Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41 đến 106- Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41 đến 106- Năm học 2011-2012

A. Mục tiêu cần đạt.

 - Giúp h/s nhận thấy rõ những ưu điểm, nhược điểm mà qua bài làm các em đã bộc lộ.

 - Biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài sau •rút ra phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi.

 - Rèn kỹ năng chữa bài của bạn và của mình.

 - Về nội dung

 + Đánh dấu đúng vào ô trống trong phần trắc nghiệm về truyền thuyết.

 + Nêu được đúng nội dung câu hỏi trắc nghiệm

B. Thiết bị dạy học.

GV:Chuẩn bị giáo án

 Bài kiểm tra của học sinh

HS:Nhớ lại bài làm của mình

C. Tiến trình lên lớp

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra: vở soạn

 3. Bài mới.

Giới thiệu bài.Các em đã làm bài kiểm tra một tiết .để đánh giá chính xác bài của mình hôm nay cô sẽ trả bài cho các em

I. Đọc lại y/cầu của đề – Tìm hiểu đề. (xem ở tiết 28)

 - H/s thảo luận các phương án đúng.

 - G/v để h/s tự đánh giá điểm từng phần của mình theo đáp án cô đưa ra.

 

doc 159 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41 đến 106- Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/8/2010
Tiết 41 : Ngày soạn:30/10/2010
Danh từ
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh ôn lại:
 - Đặc điểm của nhóm DT chung và DT riêng.
 - Cách viết hoa DT
B. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên:
 + Soạn bài
 + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
 + Bảng phụ viết VD và bài tập
 2. Học sinh: Soạn bài
C.Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Đề bài kiểm tra 15 phút
 Câu 1: hãy liệt kê các danh từ trong văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”
 Câu2:Đăt câu vói một danh từ vừa tìm được
3. Bài mới
HĐ1 .Giới thiệu bài: Ớ tiết trước các em đó học về Danh từ, ở tiết này chúng ta cùng tìm hiểu về danh từ chung và danh từ riêng.
HĐ2.
I.Danh từ chung và danh từ riêng: 
- GV treo bảng phụ đã viết VD và bảng phân loại.
- Đọc to VD.
? Hãy xác định các DT trong câu trên?
? Em hãy nhận xét về ý nghĩa và hình thức chữ viết của các DT này?
? Em hiểu thế nào là DT chung và DT riêng?
? Em hãy điền DT chung và DT riêng vào bảng phân loại? 
? Em có nhận xét gì về cách viết DT riêng trong VD vừa tìm hiểu?
- * GV sử dụng bảng phụ
Xét các VD sau:
- Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, ấn Độ...
- Pu-skin, Mát-xcơ-va, Vích-to Huy-gô..
- Trường Trung học cơ sở Yên Hoà, Đảng cộng sản Việt Nam, Liên hợp quốc
 Em hãy nhận xét về cách viết hoa của các DT riêng trong VD?
- GV tổng hợp và rút ra kết luận.
 1. Ví dụ: SGK –tr108
 * Nhận xét:
- Các DT: vua, công ơn, tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương, đền thờ, làng Gióng, xã, Phù Đổng, huyện, Gia lâm, Hà Nội.
- DT là tên riêng của người, địa lí: viết hoa
DT là tên chung của 1 loại sự vật viết thường.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng.
- Tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua hán Việt: viết hoa chữ cái dầu tiên của mỗi tiếng.
- Tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận; nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.
- Tên các cơ quan, tổ chức: chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này dều được viết hoa.
2. Ghi nhớ: SGK – tr109
 HĐ3
II. LUYỆN TẬP:
? Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong các câu sau
? Các từ được in đậm dười đây có phải là danh từ riêng không?vì sao
Có bạn chép đoạn đoạn thơ sau đây của nhà thơ Tố Hữu mà quên viết hoa một số danh từ riêng.? Em hãy viết lại các danh từ riêng ấy cho đúng 
 Bài 1: Tìm DT chung và DT riêng
- DT chung: Ngày xưa, miền, đất, bây giờ, nước, vị, thần, nòi, rồng, con tri, tên.
- DT riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, long Nữ, Lạc Long Quân
Bài 2:
Các từ in đậm trong bài:
- Chim, Mây, Hoạ Mi, Nước, Hoa: tên riêng của nhân vật vốn là loài vật được nhân cách hoá.
- Nàng Út: Tên riêng của người.
- Làng Cháy: Tên địa lí.
Bài 3: Viết hoa lại các Dt riêng trong đoạn thơ:
Tiền Giang, hậu Giang, Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hoà, Phan Giang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, miền Trung, Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Bài 4: Chép chính tả
4. Củng cố.
Danh từ riêng là gì ? Danh từ chung là gì?
Những điều cần lưu ý khi viết danh từ chung và danh từ riêng?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập. 
Chuẩn bị bài mới: Trả bài kiểm tra văn.
Viết lại đề bài theo trí nhớ của mình
Tự làm lại các câu hỏi và cho điểm bài mình đã làm
Tiết 42 	Ngày soạn: 30/10/2010
 Bài 10 - TLV
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
A. Mục tiêu cần đạt.
 - Giúp h/s nhận thấy rõ những ưu điểm, nhược điểm mà qua bài làm các em đã bộc lộ.
 - Biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài sau ¨rút ra phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi.
 - Rèn kỹ năng chữa bài của bạn và của mình.
 - Về nội dung
 + Đánh dấu đúng vào ô trống trong phần trắc nghiệm về truyền thuyết.
 + Nêu được đúng nội dung câu hỏi trắc nghiệm
B. Thiết bị dạy học.
GV:Chuẩn bị giáo án 
 Bài kiểm tra của học sinh
HS:Nhớ lại bài làm của mình
C. Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra: vở soạn
 3. Bài mới.
Giới thiệu bài.Các em đã làm bài kiểm tra một tiết .để đánh giá chính xác bài của mình hôm nay cô sẽ trả bài cho các em
I. Đọc lại y/cầu của đề – Tìm hiểu đề. (xem ở tiết 28)
 - H/s thảo luận các phương án đúng.
 - G/v để h/s tự đánh giá điểm từng phần của mình theo đáp án cô đưa ra.
II. Nhận xét của g/viên.
1. Ưu điểm.
 Các em đã bước đầu làm quen với dạng đề trắc nghiệm, phần lớn các em đã hiểu bài và được điểm tối đa câu
. Câu 2.Nhìn chung các em hiểu đề.Nêu được ý nghĩa của truyện “Sự tích Hồ Gươm”
 Câu 3. Một số con viết tốt. Diễn đạt gãy gọn, dùng từ chính xác .Biết so sánh để phân biệt được truyện cổ tích và truyện truyền thuyết.Đồng thời thấy được điểm giống nhau của chúng.
 Điển hình:.HS:-Đỗ Thị Thanh Mai
	 -Nguyễn Thị Hòa
2. Nhược điểm:
 - Phần lớn mất điểm ở câu 3 về cách diễn đạt, trình bày chưa đủ ý. Sắp xếp ý còn lộn xộn.
 VD:Nguyễng Văn Nghĩa
	Đào Văn Nam
 - Một số còn lúng túng trong việc phân tích đề, chưa hiểu y/cầu của đề.
 VD: Đào Văn Quân
	Nguyễn Văn Hào
III. Trả bài và hướng dẫn h/s tự đánh giá theo biểu điểm
Trả bài
H/s đánh giá bài làm của mình
H/s xem bài của nhau
GV đọc ~ bài làm tốt của 1 số em (chủ yếu ở câu 3)
IV. G/viên tổng kết và nhận xét chung, nhắc nhở cả lớp.
	Đánh giá chung bài làm của các em có tiến bộ hơn bài trước.Song vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc phục.
	Bài sau các em cố gắng hơn.
4.Củng cố.
	Em hãy nêu lại tên các truyện truyền thuyết và cổ tích đã học?
	Nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
5.Hướng dẫn học ở nhà.
	Xem lại bài làm của mình và sửa những chỗ sai
	Soạn các đề TLV để chuẩn bị cho tiết luyện nói
Tiết 43: Ngày soạn:1/11/2010
Luyện nói kể chuyện
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Biết lập dàn bài của bài kể miệng theo 1 đề bài.
Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài viết sẵn hay học thuộc lòng.
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kể miệng, chú ý lời kể phù hợp với ngôi kể và thứ tự kể, kĩ năng nhận xét bài tập nói của bạn.
B. Thiết bị bạy học:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra toàn bộ một lượt bài làm ở nhà của học sinh.
3. Bài mới.
HĐ1.Giới thiệu bài
Các em đã học nhiều về văn kể chuyện và cũng đẵ viết bài văn kể chuyện.Tiết học này giúp các em củng cố kĩ năng kể chuyện bằng miệng
HĐ2 
I. CHUẨN BỊ:
- Nêu yêu cầu của tiết luyện nói
- Đọc 4 đề kể chuyện trong SGK
- Em dự định sẽ nói gì ở phần mở bài?
- Diễn biến của cuộc thăm hỏi?
- Ở phần thân bài em có thể dựng thành mấy doạn?
- Nhắc lại các ngôi kể trong văn tự sự?
- Thứ tự kể trong văn tự sự? 
- Đôí với đề bài này, em sẽ kể theo ngôi kể nào? Thứ tự kể ra sao?
- Trong thứ tự kể ngược, thường có những từ ngữ nào?
- Đề 3,4 HS tự XD dàn bài của mình
1. Yêu cầu của tiết luyện nói:
- Cách nói: Rõ ràng, mạch lạc, tự tin, phân biệt giọng nói và đọc.
- Nội dung: đảm bảo yêu cầu đề ra
2. Đề bài:
a. Kể về một chuyến về quê.
b. Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn.
c. Kể về một cuộc đi thăm di tích LS.
d. Kể về một chuyến ra thành phố.
3. Dàn bài tham khảo:
a. Đề 1: HS tìm hiểu kĩ SGK có thể thêm hoặc bớt
b. Đề 2:
* Mở bài:
- Đi thăm vào dịp nào?
- Ai tổ chức? Đoàn gồm những ai?
- Dự định dến thăm gia đình nào? ở đâu?
* Thân bài:
- Chuẩnbị cho cuộc đi thăm
- Tâm trạng của em trước cuộc đi thăm?
- Trên đường đi, đến nhà liệt sĩ? Quang cảnh gia đình?
- Cuộc gặp gỡ thăm viếng diễn ra như thé nào? Lời nói, việc làm , quà tặng?
- Thái độ, lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ?
* Kết bài: ra về ấn tượng của cuộc đi thăm
HĐ3 
Dành mười phút học sinh bổ sung cho hoàn chỉnhbài chuẩn bị ở nhà
*Khi nhận xét chú ý:
-Phát âm
-Dùng danh từ .Câu phải hoàn chỉnh
-Biểu dương những emnói tốt
II. LUYỆN NÓI
1.Hướng dẫn tập nói
Nhóm trưởng diều kiển các bạn trong nhóm 
Các thành viên lần lượt tập nói
Cử đại diện luyện nói trước lớp
2.Kể trước lớp.
Đại diện của các nhóm lần lượt đứng dậykể trước lớp
-Cho các nhómkhác cử dại diện nhận xét chéo
-Giáo viên tổng kết các mặt;
 Nội dung 
 Cách kể
-Đánh giá cho điểm
4. Củng cố:
- Nêu dàn bài chính cho đề bài em vừa kể?
-Theo em khi kể văn tự sự cần chứ ý những điểm gì
5. Hướng dẫn học tập:
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
 - Hoàn thiện bài luyện nói
 - Chuẩn bị: Cụm danh từ 
Tiết 44 	 Ngày soạn:2/11/2010
Tiếng Việt
 CỤM DANH TỪ
A. Yêu cầu cần đạt.
 Giúp h/s ắm được
 - Đặc điểm của cụm danh từ
 - Cấu tạo của phần trung tâm, phần trước và phần sau.
B.Thiết bị dạy học.
GV: sgk+sgv+vở bài tập
	Bảng phụ
HS:sgk+vở ghi+vở bài tập
C.Tiến trình lên lớp.
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ. (Kiểm tra 4 bài đã làm trong phần luyện nói)
3. Bài mới
HĐ 1: Giới thiệu bài
 Khi danh từ hoạt động trong câu để đảm nhiệm một chức vụ ngữ pháp nào đó, thường trước hay sau danh từ còn có thêm một số từ phụ ngữ. Những từ phụ ngữ này cùng với danh từ lập thành một cụm danh từ. Để hiểu rõ về cụm danh từ ¨ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục 1 
Bước 1: Gọi học sinh đọc Ví dụ
?. Tìm những danh từ chính trong VD trên.
?. Tìm các từ, ngữ phụ cho danh từ ấy?
?. Danh từ trung tâm +từ, ngữ phụ (trước, sau).
?. So sánh các cách nói sau:
 Túp lều – một túp lều
 Một túp lều – một túp lều nát
 Một túp lều nát – một túp lều nát trên bờ biển.
I) Cụm danh từ là gì?
1. Đọc vd:
*VD: Ngày xưa có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.
Ngày, vợ chồng, túp lều.
¨Cụm danh từ ¨Cụm DT ? (1)
¨Cụm danh từ
¨Cụm danh từ phức tạp
¨Cụm danh từ phức tạp hơn.
Bước 2:
?. Tìm 1 danh từ và phát triển nó thành 1 cụm danh từ rồi đặt câu với cụm danh từ đó.
(2) Nghĩa của cụm DT phức tạp hơn, cụ thể hơn, đầy đủ hơn so với DT.
-H/s tự làm
VD: DT: học sinh
 CDT: những học sinh lớp 6E
rất ngoan.
(3) Trong câu cụm danh từ hoạt động ngữ pháp giống như 1 danh từ ¨làm chủ ngữ trong câu.
Bước 3: hệ thống hoá kiến thức.
Gv gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ sgk.
2 Ghi nhớ ( SGK)
HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu mục 2 
Bước1:
?. Qua việc tìm hiểu phần 1 ¨CDT có cấu tạo ntn?
¨Phát hiện cụm danh từ trong câu sau?
?. Sắp xếp chúng thành loại.
II) Cấu tạo của cụm danh từ
Cụm danh từ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
*Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không cả làng phải tội.
Trước: Cả: từ chỉ số lượng ước phỏng, tổng thể.
 Ba, chín: số lượng chính xác.
¨từ chỉ lượng
Sau: ấy, sau: chỉ vị trí để phân biệt
 đực, nếp: chỉ đặc điểm.
Bước 2:
¨kẻ bảng cụm danh từ
 ... ó 3 nét cảnh. Nét cảnh nào hấp dẫn hơn cả đối với em? - HS: Cảnh mặt trời mọc, vì cách tả cảnh đặc sắc gây ấn tượng mới lạ về cảnh tượng lộng lẫy, kì ảo.
Có thể là cảnh sinh hoạt của con người vì nó đã gợi sự sống giản dị, thanh bình, hạnh phúc nơi đây.
- Em có nhận xét gì về bức tranh minh hoạ trong SGK?
 - HS: Bức tranh minh hoạ toàn cảnh Cô Tô trong trẻo, sáng sủanhưng chưa tả được các sắc màu cụ thể như lời nhà văn Nguyễn Tuân
1. Tác giả:
- Nguyễn Tuân (1910-1987), quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng sở trường về thể tuỳ bút và ký.
- Tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
- Tác phẩm: Đoạn trích ở phần cuối của bài kí Cô Tô - Tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
2. Đọc - tìm hiểu bố cục đoạn trích:
- Đọc đoạn trích
- Bố cục (HS phát biểu): Chia làm ba phần.
a) Từ đầu đến "ở đây" - Toàn cảnh Cô Tô một ngày sau bão (Điểm nhìn miêu tả: trên nóc đồn biên phòng Cô Tô).
b) Từ "Mặt trời" đến "nhịp cánh": Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô (vị trí: Nơi đầu mũi đảo).
c) Phần còn lại: Cảnh buổi sớm trên đảo Thanh Luân (vị trí từ cái giếng nước ngọt ở rìa đảo).
3. Giải nghĩa từ khó:
- Ngư dân: người đánh cá.
- Chài: Lưới đánh cá, nghề đánh cá.
- Ghe: Thuyền nhỏ.
Hoạt động 2: 
II. Tìm hiểu văn bản:
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Tuân, cảnh Cô Tô sau cơn bão hiện lên qua các chi tiết nào?
- ở đây, lời văn miêu tả có gì đặc sắc về cách dùng từ?
- Nhận xét về NT miêu tả của tác giả?
- Lời văn miêu tả của tác giả đã có sức gợi lên một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào trong cảm nhận của em?
- Tác giả có cảm nghĩ gì khi ngắm toàn cảnh Cô Tô?
- Em hiểu gì về tác giả qua cảm nghĩ đó của ông?
1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão:
- Trong trẻo, sáng sủa;
- Cây thêm xanh mượt
- Nước biển lam biếc đậm đà
- Cát vàng giòn hơn
- Cá nặng lưới
Þ Dùng các tính từ gợi tả sắc màu vừa tinh tế vừa gợi cảm (Trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn).
- Tính từ vàng giòn tả đúng sắc vàng khô của cát biển, một thứ sắc vàng có thể tan ra được. đó là sắc vàng riêng của cát CôTô trong cảm nhận của tác giả.
- NT miêu tả: bao quát từ trên cao thu lấy những hình ảnh chủ yếu đập vào mắt. Qua đó bộc lộ tài quan sát và cách chọn lọc từ ngữ trong vốn từ vựng giàu có của tác giả.
 Þ Một bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy.
- "Tác giả càng cảm thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào dã từng dẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây". Þ Tác giả còn cảm thấy Cô TÔ tươi đẹp gần gũi như quê hương của chính mình. Tác giả là người sẵn sàng yêu mến, gắn bó với thên nhiên, đất nước.
Tiết 2:
- Gọi HS đọc đoạn 2
- Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô được quan sát và miêu tả theo trình tự:
+ Trước khi mặt trời mọc
+ Trong lúc mặt trời mọc
+ Sau khi mặt trời mọc
Hãy tìm các chi tiết miêu tả trong từng thời điểm đó?
- Em có nhận xét gì về NT miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên?-
- Cái cách đón nhận mặt trời mọc của tác giả diễn ra như thế nào? Có gì độc đáo trong cách đón nhận ấy?
- Theo em, vì sao nhà văn lại có cách đón nhận mặt trời mọc công phu và trân trọng đến thế?
Bình: Nguyễn Tuân là người có tình yêu thiên nhiên đến say đắm và khát vọng khám phá cái đẹp....- HS đọc đoạn 3
- Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô, nhà văn đã chọn điểm không gian nào?
- Tại sao tác giả lại chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?
- Trong con mắt của Nguyễn Tuân, sự sống nơi đảo Cô Tô diễn ra như thế nào qua cái giếng nước ngọt?
- Hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hoà Mãn địu con bên cái giếng nước ngọt trên đảo gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống và con người nơi dây?
GV: Tất cả gợi lên không khí sinh hoạt, làm ăn yên vui, đầm ấm, thanh bình, dân dã của những người con LĐ trên biển cả trên một bến thiên nhiên. Thấy được tình nghĩa và nhịp sống khoẻ mạnh, Vui tươi, giản dị của con người đảo biển.
2. Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô:
- Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính.
- Tròn trình, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt lên một mâm bạc... y như mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh.
- Vài chiếc nhạn chao đi chao lại... một con hải âu là là nhhịp cánh.
Þ Dùng nhiều hình ảnh, trong đó nỏi bật là hình ảnh so sánh độc đáo mới lạ (Quả trứng tròn trĩnh phúc hậu như,..hồng hào thăm thẳm ... y như..). Thể hiện tài quan sát, tưởng tượng của nhà văn. 
Þ Tạo được bức tranh cực kì rực rỡ, lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển.
- Dậy từ canh tư, ra tận đầu mũi đảo ngồi rình mặt trời lên. Cách đón nhận công phu và trang trọng
- Nhà văn là người yêu thiên nhiên.3. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô:
- Cái giếng nước ngọt giữa đảo
Þ Sự sống sau một ngày LĐ ở đảo quần tụ quanh giếng nước; là nơi sự sống diễn ra mang tính chất đảo: đông vui, tấp nập, bình dị.
- Cái giếng rất đông người: tắm, múc, gánh nước, bao nhiêu là thùng gỗ cong, ang, gốm. Các thuyền mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt để chuẩn bị ra khơi đánh cá. Anh hùng Châu Hoà Mãn quẩu nước cho thuyền. Chị Châu Hoà Mãn dịu dàng địu con
Þ Cảnh sinh hoạt nơi đây diễn ra tấp nập đông vui, thân tình. Tác giả cảm thấy đượcbniềm vui và sự thân tình ở chính nơi dây.
- Một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc trong sự giản dị, thanh bình và lao động
Hoạt động 3: Tổng kết
III. Tổng kết: SGK - Tr 91
- Bài văn cho em hiểu gì về Cô Tô?
- Em cảm nhận được những vẻ đẹp độc đáo nào trong văn miêu tả của Nguyễn Tuân?
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
IV. luyện tập
- HS viết đoạn trong 5 phút sau đó đọc
- HS trả lời
1.Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc nơi em ở?
2. Văn Nguyễn Tuân bồi đắp thêm tình cảm nào trong em?
4. Hướng dẫn học tập:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Soạn bài: Chuẩn bị viết bài TLV tả người
--------------------------------------
Tiết 105 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Học sinh biết viết bài văn tả người.
- Biết viết bài theo bố cục, đúng văn luận.
- ý thức tự giác, nghiệm túc khi viết bài.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
Nghiên cứu ra đề, biểu chấm.
- Học sinh:
Kiến thức, giấy bút.	
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Việc chuẩn bị của HS
3. Bài mới
I/ Đề bài : Tả lại hình ảnh mẹ em trong những trường hợp khi em ốm, khi em mắc lỗi, khi em làm được một việc tốt..
II/ Yêu cầu :
- Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát.
- Viết đúng yêu cầu của đề : Tả người
2. Nội dung 
- Bài viết thể hiện rõ bố cục
a) Mở bài :
- Niềm hạnh phúc khi được sống bên những người thân yêu.
- Mẹ là người gần gũi, thân yêu nhất.
b) Thân bài : 
* Tả bao quát:
- Dáng người ( đậm, khoẻ khoắn, nhanh nhẹn).
- Màu da, nụ cười, ánh mắt ( nên chọn một chi tiết để thể hiện chiều sâu tâm lí,).
- Tính tình ( cởi mở, chan hoà, dễ gần, ai cũng yêu mến).
* Tả cụ thể:
- Trong gia đình:
+ Nhanh nhẹn, đảm đang, gánh vác, thu vén công việc.
+ Tận tuỵ, hi sinh cho chồng con.
Trong công tác:
+ Nghiêm túc, cần cù, có năng lực.
+ Hết lòng vì tập thể, được tín nhiệm, tin yêu.
* Kỉ niệm sâu sắc về mẹ khi em ốm ( mắc lỗi, làm việc tốt):
- Biểu hiện bên ngoài: cử chỉ âu yếm, ân cần; lời nói dịu dàng, nét mặt lo âu,
- Biểu hiện tâm lí qua ánh mắt, giọng nói động viên, khích lệ, bao dung,
c) Kết bài:
Cảm nghĩ của em khi có mẹ chăm sóc.
Sung sướng hạnh phúc.
Yêu quí, biết ơn, muốn chia sẻ với mẹ những lo toan trong gia đình.
Cố gắng làm vui lòng mẹ.
III/ Biểu điểm 
- Điểm 9 -10 : Có lời văn tả giàu hình ảnh, cảm xúc thực sự, trình bày rõ ràng, sạch sẽ không sai lỗi chính tả.
- Điểm 7 -8 : Bài viết đúng thể loại, đủ yêu cầu trên, sai không quá 5 -6 lỗi chính tả.
- Điểm 5-6 : Bài viết chưa thật hoàn chỉnh về nội dung, ít cảm xúc , đôi chỗ câu van còn lúng túng, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3 - 4: Bài viết lan man, trình bày không khoa học, còn mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1 - 2 : Bài viết quá sơ sài, không đúng thể loại.
4/ Củng cố : Nhận xét giờ kiểm tra, thu bài
5/ Hướng dẫn về nhà : Lập dàn ý kể về sự đổi thay của quê em
------------------------------------------
Tiết 106
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Học sinh biết viết bài văn tả người.
- Biết viết bài theo bố cục, đúng văn luận.
- ý thức tự giác, nghiệm túc khi viết bài.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
Nghiên cứu ra đề, biểu chấm.
- Học sinh:
Kiến thức, giấy bút.	
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Việc chuẩn bị của HS
3. Bài mới
I/ Đề bài : Tả lại hình ảnh mẹ em trong những trường hợp khi em ốm, khi em mắc lỗi, khi em làm được một việc tốt..
II/ Yêu cầu :
- Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát.
- Viết đúng yêu cầu của đề : Tả người
2. Nội dung 
- Bài viết thể hiện rõ bố cục
a) Mở bài :
- Niềm hạnh phúc khi được sống bên những người thân yêu.
- Mẹ là người gần gũi, thân yêu nhất.
b) Thân bài : 
* Tả bao quát:
- Dáng người ( đậm, khoẻ khoắn, nhanh nhẹn).
- Màu da, nụ cười, ánh mắt ( nên chọn một chi tiết để thể hiện chiều sâu tâm lí,).
- Tính tình ( cởi mở, chan hoà, dễ gần, ai cũng yêu mến).
* Tả cụ thể:
- Trong gia đình:
+ Nhanh nhẹn, đảm đang, gánh vác, thu vén công việc.
+ Tận tuỵ, hi sinh cho chồng con.
Trong công tác:
+ Nghiêm túc, cần cù, có năng lực.
+ Hết lòng vì tập thể, được tín nhiệm, tin yêu.
* Kỉ niệm sâu sắc về mẹ khi em ốm ( mắc lỗi, làm việc tốt):
- Biểu hiện bên ngoài: cử chỉ âu yếm, ân cần; lời nói dịu dàng, nét mặt lo âu,
- Biểu hiện tâm lí qua ánh mắt, giọng nói động viên, khích lệ, bao dung,
c) Kết bài:
Cảm nghĩ của em khi có mẹ chăm sóc.
Sung sướng hạnh phúc.
Yêu quí, biết ơn, muốn chia sẻ với mẹ những lo toan trong gia đình.
Cố gắng làm vui lòng mẹ.
III/ Biểu điểm 
- Điểm 9 -10 : Có lời văn tả giàu hình ảnh, cảm xúc thực sự, trình bày rõ ràng, sạch sẽ không sai lỗi chính tả.
- Điểm 7 -8 : Bài viết đúng thể loại, đủ yêu cầu trên, sai không quá 5 -6 lỗi chính tả.
- Điểm 5-6 : Bài viết chưa thật hoàn chỉnh về nội dung, ít cảm xúc , đôi chỗ câu van còn lúng túng, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3 - 4: Bài viết lan man, trình bày không khoa học, còn mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1 - 2 : Bài viết quá sơ sài, không đúng thể loại.
4/ Củng cố : Nhận xét giờ kiểm tra, thu bài
5/ Hướng dẫn về nhà : Lập dàn ý kể về sự đổi thay của quê em
------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an NV 6(1).doc