Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012

 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

 - Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.

 - Hiểu được các tác dụng của ẩn dụ.

 - Biết vận dụng kiến thức ẩn dụ vào việc đọc –hiểu văn bản, viết bài văn miêu tả.

1. Kiến thức:

 - Khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ .

 - Tác dụng của phép ẩn dụ

2. Kĩ năng:

 - Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt

 - Bước đầu tạo ra được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong viết và nói.

3. Thái độ:

 - Thấy được cái hay của việc sử dụng phép tu từ ẩn dụ trong nói và viết.

B/ Chuẩn bị:

 - GV bảng phụ, bài soạn.

 - HS: Bài soạn.

 C/ Tiến trình các hoạt động dạy và học:

 *Hoạt động 1 - Kiểm tra bài cũ:

 - Nhân hoá là gì? Nêu tác dụng.

 - Có những kiểu nhân hoá nào?Cho vd minh hoạ 1 kiểu.

 - Kiểm tra vở soạn 1 em.

*Hoạt động 2 - Khởi động:

 - GV: Hôm nay, trời nắng em mặc áo màu đỏ. Màu đó là màu mát hay màu nóng?

 - HS: Nghe, suy nghĩ, trả lời: màu nóng.

 - GV chốt,cho vd khác: Lời nói nặng.

 - HS và gv ghi đề bài mới lên bảng.

*Hoạt động 3 - Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò ‎‎‎Ghi bảng

* HD tìm hiểu bài mới

- GV gọi hs đọc phần I(1) SGK:

- Trong khổ thỏ đó cụm từ: “ Người Cha" dùng để chỉ ai? Vì sao như vậy?( Vì Bác và người cha có đặc điểm giống nhau:Tuổi tác, mái tóc, tình thương yêu, sự chăm sóc)

- Cách nói này có gì giống và khác nhau với phép so sánh? Giống cũng so sánh nhưng không có từ so sánh, cách viết này gọi là ví ngầm, ví ngầm gọi là ẩn dụ)

- Vậy ẩn dụ là gì?

- Giáo viên cho học sinh quan sát tiếp bảng phụ câu b, c; lấy cách 1 và 2 ở phần III(1). So sánh đặc điểm của ba cách diễn đạt trên?

- Cách dùng trên có tác dụng gì?

- GV gọi HS cho ví dụ khác và đọc ghi nhớ SGK

 “ Nói ngọt lọt đến xương” (ngọt: vị giác-> thính giác)

 Cách gọi Kiều Phương: Mèo

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

 Viễn Phương

- Chân bàn, chân núi.

- GV nâng cao: Ẩn dụ có mối liên hệ chặt chẽ với so sánh. Về bản chất AD là một loại so sánh ngầm ẩn đi vế A , phương diện và từ so sánh, chỉ còn vế B( dùng để so sánh) ‎I/HÌNH THÀNH KT:

1. Ẩn dụ là gì?

a. Khái niệm: Ẳn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

b. Tác dụng: Làm cho câu văn, câu thơ có tính hàm súc tăng tính gợi hình, gợi cảm .

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25, Tiết 93&94 
 Ngày soạn: 20/2/2012
 Văn bản: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
 Minh Huệ
 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
 - Cảm nhận được tình yêu thương lớn lao của Bác Hồ dành cho bộ đội, dân công và tình cảm của người chiến sĩ đó đối với Người trong bài thơ
 - Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ .
 - Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thế hệ cha anh.
1. Kiến thức:
- Hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ.
- Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác thể hiện trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn
- Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ; tâm trạng ngạc nhiên, xúc động, lo lắng và niềm vui sướng hạnh phúc của người chiến sĩ
- Tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ.
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân sau khi học xong bài thơ.
3. Thái độ: 
- Thể hiện lòng kính yêu đối với Bác Hồ
 B/ Chuẩn bị: 
 - GV: Bài soạn, bảng phụ, tích hợp.
 - HS: Bài soạn.
 C/ Tiến trình các hoạt động dạy và học:
*Hoạt động 1 - Kiểm tra bài cũ:
 - Miêu tả lại hình ảnh Phrăng trong BHCC.
 - Hãy diễn tả tâm trạng thầy Ha-men trong BHCC.
*Hoạt động 2 - Khởi động:
- GV: Hãy nhìn lên và quan sát xem: Trong phòng học của chúng ta có treo hình của ai? Vì sao? Bác Hồ...
 - GV và HS ghi đề bài mới...
*Hoạt động 3 - Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
 *HD Tìm hiểu chung
- GV gọi hs đọc phần chú thích sgk. 
- Nêu vài nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- GV hướng dẫn đọc: Đọc với nhịp chậm thấp ở đoạn đầu, nhanh hơn, cao và vui hơn 1 chút ở đoạn sau. Khổ thơ cuối cần đọc chậm, mạnh để khẳng định như 1 chân lí
 - GV đọc đoạn đầu, gọi hs đọc đoạn tiếp theo cho đến hết.
 - Qua cách đọc em hãy nhận xét bố cục.
 - Nhân vật chính trong bài thơ là ai?
 - Nhân vạt nào là người kể? Nhân vật nào được tả qua lời kể?( anh đội viên kể)
 - Nội dung chủ yếu kể về vấn đề gì?(Tâm trạng anh đội viên và hình tượng Bác Hồ)
* HD tìm hiểu chi tiết:
-Lần 1:Anh đội viên thức dậy trong hoàn cảnh thời gian, không gian nào?
-Thời gian: Khuya, mưa.
-Không gian: Mái lều tranh xơ xác.
-Hình dáng Bác: “Tóc bạc, vẻ mặt trầm ngâm, lặng im”.
-Cử chỉ của Bác: “Đốt lửa, dém chăn, sợ...nhón chân nhẹ nhàng”
-Lời nói của Bác: “Chú cứ ngủ. Bác ngủ không an lòng.Bác thương đoàn dân công
-“Dém” nghĩa là sao?
- Những chi tiết về Bác gợi cho em nhiều cảm xúc cho em là chi tiết nào?
-Tác giả xem Bác là ai ? Người cha 
GV :Bác có những cử chỉ, suy nghĩ, tâm tư như người cha->So sánh ngầm (ẩn dụ)
-Gợi cho em cảm nghĩ gì? (Thương cảm, biết ơn)
-Qua cách miêu tả về Bác em có nhận xét gì về thứ tự miêu tả? (Tả theo trình tự thời gian, không gian theo tâm trạng, lời thơ ngắn dễ thuộc dễ nhớ.)
- Em cảm nhận đức tính cao đẹp nào của Bác khi đọc bài thơ ?
-GV bình: Đó là tình thương yêu giản dị, sâu sắc của một vị lãnh tụ quên mình, môt phẩm chất tinh thần cao qúy. Bác thật vĩ đại, thiêng liêng.
 I/ TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả, tác phẩm:
 - Minh Huệ (1927-2003), tên khai sinh là Nguyễn ĐứcThái.
- Tấm lòng với dân với nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nghệ sĩ.
- Bài thơ được viết 1951 dựa trên sự thật trong chiến dịch biên giới 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích:
3- Bố cục: Theo những lần thức dậy của anh đội viên.
 3-Nhân vật chính: Bác Hồ và anh đội viên
II/ Tìm hiểu văn bản:
 a. Nội dung:
1) Hình ảnh Bác Hồ:
- Tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân qua cảm nhận của người chiến sĩ
 Tiết 94
- Chi tiết nào thể hiện tâm tư của người đội viên khi thức dậy lần 1?
(Hs trả lời, GV ghi bảng phụ)
-Anh đội viên mơ màng.
-Lòng anh cứ bề bộn
-“Lòng bề bộn” là lòng như thế nào?
- Lần 1 là như vậy, lần3 thức dậy sẽ như thế nào? 
- Tìm chi tiết diễn tả tâm trạng của người đội viên? Hs nêu_GV chốt.
-Vì sao anh hốt hoảng giật mình?
-Đòi “nằng nặc” là đòi như thế nào?
-Từ hình ảnh Bác, anh đội viên cảm thấy như thế nào?
-Qua phép đảo và cách dùng từ, em nhận xét gì về tâm trạng của người đội viên?
-Em học tập được gì về nghệ thuật viết của tác giả?
GV bình thêm: Tấm lòng của Bác đã cảm hoá mọi người.
Thảo luận:Thức dậy lần 3, tác giả đã dùng từ nào đặc sắc nhất? (Nằng nặc)
(Vì từ đó thường dùng trong đời sống, ít dùng trong thơ, tác giả sử dụng đúng lúc, đúng chỗ nên có sức gợi cảm cao)
-Em cảm nhận được ý nghĩa nào trong văn bản?
Gọi 2 hs đọc Ghi nhớ SGK.
*HD luyện tập
2) Tâm trạng của anh đội viên:
 a)Thức dậy lần 1:
 -Anh...như nằm
 -Ấm hơn ngọn lửa hồng
 -Càng nhìn lại càng thương
 -Lòng anh cứ bề bộn
b) Thức dậy lần 3:
 -Anh hốt hoảng...
 -Anh vội vàng nằng nặc
 - Mời Bác ngủ , Bác ơi
- Bác ơi, mời Bác ngủ
- Tình cảm mến yêu, kính phục của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
b. Nghệ thuật:
- Lựa chọn, sử dụng thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành
- Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.
c. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác.
III. Tổng kết: ( ghi nhớ sgk)
IV. Luyện tập:
 1- Đọc diễn cảm bài thơ.
 2- Đóng vai anh chiến sĩ, kể lại kỉ niệm của mình khi ở bên Bác.( hs viết ra giấy. GV chấm vở 2 em và sửa sau đó cho hs ghi vào vở.
* Hoạt động 4 - Củng cố 
 - Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học bài thơ. 
*Hoạt động 5 - Hướng dẫn tự học
 - Học thuộc bài thơ, phân tích được 2 ý như đã học.
 - Chuẩn bị bài tiếp: Ẩn dụ. Ẩn dụ là gì? Có mấy kiểu? Cho vd.
 - Bài tuần đến: Kiểm tra Văn(tiết 97)./.
Tuần 25, Tiết 95 
Ngày soạn: 26/2/2012
ẨN DỤ
 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
 - Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
 - Hiểu được các tác dụng của ẩn dụ.
 - Biết vận dụng kiến thức ẩn dụ vào việc đọc –hiểu văn bản, viết bài văn miêu tả.
1. Kiến thức:
 - Khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ .
 - Tác dụng của phép ẩn dụ
2. Kĩ năng:
 - Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt
 - Bước đầu tạo ra được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong viết và nói.
3. Thái độ:
 - Thấy được cái hay của việc sử dụng phép tu từ ẩn dụ trong nói và viết.
B/ Chuẩn bị:
 - GV bảng phụ, bài soạn.
 - HS: Bài soạn.
 C/ Tiến trình các hoạt động dạy và học:
 *Hoạt động 1 - Kiểm tra bài cũ:
 - Nhân hoá là gì? Nêu tác dụng.
 - Có những kiểu nhân hoá nào?Cho vd minh hoạ 1 kiểu.
 - Kiểm tra vở soạn 1 em.
*Hoạt động 2 - Khởi động:
 - GV: Hôm nay, trời nắng em mặc áo màu đỏ. Màu đó là màu mát hay màu nóng?
 - HS: Nghe, suy nghĩ, trả lời: màu nóng.
 - GV chốt,cho vd khác: Lời nói nặng.
 - HS và gv ghi đề bài mới lên bảng.
*Hoạt động 3 - Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
‎‎‎Ghi bảng
* HD tìm hiểu bài mới 
- GV gọi hs đọc phần I(1) SGK: 
- Trong khổ thỏ đó cụm từ: “ Người Cha" dùng để chỉ ai? Vì sao như vậy?( Vì Bác và người cha có đặc điểm giống nhau:Tuổi tác, mái tóc, tình thương yêu, sự chăm sóc)
- Cách nói này có gì giống và khác nhau với phép so sánh? Giống cũng so sánh nhưng không có từ so sánh, cách viết này gọi là ví ngầm, ví ngầm gọi là ẩn dụ) 
- Vậy ẩn dụ là gì?
- Giáo viên cho học sinh quan sát tiếp bảng phụ câu b, c; lấy cách 1 và 2 ở phần III(1). So sánh đặc điểm của ba cách diễn đạt trên?
- Cách dùng trên có tác dụng gì?
- GV gọi HS cho ví dụ khác và đọc ghi nhớ SGK
 “ Nói ngọt lọt đến xương” (ngọt: vị giác-> thính giác)
 Cách gọi Kiều Phương: Mèo
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 Viễn Phương
- Chân bàn, chân núi.
- GV nâng cao: Ẩn dụ có mối liên hệ chặt chẽ với so sánh.. Về bản chất AD là một loại so sánh ngầm ẩn đi vế A , phương diện và từ so sánh, chỉ còn vế B( dùng để so sánh)
‎I/HÌNH THÀNH KT:
1. Ẩn dụ là gì?
a. Khái niệm: Ẳn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó
b. Tác dụng: Làm cho câu văn, câu thơ có tính hàm súc tăng tính gợi hình, gợi cảm .
 * II/Luyện tập:
 1) GV gọi hs đọc và nêu yêu cầu của bài tập đó.So sánh và nêu tác dụng là:
 -> Cách 3 có tính hàm súc cao hơn.
 2) Ghi ra ẩn dụ và nêu lên nét tương đồng giữa chúng . GV cho hs đọc, gọi 4 em lên bảng làm, hs khác nhận xét, gv chốt, ghi điểm những bài làm tốt.
 a)- “ Ăn quả” có nét tương đồng với người hưởng thụ 
 - “ Kẻ trồng cây”............................người làm ra thành quả .
 b)- “ Mực” -> “đen” -> cái xấu 
 - “Đèn” -> “ sáng” -> cái tốt 
 c) – Thuyền -> người đi xa 
 - Bến -> người ở lại 
 d) “ Mặt trời” -> Bác Hồ 
3)BT3: GV gọi 1 hs đọc bài tập 3: 
 a) Chảy => Tác dụng: Liên tưởng mới lạ:
 b) Ánh nắng “ chảy” => Liên tưởng mới lạ
 c) “ mỏng” => Mới lạ, độc đáo, thú vị.
 d) “ướt” 
 4) Chính tả: Nghe- Viết: Chú ý những từ phát âm địa phương.. GV chấm điểm, ghi vở 2 em
 * Hoạt động 4 - Củng cố
 - Ẩn dụ là gì? Nêu tác dụng, cho vd?
 * Hoạt động 5 – Hướng dẫn tự học 
 - Học kĩ bài cũ
 - Chuẩn bị bài : Luyện nói: Làm bài tập 1&2 trang 71 để chuẩn bị cho tiết luyện nói với 3 vấn đề:
 +Quang cảnh lớp học trong BHCC.
 +Hình ảnh thầy Ha- men trong BHCC. ( hs trả lời theo gợi í sgk)
 + Hình ảnh thầy giáo cũ đã nghỉ hưu khi em đến thăm.
 - Tìm hiểu bài tiếp: Hoán dụ./.
Tuần 25, Tiết 96 
Ngày soạn: 28/2/2012
LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ
 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
 - Củng cố phương pháp làm bài văn tả người: dựa vào dàn ý, phát triển dàn ý thành bài nói
 - Rèn kĩ năng nói theo dàn bài
1.Kiến thức:
 - Phương pháp làm một bài văn tả người 
 - Cách trình bày miệng một đoạn văn miêu tả nói theo dàn bài đã chuẩn bị
2. Kĩ năng:
 - Sắp xếp những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí
 - Làm quen với việc trình bày miệng trước tập thể: nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm
 - Trinhgf bày trước tập thể bài văn miêu tả một cách tự tin.
 B/ Chuẩn bị: 
 - GV : Bài mẫu.
 - HS: Bài soạn
 C/ Tiến trình các hoạt động dạy và học:
 *Hoạt động 1 - Kiểm tra bài cũ:
 - Muốn tả người ta cần làm gì? Nêu bố cục của 1 bài văn tả người.
 - Tả một người mà em đã học trong những tác phẩm.
*Hoạt động 2 - Khởi động:
 - GV: Muốn nói lưu loát trước đám đông em cần phải làm gì?
 - HS: Luyện nói
*Hoạt động 3 - Bài mới:
 I/ Nêu yêu cầu:
 GV hướng dẫn hs nêu những yêu cầu khi nói
 - Đầu tiên: Kính thưa.
 - Giới thiệu tên mình và đề tài sắp nói.
 - Kết thúc: Xin cảm ơn
 * II/ Tiến hành luyện nói:
 1) GV gọi hs đọc đoạn văn 1 sgk: Em hãy tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong BHCC.
 GV gọi hs nhắc lại dàn bài của bài văn miêu tả trước khi nói miệng: Quang cảnh lớp học trong BHCC.
 - 2 hs nói miệng.
 - GV gọi hs khác nhận xét cách nói của các bạn.Từ đó thấy được yêu cầu của 1 tiết kể miệng.
 - GV tóm ý ,nhận xét, ghi điểm.
 * Đoạn văn tham khảo: Sách Chuyên đề BDNV lớp 6 trang 93 tập 2 NXB Thành phố Hồ Chí Minh
 “ Hôm nay, sân trường có nhiều khác lạ, thông thường bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố. Nhưng sáng nay mọi sự bình lặng y như ngày chủ nhật. Trong lớp học, các bạn đã ngồi vào chỗ, thày Ha-men thì đi đi lại lại với cây thước kẹp dưới nách. Trang phục của thầy cũng rất lạ có cái gì đó khác thường và trang trọng.Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp rất mịn,đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Lớp học hôm nay cũng rất đặc biệt,trên những hàng ghế bỏ trống dân làng ngồi lặng lẽ, cụ già Hô-de trước đây là xã trưởng với cái mũ 3 sừng, mang theo tập đánh vần cũ đã sờn mép để mở rộng trên lòng, cặp kính lớn đặt ngang trang sách, bác phát thư và nhiều người khác nữa.
 Điều đáng ngạc nhiên là thầy Ha-men không hề giận dữ với những học sinh đi học muộn, trái lại thầy ân cần, dịu dàng nói với cả lớp:
 - Các con ơi, đây là buổi học cuối cùng thầy dạy các con, từ ngày mai các con sẽ học tiếng Đức, thầy giáo mới sẽ đến, hôm nay là bài học Pháp Việt nam cuối cùng, thầy mong các con hết sức chú ý. Cả lớp dường như bàng hoàng, choáng váng với những điều mà thầy vừa nói. Rồi không ai bảo ai, cả lớp say sưa lắng nghe thầy giảng bài. Thầy nói:
 - Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới, phải giữ lấy nó bởi vì một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù.
 Thế rồi thời gian của BHCC này cũng dần dần trôi qua. Khi đồng hồ nhà thờ điểm 132 giờ và khi tiếng khèn của bọn lính Phổ vang lên ngoài cửa sổ. Thầy Ha-men đứng trên bục giảng ngẹn ngào nói với cả lớp:
 - Hỡi các bạn tôi...tôi
 Nhưng thầy không nói được hết câu, thầy bèn quay về phía bảng cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức,thầy cố viết thật to: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM
 Rồi thầy đứng đó, dựa đầu vào tường ra hiệu “kết thúc rồi...đi đi thôi”
 2)GV cho hs nói theo tổ ( 10 phút) sau đó chọn 1 bạn đại diện tổ mình lên nói trước lớp. Các tổ khác nhận xét, gv nhận xét ghi điểm.
 3) GV hướng dẫn hs lập dàn ý đề 3. Tả lại hình ảnh thầy giáo cũ trong giây phút xúc động gặp lại người học trò của mình sau bao năm xa cách. GV chốt và ghi:
 * Dàn ý:
 a- MB: Giới thiệu thầy giáo trong giây phút xúc động
 b- TB: Tả theo trình tự
 Hình dáng,trang phục, nét mặt, cử chỉ.hành động, lời nói
 ( lồng cảm xúc)
 c- KB: Cảm xúc của em trước thầy giáo cũ
 Nhận xét chung về thầy.
 ( gv cho hs xung phong trước lớp 2 em, các bạn khác và gv nhận xét ghi điểm)
* Hoạt động4 - Củng cố 
 - Khi nói cần có thao tác gì?
 ( phải có lời mở đầu, thưa, chào kết thúc, cảm ơn)
 - Nhắc lại dàn bài tả người
*Hoạt động 5. Hướng dẫn tự học
- Ôn lại tất cả các văn bản chuẩn bị kiểm tra 1 tiết./.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA ngu van 6 tuan 25 CKT.doc