bình thường của lứa tuổi thiếu niên, những gợi ra thái độ những điều sâu về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa những người này và người khác. Học sinh đọc chú thích * trong SGK - 33 Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kỳ đổi mới I.Tác giả, tác phẩm. Tác giả: Tác phẩm: Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh, tìm hiểu chú thích và cấu trúc của văn bản. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Văn bản là một truyện ngắn hiện đại có sự lồng ghép của hai cốt truyện nhỏ: Cốt truyện về người em có cốt truyện về người em. Em có thể tóm tắt những sự việc chính xoay xung quanh cốt truyện này? + Cốt truyện về người em. - Kiều Phương mê vẽ. - Kiều Phương được phát hiện có tài vẽ. - Trong bức tranh được giải, Kiều Phương vẽ anh trai mình. + Cốt truyện về người anh: - Coi thường em - Ghen tức vì em có tài hơn mình. - Hãnh diện và xấu hổ khi xem bức tranh. Vậy với những sự việc chính như vậy, theo em ai là nhân vật chính? Vì sao em cho đó là nhân vật chính? - Kiều Phương - Anh trai - Cả hai hai nhân vật chính vì đều được nói đến nhiều trong truyện, đều thể hiện chủ đề và ý nghĩa của câu chuyện: lòng nhân hậu và thói đối kỵ. Truyện được kể theo ngôi kể nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì? - Ngôi thứ nhất, người anh kể truyện về mình và em gái. - Tác giả có thể miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên bằng chính lời của nhân vật ấy. Mặt khác nhân vật cô em gái cũng được thể hiện qua thái độ của người anh để đến cuối truyện mới bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn, lòng nhân hậu và tình cảm trang sáng. - Cách kể bằng ngôi thứ nhất còn giúp cho nhân vật kể chuyện có thể tự soi xét tình cảm, ý nghĩ của mình để tự vươn lên, do đó chủ đề của tác phẩm càng có ý nghĩa về sự đánh giá, tự nhận thức - một phẩm chất rất cần thiết trong sự hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, lại có những sự việc về người em, và quá trình diễn biến tâm lý của người anh, vậy em nên đọc như thế nào? GV đọc mẫu một đoạn. Gọi từ 2 - 3 học sinh đọc trực tiếp cho đến hết. GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Chú ý giọng điệu các nhân vật. - Nên có giọng kể biến đổi theo tâm trạng nhân vật và diễn biến câu chuyện Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung văn bản. II. Tìm hiểu văn bản A. Nhân vật người anh. Trong cuộc sống hàng ngày, người anh có thái độ như thế nào với em gái mình? (Tìm những chi tiết thể hiện thái độ ấy của người anh?) + Trong cuộc sống hàng ngày. - Gọi em là Mèo. - Rất khó chịu khi thấy em hay lục lọi các đồ vật. 1.Nhânvật người anh. Coi thường, xem thường em. Khi phát hiện ra em gái chế thuốc vẽ từ nhọ nồi, người anh nghĩ gì? ý nghĩ ấy đã nói lên thái độ như thế nào của người anh đối với em? - Bí mật theo dõi việc pha chế màu của người em. Không chỉ bằng những chi tiết được kể, thái độ ấy của người anh cũng được lộ rõ qua ngôn ngữ kể, em hãy đọc lại đoạn này để thể hiện rõ hơn thái độ ấy? Nhưng thái độ của người anh không dừng lại ở đây, nó thay đổi như thế nào? Ngạc nhiên xem thường. => Coi thường, kẻ cả của người làm anh. Trước tài năng của em được phát hiện, thái độ của mọi người như thế nào? Khi tài năng của em được mọi người phát hiện: - Bố mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui mừng. Trong khi thái độ như vật, người anh có những tâm trạng hành động như thế nào? - Người anh cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. - Chỉ muốn gục xuống khóc. - Không thể thân với Mèo được nữa. - Gắt um lên với em. - Xem trộm nhữnh bức tranh của Mèo. - Lén trút tiếng thở dài. - Cảm thấy thất vọng về mình. Theo em tại sao người anh lại có cảm giác mình bị lãng quên, từ đó nảy sinh sự gắt gỏng với em, không thể thân được với em? - Cảm thấy tự ái và tự ti khi thấy người khác nhất là người em luôn được nhìn trong mắt coi thường của người anh lại có tài năng nổi bật. Theo em tại sao người anh lại nén một tiếng thở dài khi xem tranh của em? Trong con mắt của người anh, những bức tranh ấy hiện lên như thế nào? - Qua cái nhìn bi quan, những bức tranh của em gái thể hiện lên vẫn rất đẹp, chính vì thế, người anh len trút tiếng thở dài. Có lẽ người anh đã cảm nhận được người em có tài thật, còn mình thì kém cỏi. Tình huống nào của câu chuyện tạo điều kiện cho diễn biến tâm trạng của người anh được bộc lộ rõ? - Trong buổi lễ trao giải. - Vì không chịu được sự thành đạt của em, càng thấy mình thua kém em. Cảm thấy thất vọng về mình . Khi em gái bộc tình cảm chia vui với người anh vì được giải thưởng tranh, người anh đã có cử chỉ gì? - Tức tối, ghen tỵ với người hơn mình. Tức tối, ghen tỵ với người hơn mình. Đằng sau cử chỉ và thái độ không bình thường ấy là tâm trạng gì của người anh? - Bất ngờ Nếu cần có lời khuyên, em sẽ nói gì với người anh lúc này? - Ghen tỵ là thói xấu làm cho người ta nhỏ bé đi. Ghen tỵ sẽ chia rẽ tình cảm tốt đẹp con người. Ghen tỵ với em, sẽ không xứng đáng với tư cách của người làm anh. Truyện không dừng lại đây mà kết thúc bằng sự việc nào? Nhận xét gì về sự việc này? Chỉ ra sự bất ngờ trong sự việc này? Nhân vật trong bức tranh được miêu tả qua lời kể của người anh như thế nào? Em hãy nêu cảm nhận của mình về bức tranh ấy. - Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời xanh. Mặt chú như toả ra một thứ ánh sáng rát lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi cuả chú không chỉ sự suy tư mà còn rất thơ mộng nữa. Đứng trước bức tranh ấy, người anh có diễn biến tâm trạng như thế nào? - Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ. Theo em, tại sao người anh lại có diễn biến tâm trạng ấy? - Ngỡ ngàng vì bức tranh lại vẽ chính mình. - Hãnh diện vì mình hiện ra với những nét đẹp như được miêu tả trong tranh. - Xấu hổ chính là tự nhận ra những yếu kém của mình, thấy mình không xứng đáng được như vật trong bức tranh của em gái. Trong tâm trạng ấy người anh muốn nói với mẹ như thế nào? - "Không phải đâu con. Đấy là tâm hồn và lòng nhận hậu của em con đấy". Em hiểu thêm gì về người anh quan câu nói này? - Người anh đã nhận ra thói xấu của mình. - Người anh không những nhận ra tài năng mà còn thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của em gái mình. - Câu nói ấy cho thấy người anh có thể sẽ trở thành người tốt như bức tranh của em gái vẽ. Đến đây em hãy cho biết điều gì có sức cảm hoá người anh đến như thế. - Vẻ đẹp của bức tranh. Truyện không chỉ cho ta hiểu diễn biến tâm trạng của người anh mà còn gợi ta cảm nhận về sức mạnh của nghệ thuật như thế nào? - Hướng tới cái đẹp. - Cái đẹp giúp cho con người luôn hoàn thiện mình. B. Nhân vật người em Nhân vật người em gái được giới thiệu như thế nào qua hành động, tính cách, tài năng? - Nét mặt luôn lọ lem vì pha chế màu vẽ nhưng không kém phần linh lợi. - Cử chỉ nhanh nhẹ. - Tính tình hiếu động, nghịch ngợm, thông minh, nhân hậu. - Tài năng: vẽ sự vật có hồn, vẽ những gì yêu quý nhất như con mèo, anh trai. 2. Nhân vật người em ở nhân vật này, điều gì khiến em cảm mến? Tấm lòng trong sáng đẹp đẽ dành cho người thân và nghệ thuật. Theo em, nhân vật người em đã cảm hoá người anh bằng cách nào? - Tài năng. - Tấm lòng trong sáng, hồn nhiên, độ lượng dành cho anh trai. Học xong truyện, em tự rút ra cho bản thân bài học gì? - Ghen ghét, đố kỵ trước tài năng và sự thành công của người khác là xấu, với người thân lại càng nhỏ nhen đáng trách. - Tự ái cá nhân tự ty, mặc cảm cũng là những hạn chế, nhược điểm cần khắc phục. - Lòng nhân ái, độ lượng, bao dung một cách trong sáng, hồn nhiên là những đức tính cần phát huy. Nó góp phần giúp con người chiến thắng bản thân chiến thắng những hạn chế, nhược điểm của mình để vươn tới thành công. - Tài năng là hiếm hoi, những tài năng luôn phải cùng với khiêm tốn, giản dị, hồn nhiên thì tài năng mới bền vững và phát triển. Về nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, em học được điều gì ở tác giả? - Kể chuyện ở ngôi thứ nhất (dễ kể, hồn nhiên chân thực) Em có suy nghĩ và tình cảm như thế nào về hai nhân vật? - Miêu tả chân thực diễn biến tâm lý nhân vật. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập 1. Tả nhân vật người anh theo tưởng tượng của em? 2. Tả nhân vật Kiều Phương mười năm sau
Tài liệu đính kèm: