I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Giúp HS tự đánh giá được khả năng nhận thức của mình về phần văn học dân gian: Truyện truyền thuyết và cổ tích.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ:
- HS có ý thức tự đánh giá, rút kinh nghiệm để học tập tốt hơn.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Thầy : chấm, chữa bài .
2. Trò : Ôn lại các văn bản truyền thuyết và cổ tích đã học:
III/ TIẾN TRÌNH :
1. Kiểm tra: ( kết hợp trong khi trả bài )
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài ( 1' ): Giờ học hôm nay chúng ta trả bài kiểm tra văn, qua bài các em sẽ thấy được những ưu và nhược điểm trong bài viết, từ đó có ý thức sửa lỗi và cố gắng hơn trong những bài kiểm tra sau.
Ngày giảng. Tiết: 41 : Danh từ (Tiếp theo) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS ôn lại: - Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : danh từ chung vag danh từ riêng - Quy tắc viết hoa danh từ riêng 2. Kĩ năng: - Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng - Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc 3. Thái độ: - Có ý thức viết hoa các danh từ riêng II. Chuẩn bị : 1. GV: bảng phụ ghi bài phần ví dụ, bảng phân loại danh từ. 2. HS : Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK III. Tiến trình 1. Kiểm tra: - Danh từ là gì? Danh từ được chia ra làm mấy loại lớn, đó là những loại nào? Ví dụ ? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài ( 1' ):Giờ học trước các em đã biết danh từ chia làm 2 loại: Danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị; Danh từ chỉ đơn vị được chia thành 2 nhóm: Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, danh từ chỉ đơn vị quy ước.Giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu trong nhóm danh từ chỉ sự vật có nhóm danh từ chung và danh từ riêng. Vậy thế nào là danh từ chung, danh từ riêng, cách viết danh từ như thế nào, giờ học này chúng ta sẽ tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: HD hs tìm hiểu danh từ chung và danh từ riêng HS đọc ví dụ SGK GV: Dựa vào kiến thức ở bậc tiểu học, em hãy điền các từ trong câu vào bảng phân loại? GV treo bảng phụ, gọi HS lên điền vào bảng. HS khác nhận xét GV nhận xét, kết luận. GV: Các danh từ ấy chỉ gì ? HS: trả lời GV: Nhận xét cách viết các danh từ riêng trong câu trên ? HS: nhận xét GV: Em hãy cho ví dụ ? Em hãy nhắc lại quy tắc viết hoa? + Tên người, tên địa lí Việt Nam + Tên người, tên địa lí nước ngoài + Tên các cơ quan, tổ chức, các danh hiệu GV: Danh từ chung và danh từ riêng khác nhau như thế nào ? HS: phát biểu GV: kết luận , chốt lại nội dung kiến thức qua 2 tiết học về danh từ qua bảng phụ: Bảng phân loại danh từ HS đọc ghi nhớ SGK HĐ2: Hướng dẫn luyện tập HS đọc yêu cầu bài tập 1 GV chia HS làm 4 nhóm lớn thảo luận ( trong 5' )- phát phiếu học tập: GV giao nhiệm vụ: + Nhóm 1+2 ghi danh từ chung. + Nhóm 3+4 ghi danh từ riêng HS: Đại diện trình bày/ Nhóm khác nhận xét GV nhận xét, kết luận HS đọc yêu cầu bài tập 2 GV cho học sinh thảo luận nhóm ( Trong 5' ) GV giao nhiệm vụ: Nhóm 1+2 : thảo luận ý a Nhóm 3: Thảo luận ý b Nhóm 4: Thảo luận ý c HS: Đại diện nhóm trình bày/ Nhóm khác nhận xét GV nhận xét, kết luận. GV nêu yêu cầu bài tập GV gọi học sinh đứng tại chỗ sửa lỗi chính tả trong bài thơ. GV đọc chính tả bài “ ếch ngồi đáy giếng ”viết đúng l- n vần ênh – ếch HS ghi bài I. Danh từ chung và danh từ riêng 1. Ví dụ : sgk . DT chung Vua , tráng sỹ , đền thờ , làng , xã , huyện DT riêng Phù Đổng Thiên Vương , Gióng , Gia Lâm , Hà Nội . - DT chung : Chỉ chung người vật . - DT riêng : Chỉ tên riêng của người, vật địa phương . - DT riêng viết hoa chữ cái đầu tiên . 2. Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập 1. Bài tập 1 (T.109) - Danh từ chung: ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên - Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân. 2.Bài tập 2: (T. 109) a. Các từ in đậm: Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi là danh từ riêng vì nó gọi tên riêng của sự vật, được viết hoa, được nhà văn nhân hoá như người, như tên riêng của mỗi nhân vật. b. út : là danh từ riêng, vì đó là tên riêng của nhân vật c. Cháy: là danh từ riêng, vì nó chỉ tên của một làng. 3. Bài tập 3 (Tr 110) Tiền Giang, Hậu Giang, Thành, Đồng Tháp,giặc Pháp, Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc,miền Trung, sông Hương, Bến Hải, Cửa tùng, Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 4. Bài tập 4 (Tr 110 ) Nghe- viết : "ếch ngồi đáy giếng" 3. Củng cố: - Phân biệt danh từ riêng và danh từ chung - Cách viết hoa danh từ riêng 4. Hướng dẫn - Học và nắm được danh từ theo phân loại. - Đọc thêm truyện " Những điều lí thú về tên người " - Đặt câu có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng - Luyện cách viết danh từ riêng - Chuẩn bị bài : Luyện nói kể chuyện Ngày giảng............ Tiết 42 : Trả bài kiểm tra văn I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Giúp HS tự đánh giá được khả năng nhận thức của mình về phần văn học dân gian: Truyện truyền thuyết và cổ tích. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ: - HS có ý thức tự đánh giá, rút kinh nghiệm để học tập tốt hơn. II/ Chuẩn bị : 1. Thầy : chấm, chữa bài . 2. Trò : Ôn lại các văn bản truyền thuyết và cổ tích đã học: III/ Tiến trình : 1. Kiểm tra: ( kết hợp trong khi trả bài ) 2. Bài mới: * Giới thiệu bài ( 1' ): Giờ học hôm nay chúng ta trả bài kiểm tra văn, qua bài các em sẽ thấy được những ưu và nhược điểm trong bài viết, từ đó có ý thức sửa lỗi và cố gắng hơn trong những bài kiểm tra sau. Hoạt động của thầy- trò Nội dung HĐ1 : HD hs tìm hiểu đề và xây dựng đáp án: GV đọc từng câu hỏi trong phần trắc nghiệm khách quan. HS trả lời phương án lựa chọn GV nhận xét sau mỗi câu trả lời và công bố đáp án từng câu GV: Bài làm của em đạt ở mức độ nào ? Có những câu nào em xác định sai ? Em rút ra kinh nghiệm gì qua phần bài làm này ? HS : tự nhận xét HS đọc đề bài phần trắc nghiệm tự luận GV ghi lại câu hỏi 1 - Em đã nêu các sự việc trong truyện Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh như thế nào ? HS: trả lời GV nêu những sự việc phải tóm tắt được GV:Bài làm của em đạt ở mức độ nào ? HS: tự đánh giá HS đọc yêu cầu câu hỏi 2 phần trắc nghiệm tự luận. GV ghi lại câu hỏi lên bảng GV: Em đã chép đúng câu hát của em bé chưa ? HS: trả lời GV: nhận xét/ nêu đáp án câu 2 GV: Em đã nêu được các lần giải đố và cách giải đố lí thú ở cỗ nào chưa ? HS: phát biểu GV: nêu đáp án HĐ2: GV nhận xét bài làm của Hs GV nhận xét chung HS : lắng nghe * Ưu điểm: - Một số bài làm nắm chắc kiến thức văn học dân gian, trình bày đủ ý, diễn đạt lưu loát. - Nhiều bài chữ viết đẹp, trình bày khoa học * Nhược điểm: - Một số bài làm sơ sài, trả lời còn chung chung, chưa đúng vào yêu cầu câu hỏi. - Nhiều bài phần tự luận sơ sài, thiếu ý, diễn đạt lủng củng. - Một số bài chữ viết sấu, chưa hoàn thành bài viết. HĐ3 : GV hướng dẫn Hs chữa lỗi trong bài viết GV trả bài HS chữa lỗi trong bài viết của mình HS trao đổi bài viết, tự kiểm tra theo cặp GV kiểm tra một số bài viết đã chữa lỗi của học sinh. I/ Đề bài, tìm hiểu đề, xây dựng đáp án: 1. Trắc nghiệm khách quan: Đáp án: Câu 1( 1 điểm )Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. A - Con Rồng, cháu Tiên. B - Sơn Tinh, Thủy Tinh. C - Bánh chưng, bánh giầy D - Thánh Gióng Cõu 2, 4,5,6 Mỗi ý đúng 0,25 điểm. Câu 2 4 5 6 Đáp án A D B D Câu 3( 1 điểm ): Điền lần lượt cỏc từ : thần kì , sức mạnh , quan niệm , anh hựng II. Phần trắc nghiện tự luận ( 7 điểm) Câu 1 ( 2,5 điểm ) HS tóm tắt được : Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh cùng đến xin cầu hôn Mị Nương. Sơn Tinh ra tài dời núi chuyển đồi. Thuỷ Tinh biểu diễn gọi gió , hô mưa. Sau đó do mang lễ vật đến trước nên Sơn Tinh đón được Mị Nương Làm vợ. Đến chậm, Thuỷ Tinh nổi giận dâng nước gọi gió hô mưa làm bão lũ đánh Sơn Tinh. Sơn Tinhhoá phép màu chống lại. Thuỷ Tinh thua trận lui quân nhưng hàng năm vẫn chưa nguôi giận nên vẫn hăm he gây chiến Cõu 2 (1,5 điểm) HS chộp đỳng cõu hỏt Tang tỡnh tang ! Tớnh tỡnh tang Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bờn thời lấy giấy mà bưng Bờn thời bụi mỡ kiến mừng kiến sang Tang tỡnh tang Câu 3 ( 3 điểm ): *Những cách giải đố của em bé: - Lần 1:Đố lại viên quan-> Quan sửng sốt-> Thua. - Lần 2:Dùng mưu mẹo để vua trúng kế-> Vua tự nói ra điều vô lý ấy-> Vua thua. - Lần 3: Đố lại Vua - Lần 4: Dùng kiến thức đời sống dân đã giải đố -> Em bé thật tài trí hơn người * Cỏch giải đố lớ thỳ ở chỗ : - Luôn đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy “ gậy ông đập lưng ông” - Làm cho người ra câu đố tự thấy vô lý, phi lý của điều mà họ nói. - Những lời giải đố không dựa vào kiến thức sách vở mà dựa vào kiến thức đời sống - Làm cho người ra đó, người chứng kiến, người nghe bị bất ngờ - Những lời giải chứng tỏ trí tuệ thông minh hơn người của em bé => Đề cao trí thông minh. II/ Nhận xét: III/Trả bài- chữa lỗi: 3. Củng cố : - GV khắc sâu cách trình bày một nội dung kiến thức trong bài kiểm tra. - Truyền thuyết là gì ? - Thế nào là truyện cổ tích ? 4. Hướng dẫn : - Đọc lại các văn bản truyện đã học - Xem lại toàn bộ nội dung ý nghĩa của các văn bản truyện truyền thuyết và cổ tích đã học. - Chuẩn bị bài " Luyện nói kể chuyện " theo yêu cầu phần I SGK (Tr 111) .............................................................................................................................................. Ngày giảng................. Tiết 43 : Luyện nói kể chuyện I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS : - Chủ đề , dàn bài ,đoạn văn 2. Kĩ năng 3. Thái độ: Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước đông người. II. Chuẩn bị : 1. GV: bảng phụ ghi dàn bài mẫu. 2. HS: Lập dàn bài cho đề 2 SGK III. Tiến trình 1. Kiểm tra :Văn tự sự có mấy ngôi kể ? Việc lựa chọn thứ tự kể trong văn tự sự có vai trò gì ? 2. Bài mới: * GV giới thiệu bài : Qua những tiết học trước tìm hiểu về ngôi kể và thứ tự kể trong văn tự sự. Chúng ta biết rõ về vai trò của việc kể chuyện. Vậy hôm nay chúng ta vận dụng kiến thức đó vào bài học. Hoạt động của thầy và trò . Nội dung . HĐ1: Cho hs nhắc lại kiến thức đã học về thể loại tự sự : chủ đề ,dàn bài , đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự GV: Chủ đề là gì ? Dàn bài của một bài văn tự sự gồm mấy phần ? HS: trả lời /nhận xét GV: nhận xét / khẳng định GV:Thế nào là đoạn văn trong văn tự sự ? Ngụi kể là gỡ ? vai trũ của ngụi kể trong văn tự sự ? HS: trả lời /nhận xột GV: nhắc lại /chốt HĐ1: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài nói GV: yêu cầu học sinh tự kiểm tra việc chuẩn bị bài ( theo cặp ) GV kiểm tra việc chuẩn bị dàn bài ở nhà của học sinh cho đề 2 SGK và yêu cầu HS chuẩn bị kĩ cho đề bài này để luyện nói. GV: Đề bài 2 SGK nêu yêu cầu gì ? GV: Phần MB cần nêu những vấn đề gì? HS: trả lời GV: Phần thân bài cần nêu những vấn đề gì ? Cuộc thăm hỏi diễn ra như thế nào ? ( lời nói việc làm , quà tặng ) HS: phát biểu GV: Phần KB cần nêu những vấn đề gì ? HS: trả lời / lập dàn bài GV : gọi 1 học sinh trình bày dàn bài của mình. HS : trình bày / hs khác nhận xét GV nhận xét, kết luận HS đối chiếu phần chuẩn bị bài ở nhà với dàn bài mẫu và tự chỉnh sửa. HĐ2: HS luyện nói trước nhóm GV chia lớp thành 4 nhóm Nhóm trưởng cử một số thành viên trong nhóm trình bày bài nói GV theo rõi, sửa chữa lỗi cho học sinh. HĐ3: Học sinh kể trước lớp GVgọi 2 HS trình bày bài nói của mình HS khác nhận xét, bổ sung GV theo rõi, uấn nắn, lưu ý HS các mặt sau: + Cách phát âm + Cách diễn đạt + Nội dung của từng phần . + Biểu dương bài nói tốt . + Uốn nắn những bài chưa đạt yêu cầu I. Chuẩn bị : 1. Đề bài: Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sỹ neo đơn . 2. Dàn bài : 2.1 Mở bài : Giới thiệu lí do đến thăm gia đình liệt sĩ, địa chỉ đến, thành phần cùng tham gia 2. 2 Thân bài : - Tâm trạng của mọi người trên đường đi (chuyện trò ríu rít ) - Khi đến gia đình niềm nở đón tiếp - Những lời thăm hỏi, việc làm của các thành viên trong đoàn đến thăm. 2. 3 Kết bài : - ấn tượng của em về cuộc thăm hỏi - Ra về em nghĩ phải cố gắng học giỏi để đền đáp công lao của các anh hùng liệt sỹ . II.Luyện nói trước nhóm. III. Kể trước lớp: 3. Củng cố: - Nhận xét giờ luyện nói trước lớp. - Biểu dương cá nhân, nhóm thực hiện tốt - Nhấn mạnh những yêu cầu khi luyện nói 4. Hướng dẫn : - Dựa vào các bài tham khảo để điều chỉnh bài nói của mình - Tiếp tục lập dàn bài cho những đề trong SGK - Chuẩn bị bài: Cụm danh từ .............................................................................................................................................. Ngày giảng.............. Tiết 44 : Cụm danh từ. I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được: - Nghĩa của cụm danh từ - Chức năng ngữ phỏp của cụm danh từ - Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ 2. Kĩ năng: - Đặt cõu cú sử dụng cụm danh từ 3. Thái độ: - Giúp học sinh có lòng yêu Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : 1.Thầy: SGK, SGV, bảng phụ 2. Trò: Đọc , soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk . III/ Tiến trình : 1. Kiểm tra : Danh từ là gì? Danh từ được chia làm mấy loại? 2. Bài mới * GV giới thiệu bài : Khi danh từ hoạt động trong câu để đảm nhiệm một chức vụ ngữ pháp nào đó thường trước hoặc sau danh từ có thêm một số từ ngữ phụ, những từ ngữ phụ này kết hợp với danh từ tạo thành cụm danh từ. Vậy cụm danh từ là gì, có cấu tạo như thế nào, giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò . Nội dung . HĐ1 :Hướng dẫn hs tìm hiểu cụm danh từ: GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK HS đọc ví dụ GV: Các từ ngữ được in đậm này bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ? HS xác định / nhận xét GV chốt : DT TT : ngày, túp lều, vợ chồng GV: Các tổ hợp từ trên được gọi là gì ? HS: Cụm danh từ GV: Cụm danh từ là gì ? GV: So sánh các cách nói sau : + túp lều / một túp lều + một túp lều / một túp lều nát + một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển . GV:Em có nhận xét gì về nghĩa của một cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ? HS: nghĩa của một cụm danh từ cụ thể hơn nghiã của một danh từ GV: khẳng định GV:Cụm danh từ đóng vai trò ngữ pháp gì trong câu ? HS: trả lời GV: chốt GV:Tìm một danh từ phát triển thành một cụm danh từ và đặt câu với cụm danh từ ấy ? HS: tỡm vớ dụ GV: Lấy Ví dụ: DT: sông à dòng, Cửu Long Câu: Dòng sông Cửu Long đổ ra biển bằng chín cửa . GV: Em có nhận xét gì về cụm danh từ ? HS đọc ghi nhớ SGK HĐ2: HD hs tìm cấu tạo của cụm danh từ: GV: Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào ? HS: cụm danh từ đầy đủ: phần trước, phần trung tâm và phần sau GV: treo bảng phụ ghi ví dụ phần II SGK HS đọc ví dụ GV:Tìm các cụm danh từ trong câu văn trên ? HS: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, năm sau, cả làng, chín con GV:Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ trên và Sắp xếp chúng thành loại ? HS kẻ / điền vào mô hình sgk/ nêu ý kiến / nhận xét GV chốt trên bảng phụ GV: Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào ? + Phần trước: ba, chín, cả . + Phần trung tâm: làng,thúng gạo, con trâu, con năm, làng. + Phần sau: ấy, nếp, đực, sau. GV:Phần trung tâm của cụm danh từ không phải là 1 từ là 1 bộ phận ghép gồm 2 từ tạo thành TT1 và TT2 - T1: chỉ chủng loại khái quát ; T2: chỉ đối tượng cụ thể HĐ3 : HD HS luyện tập : HS: đọc yêu cầu bài tập 1 GV: chia lớp làm 4 nhóm thảo luận trong 3' GV giao nhiệm vụ: + Nhóm 1+ 4: Tìm cụm danh từ trong ý a + Nhóm 2: Tìm cụm danh từ trong ý b + Nhóm 3:Tìm cụm danh từ trong ý c HS: Đại diện trình bày/ Nhóm khác nhận xét GV nhận xét, kết luận. HS đọc yêu cầu bài tập 3 HS suy nghĩ làm bài GV gọi HS lên bảng làm bài tập HS khác nhận xét GV nhận xét, kết luận. I. Cụm danh từ . 1. Ví dụ : sgk ( 116) 2. Nhận xét : Ngày < xưa DTTT hai > vợ chồng < ông lão đánh cá DTTT một > túp lều < nát trên bờ biển DTTT - Cụm D T là 1 tổ hợp do danh từ và 1 số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành . - Nghĩa của một cụm danh từ cụ thể hơn nghiã của một danh từ. - Đặc điểm ngữ pháp của cụm danh từ: Cụm danh từ hoạt động như một danh từ nhưng đầy đủ hơn, cụ thể hơn, làm chủ ngữ trong câu . 2. Ghi nhớ : sgk . II. Cấu tạo của cụm danh từ . * Ví dụ : sgk . Phần trước Phần trung tâm Phần sau T1 T2 T1 T2 s1 s2 ba ba ba chín cả làng thúng con con con năm làng gạo trâu trâu nếp đực sau ấy ấy III. Luyện tập . 1 Bài tập 1 : a. một người chồng thật xứng đáng b. một lưỡi búa của cha để lại c. một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ . 2 Bài tập 3: Điền vào chỗ trống : thanh sắt ấy vừa rồi ,cũ 3. Củng cố - Cụm danh từ là gì ? - Cấu tạo của cụm danh từ ? - Trong những cụm danh từ sau đây, cụm danh từ nào có cấu trúc đủ 3 phần ? A. Món quà tặng cho em. B. Tất cả các bạn học sinh. C. Con mèo nhỏ nhà ông em. D. Những người bạn chăm ngoan ấy. 4. Hướng dẫn - Học và nắm chắc kiến thức về cụm danh từ, cấu tạo của cụm danh từ. - Tỡm cụm dạnh từ trong một truyện ngụ ngụn đó học - Đặt cõu cú sử dụng cụm danh từ - Soạn bài "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" .
Tài liệu đính kèm: