Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 53 đến 56 - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 53 đến 56 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1. Kiến thức:

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.

 - vai trò của tưởng tượng trong tự sự

2. Kĩ năng:

 - Kể truyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.

3. Thái độ:

 Giáo dục HS say mê tìm hiểu bộ môn .

II. Chuẩn bị:

- ThầySGV, SGK, bảng phụ ghi dàn bài đề 1 phần luyện tập.

- Trò : Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra:

 - Sĩ số: 6A: .; 6B:

- Kiểm tra bài cũ (4'): Thế nào là kể chuyện đời thường ? Nêu một số đề văn kể chuyện đời thường ?

2. Bài mới:

* GV giới thiệu bài (1'): Giờ học trước các em tìm hiểu về kể chuyện đời thường. Đó là những câu chuyện xảy ra xung quanh đời sống sinh hoạt hàng ngày. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về kể chuyện tưởng tượng.

 

doc 12 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 53 đến 56 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:17/11/2010	Tiết 53
Giảng: 6A:./11/2010
	 	6B:./11/2010
Kể chuyện tưởng tượng
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1. Kiến thức: 
 	 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
 - vai trò của tưởng tượng trong tự sự 
2. Kĩ năng:
 	 - Kể truyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
3. Thái độ:
 	Giáo dục HS say mê tìm hiểu bộ môn . 
II. Chuẩn bị:
- ThầySGV, SGK, bảng phụ ghi dàn bài đề 1 phần luyện tập. 
- Trò : Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK. 
III. Tiến trình lên lớp: 
1. Kiểm tra:
	- Sĩ số: 6A:..; 6B:
- Kiểm tra bài cũ (4'): Thế nào là kể chuyện đời thường ? Nêu một số đề văn kể chuyện đời thường ?
2. Bài mới: 
* GV giới thiệu bài (1'): Giờ học trước các em tìm hiểu về kể chuyện đời thường. Đó là những câu chuyện xảy ra xung quanh đời sống sinh hoạt hàng ngày. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về kể chuyện tưởng tượng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1(15' ): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về kể truyện tưởng tượng.
GV: Hãy tóm tắt truyện ngụ ngôn “Chân, tay, tai, mắt, miệng”?
GV: Trong truyện có yếu tố tưởng tượng không ? Người ta đã tưởng tượng ra những gì?
(chân, tay, tai, Mắt, Miệngthành những nhân vật riêng gọi bằng cậu, cô, bác, lão biết hoạt động nói năng, có nhà riêng như con người)
GV: Trong truyện có chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng ra?
GV: Vậy, tưởng tượng trong tự sự có phải là tuỳ tiện không ? Tưởng tượng nhằm mục đích gì ?
GV: Truyện "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" thể hiện chủ đề gì ?
(Trong cuộc sống con người phải biết nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì không tồn tại được)
HS: Đọc truyện “Lục súc tranh công”
 (sgk – 130, 131, 132)
GV: Truyện tưởng tượng ra những gì ? 
GV: Truyện có dựa trên cơ sơ sự thật nào không ? (có)
GV: Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
(Nhằm thể hiện tư tưởng: Các giống vật tuy khác nhau, nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau )
HS: Đọc truyện “Giấc mơ trò truyện với Lang Liêu”
GV: Truyện tưởng tượng ra những gì ?
GV: Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
(Giúp hiểu sâu thêm về truyền thuyết Lang Liêu- Thời các vua Hùng)
GV: Qua các câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về cách kể một câu chuyện tưởng tượng ?
(Phải dùng trí tưởng tượng để hình dung ra những câu chuyện có sẵn trong sách vở hoặc trong cuộc sống, nhưng phải có một ý nghĩa nào đó. Phải dựa vào một phần sự thật, sự thật ấy phải có ý nghĩa)
GV: Yếu tố tưởng tượng có vai trò, tác dụng gì trong văn tự sự ?
 HS: đọc ghi nhớ SGK - 133
HĐ2( 20'): Hướng dẫn học sinh luyện tập.
HS: đọc yêu cầu bài tập
* Thảo luận nhóm (4 nhóm) trình bày trên phiếu học tập.
- Thời gian: 7 phút
- Nội dung: Tìm ý và lập dàn bài cho đề 1 và 2 (SGK – 134)
+ Nhóm 1+3: đề 1
+ Nhóm 2+4: đề 2
- Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét chéo
GV: nhận xét
GV: đưa bảng phụ dàn bài đề 1.
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
1. Truyện Chân, tay, tai, mắt, miệng
- Tưởng tượng: Các bộ phận trên cơ thể con người là các nhân vật.
- Sự thật: vai trò của từng bộ phận. Các bộ phận có mối quan hệ khăng khít với nhau.
-> Tưởng tượng để nhằm thể hiện một chủ đề.
2. Đọc các truyện sau và suy nghĩ về cách kể một câu chuyện tưởng tượng.
* Truyện Sáu con gia súc so bì công lao
(Lục súc tranh công)
- Tưởng tượng: 6 con gia súc biết nói tiếng người, biết kể công, kể khổ.
- Sự thật: Cuộc sống, công việc, đặc điểm của từng giống vật.
 -> Nhằm nhắc nhở không nên so bì nhau.
* Truyện: Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu
- Tưởng tượng ra một giấc mơ.
-> Giúp hiểu sâu thêm về truyền thuyết Lang Liêu
* Ghi nhớ: SGK – Tr. 133
II. Luyện tập:
* Đề1:
- Mở bài:
+ Một trận lũ lụt khủng khiếp xảy ra (ở đâu)
+ Thuỷ Tinh, Sơn Tinh lại đại chiến trên chiến trường mới.
- Thân bài:
+ Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công với những vũ khí cũ nhưng mạnh và tàn ác gấp bội.
+ Sơn Tinh chống lũ lụt: Huy động sức mạnh tổng lực: Đất, đá, xe ben, xe Kama, tàu hoả, trực thăng, thuyền, cano, xe lội nước, cát, sỏi, đặc biệt là các hòn bê tông đúc sẵn,
+ Các phương tiện thông tin hiện đại: Vô tuyến, điện thoại di động, loagiúp ứng cứu kịp thời.
+ Cảnh bộ đội, công an giúp dân chóng lũ
+ Cảnh cả nước quyên góp ủng hộ nhân dân vùng lũ: Lá lành đùm lá rách.
+ Cảnh những chiến sỹ hết mình và hi sinh vì dân. 
- Kết bài:
Cuối cùng, Thuỷ Tinh lại một lần nữa thua trận với Sơn Tinh, đành rút quân về.
3. Củng cố: (3)
- Thế nào là kể chuyện tưởng tượng ? 
- Tưởng tượng vai trò gì trong tự sự ?
4. Hướng dẫn về nhà: (2)
- Học bài, làm dàn bài đề 3, 4, 5.
- Chuẩn bị bài ôn tập truyện dân gian, đọc lại các câu chuyện dân gian đã học từ đầu năm đến nay.
Soạn:18 / 11 /2010	 Tiết: 54
Giảng: 6A:...../11/2010
	 6B:../11/2010
Ôn tập truyện dân gian
I. Mục tiêu : Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức: 
	 - Đặc điểm thể loại của các truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
- Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân dan đã học.
2. Kĩ năng: 
	 - so sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.
 - Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
 - Kể lại một và truyện dân gian đã học.
3.Thái độ:
- GD học sinh say mê hứng thú học bộ môn .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
- GV: Bảng phụ ghi đặc điểm tiêu biểu của truyện dân gian.
- HS: Đọc, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk. 
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra :
- Sĩ số: 6A:; 6B:
- Bài cũ: Truyện "Treo biển" và " Lợn cưới, áo mới" có ý nghĩa gì ?
2. Bài mới:
* GV giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung
HĐ1( 17') : Hướng dẫn học sinh ôn lại định nghĩa các loại truyện dân gian. 
- Em đã được học những thể loại truyện dân gian nào ?
 HS: thảo luận nhóm (4 nhóm)
GV: giao nhiệm vụ
- Nhóm 1: Thế nào là truyền thuyết ? kể tên các truyền thuyết đã học ?
- Nhóm 2: Thế nào là truyện cổ tích ? Kể tên các truyền thuyết em đã học ?
- Nhóm 3: Thế nào là truyện ngụ ngôn ? em đã được học những truyện ngụ ngôn nào ?
- Nhóm 4: Thế nào là truyện cười ?
Kể tên những truyện cười em đã học ?
- Thời gian: 3': Các nhóm thảo luận; Đại diện nhóm trình bày; Nhóm khác nhận xét
GV: nhận xét, kết luận
HĐ2(18'): Hướng dẫn học sinh ôn lại đặc điểm các truyện dân gian đã học:
HS: hoạt động nhóm (4 nhóm)
GV giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Hãy nêu đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết ?
- Nhóm 2: Nêu đặc điểm tiêu biểu của truyện cổ tích ?
- Nhóm 3: Nêu đặc điểm tiêu biểu của truyện ngụ ngôn ?
- Nhóm 4: Truyện cười có những đặc điểm nào tiêu biểu ?
 + Thời gian: 7': Đại diện nhóm trình bày; Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ: 
I. Định nghĩa các thể loại truyện dân gian đã học .
- Truyện truyền thuyết:
- Truyện cổ tích
- Truyện ngụ ngôn
- Truyện cười
II. Những đặc điểm tiêu biểu của thể loại truyện dan gian đã học: 
* Những đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện kể dân gian đã học
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Kể về nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.(Lê Lợi, Đánh giặc Minh)
Kể về cuộc đời và số phận 1 số kiểu nhận vật quen thuộc(mồ côi, xấu xí)
Mượn truyện loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người (ếch ngồi đáy giếng)
Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.(Khoe áo, khoe của)
Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo. 
Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ
ảo.
Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý
Có yếu tố gây cười
Có cơ sở cốt lõi là sự thật lịch sử
Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người đọc trong cuộc sống.
Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội 
Người kể, người nghe tin câu chuyện như có thật. 
Người kể,người nghe không tin là có thật. 
Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử . 
Ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
3. Củng cố: (3'):
? Hãy nêu đặc điểm tiêu biểu từng thể loại truyện dân gian Việt Nam mà em đã học?
? Kể lại một truyện cổ tích trong số các truyện em đã học ?
4. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Ôn lại toàn bộ truyện dân gian đã học.
- Trả lời các câu hỏi 5, 6 SGK.
..
Soạn: 19/11/2010	Tiết 55
Giảng: 6A:./11/2010
	 6B:./11/2010
Ôn tập truyện dân gian
(Tiếp theo)
I.Mục tiêu bài học: Giúp HS :
1. Kiến thức: 
Hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của các truyện dân gian đã học. So sánh sự giống nhau giữa các thể loại truyện dân gian. 
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng kể truyện tưởng tượng sáng tạo truyện dân gian theo các vai kể . 
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học dân gian và say mê học bộ môn . 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
GV: sgv, sgk, bảng phụ ghi nội dung sư giống và khác gữa truyện truyền thuyết và cổ tích, giữa ngụ ngôn và truyện cười.
HS: Đọc, soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk. 
III.Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra 
- Sĩ số: 6A; 6B:.
- Kiểm tra bài cũ (4'): Truyện cổ tích có những đặc điểm gì tiêu biểu ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài(1'):
Hoạt động của thầy và Trò
Nội dung
HĐ1( 15' ) : Hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích; giữa ngụ ngôn và truyện cười. 
GV: cho hai dãy lớp thảo luận theo nhóm bàn
GV: giao nhiệm vụ:
- Dãy 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích ?
- Dãy 2: So sánh sự giống và khác nhau giữa ngụ ngôn và truyện cười ?
- Thời gian: 7'
Các nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ.
GV: Hãy minh họa sự giống và khác nhau đó bằng các câu chuyện đã học ? 
HĐ2(20'): Hướng dẫn học sinh luyện tập
GV: nêu yêu cầu: Kể một số truyện dân gian đã học. Kể giọng to, rõ ràng, có thể kết hợp với cách kể chuyện đã học để kể hoặc kể chuyện sáng tạo.
GV: cho học sinh kể trước nhóm
GV: gọi một vài em kể trước lớp.
GV: cho học sinh sắm vai nhân vật trong hai truyện cười đã học để trình bày trước tập thể lớp.
Đại diện mỗi tổ cử một nhóm bạn thể hiện lớp kịch ngắn ấy.
GV: Hãy vẽ một bức tranh minh họa một truyện dân gian đã học ?
III. So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết với cổ tích, giữa ngụ ngôn và truyện cười.
* Truyền thuyết và cổ tích:
a) Giống nhau.
- Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
- Các chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường. 
b) Khác nhau : 
- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử. Thường được tin là có thực. 
- Cổ tích: Kể về cuộc đời 1 số kiểu nhân vật nhất định, thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và các ác. Thường được coi là không có thực.
* Truyện ngụ ngôn và truyện cười: 
a) Giống nhau: 
- Thường gây cười .
b) Khác nhau. 
- Truyện cười: để gây cười, mua vui phê phán châm biếm. 
- Truyện ngụ ngôn: khuyên nhủ răn dạy con người một bài học nào đó.
IV. Luyện tập .
1. kể lại một số truyện dân gian đã học.
2. Thể hiện một lớp kịch ngắn:
- Treo biển
- Lợn cưới áo mới
3. Vẽ tranh minh họa truyện dân gian đã học . 
 3. Củng cố (3'):
GV: yêu cầu HS nhắc lại, hệ thống kiến thức qua 2 giờ ôn tập.
HS: Nêu các đặc điểm tiêu biểu của 4 thể loại truyện đã học.
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
- Ôn lại toàn bộ kiến thức về truyện dân gian đã học.
- Ôn lại kiến thức tiếng Việt đã học và đã làm bài kiểm tra giờ sau trả bài.
Soạn: 19/11/2010	 
Giảng: 6A:./11/2010
	 6B:./11/2010
Tiết 56
Trả bài kiểm tra tiếng Việt
I. Mục tiêu: Giúp Hs : 
- Nhận rõ ưu nhược điểm trong bài kiểm tra của mình . Từ đó khắc phục nhược điểm , phát huy ưu điểm , có hướng phấn đấu làm tốt ở bài sau . 
	- Rèn KN khi làm bài kiểm tra trắc nghiệm , tự luận . 
	- GD HS ý thức tự giác , độc lập suy nghĩ khi làm bài . 
II. Chuẩn bị: 
- Thầy : Chấm , chữa bài của HS .
- Trò : Ôn lại phần TV đã học . 
III. Tiến trình dạy học: 
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 6A:; 6B:
- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 
2. Trả bài: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1 : Đọc soát đề (GV nêu yêu cầu của từng câu hỏi và đáp án – HS soát đề - đối chiếu đáp án) 
HĐ2 : Nhận xét ưu nhược điểm bài làm của HS : 
* Ưu điểm :
GV: Minh họa bài làm khá : 
* Tồn tại : 
GV: Dẫn chứng 1 số bài làm của HS : 
I. Đề bài - đáp án: Tiết 46. 
II. Nhận xét : 
1. Ưu điểm : 
- Đa số các em nắm được ND kiểm tra và thuộc bài 
- Một số bài trình bày sạch đẹp. 
- Phần TNKQ : làm tương đối tốt. 
- Phần TNTL : Đảm bảo ND. 
2. Tồn tại : 
- Nhiều em chưa đọc kỹ đề -> làm sai ND yêu cầu 
- Sắp xếp các cụm danh từ vào bảng mô hình cấu tạo cụm danh từ sai, không rõ ràng.
- Một số em trình bày bẩn, sai lỗi chính tả, tẩy xóa nhiều . 
III. Giáo viên vẽ mô hình cụm danh từ lên bảng
 Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7 8
8
Đáp án
A
D
B
C
D
D
A B
1 - c; 2 - a; 3 - d; 4- b
Câu 10 (4 điểm): Tìm cụm danh từ trong những câu sau và chép các cụm danh từ đã tìm được vào mô hình cụm danh từ bên dưới. 
a) Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. 
b) Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.
 	 (Thạch Sanh)
c) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng
Câu 9:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
một
người
chồng
thật xứng đáng
một
lưỡi
búa
của cha để lại
Một
con
yêu tinh
ở trên núi, có nhiều phép lạ
Câu 11 (3 điểm): Đọc kĩ đoạn văn sau rồi liệt kê các danh từ chung, danh từ riêng, cụm danh từ vào bảng phân loại sau:
 Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa thêm, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi.
bảng phân loại
Danh từ chung
Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử
Danh từ riêng
Mã Lương / Mã Lương / mặt biển / sóng
Cụm danh từ
một chiếc thuyền buồm / các quan đại thần / vài nét bút
3. Củng cố :
- Xem lại các KN về từ, cách giải nghĩa từ 
- Xem lại bài danh từ và cụm danh từ; Mô hình cụm DT. 
4. Hướng dẫn học bài :
* Ôn tập ND đã học. 
- Đọc, soạn bài : Chỉ từ – theo hệ thống câu hỏi sgk .
Tiết:56
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức: 
Giúp HS tự đánh giá được khả năng nhận thức của mình về phần Tiếng Việt: Cấu tạo từ, từ loại, từ mượn, nghĩa cuả từđã học 
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức. 
3. Thái độ: 
HS có ý thức tự đánh giá, rút kinh nghiệm về cách dùng từ, sử dụng từ để học tập tốt hơn. 
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
- Thầy: chấm, chữa bài .
- Trò: Ôn lại phần Tiếng Việt đã học:
III/ Tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra: ( kết hợp trong bài )
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài ( 1' ): Giờ học hôm nay chúng ta trả bài kiểm tra Tiếng Việt, qua bài các em sẽ thấy được những ưu và nhược điểm trong bài viết, từ đó có ý thức sửa lỗi và cố gắng hơn trong những bài kiểm tra sau.
Hoạt động của thầy- trò
Nội dung
HĐ1 (10'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và xây dựng đáp án:
GV đọc từng câu hỏi trong phần trắc nghiệm khách quan.
HS trả lời phương án lựa chọn
GV nhận xét sau mỗi câu trả lời và công bố đáp án từng câu
- Bài làm của em đạt ở mức độ nào ?
- Có những câu nào em xác định sai ? 
- Em rút ra kinh nghiệm gì qua phần bài làm này ?
HS đọc đề bài phần trắc nghiệm tự luận
GV ghi lại câu hỏi 1 
- Em đã tạo lập được cụm danh từ từ những danh từ đã cho chưa ?
- Câu em tạo lập đúng cụm danh từ chưa ?
GV nêu đáp án ( ví dụ ) câu 1
- Bài làm của em đạt ở mức độ nào ?
HS đọc yêu cầu câu hỏi 2 phần trắc nghiệm tự luận.
GV ghi lại câu hỏi lên bảng
GV nêu ví dụ một vài từ ghép, từ láy.
- Bài làm của em đã nêu được các ý như đáp án chưa ?
HĐ2 (9' ): GV nhận xét bài làm của học sinh:
GV nhận xét chung
HĐ3 ( 20' ): GV hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài viết
GV trả bài
HS chữa lỗi trong bài viết của mình
HS trao đổi bài viết, tự kiểm tra theo cặp
GV kiểm tra một số bài viết đã chữa lỗi của học sinh.
I/ Đề bài, tìm hiểu đề, xây dựng đáp án:
1. Trắc nghiệm khách quan:
Đáp án:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
C
A
C
D
C
7
8
9
10
11
12
B
A
D
D
A
C
2. Trắc nghiệm tự luận:
Câu 1:( 2điểm ) 
Hãy tạo lập cụm danh từ từ những danh từ sau:
- Ngôi nhà
- Giọng nói 
Đáp án
 - Ngôi nhà cũ trên sườn đồi.
 - Giọng nói ấy.
Câu 2: 
 Viết một đoạn văn ngắn tả khu vườn nhà em, trong đó có sử dụng ít nhất hai từ ghép, hai từ láy.
Đáp án
 - Viết được đoạn văn đúng chủ đề và có sử dụng từ láy và từ ghép (1điểm)
- Chỉ ra những từ láy và từ ghép trong đoạn văn (4 từ- phải đúng) - Mỗi từ 1 điểm.
Tổng 5 điểm.
II/ Nhận xét:
* Ưu điểm:
- Một số bài làm nắm chắc kiến thức tiếng Việt đã học. Tạo lập đúng cụm danh từ, viết đoạn văn đúng chủ đề, có sử dụng từ loại theo yêu cầu, diễn đạt lưu loát.
- Nhiều bài chữ viết đẹp, trìng bày khoa học
* Nhược điểm:
- Một số bài làm chưa nắm chắc kiến thức Tiếng Việt đã học, tạo lập cụm danh từ sai.
- Nhiều bài viết được đoạn văn nhưng chưa chỉ ra được từ ghép và từ láy, hoặc chỉ ra sai.
- Một số bài chữ viết sấu, chưa hoàn thành bài viết. Cá biệt có em không biết làm bài ( Quyết 6B )
III/Trả bài- chữa lỗi:
 3. Củng cố ( 3' ):
- GV khái quát lại nội dung kiến thức trong bài kiểm tra: Từ loại, cấu tạo từ, nghĩa của từ. 
- Học và nắm được về cấu tạo từ, từ loại, nghĩa của từ, từ đó sử dụng từ để đặt câu cho chính xác
- Lưu ý cho học sinh đến kĩ năng trình bày bài kiến thức tổng hợp.
4. Hướng dẫn về nhà (2')
- Ôn lại kiến thức Tiếng Việt học từ đầu năm
- Chuẩn bị bài: Chỉ từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc