Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 7: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 7: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh

- Nắm vững thế nào là văn bản tự sự? Vai trò của phương thức biểu đạt này trong cuộc sống, trong giao tiếp.

- Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kỹ năng phân tích, tìm hiểu các tác phẩm tự sự khi học văn học và kỹ năng tạo văn bản.

*Giáo dục tư tưởng: Nhận diện văn bản tự sự trong các văn bản đã, đang, sắp học, bước đầu tập viết, tập nói kiểu văn bản tự sự.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: phần lý thuyết

III.CHUẨN BỊ

* Giáo viên: Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.

* Học sinh: xem trước bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

A/Kiểm tra bài cũ (4) Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh có nhận xét đánh giá.

B/Bài mới (36)

1. Vào bài (1) Giới thiệu: Văn bản tự sự có mục đích trình bày lại diễn biến sự việc còn phương thức tự sự có đặc điểm như thế nào? có ý nghĩa gì? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu

2. Nội dung bài dạy (35)

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 7: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2009
Ngày dạy: tháng năm 2009
Tuần 2
 Tiết 7 tìm hiểu chung về văn tự sự
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh
- Nắm vững thế nào là văn bản tự sự ? Vai trò của phương thức biểu đạt này trong cuộc sống, trong giao tiếp.
- Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kỹ năng phân tích, tìm hiểu các tác phẩm tự sự khi học văn học và kỹ năng tạo văn bản.
*Giáo dục tư tưởng: Nhận diện văn bản tự sự trong các văn bản đã, đang, sắp học, bước đầu tập viết, tập nói kiểu văn bản tự sự.
II.Trọng tâm của bài: phần lý thuyết
III.Chuẩn bị
* Giáo viên: Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
* Học sinh: xem trước bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’) Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh có nhận xét đánh giá.
B/Bài mới (36’)
1. Vào bài (1’) Giới thiệu: Văn bản tự sự có mục đích trình bày lại diễn biến sự việc còn phương thức tự sự có đặc điểm như thế nào? có ý nghĩa gì? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 
2. Nội dung bài dạy (35’)
Tg
25’
05’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự
? Hàng ngày em có kể chuyện, nghe kể chuyện không ? kể những chuyện gì ?
? Theo em kể chuyện để làm gì ?
Giáo viên : Để đáp ứng yêu cầu tìm hiểu sự việc, con người, câu chuyện của người nghe, người đọc à đó là phương thức tự sự
? Đọc và nghe truyện truyền thuyết Thánh Gióng em hiểu được những điều gì ?
Học sinh đọc mục (2) sách giáo khoa, giáo viên gợi ý hướng dẫn học sinh trả lời.
HS liệt kê chuỗi chi tiết trong truyện Thánh Gióng, từ chi tiết mở đầu đến chi tiết kết thúc. Qua đó cho biết truyện thể hiện nội dung chủ yếu gì ?
Em hiểu thế nào là chuỗi sự việc trong văn tự sự ? Em hãy kể lại sự việc Gióng ra đời ntn ? Theo em có thể bỏ bớt chi tiết nào có được không?
? Vậy em hiểu thế nào là tự sự ?
? Đặc điểm của phương thức tự sự là gì ?
? ý nghĩa của tự sự ? 
Học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa
Nội dung kiến thức
I. ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự
1. Các tình huống
2. Nhận xét
- Kể chuyện văn học, kể truyện đời thường, chuyện sinh hoạt...
à Để biết, nhận thức về người, sự vật, sự việc, để giải thích, để khen, chê
à Người kể : thông báo, giải thích
à Người nghe : tìm hiểu, để biết
* Văn bản : Thánh Gióng
a) Truyện là một văn bản tự sự, kể về Thánh Gióng, thời vua Hùng thứ 6 đã đứng lên đánh đuổi giặc Ân.... Truyện cao ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng vì có công đánh đuổi giặc xâm lược mà không màng đến danh lợi.
b) Các sự việc trong truyện được diễn ra theo trình tự :
- Sự ra đời của Gióng
- Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc
- Thánh Gióng lớn nhanh như thổi
- Thánh Gióng vươn vai thành tráng sỹ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.
- Thánh Gióng đánh tan giặc
- Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.
- Vua lập đền thờ phong danh hiệu 
- Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng
-> Truyện thể hiện chủ đề đánh giặc giữ nước của người Việt cổ ...
* Là kể lại sự việc một cách có đầu có đuôi. Việc gì xảy ra trước, thường là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra sau nên có vai trò giải thích cho việc sau.
* Khi kể lại 1 sự việc phải kể các chi tiết nhỏ hơn tạo ra sự việc đó
* Không thể bỏ được vì nếu bỏ câu chuyện sẽ rời rạc, khó hiểu
3. Kết luận
- Tự sự là cách kể chuyện, kể việc, kể về con người (nhân vật). Câu chuyện bao gồm những chuỗi sự việc nối tiếp nhau để đi đến kết thúc.
- Tự sự giúp người đọc, người nghe hiểu rõ sự việc, con người, hiểu rõ vấn đề, từ đó bày tỏ thái độ khen, chê
- Tự sự rất cần thiết trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong văn chương.
C.Luyện tập(3’) Thảo luận nhóm chỉ ra đặc 
điểm của phương thức tự sự và ý nghĩa của 
 tự sự trong văn bản “Con Rồng cháu Tiên” ?
D.Củng cố(1’) Phương thức tự sự là gì ?
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học bài, làm bài tập.
- Tiếp tục nghiên cứu phần luyện tập bài này.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7-Tim hieu chung ve van tu su.doc