Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45 đến 48 - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45 đến 48 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản chân, tay, tai, mắt, miệng.

- Nét đặc sắc của truyện:cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.

2. Kĩ năng :

- Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.

- kể lại được truyện.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS say mê tìm hiểu bộ môn .

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy : Đọc tài liệu: văn bản" Lục súc tranh công", sưu tầm một số khẩu hiệu có nội dung mình vì mọi người; bảng phụ.

- Trò: Đọc, soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk .

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra:

- Sĩ số: 6A: .; 6B:

- Kiểm tra bài cũ:

 ? Hãy nêu ý nghĩa của truyện ngụ ngôn " Thầy bói xem voi" ?

2. Bài mới:

* GV giới thiệu bài : Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những bộ phận khác nhau của cơ thể con người. Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại chung một mục đích đảm bảo sự sống cho cơ thể. Tác giả dân gian mượn các bộ phận của con người để răn dạy chúng ta một bài học về tinh thần tương trợ, hợp tác để cùng nhau tồn tại qua bài học hôm nay.

 

doc 9 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45 đến 48 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 06/11/2009	 Tiết: 45
Giảng: 6A:./11/ 2009 
 6B:./11/ 2009 	 Hướng dẫn đọc thêm
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 
( Truyện ngụ ngôn ) 
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản chân, tay, tai, mắt, miệng.
- Nét đặc sắc của truyện:cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
2. Kĩ năng :
- Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- kể lại được truyện.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS say mê tìm hiểu bộ môn . 
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
- Thầy : Đọc tài liệu: văn bản" Lục súc tranh công", sưu tầm một số khẩu hiệu có nội dung mình vì mọi người; bảng phụ.
- Trò: Đọc, soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk . 
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 	 6A:.; 6B:
- Kiểm tra bài cũ:
 ? Hãy nêu ý nghĩa của truyện ngụ ngôn " Thầy bói xem voi" ?
2. Bài mới: 
* GV giới thiệu bài : Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những bộ phận khác nhau của cơ thể con người. Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại chung một mục đích đảm bảo sự sống cho cơ thể. Tác giả dân gian mượn các bộ phận của con người để răn dạy chúng ta một bài học về tinh thần tương trợ, hợp tác để cùng nhau tồn tại qua bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
HĐ1( 5'): Hướng dẫn học sinh văn bản và tìm hiểu chú thích 
GV hướng dẫn cách đọc: Đọc to, rõ ràng, phân biệt rõ giọng kể và giọng nhân vật. Chú ý gịong cô Mắt ấm ức; cậu Chân, Tay bực bội, bác tai ậm ừ ba phải. Giọng hối hận của 4 người khi nhận ra sai lầm của chính mình. Giọng đọc cần thay đổi thích hợp với từng nhân vật và từng đoạn.
GV đọc mẫu. 
HS đọc- HS khác nhận xét
GV nhận xét giọng đọc của học sinh và uấn nắn
GV kiểm tra một số chú thích học sinh đã đọc ở nhà.
HĐ2 ( 15 phút ) HS luyện đọc
HS khá, giỏi đọc .
Lớp nhận xét- GV nhận xét.
HS: trung bình đọc
GV nhận xét.
HS yếu đọc.
GV nhận xét. 
HĐ 3 (15'):Hướng dẫn tìm hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản: 
GV:Truyện có những nhân vật nào 
GV: Nêu các nhân vật trong truyện ?
(cậu Chân, cậu Tay, Bác tai, cô Mắt, lão Miệng)
GV: Họ là ai ? (Các bộ phận trong cơ thể con người) 
GV: Ban đầu họ có quan hệ với nhau như thế nào ?
GV: Bỗng nhiên có chuyện gì sảy ra ?
GV: Tại sao Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai lại suy bì, tị nạnh với lão Miệng ? 
( Vì họ thấy lão Miệng ngồi ăn không) 
GV: Vì thế họ đã quyết định điều gì ?
GV: Hậu quả của việc làm đó như thế nào ? 
GV: Từ việc làm đó họ nhận ra điều gì ? Và hành động như thế nào ? 
GV: Bài học của truyện này là gì ?
-GV: Qua truyện em rút ra bài học gì cho bản thân ?
GV: Trong cuộc sống, con người không thể tách rời tập thể, nếu chúng ta không đoàn kết, hợp tác thì mọi việc khó mà thành công. 
GV: - Tinh thần tương trợ của nhân dân ta trong 2 cuộc k/c của dân tộc: nhân dân cả nước chung sức đồng lòng, đóng góp sức người, sức của để chống chiíen tranh xâm lược của đế quốc Pháp và Mĩ; Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN ủng hộ VN trong hai cuộc k/c chống Pháp và chống Mĩ,
- Liên hệ tinh thần hợp tác giữa Việt Nam và nước ngoài để thúc đẩy sự phát triển của đất nước: VN hợp tác với nước Nga trong khai thác dầu khí (Vũng Tàu, hợp tác với các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực: Thương mại, Ytế, GD, lương thực, thực phẩm, Khoa học – kĩ thuật, quỹ nhi đồng, 
(Các bậc phụ huynh của chúng ta cùng hợp tác, phối hợp với nhau để các bức rào xung quanh khuôn viên nhà trường,) 
GV: Em biết có những khẩu hiệu nào nói về tinh thần vì tập thể ?
( Mình vì mọi người; Mọi người vì mỗi người )
GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của truyện? 
HS đọc ghi nhớ SGK
I. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
1. Đọc:
2. Chú thích:
I. Luyện đọc
(sgk – 114, 115)
III. Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của truyện:
1. Nội dung:
a. Mối quan hệ giữa Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng:
 - Cậu Chân, cô Mắt, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng -> các bộ phận trong cơ thể con người.
- Quan hệ với nhau rất thân thiết.
- Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai -> quyết định không làm việc nữa.
 -> Họ đều tê liệt . 
- Họ nhận ra sai lầm, không ai tị ai nữa .
b. Bài học
- Đống góp của mỗi cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bản thân mình.
Hành động ứng xử của mỗi người vừa là tác động đến chính mình họ lại vừa tác động đến tập thể.
2. Nghệ thuật : 
Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ ( mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người).
 ý nghĩa văn bản:
truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết , nương tựa , gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.
 * Ghi nhớ : sgk .
3. Củng cố: (3') 
- Nội dung, ý nghĩa của truyện ?
- Em biết có những truyện ngụ ngôn nào có ý nghĩa như truyện "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" ? (Truyện: Lục súc tranh công)
4. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Học thuộc ghi nhớ
- Đọc, kể lại chuyện diễn cảm 
- Ôn tập phần tiếng Việt đã học: Từ đầu năm đến nay, xem lại các dạng bài tập, tiết sau kiểm tra 1 tiết tiếng Việt. 
**************************************************************************
Ngày soạn: 6/10/2010
Ngày dạy : 6A.
 6B.
Kiểm tra tiếng việt
( Đề do nhà trường ra )
 Tiết: 47
Trả bài tập làm văn số 2
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Củng cố cho học sinh kiến thức về văn tự sự, cách xây dựng cốt truyện, tình tiết truyện.
2. Kĩ năng: 
Rèn kĩ năng lựa chọn ngôi kể sao cho phù hợp; biết cách lựa chọn thứ tự kể cho thích hợp với nội dung truyện của mình định kể.
3. Thái độ: 
Thấy được những ưu nhựơc điểm của mình trong bài viết, qua đó biết sửa chữa và rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò: 
- Thầy : Chấm, chữa bài, bảng phụ ghi dàn bài và một số lỗi trong bài viết.
- Trò: Ôn tập kiến thức về văn tự sự, thứ tự kể và ngôi kể trong văn tự sự.
III/ Tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra: Kết hợp trong bài
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài( 1'): 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1( 10'): Đọc đề bài, tìm hiểu đề, lập dàn bài 
 HS nhắc lại đề bài
 GV chép đề lên bảng
- Hãy xác định thể loại, yêu cầu về nội dung? 
GV cho học sinh thảo luận theo nhóm
 ( nhóm bàn ) xây dựng dàn ý cho đề bài
Đại diện nhóm trình bày- Nhóm khác nhận xét
GV treo bảng phụ ghi dàn ý- học sinh đối chiếu.
HĐ2( 9' ): GV nhận xét chung:
HĐ3( 20'): GV trả bài, chữa lỗi.
GV trả bài và nêu một số lỗi thường mắc phải ( bảng phụ )
HS nêu cách chữa
GV chữa lỗi
HS đọc bài và chữa lỗi theo phần giáo viên đã gạch chân.
HS trao đổi bài theo cặp kiểm tra việc chữa lỗi của bạn.
GV đọc một số bài điểm khá.
I. Đề bài, Tìm hiểu đề, Lập dàn bài
 1. Đề bài:
Kể về một người bạn mà em quý mến.
 2. Tìm hiểu đề
- Thể loại: Văn tự sự
- Nội dung: + kể về người bạn
 + người bạn mà em quý mến.
3. Lập dàn bài
a. Mở bài:
b. Thân bài
C. Kết bài: 
II. Nhận xét
* Ưu điểm
- Đa số các em hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một số bài viết cảm xúc sâu sắc, diễn đạt lưu loát, thuyết phục.
* Nhược điểm: 
- Một số em chưa cố gắng làm bài, bài viết còn sơ sài, viết đại khái.
- Chữ viết ẩu, còn sai lỗi chính tả,viết hoa tuỳ tiện, thiếu bố cục bài.
- Diễn đạt chưa mạch lạc,dùng từ chưa chính xác 
III. Trả bài- chữa lỗi
Loại lỗi
Viết sai
Sửa lại
Chính tả
- hai đứa em đã không biết gia sao ?
- chiếc cặp của Hoan bị dơi.
- hai đứa em đã không biết ra sao ?
- chiếc cặp của Hoan bị rơi.
Dùng từ
- khi nào khách đến nhà Huyền cũng rất hoan nghênh.
- Khách đến nhà chơi Huyền rất mến khách.
Câu- diễn đạt
- tuy là như vậy nhưng bạn rất chăm chỉ
- học lớp 6c, trường THCS ỷ La, bạn Đỗ Mai Phương với đôi mắt đẹp, gương mặt
- tuy vậy nhưng bạn rất chăm chỉ.
- Bạn Đỗ Mai Phương là học sinh lớp 6c trường Trung học cơ sở ỷ La, bạn có đôi mắt rất đep, gương mặt..
3. Củng cố (3')
 - GV nhận xét giờ trả bài, nhấn mạnh một số lỗi thường mắc để HS có ý thức sửa.
 - Ghi điểm vào sổ.
4. Hướng dẫn về nhà (2')
 - Xem lại cách làm bài nghị luận về một tác phẩm(hoặc đoạn trích).
 - Chuẩn bị bài: luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường.
 Ngày dạy /11/ 2007 Lớp 6A, 6B, 6C
Tiết 48
Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS : 
Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự, sửa chữa những lỗi chính tả phổ biến. Nhận biết được văn tự sự đời thường, biết tìm ý, lập dàn bài . 
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng làm dàn bài văn tự sự . 
3.Thái độ:
Giáo dục học sinh lòng say mê học tập bộ môn . 
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
- Thầy : Đề văn mẫu và dàn bài mẫu
- Trò: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk . 
III/ Tiến trình bài dạy: 
1. Kiểm tra( 4'): Hãy nêu cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, cách làm bài văn tự sự ? 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài( 1'):
Hoạt động của thầy và trò .
Nội dung .
HĐ1(10' ) : GV hướng dẫn học sinh làm quen với đề tập làm văn kể chuyện đời thường: 
- Kể chuyện đời thường là gì ?
 ( là 1 KN chỉ phạm vi đời sống thường nhật hàng ngày – kể chuyện đời thường cũng cho phép người kể tưởng tượng, hư cấu, song tưởng tượng không được làm thay đổi chất liệu, diện mạo đời thường , để biến thành chuyện thần kỳ – Kể chuyện đời thường phải chọn được các sự việc, chi tiết hấp dẫn có ý nghĩa để kể . ) 
- HS đọc 7 đề bài trong sgk : 
- Nêu yêu cầu của mỗi đề ? 
( HS lần lượt nêu yêu cầu, phạm vi của 7 đề – nhận xét – bổ sung ) 
 Mỗi HS ra 1 đề tương tự – làm ra giấy GV thu – nhận xét – uốn nắn . 
- Em hãy nêu yêu cầu của đề văn kể chuyện đời th]ờng ? 
HĐ2( 10') : HD HS cách làm một đề văn kể chuyện đời thường : 
- HS đọc đề bài : 
- Đề yêu cầu ta phải làm gì ? ( Kể về ông hay bà ) 
- Để khắc họa được nhân vật thì ta nên kể những sự việc gì ? 
GV lưu ý: đời thường: chất liệu để viết văn à không yêu cầu viết tên thực, địa chỉ thực à nên kể phiếm chỉ – dùng tên tác giả - không dùng tên thật . 
 HS làm dàn bài : 
 Nêu dàn ý – nhận xét – bổ sung cho 3 phần của dàn ý . 
 HS đọc bài tham khảo : 
- Bài làm đã nêu được những chi tiết gì đáng chú ý về ông ? 
+ ý thích của ông . 
+ông yêu các cháu . 
- Vì sao qua bài văn em lại nhận ra đó là 
người già ? 
 ( những chi tiết trong bài  chứng tỏ, thể hiện tính cách của 1 người già) 
- Cách thương cháu của ông có gì đáng chú ý ? 
+ Chăm sóc việc học 
+ Kể chuyện cho các cháu nghe . 
- Cách mở bài giới thiệu ông là người như thế nào ? 
- Đã giới thiệu cụ thể chưa? 
- Cách kết bài có hợp lý không ? 
- Tóm lại kể chuyện về 1 nhân vật cần chú ý đạt được những yêu cầu gì ? 
 ( HS phát biểu – nhận xét – GV chốt ) 
HĐ3( 15') HD HS luyện tập : 
 GV đọc chép đề :
 HS làm dàn bài – HS nêu dàn bài của mình trước lớp –nhận xét – bổ sung
GV treo bảng phụ ghi dàn bài học sinh tham khảo. 
I. Đề tập làm văn kể chuyện đời thường .
- 7 đề bài trong sgk . 
- Kể chuyện đời thường là: kể những câu chuyện trong đời sống hàng ngày 
( thường nhật ) . 
II. Cách làm một đề tập làm văn kể chuyện đời thường . 
1. Đề bài: Kể chuyện về ông hay bà của em. 
- Kể về người ông hay bà . 
- Kể những sự việc thể hiện : 
+ Tính tình . 
+ Phẩm chất . 
+ Tình cảm yêu mến kính trọng .
2. Dàn bài . 
+ Mở bài 
+Thân bài . 
+ Kết bài . 
3. Đọc bài tham khảo . 
*Kể chuyện về 1 nhân vật cần kể :
+ Đặc điểm của nhân vật .
+ Hợp với lứa tuổi . 
+ Có tính cách, sở thích riêng . 
+ có những chi tiết việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa . 
III. Luyện tập . 
Đề bài : Kể về những đổi mới ở quê em 
a. Mở bài : 
- Giới thiệu đôi nét sự đổi mới ở quê em .
b. Thân bài : 
- Cảnh nghèo đói lạc hậu trước đây . 
- Đến nay có sự thay đổi nhanh chóng về: làng xóm, nề nếp làm ăn, sinh hoạt
c. Kết bài : 
- Cảm nghĩ của em đối với sự đổi mới của quê hương . 
 3. Củng cố( 3') : 
- Cách xây dựng bài văn tự sự kể chuyện đời thường? .
- Nêu một số đề văn kể chuyênh đời thường mà em biết ? 
4. Hướng dẫn học ở nhà ( 2'):
- Học bài, làm dàn ý cho 1 đề bài trong sgk .
- Ôn tập văn tự sự - Đọc những bài văn tự sự mẫu . 
- Giờ sau viết bài viết số 3 .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc