Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5 đến 8 - Năm học 2012-2013 - Thái Văn Ban

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5 đến 8 - Năm học 2012-2013 - Thái Văn Ban

A- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Nắm được nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của truyền thuyết “ Thánh Gióng”

 TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1.Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.

- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.

2.Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại

- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.

- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.

3.Thái độ: Biết tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước ngoan cường của dân tộc. Biết nhớ đến công ơn của những người anh hùng có công với tổ quốc.

B- PHƯƠNG PHÁP:

 Thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận, giải thích.

C- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

I/ Ổn định lớp: - 6/1:

 - 6/2:

 II/ Kiểm tra bài cũ: Kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy-Nêu ý nghĩa của truyện.

 III/ Bài mới:

 Vấn đề cần giải quyết: Hiểu được lịch sử hàng ngàn năm qua, dân tộc VN không biết bao lần đã phải đứng lên đánh giặc ngọai xâm, bảo vệ tổ quốc. Điều rất kỳ diệu là trong cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc, cùng với cha anh có sự tham gia dũng cảm của nhiều thế hệ thiếu niên. Người anh hùng đầu tiên cũng là người trẻ nhất trong các anh hùng – Truyền thuyết Thánh Gióng.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 5 đến 8 - Năm học 2012-2013 - Thái Văn Ban", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/8/2012
Ngày dạy: 28/8/2012 Tuần 2 - Tiết 5 
Văn bản:
 THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết)
A- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Nắm được nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của truyền thuyết “ Thánh Gióng”
 TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1.Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2.Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
3.Thái độ: Biết tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước ngoan cường của dân tộc. Biết nhớ đến công ơn của những người anh hùng có công với tổ quốc.
B- PHƯƠNG PHÁP:
 Thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận, giải thích.
C- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I/ Ổn định lớp: - 6/1:
	 - 6/2:
 II/ Kiểm tra bài cũ: Kể lại truyện Bánh chưng bánh giầy-Nêu ý nghĩa của truyện.
 III/ Bài mới:
 Vấn đề cần giải quyết: Hiểu được lịch sử hàng ngàn năm qua, dân tộc VN không biết bao lần đã phải đứng lên đánh giặc ngọai xâm, bảo vệ tổ quốc. Điều rất kỳ diệu là trong cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc, cùng với cha anh có sự tham gia dũng cảm của nhiều thế hệ thiếu niên. Người anh hùng đầu tiên cũng là người trẻ nhất trong các anh hùng – Truyền thuyết Thánh Gióng.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài học
*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung
? Tác phẩm viết về đề tài gì?
*HOẠT ĐỘNG 2: HD tìm hiểu văn bản
-Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc tiếp
-Giáo viên lưu ý học sinh cách đọc. 
-Học sinh tìm hiểu chú thích và giải thích một số 
? Theo em bài văn có mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
? Theo em truyện Thánh Gióng có mấy nhân vật, ai là nhân vật chính?
? Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của T.G?
? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh ra đời của T.G? 
?Em hãy cho biết cậu bé đã cất tiếng nói trong hoàn cảnh nào?
Hs thảo luận và trả lời
? Gióng lớn lên như thế nào?
 ? Gióng đã lập được chiến công gì cho đất nước?
? Khi đánh đuổi đuợc giặc Ân, Gióng đã làm gì?
? Tại sao khi thắng giặc TG không ở lại với dân mà bay về trời?
? Chiến công, dấu tích của Gióng với nhân dân ta như thế nào? Điều đó thể hiện điều gì?
Học sinh thảo luận
? Em hãy nêu một vài nét về nghệ thuật tiêu biểu của truyền thuyết TG?
I/ Tìm hiểu chung:
1.Tác phẩm: truyền thuyết về người anh hùng đánh giặc giữ nước.
2- Đọc, tìm hiểu từ khó: SGK
3-Bố cục:
-Đoạn 1: Từ đầu đến “nằm đấy”- Sự ra đời thần kì của Gióng.
-Đoạn 2: Tiếp đến “cứu nước”- Lời nói đầu tiên của Gióng.
-Đoạn 3: Tiếp đến “ lên trời”- Gióng đánh giặc cứu nước.
-Đoạn 4: Còn lại - Dấu tích của những chiến công. 
II/ Tìm hiểu văn bản:
1-Hình tượng nhân vật Gióng:
-Xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì: Bà mẹ ướm chân vào vết chân to, thụ thai 12 tháng sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú, 3 tuổi không biết đi, biết nói, biết cười
- Gióng lớn lên: lớn nhanh như thổi nhờ sự cưu mang của nhân dân
-Gióng đã lập chiến công phi thường: đánh đuổi được giặc Ân ra khỏi đất nước.
2-Sự sống của Gióng trong lòng dân tộc:
-Gióng bay về trời, trở về với cõi vô biên bất tử.
- Dấu tích của những chiến công còn mãi: Tre đằng ngà, làng cháy, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương
III/ Tổng kết :
1- Nghệ thuật:
- Xây dựng người anh hùng dân tộc mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ thuật kì ảo, phi thường, Thánh Gióng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm hoạ xâm lăng.
- Cách thức xâu chuổi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước, truyền thuyết TG còn giải thích về ao hồ, núi Sóc, tre đằng ngà.
2-Ghi nhớ: SGK/ 
IV/ Củng cố: ? Thông qua sự ra đời kỳ lạ của T.G, hình tượng ấy có ý nghĩa gì? Ý nghĩa văn bản mà tác giả dân gian muốn thể hiện là gì?
Lời nói đầu tiên và yêu cầu các trang bị để đánh giặc của Gióng
SƠ ĐỒ TƯ DUY 
 Truyền thuyết THÁNH GIÓNG
Sự ra đời thần kì
Của Gióng
Dấu tích của những chiến công của Gióng
Gióng đánh đuổi được,giặc Ân, Gióng bay về trời
 - HS đọc lại phần Ghi nhớ.
V/ Dặn dò: - Về học thuộc phần III và kể được truyện.
	 - Chuẩn bị bài “ Từ mượn”.
_____________________________________
Ngày soạn: 27/8/2012
Ngày dạy: 28/8/2012 Tuần 2 - Tiết 6 
Tiếng Việt :
TỪ MƯỢN
A- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
- Hiểu được thế nào là từ mượn.
- Biết cách sử dụng từ mượn trong khi nói và viết phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ :
1.Kiến thức: 
	- Khái niệm từ mượn
	- Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt
	- Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt.
	- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.
2.Kĩ năng: 	 
	- Nhận biết được những từ mượn đang được sử dụng trong Tiếng Việt.
	- Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn.
	- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn. 
	- Sử dụng từ mượn trong khi nói và viết.
3.Thái độ: Hiểu tầm quan trọng của từ mượn
B- PHƯƠNG PHÁP :
 - Thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận .
C- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 I/ Ổn định lớp: - 6/1:
	 - 6/2:
 II/Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đơn? Từ phức?
 - Từ ghép và từ láy khác nhu ở điểm nào?
 III/ Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1. 
- Giáo viên treo bảng phụ có các ví dụ trong sách giáo khoa trang 24 chuyện học sinh quan sát . 
? Dựa vào chú thích ở bài “ Thánh Gióng “ hãy giải thích các từ “trượng” và “tráng sĩ” ? 
? Những từ đó có nguồn gốc từ đâu ?
- Hs trả lời, gv nhận xét
? Trong số các từ ở ví dụ ( 3) , từ nào được mượn từ tiếng Hán ? Từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác ? 
? Hãy nêu nhận xét về cách viết các từ mượn ? 
Hs trả lời- gv phân tích thêm
(từ được Việt hoá thì viết bình thường như từ thuần Việt , còn từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn thì dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau) 
? Từ thuần Việt là gì ? Từ mượn là gì ? Cách viết các từ mượn ? 
? Học sinh đọc đọan trích nêu ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh? Em hiểu ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào? 
? Khi mượn từ cần chú ý điều gì ?
HĐ 2 :
 - Thảo luận nhóm bài tập 1. Học sinh trình bày, lớp và giáo viên sửa chữa, bổ sung .
- Gọi hai học sinh làm bài tập 2.
-Đọc bài tập 3? Xác định yêu cầu của bài tập ? Thực hiện yêu cầu ?
I/ Từ thuần Việt và từ mượn :
1- Ví dụ : 
- Trượng –> đơn vị đo độ dài bằng 10 thước Trung Quốc cổ (3, 33 m);ở đây hiểu là rất cao.
- Tráng sĩ -> Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn . 
=> Từ mượn tiếng Hán . 
- Sứ giả, giang sơn, gan -> từ mượn tiếng Hán . 
- Mít- tinh, xô viết, ti -vi, xà phòng, ga, điện,bơm 
-> từ mượn ngôn ngữ Ấn Âu được Việt hoá cao.
- In – tơ – nét , ra - đi – ô -> từ mượn ngôn ngữ Ấn- Âu 
 2- Ghi nhớ :
-Từ mượn (hay còn là từ vay mượn, từ ngoại lai) là những từ của ngôn ngữ nước ngoài(đặc biệt là từ Hán Việt) được nhập vào ngôn ngữ nước ta để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm.mà Tiếng Việt chưa có từ thực sự thích hợp để biểu thị.
- Nguồn gốc từ mượn :
+Chiếm số lượng nhiều nhất là tiếng Hán.
+Ngoài ra còn có tiếng Pháp, Anh.
-Cách viết từ mượn :
+ Đối với từ mượn hoàn toàn được Việt hoá thì viết như từ thuần Việt.
+Đối với những từ chưa được Việt hoá thì dùng dấu gạch nối để nối các tiếng với nhau.
-Nguyên tắc mượn từ :
+Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
+ Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Mượn từ để làm giàu tiếng Việt . 
- Không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện . 
II/ LUYỆN TẬP : 
 Bài tập 1 : Tìm từ mượn .
a. vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ, ->Từ Hán Việt
b. gia nhân -> Từ Hán Việt
c. Pốp, in – tơ – nét ->Từ mượn Tiếng Anh: 
 Bài tập 2 :
 a. khán giả -> khán = xem ; giả = người 
thính giả -> thính =nghe , giả =người 
độc giả -> độc =đọc , giả =người 
b. yếu điểm -> yếu =quan trọng, 
điểm = điểm. yếu nhân :yếu = quan trọng , nhân= người.
yếu lược -> yếu = quan trọng , lược = tóm tắt . 
 Bài tập 3.
a. Từ mượn chỉ đơn vị đo lường :lít , ki-lô-gam, ki-lô-mét
b. Từ mượn chỉ một số bộ phận của chiếc xe đạp :pê đan , gác -đờ -bu..
c.Từ mượn chỉ tên một số đồ dùng : vi-ô-lông , pi-a-nô
 IV/ Củng cố: Hệ thống Tiếng Việt vô cùng phong phú, một trong những điều làm cho ngôn ngữ TV 
 phong phú đó là hệ thống từ mượn. Vậy từ mượn là gì, có đặc điểm như thế nào ?
V/ Dặn dò: - Học thuộc phần ghi nhớ, hoàn thành phần bài tập
 - Sọan: tìm hiểu chung văn tự sự.
_________________________________________
Ngày soạn: 30/8/2012
Ngày dạy: 31/8/2012 Tuần 2 - Tiết 7-8 
Tập làm văn:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
A- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : - Có hiểu biết bước đầu về văn tự sự
 - Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu và tạo lập văn bản
TRONG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ :
1.Kiến thức: Đặc điểm của văn tự sự.
2.Kĩ năng: - Nhận biết được văn bản tự sự.
 - Sử dụng được một số thuật ngữ: Tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể.
3.Thái độ: Nghiêm túc tìm hiểu bài học.
B- PHƯƠNG PHÁP : Thuyết giảng, vấn đáp, giải thích.
C TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 
I/ Ổn định lớp: - 6/1:
	 - 6/2:
II/Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm giao tiếp văn bản? Mấy loại văn bản, phương thức biểu đạt?
III/ Bài mới: Tự sự hay còn gọi là văn kể chuyện. Để nắm rõ hơn về hình thức kể chuyện thì bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ theo dõi.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài học
*HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung về văn tự sự
? Hàng ngày các em có kể chuyện và nghe kể chuyển không? Kể những chuyện gì?
->Kể chuyện văn học như cổ tích, chuyện đời thường và chuyện sinh hoạt
? Khi nghe kể chuyện người nghe muốn biết điều gì? 
->Kể chuyện để nhận thức về người và sự việc để giải thích, khen chê
?Dựa vào văn bản Thánh gióng đã học em hãy liệt kê các chi tiết chính theo một thứ tự diễn biến của sự việc 
HS thảo luận nhóm.
GV chốt ý.
?Truyện TG giúp ta g/ thích sự việc gì?
?Vậy tác dụng của tự sự là gì?
*HOẠT ĐỘNG 2.: Luyện tập
HS làm việt theo nhóm.
I /Tìm hiểu chung về văn tự sự:
1- Ví dụ: Văn bản Thánh gióng
-Sự ra đời của Thánh gióng
-T.G đòi đi đánh giặc.
-T.G lớn nhanh như thổi
-T.G trở thành tráng sĩ.
-T.G đánh tan giặc.
-T.G bay về trời.
-Vua lập đền thờ, phong danh hiệu, những vết tích còn lại.à Tự sự.
2-Khái niệm:
-Tự sự (kể chuyện)là phương thức trình bày một chuổi các sự việc, các sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa
-Tự sự giúp người kể giải thích sự việc tìm hiểu con người nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
II/ Luyện tập:
Bài 1/28: Ông già mang củi vềà ông kiệt sức à muốn chếtà thần chết xuất hiệnà sợ hãià nhờ thần chết vác củi.
Ý nghĩa: Dù cuộc sống vất vả đến đâu vẫn hơn chết.
Bài 2/29:Bài thơ “Bé Mây” là tự sự vì nó kể câu chuyện có nhân vật (mèo, chuột và bé Mây) có sự việc nối tiếp và kết thúc.
Bé cùng mèo nướng cá bẫy chuộtà cả hai tên chuột sa bẩyà Mây cùng mèo mơ được xử án chuộtà ai ngờ sáng ra mèo lại nằm trong bẩy. 
Mèo tham ăn hay tranh ăn phần của chuột.
IV/ Củng cố: Nêu khái niệm về văn tự sự?
V/ Dặn dò: -Về nhà học bài và làm bài tập.
 -Chuẩn bị bài mới: Sơn tinh Thuỷ tinh
__________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTHAI VU Ngu van 6 tuan 2.doc