Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51 đến 100 - Nguyễn Tuyết Mai

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51 đến 100 - Nguyễn Tuyết Mai

TB: Nêu những hiểu biết của em về truyện cười?

 - Hiện tượng đáng cười là những hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên, thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói của người nào đó. Tiếng cười (cái cười) là do hiện tượng đáng cười gây ra và do ta phát hiện thấy hiện tượng ấy. Như vậy, để có tiếng cười cần có đầy đủ 2 điều kiện đó là: Điều kiện khách quan là hiện tượng đáng cười và điều kiện chủ quan là người đọc, người nghe phải phát hiện ra hiện tượng đáng cười ấy để cười.

- Truyện cười thường rất ngắn nhưng vẫn có truyện, kết cấu nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện đều phục vụ mục đích gây cười. Mấu chốt của của nghệ thuật gây cười là phải làm sao cho cái đáng cười tự nó bộc lộ một cách cụ thể, sinh động để người đọc, người nghe tự mình phát hiện ra mà bật cười.

- Truyện cười vừa có ý nghĩa mua vui, vừa có ý nghĩa phê phán. Khi tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán, truyện cười đồng thời cũng gián tiếp hướng người nghe, người đọc tới những điều tốt đẹp, đối lập với những hiện tượng đáng cười.

- Những truyện cười thiên về ý nghĩa mua vui gọi là truyện hài hước. Những truyện thiên về ý nghĩa phê phán được gọi là truyện châm biếm.

 - Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

 2. Đọc:

 GV: Đối với truyện “Treo biển” cần đọc thong thả, rõ ràng biểu thị sự hài hước nhưng kín đáo thể hiện qua từ “bỏ ngay” được lặp lại 4 lần.

 - Gọi 2 HS đọc, GV nhận xét, uốn nắn.

TB: Giải nghĩa từ: cá ươn, bắt bẻ.

TB: Tóm tắt các sự việc chính của truyện?

 1. Một cửa hàng bán cá treo biển và đề “Ở đây có bán các tươi”.

 2. Có 4 người đi qua nhận xét, góp ý về cái biển.

 3. Chủ cửa hàng thấy vậy liền cất luôn tấm biển.

TB: Dựa vào các sự việc chính trên hãy kể lại câu chuyện?

 GV: Gọi 1 HS kể truyện. Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, uốn nắn.

TB: Văn bản chia làm mấy phần?

 

doc 189 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51 đến 100 - Nguyễn Tuyết Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
soạn:14/11/2008 	 Ngày giảng:6A: /11/2008
	 6C: /11/2008
Tiết 51
 Văn bản - TREO BIỂN
 - LỢN CƯỚI ÁO MỚI (Hướng dẫn đọc thêm)
 (Truyện cười)
A. Phần chuẩn bị:
 	I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	- Hiểu thế nào là truyện cười.
	- Hiểu nội dung ý nghĩa nghệ thuật gây cười trong hai truyện“Treo biển” và “Lợn cưới áo mới”.
	- Kể lại được truyện
	- Đối với truyện “Treo biển”: Giáo dục tính thận trọng, tỉ mỉ khi làm việc; thái độ tiếp thu, phê bình ý kiến một cách chọn lọc, có chủ kiến của mình.
	- Với truyện “Lợn cưới áo mới” : Học sinh biết cách phân biệt danh giới niềm tự hào chính đáng với thói phô trương kệch cỡm.
 	 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV, Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn, nâng cao Ngữ văn 6, soạn giáo án. 
 - Học sinh: Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên, trả lời câu hỏi tìm hiểu trong sách giáo khoa.
B. Phần thể hiện trên lớp:
 	* Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A: / 34
 + Lớp 6 C: / 31 
 	 I. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) Miệng
	* Câu hỏi: 
	- Kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và nêu bài học rút ra từ truyện đó? 
	* Đáp án - biểu điểm:
(5 điểm) 1. HS kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng:
	Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng sống với nhau rất hoà thuận. Một hôm cô Mắt cho rằng: cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay phải làm việc để nuôi lão Miệng. Họ cùng nhau nghỉ việc để trừng trị lão. Cuối cùng cả bọn rã rời, gần như tê liệt và tất cả hiểu ra rằng mỗi người mỗi việc, ai cũng phải làm mới tồn tại được. Họ sửa chữa lỗi lầm của mình và sống với nhau hoà thuận như xưa. 
(5 điểm) 2. Ý nghĩa bài học rút ra từ truyện:
	Trong tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt, phải nương tựa gắn bó với nhau, phải hợp tác và tôn trọng công sức của nhau. 
 	II. Dạy bài mới: 
 * Giới thiệu bài: (1 phút) 
Người Việt Nam chúng ta rất biết cười, dù ở bất kì tình huống, hoàn cảnh nào. Vì vậy rừng cười dân gian Việt Nam rất phong phú. Rừng cười ấy có đủ các cung bậc khác nhau. Có tiếng cười vui hóm hỉnh, hài hước nhưng không kém phần sâu sắc để mua vui. Có tiếng cười sâu cay, châm biếm để phê phán những thói hư tật xáu và để đả kích kẻ thù,v.vTiết học này, chúng ta cùng đi tìm hiểu 2 truyện cười để thấy được những điều đó.
A. TREO BIỂN: (23’)
	I. Đọc và tìm hiểu chung:
 	1. Định nghĩa truyện cười:
 	HS: đọc chú thích * (tr. 124) 
TB: Nêu những hiểu biết của em về truyện cười?
 	- Hiện tượng đáng cười là những hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên, thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói của người nào đó. Tiếng cười (cái cười) là do hiện tượng đáng cười gây ra và do ta phát hiện thấy hiện tượng ấy. Như vậy, để có tiếng cười cần có đầy đủ 2 điều kiện đó là: Điều kiện khách quan là hiện tượng đáng cười và điều kiện chủ quan là người đọc, người nghe phải phát hiện ra hiện tượng đáng cười ấy để cười.
- Truyện cười thường rất ngắn nhưng vẫn có truyện, kết cấu nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện đều phục vụ mục đích gây cười. Mấu chốt của của nghệ thuật gây cười là phải làm sao cho cái đáng cười tự nó bộc lộ một cách cụ thể, sinh động để người đọc, người nghe tự mình phát hiện ra mà bật cười.
- Truyện cười vừa có ý nghĩa mua vui, vừa có ý nghĩa phê phán. Khi tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán, truyện cười đồng thời cũng gián tiếp hướng người nghe, người đọc tới những điều tốt đẹp, đối lập với những hiện tượng đáng cười.
- Những truyện cười thiên về ý nghĩa mua vui gọi là truyện hài hước. Những truyện thiên về ý nghĩa phê phán được gọi là truyện châm biếm.
	- Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
	2. Đọc:
	GV: Đối với truyện “Treo biển” cần đọc thong thả, rõ ràng biểu thị sự hài hước nhưng kín đáo thể hiện qua từ “bỏ ngay” được lặp lại 4 lần. 
 	 - Gọi 2 HS đọc, GV nhận xét, uốn nắn.
TB: Giải nghĩa từ: cá ươn, bắt bẻ.
TB: Tóm tắt các sự việc chính của truyện?
 	1. Một cửa hàng bán cá treo biển và đề “Ở đây có bán các tươi”.
 	2. Có 4 người đi qua nhận xét, góp ý về cái biển.
 	3. Chủ cửa hàng thấy vậy liền cất luôn tấm biển.
TB: Dựa vào các sự việc chính trên hãy kể lại câu chuyện?
	GV: Gọi 1 HS kể truyện. Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, uốn nắn.
TB: Văn bản chia làm mấy phần?
 	Văn bản chia 3 phần:
	- Phần 1: từ đầu đến Ở đây có bán cá tươi: Mở đầu câu chuyện
	- Phần 2: tiếp đến còn đề biển làm gì nữa?: Diễn biến câu chuyện
	- Phần 3: còn lại: Kết thúc câu chuyện.
II. Phân tích:
	1. Giới thiệu câu chuyện:
TB: Ở phần mở đầu, truyện Treo biển giới thiệu với chúng ta sự việc nào?
	 - Một cửa hàng bán cá làm cái biển đê mấy chữ to tướng: “Ở đây có bán cá tươi”.
Kh: Nội dung tấm biển treo ở cửa hàng có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố như thế nào?
 	- Tấm biển treo ở cửa hàng có 4 yếu tố, thông báo nội dung:
	Ở đây: Thông báo địa điểm cửa hàng.
	Có bán: Thông báo hoạt động của cửa hàng.
	Cá: Thông báo loại mặt hàng.
	Tươi: Thông báo chất lượng hàng.
Kh: Qua đó em nhận xét gì về nội dung tấm biển?
 	- Bốn yếu tố, 4 nội dung đó là cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ.
 	GV: Nhà hàng treo biển quảng cáo để bán hàng. Biển quảng cáo thông báo giới thiệu với khách hàng địa điểm cửa hàng, hoạt động của cửa hàng, loại mặt hàng, chất lượng mặt hàng mà cửa hàng định bán. Biển ghi như vậy là đúng và đầy đủ thông tin cần thiết không cần phải thêm bớt.
* Chủ cửa hàng treo biển bán hàng với nội dung cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ.
 GV: Nếu sự việc chỉ có vậy, thì chưa thể thành truyện cười vì chưa xuất hiện các yếu tố không bình thường để gây cười. 
 Vậy tình huống ban đầu của truyện phát triển thành tình huống có vấn đề (kịch tính) bởi sự việc gì? Đó là có người góp ý về cái biển. Đây cũng chính là yếu tố nảy sinh kịch tính của truyện. Vậy kịch tính ấy được thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp trong phần 2.
	HS: đọc đoạn 2.
	2. Diễn biến câu chuyện:
TB: Có mấy người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng bán cá? Họ góp ý những gì?
	- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề cá “tươi”?
	- Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao, mà phải đề là “ở đây”?
	- Ở đây chẳng bán cá thì bày ra để khoe hay sao mà phải đề “có bán”?
	- Chưa đi đến dầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?
Kh: Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể của đoạn truyện này?
 	- Lời kể tự nhiên, hóm hỉnh, tình huống gây cười cụ thể.
Kh: Nêu suy nghĩ của em về những ý kiến trên?
 	- Bốn vị khách góp ý về tấm biển ở cửa hàng bán cá. Lần lượt từng vị bằng cử 
chỉ, ngôn ngữ cười bảo, nói góp ý bỏ bớt từng yếu tố của tấm biển. Thoạt nghe, ý kiến của từng người đều có lí nhưng không phải.Bởi vì người góp ý không nghĩ đến chức năng, ý nghĩa của yếu tố mà họ cho là thừa trên biển quảng cáo và mối quan hệ của nó với yếu tố khác. Mỗi người đều lấy sự hiện diện của mình ở cửa hàng và việc trực tiếp được nhìn, xem, ngửi thay cho việc thông báo gián tiếp vốn là chức năng, đặc điểm giao tiếp của ngôn ngữ. Vì vậy mỗi người chỉ quan tâm đến một hoặc một số thành phần của câu quảng cáo mà họ cho là quan trọng, không thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của các thành phần khác.
TB: Thái độ của nhà hàng trước lời góp ý của 4 người khách như thế nào?
 - Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” bỏ ngay hai chữ “ở đây” bỏ ngay hai chữ “có bán”
Kh: Em có nhận xét gì về cách tiếp thu ý kiến của nhà hàng?
 	- Mỗi lần khách góp ý nhà hàng không cần suy nghĩ nghe nói, bỏ ngay nhà hàng tiếp thu một cách nhanh chóng, tức thì như một cái máy. Quá dễ dãi, không cần phải suy xét đúng sai. Điều đó chứng tỏ rằng nhà hàng cũng không hiểu gì về những điều viết trên tấm biển quảng cáo có ý nghĩa gì, treo biển để làm gì.
Kh: Vì sao những câu góp ý khiến ta buồn cười, em cười gì qua những qua những câu góp ý ấy?
 	- Người ta treo biển lên để quảng cáo, gây sự chú ý với người mua hàng, cửa hàng nào mà chẳng thế điều đó hợp với lẽ thường. Nội dung thông báo đúng, đủ không có thông tin nào thừa. Vậy mà người góp ý lại góp ý từng chữ tước đi cái quyền được quảng cáo của cửa hàng là trái tự nhiên. Sự bắt bẻ đó không chỉ là một người mà là bốn người. Sự bắt bẻ đó đã làm bật lên tiếng cười khi ta nghĩ đến những người thích can thiệp vào việc của người khác.
TB: Tiếng cười trong truyện dành cho những nhân vật nào? Vì sao?
 	- Tiếng cười trong truyện dành cho người được góp ý và cả người góp ý. Cười người góp ý thích can thiệp vào việc của người khác. Cười người được góp ý ở sự tiếp nhận ngay trực tiếp không cần phải đắn đo, suy tính gì cả, không lựa chọn, không phân tích cứ bỏ dần từng chữ theo sự góp ý. 
	* Sự góp ý vô lí, thiếu chính xác, nhà hàng tiếp thu ý kiến một cách thụ động, thiếu suy xét kĩ càng.
	3. Kết thúc câu chuyện:
TB: Câu chuyện kết thúc như thế nào?
	- Thế là nhà hàng cất nốt cái biển!
Kh: Đọc câu chuyện này, những chi tiết nào khiến em buồn cười? Khi nào cái cười được bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
 	- Truyện có nhiều chi tiết gây cười, cái cười bộc lộ rõ nhất là ở phần kết thúc truyện: nhà hàng cất nốt cái biển (đây cũng là đặc điểm của truyện cười: để tiếng cười vang lên to nhất, thâm trầm nhất là kết thúc). Ở trên, khi cái biển bị bắt bẻ, nhà hàng chỉ còn để lại chữ cá. Người đọc tưởng đến đây không còn ai có thể bắt bẻ được nữa. Nhưng vẫn có người góp ý chữ “cá” và tấm biển treo vẫn là thừa, nhà hàng cất luôn cái biển, ta bật cười và tiếng cười vang to nhất. Ta cười vì từng ý kiến góp ý có vẻ có lí nhưng cứ theo đó hành động thì kết quả thành phi lí.Ta cười vì người nghe góp ý không biết suy xét hoàn toàn mất hết chủ kiến.
TB: Kết thúc này tạo cho truyện có ý nghĩa gì?
 	- Tạo tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến trong khi làm việc, không suy xét khi nghe góp ý.
	* Người nghe góp ý không suy xét mất hết chủ kiến.
TB: Từ ý nghĩa trên câu chuyện muốn nêu bài học gì?
	* Bài học: Trước sự góp ý của người khác không nên vội vàng hành động ngay khi chưa suy xét kĩ, làm việc gì cũng phải có chủ kiến, tiếp thu chọn lọc ý kiến người khác.
III. Tổng kết – ghi nhớ:
Kh: Nêu nghệ thuật và nội dung cơ bản của truyện “Treo biển”?
	 - NT: Hình thức ngắn gọn, dẫn dắt hay, yếu tố gây cười độc đáo.
	- ND: Truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.
	* Ghi nhớ: SGK (tr.125)
B. LỢN CƯỚI, ÁO MỚI: (14’) (Hướng dẫn đọc thêm)
	I- Đọc và tìm hiểu chung:
 GV: Hướng dẫn đọc: Đọc to, rõ ràn ...  người; cách gọi tên: Chú dế choắt, chị Cốc,...
- Trong Vượt thác: chòm cổ thụ dứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước,... 
 d- Hướng dẫn học bài ở nhà. (2 phút)
	- Học bài, nắm chắc 2 ghi nhớ (SGK,T.57,58)
	- Làm lại bài tập 5 (SGK,T.49).
	- Đọc và chuẩn bị bài Phương pháp tả người theo câu hỏi trong sách giáo khoa 
========================= 
Soạn: 17.2.2009 	Giảng: 6A: 	 /2/2009	 	 6C: /2/2009
TIẾT 92
Tập làm văn PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: - Nắm được cách tả người và bố cục hình thức của một đoạn văn, một bài văn tả người.
	b) Về kĩ năng: - Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát lựa chọn được theo thứ tự hợp lí.
	c) Về thái độ: - Giáo dục học sinh có tình cảm với người thân qua việc miêu tả.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Nâng cao Ngữ văn, Những bài văn hay dành cho học sinh giỏi, nghiên cứu soạn giáo án.
	 b) Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi- học bài cũ- đọc, tìm hiểu trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 6A: / 35
	6C: / 31
a) Kiểm tra bài cũ: (4’) Miệng.
	* Câu hỏi: Nêu phương pháp tả cảnh và bố cục của một bài tả cảnh?
	* Đáp án - Biểu điểm: Muốn tả cảnh cần: 
	- Xác định đối tượng miêu tả; (1 điểm)
	- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu; (2 điểm)
	- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. (2 điểm)
	Bố cục bài tả cảnh thường có ba phần: 
	- Mở bài: giới thiệu cảnh được tả; (1 điểm)
	- Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự; (2 điểm)
	- Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó. (2 điểm)
Vào bài: (1’) Văn tả cảnh không chỉ có tả cảnh thiên nhiên mà còn có tả cảnh sinh hoạt và tả người. Vậy, phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong tiết học này.
b) Dạy nội dung bài mới:
I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người: (22’)
	GV: Gọi HS đọc đoạn 1, SGK. T.59,60.
TB: Đoạn văn 1 tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?
	- Đoạn văn 1: tả người chèo thuyền vượt thác (dượng Hương Thư). Dượng 
Hương Thư được miêu tả có ngoại hình khỏe, đẹp trong tư thế đang chinh phục thác dữ. Đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh sau: như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
TB: Miêu tả dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác, tác giả chú ý những nét nổi bật nào?
	- Tác giả chú ý miêu tả ngoại hình và động tác của nhân vật.
Kh: Em có nhận xét gì về cách quan sát, cách sử dụng từ ngữ hình ảnh để miêu tả nhân vật trong đoạn văn này?
	- Tác giả đã quan sát rất kĩ càng và lựa chọn các chi tiết tiêu biểu để khắc họa hình ảnh nhân vật đang trong tư thế chinh phục thác dữ; tác giả cũng sử dụng một loạt các từ ngữ giàu sức gợi tả như các động từ diễn tả hành động và các tính từ miêu tả dáng vẻ ngoại hình của nhân vật, sử dụng một loạt các hình ảnh so sánh ngang bằng và không ngang bằng để làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình và nét đẹp trong tính cách của nhân vật. Trong cuộc vượt thác thì dũng mãnh hiên ngang, lúc ở nhà thì khiêm nhường, dễ mến.
TB: Tác giả đã tả nhân vật dượng Hương Thư theo thứ tự như thế nào? Từ đó, em có nhận xét gì về kết cấu của một đoạn văn?
	- Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả theo thứ tự: từ khái quát đến cụ thể, cuối cùng là nhận xét chung về nhân vật (dượng Hương Thư như một pho tượng- các bắp thịt- hai hàm răng- cặp mắt- Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà). Đoạn văn có câu mở đoạn, các câu phát triển đoạn và sau cùng là câu kết đoạn.
	GV: Tìm hiểu đoạn văn 1, ta có thể thấy rằng để tả người chúng ta cũng phải thực hiện tương tự như phương pháp làm bài tả cảnh, cũng phải biết quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhận xét và dùng những từ ngữ giàu sức gợi tả để miêu tả.
	GV: Gọi HS đọc đoạn văn 2.
TB: Đoạn văn 2 tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật?
	- Đoạn văn 2: tả chân dung của một ông cai gian giảo.
TB: Đặc điểm gian giảo của nhân vật cai Tứ được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào?
	- Sự gian giảo của nhân vật Cai Tứ được thể hiện qua những từ ngữ miêu tả ngoại hình: người đàn ông thấp gầy, mặt vuông, má hóp, lông mày lổm chổm, đôi mắt gian hùng, mũi gồ sống mương, bộ râu mép như cố giấu giếm, cái mồm toe toét tối om như cửa hang, răng vàng hợm của.
Kh: Em có nhận xét gì về thứ tự miêu tả nhân vật ở đoạn này?
	- Tác giả đã miêu tả chân dung cai Tứ theo thứ tự từ khái quát đến cụ thể: giới thiệu dáng hình, tuổi tác nhân vật, tiếp đến miêu tả cụ thể chi tiết khuôn mặt: mắt, má, lông mày, mũi, râu mép, mồm, răng. Qua đó làm nổi bật ngoại hình, tính cách nhân vật.
Kh: Tìm hiểu đoạn văn, em có nhận xét như thế nào về cách quan sát, sử dụng từ ngữ hình ảnh của tác giả?
	- Tác giả đã thể hiện sự quan sát kĩ lưỡng, lựa chọn chi tiết tiêu biểu để khắc họa được chân dung và tính cách nhân vật. Sử dụng nhiều động từ, tính từ miêu tả, hình ảnh so sánh giúp người đọc hình dung được ngoại hình và tính cách của nhân vật.
	GV: Gọi HS đọc đoạn văn 3.
TB: Ai được miêu tả ở đoạn văn 3? Chỉ ra đặc điểm nổi bật của nhân vật được miêu tả?
	- Đoạn văn 3: Tả 2 người trong keo vật đó là hai đô vật rất mạnh: Quắm Đen và Cản Ngữ.
TB: Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả Quắm Đen và Cản Ngữ trong khi thi đấu?
	- Quắm Đen: lăn xả, đánh ráo riết, thế đánh thật lắt léo, hiểm hóc, vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa, như một con cắt, ôm lấy, bốc lên, loay hoay gò lưng, mồ hôi mồ kê nhễ nhại. 
- Cản Ngũ: có vẻ lờ ngờ, chậm chạp, hai tay dang rộng ra, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ, bước hụt, mất đà chúi xuống, đứng như cây trồng giữa sới, cái chân tựa bằng cây cột sắt, đứng nghiêng mình, nhấc bổng.
TB: Nhận xét thứ tự miêu tả 2 nhân vật này?
	- Tác giả miêu tả hình ảnh 2 người trong keo vật theo thứ tự thời gian: trước khi vào keo vật, bắt đầu keo vật, giữa keo vật và kết thúc keo vật.
Kh: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ hình ảnh của tác giả trong đoạn văn trên?
	- Vì là miêu tả hai người đang đấu vật nên tác giả sử dụng nhiều động từ, tính từ kết hợp với một số hình ảnh so sánh để mô tả hành động của nhân vật.
TB: Trong các đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc họa chân dung nhân vật, 
đoạn nào tả người gắn với công việc? 
	- Đoạn văn 1, 3: tả người gắn với hành động; đoạn văn 2: tả chân dung nhân vật.
Kh:Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không?
- Tả chân dung thường gắn với các hình ảnh tĩnh thì dùng nhiều danh từ, tính từ (mặt, lông mày, má, mũi, râu, răng, và những tính từ chỉ mức độ, tính chất: thấp, gầy, vuông, gồ, tối om, vàng).
Còn tả người gắn với hành động nên dùng nhiều động từ, tính từ.
	GV: Yêu cầu HS chú ý đoạn 3.
Kh: Đoạn văn 3 gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần?
	- Ba phần của đoạn 3 như sau:
+ Phần 1(MB): từ đầu đến “nổi lên ầm ầm”: giới thiệu cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu cùng sự xuất hiện của Quắm Đen và Cản Ngũ. 
+ Phần 2 (TB): tiếp đến “ngang bụng vậy”: miêu tả chi tiết keo vật. 
+ Phần 3 (KB): còn lại: nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.
TB: Nếu phải đặt tên cho bài văn này thì em sẽ đặt là gì?
	- Có thể đặt là: Hội vật đền Đô năm ấy, Keo vật thách đấu, Quắm - Cản so tài, Ông Cản Ngũ,
Kh: Từ việc phân tích các đoạn văn tả người, em hãy nêu phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người?
	2. Bài học:
	 * Muốn tả người cần:
	- Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc);
	- Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu;
	- Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
TB: Tìm hiểu ví dụ 3, em có nhận xét gì về bố cục của một bài văn tả người?
	* Bố cục bài văn tả người thường có ba phần;
	- Mở bài: giới thiệu người được tả;
	- Thân bài: miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,);
	- Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 61.
Chuyển: Để giúp các em nắm chắc hơn kiến thức của bài học, chúng ta cùng luyện tập trong phần II.
II. Luyện tập: (14’)
	1. Bài 1: (T. 62)
TB: Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả: một em bé chừng 
4-5 tuổi; một cụ già cao tuổi; cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp?
	* Em bé:
- Ngoại hình: Dáng người, khuôn mặt tròn bụ bẫm, mắt đen láy, má, răng trắng rất đều, môi đỏ hay nhoẻn cười, nước da, mái tóc tơ mềm mại hoe vàng, đôi bàn tay,...
- Hành động, cử chỉ: Nói hơi ngọng, trò chơi,...
	* Cụ già: 
- Ngoại hình: lưng còng, khuôn mặt nhiều nếp nhăn, nước da đồi mồi, mái tóc bạc trắng như cước, đôi tay,...
- Tính tình: 
 + Luôn vui vẻ.
 + Đối với công việc.
+ Đối xử với mọi người.
	* Cô giáo giảng bài:
- Ngoại hình: Dáng người, mái tóc, khuôn mặt,...
- Điệu bộ, cử chỉ, động tác, tiếng nói,...
	2. Bài 2: (T. 62)
TB: Lập dàn ý cơ bản cho bài văn miêu tả em bé chừng 4-5 tuổi?
	a. Mở bài
	Giới thiệu chung: em bé tên gì? Con của ai?
	b. Thân bài
	- Hình dáng: 
+ Thân hình bụ bẫm, da trắng hồng;
	+ Mái tóc tơ mềm mại hơi hoe vàng;
	+ Gương mặt tròn trĩnh, mắt, môi, răng,
	- Tính nết: tò mò,hiếu động, vui vẻ, ngoan ngoãn, thích xem hoạt hình và quảng cáo trên ti vi. 
	c. Kết bài
	Nêu cảm nghĩ, nhận xét của em về bé: yêu quí em.
	3. Bài 3: (T. 62)
	GV: Gọi HS đọc bài tập.
TB: Em định điền từ nào vào chỗ trống trong đoạn văn?
	- Điền từ: đồng tụ hoặc tôm luộc vào chỗ dấu ba chấm thứ nhất. 
- Điền từ: tượng ông Hộ pháp vào chỗ dấu ba chấm thứ hai.
c) Củng cố, luyện tập: (2’)
 TB: Em hãy nêu phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người?
	 Muốn tả người cần:
	- Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc);
	- Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu;
	- Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
TB: Nêu bố cục của một bài văn tả người?
	 Bố cục bài văn tả người thường có ba phần;
	- Mở bài: giới thiệu người được tả;
	- Thân bài: miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,);
	- Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
d) Hướng dẫn học bài ở nhà: (2’).
	- Về nhà học thuộc ghi nhớ (SGK,T.61).
	- Đọc thêm một số bài văn mẫu tả người, hoàn chỉnh bài viết tả cảnh ở nhà, nộp đúng thời gian đã quy định.
	- Đọc kĩ và chuẩn bị văn bản: Đêm nay Bác không ngủ (Trả lời câu hỏi đọc - hiểu trong sách giáo khoa)
===========================

Tài liệu đính kèm:

  • docMAI-VĂN 6-QUYỂN 2-TIẾT 51-100.doc