Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 24+25 - Năm học 2011-2012

Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 24+25 - Năm học 2011-2012

A. Kết quả cần đạt.

Giúp học sinh:

- Cảm nhận đợc vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý ngĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật.

- Nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật kể và tả trong bài thơ có yếu tố tự sự.

B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học.

I. Kiểm tra bài cũ:

? Đọc bài thơ đêm nay bác không ngủ. Qua văn bản em rút ra được những bài học gì về nội dung và nghệ thuật?

? đọc một khổ thơ em thích nhất nói về vẻ đẹp của Bác Hồ. hãy nêu lên cảm nhận của em về hình ảnh thơ ấn tượng nhất trong đó?

II. bài mới:

GV có thể dẫn vào bài bằng việc hỏi HS đôi điều về Bác khiến em cảm động và kính trọng nhất ở bác, dẫn vào bài thơ.

Liên hẹ với một bài thơ nào đó cuả Bác.

Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và chú thích:

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 24+25 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn	Ngày dạy
Tiết 96 - Tập làm văn
Luyện nói về văn miêu tả.
A. Kết quả cần đạt:
1. Củng cố lý thuyết văn miêu tả bằng cách tập nói theo dàn bài đã chuẩn bị. Bién kết quả quan sát, lựa chọn thành lời nói.
2. Tập nói rõ ràng, mạch lạc, bước đầu thể hiện cảm xúc.
3. Tích hợp với phần văn ở Văn bản Đêm nay bác không ngủ, phần Tiếng Việt ở bài nhan hoá, so ánh, ẩn dụ.
B. Thiết kế bài học:
Hoạt động 1: Dẫn vào bài: Nêu yêu cầu và ý nghĩa của bài học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Gv gọi 1 HS trình bày miệng:
? hãy kể lại sự việc xảy ra trong giờ kiểm tra bài của Buổi học cuối cùng đối với học trò Phrăng?
? Sự việc bạn kể đã chính xác chưa? đã sinh động chưa?
HS kể lại sự việc:
- Phrăng đang suy nghĩ mung lung, vơ vẫn thì bị gọi lên bảng.
- Phrăng ao ước có thể đọc trôi chảy và rõ ràng quy tắc về phân từ.
- Phrăng không thuộc bài, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên.
? Vậy, theo em, muốn nói cho sinh động và hấp dẫn, kẻ lại đúng đợc diễn biến sự việc đã xảy ra cần có những điều kiện gì?
- Hs nhận thấy:
+ cần nhớ được trình tự...
+ Cần sáng tạo trong khi kể
+...
GV nhấn mạnh yêu cầu và ý nghĩa của kỹ năng nói (trình bày miệng).
Hoạt động 2:
Tìm hiểu các bài luyện tập về luyện nói:
Gv chủ động hướng dẫn học sinh các bước giải quyết từng yêu cầu của mỗi bài tập.
Chia nhóm cho các em hoạt động.
- Trình bày theo nhóm do nhóm trưởng điều kiển, có thư ký ghi nhạn xét và kết quả.
- Cử dại diện của nhóm trình bày trước lớp.
Gv nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 3: Giao bài về nhà:
HS ôn lại các kỹ năng thực hành văn miêu tả.
Ngày soạn	Ngày dạy:
Tuần 25 - bài 24, Tiết 99, 100
Văn bản:
Lượm.
A. Kết quả cần đạt.
Giúp học sinh:
- Cảm nhận đợc vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý ngĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật.
- Nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật kể và tả trong bài thơ có yếu tố tự sự.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học.
I. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc bài thơ đêm nay bác không ngủ. Qua văn bản em rút ra được những bài học gì về nội dung và nghệ thuật?
? đọc một khổ thơ em thích nhất nói về vẻ đẹp của Bác Hồ. hãy nêu lên cảm nhận của em về hình ảnh thơ ấn tượng nhất trong đó?
II. bài mới:
GV có thể dẫn vào bài bằng việc hỏi HS đôi điều về Bác khiến em cảm động và kính trọng nhất ở bác, dẫn vào bài thơ.
Liên hẹ với một bài thơ nào đó cuả Bác....
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và chú thích:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò - Gợi ý trả lời.
Gv yêu cầu HS quan sát vào phần chú thích (*) SGK. Hỏi:
? Em hãy cho biết đôi điều về nhà thơ Tố Hữu?
Gv Bổ sung thêm đôi điều vè Tó Hữu: 
Nói một cách chính xác, TốHữu là một nhà thơ cách mạng tiêu biểu nhất của nền thơ ca dân tộc. Với ông, làm thơ là làm cách mạng bằng thơ, ông từng nói: "Vì cách mạng mà tôi yêu thơ"..., chính vì lẽ ấy mà trong thơ Tố Hữu, ta có thể thấy hình ảnh của cả dân tộc trong những năm tháng chiến tranh ác liệt song cũng vô cùng vỹ đại của đất nước qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tự xem mình là người chép sử dân tộc bằng thơ, Tố Hữu đã đưa không đưa các sj kiện lịch sử đơn thuần mà dùng con người - dùng nhân dân mình để nói lên lịch sử. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với môt trang thơ như thế của Tố Hữu...
I. Đọc - Chú thích.
HS nêu được:
- Tố Hữu ten thật là Nguyễn Kim Thành (1920 - 2003), Huế.
- là nhà Cách mạng, nhà thơ lớn của dân tộc.
GV đọc một phần của bài thơ. Gọi các học sinh đọc các đoạn tiếp theo. Trong quá trình đọc, nên chia bố cục của bài thơ luôn. 
- Nhận xét, khuyến khích các em đã có cố gắng đọc diễn cảm.
- Bố cục:
+Đoạn 1: từ đầu đến "...cháu đi xa dần": Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp tình cờ của hai chú cháu.
+ Đoạn 2: Tiếp "hồn bay giữa đồng": Câu chuyện vè chuyến liên lạc cuôic cùng và sự hy sinh của Lượm.
+ Đoạn 3: Còn lại: Hình ảnh Lượm sống mãi.
? Sau khi đọc, em hãy cho biết bài thơ được làm theo thể thơ nào? Đọc phần đọc thêm để hiểu hơn về thể thơ này?
GV có thể hớng dẫn Hs minh hoạ bằng các đoạn thơ trong văn bản.
? Văn bản là một bài thơ kết hợp miêu tả, kể chuyện và biểu cảm, qua đó đã tạo ra hai hình tượng nhân vật. Em hãy cho biết đó là những nhân vật nào? 
Họ đã xuất hiện trong hoàn cảnh ra sao?
- Nhân vật nào được tập trung miêu tả?
- Nhân vật nào tự bộc lộ cảm nghĩ của mình?
- Nhân vật nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất với em sau khi đọc?
GV chuỷen ý: Lượm, chú bé giao liên dũng cảm đã được nói đến bằng tất cả tình cảm của người chú, đồng thời cũng là nhà thơ. vậy, vẻ đẹp của chú bé đã được thể hiện ra sao...
- Thể thơ 4 chữ.
- là thể thơ dân tộc, xuất hiện xa xưa, dùng nhiều trong ca dao, nhất là vè, thích hợp với lối kể chuyện có vần điệu, vì vậy rất dễ nhớ, dễ thuộc.
- Vần: vần lưng và vần chân xen kẽ. Gieo vần liền hoặc vần cách.
- Nhịp phổ biến là nhịp 2.
- Nhân vật Lượm (chú bé liên lạc); ngời chú (tác giả)
- Khi cuộc KCCP diễn ra, tại Huế.
- Lượm.
- Tác giả - người chú.
- Lượm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - Hiẻu văn bản:
Hình ảnh Lượm.
GV gọi HS đọc 5 khổ thơ đầu.
? Hình ảnh Lượm đã được khắc hoạ qua những chi tiết nào?
+ hình dáng?
+ Trang phục:
+ Cử chỉ?
+ Lời nói?
1. Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ:
HSđọc năm khổ thơ đầu. Phát hiện :
- Bé loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, cười híp mí, má đỏ bồ quân.
-Cái xắc xinh xinh
ca lô đội lệch.
- Mồm huýt sáo vang như con chim chích...
- Cháu đi liên lạc, vui lắm chú à...thích hơn ở nhà.
? Em thích chi tiết nào nhất? Tại sao?
- HS tự do trình bày ý kiến cá nhân.
Vì Lượm hồn nhiên, đáng yêu, gần gũi với em.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật Lượm của nhà thơ?
- về sự quan sát và tưởng tượng?
- Về từ ngữ?
- Tác giả đã quan sát trực tiếp bằng mắt nhìn tai nghe, do đó Lượm được tả rát cụ thể, sống động. Tác giả hình dung Lượm như con chim chích - Nhảy trên đường vàng.
- Dùng nhiều từ láy tượng hình để miêu tả hình dáng và tính cách của nhân vật, gợi nét đáng yêu, dễ mến.
? Hình ảnh so sánh đặc sắc nào được nhà thơ dùng để nói về Lượm? Em cảm nhận ra sao về hình ảnh ấy?
GV có thểnhấn mạnh thêm về tinh thần yeu nớc của thiếu nhi Việt Nam đã trở thành truyền thống. Đồng thời gợi đến sự ác liệt đáng căm ghét của chiến tranh.
- Hình ảnh: Như con chim chích.
 Nhảy trên đường vàng.
là hình ảnh giàu sức gợi về một chú bé nhỏ nhắn, hiéu động, tươi vui, di mà như nhảy nhót, tung tăng giữa không gian đường rộng, lúa vàng.
- Cách so sánh ấy còn cho thấy thái độ của nhà thơ: yêu mén, thích thú nhìn ngắm Lượm.
- Chú bé đi làm nhiệm vụ kháng chién, trong hoàn cảnh chiến tranh đầy lửa đạn mà vui vẻ, hồn nhiên như đi học, như đi trong ngày hội...
? Những lời thơ miêu tả Lượm như thế đã làm nổi rõ hình ảnh một chú bé với những đặc điểm như thé nào?
GV có thể nhấn mạnh thêm về tinh thần yêu nước của thiếu nhi Việt Nam đã trở thành truyền thống. Đồng thời gợi đến sự ác liệt đáng căm ghét của chiến tranh. 
Hồn nhiên, yêu đời, nhanh nhẹn, ham thích làm công tác kháng chiến...
 GV gọi Hs đọc phần tiếp.
?Trong chuyến đi làm nhiệm vụ cuối cùng, hình ảnh Lượm đã hiện ra như thế nào?
? Hình ảnh nào gây ấn tượng mạnh nhất đối với người đọc? Vì sao? Nhận xét gì về việc dùng từ của tác giả ?
2. Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuói cùng.
- Bỏ thư vào bao
- Thư đề "THượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo.
- Vụt qua mặt trận - đạn bay vèo vèo
- Ca lô chú bé - nhấp nhô trên đồng.
- Vụt qua mặt trận...
Động từ, tính từ đều chung tính chất nhanh, gấp gáp...
Là hình ảnh khắc hoạ đậm nét sự nhanh nhẹn, tinh thần khẩn trương thực hiện nhiệm vụ không nề hà nguy hiểm, bất chấp đạn bom của chú bé liên lạc quả cảm.
? Trong cái ác liệt,. dữ dội của lửa đạn chiến tranh, chú bé đã hy sinh. Sự hy sinh ấy đã được miêu tả như thế nào?
- -Một dòng máu tươi
- Cháu nằm trên lúa
tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa 
Hồn bay giữa đồng.
? Nói đến sự hy sinh, nói đến đổ máu, song hình ảnh Lượm nằm trên lúa...đem đến cho em cảm nhận gì?
- Không đáng sợ mà trái lại thanh thản như một giấc ngủ trẻ thơ bình yên trên đồng dất quê mẹ. Sự hy sinh ấy khién người đọc vừa xót thương vừa cảm phục.
- Lượm không còn nữa song hình ảnh của Lượm vẫn sống mãi với quê hương.
? Khi nghe tin Lượm hy sinh, Tác giả đã có thái độ ra sao? Thái độ ấy còn được bộc lộ trong hình thức diễn đạt như thế nào của câu thơ?
- đau đớn: Ra thế, Lượm ơi!...
 - Thôi rồi, Lượm ơi!
Nhịp ngắt câu thơ như đứt đôi, gãy khúc thể hiện nỗi đau đớn, bàng hoàng, không tin nổi vào thực tế nghiệt ngãc đã xảy ra. câu thơ tạo ấn tượng về một tiếng khóc tiệc thương cố nén trong lòng trở nên nghẹn ngào, tức tưởi...
? đây có phải là hình ảnh nhà thơ được trực tiếp chứng kiến hay không?
? Qua tình cảm mến yêu và xúc động, tự hào và tiếc thương của nhà thơ, hình ảnh của Lượm nằm trên đồng lúa đã có ý nghĩa gì?
- là hình dung, tưởng tượng.
HS nêu ý hiểu. Gv định hướng:
- Đau đớn là điều không tránh khỏi vì chú bé đã hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ, hồn nhiên, trong sáng, cuộc đời đầy hứa hẹn còn đang rộng mở phía trước. Nhưng, nhà thơ không dừng lại lâu ở nỗi đau. ông cảm nhận sự hy sinh của Lượm có một vẻ thiêng liêng, cao cả như một thiên thần bé nhỏ đang yên nghỉ trên cánh đồng quê hương, linh hồn trong trắng ấy cũng như hương lúa non thanh khiét đã hoá thân vào thiên nhiên đất nước, được ôm ấp và nâng đỡ bởi đất mẹ quê hương và giấc ngủ ấy thật là thanh thản ...
GV gọi HS đọc phần còn lại.
? Câu thơ mở đầu có dụng ý gì?
3. Hình ảnh Lượm còn sống mãi.
- Câu hỏi về Lượm tiếp ngay sau sự hy sinh của Lượm vừa đau xót vừa ngỡ ngàng như không muốn tin rằng Lượm không còn nữa.
? hai khổ thơ cuối có gì đáng chú ý?
? Việc lặp lại hai khổ thơ đầu ở đây theo em có dụng ý nghệ thuật gì?
GV bình: Điều đó thể hiện niềm tin của nhà thơ về sự bất diệt của những con người như Lượm. Nhưng đó còn là ước vọng của ông về một cuộc sống thanh bình, không có chiến tranh để trẻ thơ được sống trong sự hồn nhiên, hạnh phúc. Những lời thơ cuối vì thế không chỉ diễn tả tình cảm trìu mến yêu thương mà còn day dứt niềm khao khát mãnh liệt vè sự thanh bình của đất nước, về cuộc sống tươi vui của trẻ thơ... Hình ảnh Lượm là một trong số rất nhiều hình ảnh đep đẽ của thiếu nhi Việt Nam, của con người Việt Nam đã được Tố Hữu chạm khắc bằng tính cảm trân trọng và yêu mến của ông.
- Lặp lại hai khổ thơ đầu.
- Lợm sống mãi trong tâm trí nhà thơ, sống mãi với cuộc đời.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa của văn bản.
? Qua bài họ, em cảm nhận được gì về ý nghĩa nội dung sâu sắc của bài thơ?
- Khắc hoạ hình ảnh cao đẹp của một em bé liên lạc.
- Biểu hiện tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả.
- Ước vọng hoà bình cho trẻ em.
? bài thơ đã có những đặc sắc gì trong nghệ thuật?
- Kết hợp miêu tả với tự sự và biểu cảm.
- Thể thơ 4 tiếng, gieo vần cuối câu, dễ nhớ, dễ thuộc.
- Lời thơ có nhiều từ láy, ngắt nhịp, câu đặc biệt tác dụng gợi hình, gợi cảm.
? HS đọc ghi nhớ SGK T77.
GV bình, kết bài: Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất đã là truyền thống...
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài về nhà:
1. Đọc thuộc lòng bài thơ. Phần ghi nhớ.
2. Những hình ảnh thơ nào về chú bé Lượm khiến em có ấn tượng sâu sắc nhất? nêu ảm nhận của mình.
3. kẻ lại bằng văn xuôi chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm.
Mưa
(Tự học có hướng dẫn)

Tài liệu đính kèm:

  • docBµi tuµn 24.doc