Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 73+74: Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài "Dế mèn phiêu lưu ký") - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 73+74: Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài "Dế mèn phiêu lưu ký") - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính

A.Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

- Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên.

2. Kĩ năng.

- Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể truyện của bài văn.

3. Thái độ.

B. Chuẩn bị.

* Giỏo viờn: Chuẩn bị " Trang dế mèn ", tài liệu về tác giả Tô Hoài.

* Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.

C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt đông.

 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

 GV kiểm tra sách, vở, việc chuẩn bị bài của học sinh.

 Hoạt động 2: Giới thiệu bài.

 Trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời viết của mình cho đề tài trẻ em. Một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất. Tô hoài là 1 tác giả như thế.

 Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài: " Dế mèn phiêu lưu ký " 1941 đã và đang được triệu triệu người đọc, các lứa tuổi vô cùng yêu thích đến mức các bạn nhỏ gọi Tô Hoài là " Ông dế mèn ". Nhưng dế mèn là ai? Chân dung và tính nết nhân vật độc đáo này như thế nào? Bài học cuộc đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao? Đó chính là nội dung bài học đầu tiên của học kỳ II này.

 Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản.

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 73+74: Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài "Dế mèn phiêu lưu ký") - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18:
Ngày soạn:4/1 Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên.
Ngày dạy: 6A1:6/1+7/1 ( Tô Hoài "Dế mèn phiêu lưu ký " ).
 6A2:6/1+7/1 Tiết 73,74: Đọc, hiểu văn bản. 
A.Mục tiờu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên.
2. Kĩ năng.
- Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể truyện của bài văn.
3. Thái độ.
B. Chuẩn bị.
* Giỏo viờn: Chuẩn bị " Trang dế mèn ", tài liệu về tác giả Tô Hoài.
* Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.
C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt đụng.
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
 GV kiểm tra sách, vở, việc chuẩn bị bài của học sinh.
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
 Trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời viết của mình cho đề tài trẻ em. Một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất. Tô hoài là 1 tác giả như thế.
 Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài: " Dế mèn phiêu lưu ký " 1941 đã và đang được triệu triệu người đọc, các lứa tuổi vô cùng yêu thích đến mức các bạn nhỏ gọi Tô Hoài là " Ông dế mèn ". Nhưng dế mèn là ai? Chân dung và tính nết nhân vật độc đáo này như thế nào? Bài học cuộc đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao? Đó chính là nội dung bài học đầu tiên của học kỳ II này.
 Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản.
Hoạt động của giỏo viờn.
Hoạt động của học sinh.
Nội dung cần đạt.
? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm " Dế mèn phiêu lưu ký ".
GV giới thiệu thêm về tác giả.
- Bút danh: Tô Hoài, Sông Tô Lịch, Huyện Hoài Đức bút danh kỷ niệmvà ghi nhớ quê hương.
- Tác phẩm: Gồm 10 chương.
* Chương 1: Giới thiệu lai lịch và bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
* Chương 2,3: Dế Mèn bị bọn trẻ con bắt cho đi chọi với dế khác, Dế Mèn chốn thoát...
* 7 chương còn lại kể về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.
- Yêu cầu
- Đoạn đầu: Đọc giọng hào hứng, kiêu hãnh, to vang, chú ý nhấn giọng ở các từ, tính từ, động từ miêu tả.
- Đoạn giữa: Chú ý giọng đối thoại.
* Giọng: Dế Mèn trịnh thượng, khó chịu, dế choắt yếu ớt, rên rẩm, chị Cốc đáo để, tức giận.
- Đoạn cuối: Giọng chậm, buồn, sâu lắng...
- GV đọc mẫu 1 đoạn? Giải thích các từ: Vũ, trịnh thượng, cạnh khóc.
? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? và được kể theo ngôi thứ mấy?
? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em có thể chia bài văn làm mấy phần? Nội dung mỗi phần?.
? Trong đoạn văn, em thấy tác giả miêu tả Dế mèn ở những khía cạnh nào?.
? Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế mèn.
? Từ loại nào được tác giả sử dụng nhiều trong đoạn văn trên?.
? Thử thay thế các từ hủn hoẳn bằng cũn cỡn. Ngoàm ngoạp bàng xồn xột, côm cốp.
? Từ đó nhận xét về cách 
dùng từ ngữ của tác giả?.
? Ngoài các từ ngữ đặc sắc 
trên tác giả còn sử dụng rất thành công biện pháp nghệ thuật nào?.
? Em cảm nhận được những gì về hình ảnh Dế mèn qua cách miêu tả của tác giả?
? Qua giọng kể, thái độ, hành động đối với những người xunh quanh em nhận xét gì về tính nết của Dế mèn?.
? ở Dế mèn có những tính cách nào đáng yêu, còn điểm nào chưa đáng yêu.
? Từ hình ảnh Dế mèn em có liên tưởng gì về xã hội, con người?
GV khái quát: Đây là động vật rất đặc sắc, độc đáo, về miêu tả loài vật bằng cách nhân hóa cao độ. Tô hoài đã để cho Dế mèn tự họa chân dung mình sống động là 1 chàng dế cường tráng, tự tin, nhưng cũng đầy kiêu căng, chính sự kiêu ngạo ấy đã khiến Dễ mèn phải trả giá và cũng qua đó Dế mèn rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học đó là gì? -> Phần 2.
? Những câu văn: " Chao ôi... không thể làm lại được". Có tác dụng gì trong bài văn? ( Chức năng gì ).
? Cùng là họ hàng nhà Dế, lại là hàng xóm gần gũi nhât.
? Thái độ của Dế mèn đối với Dễ choắt ra sao? ( cách xưng hô, lời lẽ, giọng điệu ).
? Qua đó ta thấy thái độ của Dế mén đối với dế choắt như thế nào?
? Tại sao Dế mèn lại đối xử với dế choắt như vậy?
- GV hướng dẫn học sinh chú ý đoạn " 1 buổi chiều/6 -> hết ".
? Nội dung chính của đoạn văn?
? Vì sao Dế mèn lại trêu chị Cốc?.
? Phân tích diễn biến tâm lí và thái độ của Dế mèn trong tình huống này? ( Lúc đầu thái độ Dế mèn ra sao? Sau đó như thế nào ).
? Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn?
? Câu cuối của đoạn trích có đặc sắc?.
? Theo em bài học đường đời đầu tiên mà Mèn rút ra được là bài học gì?
? Đặc sắc về nghệ thuật tả, kể của tác giả là gì?
? Cảm nhận của em về hình ảnh Dế Mènqua cách miêu tả của tác giả?
- GV hướng dẫn học sinh ghi phần ghi nhớ vào vở.
khái quát
đọc
phát hiện
phát hiện
phát hiện
nhận xét
phát hiện
nhận xét
nhận xét
phát hiện
phát hiện
phát hiện
nhận xét
nhận xét
nhận xét
nhận xét
nhận xét
đọc
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Tác giả: Tên Nguyễn Sen sinh năm 1920...
- Tác phẩm: Gồm 10 chương, là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết cho thiếu nhi.
2. Đọc.
3.Từ khó.
4. Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
- Truyện được kể theo lời kể của nhân vật chính: Dế Mèn.
- Ngôi kể thứ nhất.
-> Tạo lên sự gần gũi, thân mật giữa người kể và người nghe.
- Dễ bộc lộ tâm trạng, ý nghĩa, thái độ của nhân vật mang vẻ khách quan.
-> 2 phần.
(1). Từ đầu -> đứng đầu thiên hạ rồi miêu tả vẻ đẹp của Dế Mèn.
(2). Còn lại: Bài học đường đời đầu tiên của dế mèn
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình ảnh Dế mèn.
- Miêu tả ngoại hình, tính nết, thái độ của nhân vật.
* Ngoại hình:
- Càng: Mẫm bóng.
- Vuốt: Cứng, nhọn hoắt.
- Cánh: Dài kín.
- Răng: Đen nhánh.
-> Tính từ miêu tả, đông từ, từ láy.
-> Có thể thay thế bằng 1 vài từ ngữ tương đương nhưng nhìn chungkhông từ ngữ nào có thể thay thế những từ ngữ mà Tô Hoài đã dùng.
-> Từ ngữ rất đặc sắc, chính xác.
- Nghệ thuật nhân hóa.
- Đó là 1 chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, đầy sức sống và tự tin yêu đời.
- Dế mèn quá kiêu ngạo, hợm hĩnh, không tự biết mình...
* Nét đẹp: Khỏe mạnh, tự tin yêu đời.
* Nét chưa đẹp: Kiêu căng, tự phụ, hợm hĩnh, xem thường mọi người.
- Hình ảnh Dế mèn là biểu trưng của 1 số thanh niên đương thời hiện nay.
2. Bài học đường đời đầu tiên.
-> Có chức năng liên kết đoạn 1 với đoạn 2. Đoạn 2 là hệ quả của những biểu hiện nêu ở đoạn 1.
* Chuyện giữa Dế mèn và dễ choắt.
- Xưng hô: chú mày.
- Gọi tên: Dế choắt.
- Giọng điệu: Chú mày có lớn mà chẳng có khôn, chú mày hôi như cú mèo, giương mắt mà xem...
- Hếch răng, xì 1 hơi, quắc mắt mắng...
-> Coi thường, khinh rẻ, không quan tâm giúp đỡ.
- Dế mèn tự phụ, huênh hoangvề hình dáng và sức lực của mình, cho rằng Dế choắt thua mình mọi mặt.
* Truyện dế Mèn trêu chị Cốc.
- Vì tính ngỗ nghịch.
- Vì muốn chứng tỏ cho Dế choắt thấy mình oai, không sợ ai trên đời.
- Lúc đầu huênh hoang trứoc dế choắt "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì... giương mắt ra xem...".
- Khi nhìn thấy chi Cốc: "Trợn tròn mắt, giương cánh lên thì run sợ, chui tọt vào hang", Dế choắt bị Cốc mổ nằm im thin thít, sau mới dám mon men bò ra khỏi hang.
- Khi thấy tình cảnh dế choắt thì hốt hoảng và hối hận về tội lỗi của mình.
-> Miêu tả tâm lí sinh động, tinh tế, lô gíc.
- Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc, thấm thía bài học...
* Bài học: Sự ngu xuẩn và tính kiêu căng ngạo mạn sẽ dẫn đến tội ác. Phải suy nghĩ cẩn thận trước bất cứ 1 hành động nào.
III. Tổng kết.
* Ghi nhớ: ( SGK ).
 Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
 - GV hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Từ câu văn cuối trong đoạn trích em hãy viết 1 đoạn văn nêu lên suy nghĩ của Dế mèn.
- Tóm tắt đoạn trích.
- Chọn vẽ tranh dế mèn.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 6 - Tiet 73,74.doc