I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
- Hiểu và cảm nhận đượoc nội dung,ý nghĩa của truyện ếch ngồi đáy giếng.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG.
1.Kiến thức.
- Đặc điểm của nhân vật,sự kiện,cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người,ẩn bài học triết lí;tình huống bất ngờ,hài hước,đôch đáo.
2.Kĩ năng.
- Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống,hoàn cảnh thực tế.
- Kể lại được truyện.
III.CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án điện tử,phiếu học tập.
- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của gv.
IV.TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.(2’)
- Nhắc lại khái niệm truyền thuyết và cổ tích?
- Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng?
Ngày soạn:14.10.2012 Ngày dạy: TuÇn 10 TIẾT 37,38. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - HS biết vận dụng kiến thức đã học phần tập làm văn để làm bài kiểm tra theo yêu cầu - Học sinh biết kể một câu chuyện có ý nghĩa - Học sinh biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí. - Rèn luyện thói quen suy nghĩ, làm bài độc lập. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG. 1.Kiến thức. -Nhớ được các kiến thức về văn tự sự đã học vận dụng vào làm bài kiểm tra. 2.Kĩ năng. - Viết được bài văn tự sự bố cục rõ ràng,đủ các sự việc,thể hiện được rõ chủ đề. - Hạn chế viết sai chính tả và mắc các lỗi diễn đạt. III.CHUẨN BỊ: - GV: Đề kiểm tra,đáp án biểu điểm,ma trận đề. - HS : Ôn lại bài. IV.TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC. Hoạt động 1: GV phát đề Hoạt động 2: HS làm bài Hoạt động 3: Thu bài và nhận xét tiết học. *. Hướng dẫn học ở nhà. a. Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn tự sự - Viết lại bài văn b.Soạn bài: Danh từ (tiếp). - Đọc kĩ các ví dụ trong sgk. - Đọc và trả lời các câu hỏi cuối mỗi ví dụ. - Xem trước phần ghi nhớ và bài tập . Ngày soạn: 14.10.2012 Ngày dạy: BÀI 10 VĂN BẢN : (Truyện ngụ ngôn) TIẾT 39. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn. - Hiểu và cảm nhận đượoc nội dung,ý nghĩa của truyện ếch ngồi đáy giếng. - Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG. 1.Kiến thức. - Đặc điểm của nhân vật,sự kiện,cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người,ẩn bài học triết lí;tình huống bất ngờ,hài hước,đôch đáo. 2.Kĩ năng. - Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống,hoàn cảnh thực tế. - Kể lại được truyện. III.CHUẨN BỊ: - GV: Giáo án điện tử,phiếu học tập. - HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của gv. IV.TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC. 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ.(2’) - Nhắc lại khái niệm truyền thuyết và cổ tích? - Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng? 3.Bài mới. Hoạt động 1: Tạo tâm thế. - Mục tiêu: tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs. - Phương pháp thuyết trình. - Thời gian:1 phút. Ở những giờ ngữ văn trước, chúng ta đã tìm hiểu những văn bản thuộc hai thể loại truyền thuyết và cổ tích.Tuy có những đặc điểm khác nhau về hình thức, nội dung và ý nghĩa nhưng cả hai loại truyện này đều thiên về phản ánh cuộc sống: Đó là cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, là cuộc sống của những người dân lao động bình thường với bao ước mơ khát vọng sống cao đẹp. Có một thể loại truyện cũng có phương thức tự sự như truyền thuyết và cổ tích nhưng mục đích không chỉ là trình bày diễn biến sự việc mà thông qua diễn biến sự việc ấy nhằm khuyên người ta nên hành động, ứng xử như thế nào trong cuộc sống. Đó chính là truyện ngụ ngôn.Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những văn bản thuộc thể loại ấy. Hoạt động 2: Tri giác (Đọc, quan sát,tóm tắt) - Mục tiêu: HS nắm được khái niệm truyện ngụ ngôn,tóm tắt được văn bản. - Phương pháp: Đọc,vấn đáp,thuyết trình. - Kĩ thuật: Động não. - Thời gian:7 phút. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt Ghi chú Hướng dẫn hs đọc,tìm hiểu chú thích. - Gv hướng dẫn đọc:Diễn cảm,chú ý giọng kể. Gọi hs đọc.Nhận xét. H.Hãy tóm tắt văn bản? H.Qua phần chuẩn bị ở nhà,em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn? H.Em hiểu thế nào là “chúa tể”, “nhâng nháo”? Đọc, tìm hiểu chú thích. - HS nghe hướng dẫn và đọc văn bản.Nhận xét. - HS tóm tắt văn bản. - HS dựa vào chú thích * sgk trình bày. - HS giải thích. I.Đọc- Chú thích. 1.Đọc- tóm tắt. 2.Chú thích. - Truyện ngụ ngôn:Là loại truyện kể bằng văn xuôi, hoặc văn vần mượn chuyện về loài vật, đồ vật, hoặc về chính con người để nói bóng gió , kín đáo chuyện con người , nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. - Các chú thích 1,3. Hoạt động3: Phân tích,cắt nghĩa. - Mục tiêu: Hs nắm được nội dung chính của văn bản,rút ra bài học cho bản thân. - Phương pháp: nêu vấn đề,vấn đáp,thuyết trình - Kĩ thuật: Khăn trài bàn,động não,trình bày một phút. - Thời gian: 27 phút. Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản. - Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm bàn thực hiện yêu cầu bt. - Chiếu kết quả,nhận xét. H. Xác định bố cục, PTBD,ngôi kể,thứ tự kể,hình thức kể của văn bản? H.Kể tên các nhân vật trong truyện?Nhân vật chính? - Gọi hs đọc lại đoạn 1. H.Tìm câu văn vừa giới thiệu nhân vật vừa giới thiệu không gian ếch sống? H.Giếng là một không gian như thế nào? H.Khi ở trong giếng, cuộc sống của ếch diễn ra như thế nào?Qua đó,em có nhận xét gì về không gian sống của ếch khi ở trong giếng? H.Bằng hiểu biết thực tế cho biết ếch sông ở nhữnh nơi ntn? H. Tại sao tác giả không lựa chọn không gian là ao mà lại chọn không gian là giếng mặc dù ao cũng là nơi ếch sống? - GV: Chính không gian như thế mới khiến ếch tưởng mình là giỏi, rồi sự lầm tưởng ấy mới gây tai hoạ cho ếch. H.Trong cuộc sống ấy, ếch ta tự cảm thấy mình như thế nào? H.Điều đó cho em thấy tính cách gì của ếch? H.Truyện có nhân vật là loài vật, nhưng có nét tính cách như người, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?Tác dụng? - Gv:Nhân hoá tức là biến vật không phải là người có hành động tính cách như con người.Nhưng không phải vì thế mà làm mất đi những đặc điểm vốn có của loài ếch: ếch thích sống ở môi trường nước, hoặc ẩm thấp, những loài vật xung quanh ếch thường là cóc, nhái,ếch sẽ lạ lẫm khi sống trên cạn.. H.Cuộc sống của ếch trong giếng gợi cho ta liên tưởng tới một môi trường sống như thế nào của con người? H.Với môi trường hạn hẹp như vậy dễ khiến cho người ta có ảo giác như thế nào về mình? - Gọi hs đọc phần 2 văn bản. H.ếch ta ra khỏi giếng bằng cách nào? H.Cách ra ngoài ấy thuộc về khách quan hay ý muốn chủ quan của ếch? H.Không gian ngoài giếng so với không gian trong giếng có gì khác ? H.ếch có thích nghi được với sự thay đổi đó không? Những cử chỉ nào của ếch chứng tỏ điều đó? H.Vì sao ếch lại có thái độ “nhâng nháo” và “chả thèm để ý” ? H.Kết cục, chuyện gì đã xảy ra với ếch? H.Em nhận xét gì về cách kết thúc truyện? *H.Qua câu chuyện về chú ếch huênh hoang em suy nghĩ gì về tác động của sự thay đổi môi trường đối với cuộc sống con người? - GV:Hoàn cảnh sống của ếch thay đổi nhưng chú ta vẫn không thay đổi tính tình,vẫn nhâng nháo,chẳng thèm để ý đến xung quanh.Hậu quả là bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.Chao ơi,chú ếch huênh hoang kia đã phải trả giá,một cái giá quá đắt bằng chính mạng sống của mình. - GV:Khi môi trường sống thay đổi -> con người phải thay đổi để thích nghi với môi trường sông mới.Liên hệ với việc moi trường học tập của hs thay đổi từ tiểu học lên THCS. H.Theo em, truyện “ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán điều gì, khuyên răn điều gì? - Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm bàn-> trình bày nhanh trong 1’. - Nhận xét,chốt kiến thức. H.Qua văn bản này em rút ra bài học gì cho bản thân? Tìm hiểu văn bản. - HS thảo luận nhóm bàn thực hiện yêu cầu của gv. - Theo dõi kết quả thảo luận.Nhận xét,bổ -HS đọc đoạn 1. - Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ - HS nhận xét. - Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ.Hàng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp khiến các con vật kia rất hoảng sợ) - Không gian là giếng mới thể hiện được cuộc sống chật hẹp, hạn hẹp của ếch cũng như của con người. - Hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang - Nhân hoá ->Làm cho câu chuyện trở nên sinh động, lôi cuốn người đọc - HS nghe. - Môi trường hạn hẹp. - HS trình bày. - HS đọc văn bản. - Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài - Không gian mở rộng với bầu trời khiến ếch ta có thể “đi lại khắp nơi” - HS tìm chi tiết trong văn bản. hs trả lời. - Bất ngờ, hài hước. - Hs trình bày suy nghĩ. - HS nghe,hiểu. - HS nghe,hiểu. - Không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ bị thất bại thảm hại -Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huênh hoang. -Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết,không chủ quan kiêu ngạo. - HS tự rút ra bài học. II.Đọc-Tìm hiểu văn bản. 1.Tìm hiểu khái quát. - Bố cục: 2 phần. + Phần 1: từ đầu->một vị chúa tể. + Phần 2: đoạn còn lại - PHTD: Tự sự. - Ngôi kể: Ngôi thứ ba. - Thứ tự kể: kể xuôi theo trình tự thời gian. - Hình thức kể: văn xuôi. - Các nhân vật : ếch cóc,nhái,trâu.Nhân vật chính: ếch. 2.Tìm hiểu chi tiết a.Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng. - Sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. -> Không gian sống nhỏ bé, chật hẹp, không thay đổi. - Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ. ->Cuộc sống chật hẹp, đơn giản, trì trệ. - ếch tự cho mình oai như một vị chúa tể, coi bầu trời chỉ bằng cái vung. ->Hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang. =>Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất của mình b.ếch ra khỏi giếng. - Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài ->Do khách quan, không do ý định của ếch. - Nhâng nháo nhìn bầu trời , chả thèm để ý xung quanh. Cứ tưởng bầu trời là bầu trời giếng của mình,xung quanh là xung quanh giếng của mình với cua,ốc nhỏ nhoi tầm thường.ếch ta vẫn tưởng mình là chúa tể của bầu trời ấy,xung quanh ấy. - Bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. =>Không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ bị thất bại thảm hại. * Bài học được rút ra: - Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh. - Không được chủ quan ,kiêu ngạo,coi thường người khác bởi những kẻ đó sẽ bị trả giá đắt,có khi bằng cả mạng sống. - Phải biết hạn chế của mìnhvà phải mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động 4: Đánh giá,khái quát. - Mục tiêu: HS khái quát được nội dung và nghệ thuật. - Phương pháp: vấn đáp. - Kĩ thuật: Động não. - Thời gian:4 phút. Hướng dẫn hs đánh giá, khái quát. - Gv đưa hệ thống bài tập trắc nghiệm.yêu cầu hs lựa chọn đáp án đúng. Nhận xét,chốt kiến thức. - Gọi hs đọc ghi nhớ sgk/101. - Gv: Mỗi khi đọc những trang truyện ngụ ngôn ta dễ dàng nhận thấy ngay bài học, kinh nghiệm sống , kinh nghiệm ứng xử trong cuộc sống mà vẫn đầy ăm ắp chất thơ của trí tưởng tượng bay bổng.Điều đó càng giúp chúng ta khẳng định một điều bài học càng có ý nghĩa sâu xa thì câu chuyện mới có sức hấp dẫn, ngược lại câu chuyện có hấp dẫn,đặc sắc thì bài học mới có sức thuyết phục,dễ làm cho người ta thấm thía. Đánh giá,khái quát - HS đọc ,suy nghĩ và chọn đáp án đúng. Nhận xét. - HS đọc ghi nhớ. - HS nghe,hiểu. III.Ghi nhớ sgk/101. 1.Nội dung - Ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại huênh hoang đồng thờ ... nêu một số hiện tượng ứng với câu thành ngữ.Nhận xét. IV.Luyện tập. Bài 1: Giải ô chữ. * Đặt câu: - Nếu chỉ ngắm mình thôi, khác nào cứ như “ếch ngồi đáy giếng". - Mình cứ như ếch ngồi đáy giếng chẳng trông ra gì. Bài 2:Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ ếch ngồi đáy giếng. - Có nhiều người tự cho là mình giỏi, không chịu học hỏi nên cứ tưởng mình nhất thiên hạ. - Những kẻ ít giao tiếp, học hỏi nên thiếu hiểu biết khi tiếp xúc với những người hiểu biết , khi tới những nơi lạ mới bộc lộ ra sự yếu kém của bản thân. - Nhiều người do thiếu thông tin, nên hiểu biết thiếu đầy đủ các vấn đề cuộc sống , không theo kịp sự phát triển của xã hội đã trở thành lạc hậu hoặc không thể hoà nhập tốt với cộng đồng. - Người ở môi trường này thấy chưa hài lòng, luôn có ý định chuyển sang môi trường khác thuận lợi hơn mà không biết khả năng mình có phù hợp không? - Những người ở hoạt động ở lĩnh vực nhỏ hẹp, thấy mình làm được việc cho là giỏi, đòi chuyển sang lĩnh vực khác rộng lớn hơn. 4.Hướng dẫn học ở nhà.(1’) a.Kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc. - Học thuộc ghi nhớ. - Sưu tầm và đọc thêm một số truyện ngụ ngôn khác. b.Chuẩn bị bài:Danh từ(tiếp theo) - Đọc kĩ các vd trong sgk - Đọc và trả lời các câu hỏi sau mỗi vd. - Đọc trước ghi nhớ và phần bài tập. Ngày soạn: 14.10.2012 Ngày dạy: BÀI 10 VĂN BẢN : (Truyện ngụ ngôn) TIẾT 40. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung,ý nghĩa truyện thầy bói xem voi. - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG 1.Kiến thức: - Đặc điểm của nhân vật,sự kiện,cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Cách kể chuyện ý vị,tự nhiên,độc đáo. 2.Kĩ năng. - Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống,hoàn cảnh thực tế. - Kể diễn cảm truyện Thầy bói xem voi. III.CHUẨN BỊ - Gv:Giáo án điện tử. - HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của gv. IV.TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC 1.ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ.(2’) - Tóm tắt văn bản “ếch ngồi đáy giếng.” - Nêu nghệ thuật chính,bài học kinh nghiệm rút ra từ văn bản? 3.Bài mới. Hoạt động 1: Tạo tâm thế. - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs. - Phương pháp: Thuyết trình. - Thời gian: 1phút. Chúng ta đã tìm hiểu văn bản “ ếch ngồi đáy giếng”với cách kể chuyện hấp dẫn lôi cuốn, tác giả đã giúp ta dễ dàng nhận ra bài học quý báu về kinh nghiệm sống.Nhưng cuộc sống của chúng ta đa dạng và phong phú vô cùng. Cũng chính vì thế ,có thể chúng ta va vấp nhiều và cần nhiều hơn nữa những kinh nghiệm sống cho mình.Truyện ngụ ngôn lại giúp chúng ta điều ấy.Nhưng để rút ra những bài học khác những kinh nghiệm khác, truyện ngụ ngôn có cách kể như thế nào, liệu có lặp lại một cách kể như chúng ta vừa khám phá? Truyện “Thầy bói xem voi” sẽ trả lời chúng ta câu hỏi này. Hoạt động 2: Tri giác ( Đọc,quan sát,tóm tắt) - Mục tiêu: HS tóm tắt được văn bản. - Phương pháp: Đọc diễn cảm,vấn đáp. - Kĩ thuật: động não. - Thời gian: 8 phút. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt Ghi chú Hướng dẫn hs đọc- tìm hiểu chú thích. - GV hướng dẫn đọc.Cho HS phân vai để đọc. Nhận xét. H.Hãy tóm tắt văn bản? H.Giải nghĩa các từ :Quản tượng, sun sun, chần chẫn, đòn càn, bè, bè, tun tủn? Đọc- tìm hiểu chú thích. - HS đọc phân vai.Nhận xét. - HS tóm tắt văn bản.Nhận xét. - HS dự vào chú thích sgk giải thích. I.Đọc- Chú thích. 1.Đọc – tóm tắt. 2.Chú thích. Hoạt động 3: Phân tích,cắt nghĩa. - Mục tiêu: HS nắm được nội dung văn bản,rút ra bài học cho bản thân. - Phương pháp: Nêu vấn đề,vấn đáp,thuyết trình. - Kĩ thuật: Động não,khăn trải bàn. - Thời gian:22 phút. Hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản. H.Nêu nhân vật chính của truyện?Nhân vật trong truyện này khác gì với truyện ếch ngòi đáy giếng? H.Xác định bố cục văn bản? H.Nêu mối quan hệ giữa các sự việc? H.Chỉ rõ sự việc nào chỉ nguyên nhân, sự việc nào chỉ kết quả?Theo em kết quả nào có hại hơn? H.Xác định PTBĐ,ngôi kể,thứ tự kể? - GV: Chính vì nhận thức về sự vật sai lầm, lại không tìm được điểm thống nhất chung nên 5 thầy mới đánh nhau toác đầu chảy máu. Vậy là chỉ vì cách xem voi sai mà một lúc dẫn đến hai hậu quả.Vậy làm thế nào để tránh được những hậu quả tai hại ấy, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung câu chuyện để hiểu điều đó. GV: Yêu cầu hs theo dõi phần 1 văn bản. H.5 ông thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào? H.Như vậy trong hoàn cảnh xem voi đã có dấu hiệu nào không bình thường. H.Cách xem của các thầy có gì đặc biệt? H.Mượn chuyện xem voi này, nhân dân ta đã thể hiện thái độ như thế nào với các thầy bói khi họ xem voi? - Gọi hs đọc đoạn 2. H.Sau khi tận tay sờ voi, các thầy bói lần lượt nhận xét về voi như thế nào? H.Nhận xét gì về những nhận thức của các thầy bói về voi? H.Trong khi nêu nhận xét, các thầy có cách miêu tả như thế nào? H.Cách miêu tả chứng tỏ các thầy bói đều có thái độ như thế nào khi nêu nhận xét của mình về voi? H.Sự tự tin ấy càng được thể hiện thái qua chi tiết nào? H.Sai lầm của các thầy bói ở sự việc này ở chỗ nào? H.Nguyên nhân của sự sai lầm ấy? -Gv giợi ý các nguyên nhân: +Do mắt kém +Do cách xem voi: xem bằng tay +Do sự nhận thức sai lầm:Chỉ biết một bộ phận mà lại tưởng là biết toàn diện. - Gọi hs đọc phần cuối văn bản. H.Tại sao các thầy xô xát nhau ? H.Theo em tác hại của việc xô xát này là gì? H.Qua sự việc này, nhân dân ta muốn tỏ thái độ gì với những người làm nghề bói toán? Câu hỏi thảo luận: H1.Nhận xét của em về ba sự việc xảy ra với 5 thầy bói so với muôn ngàn sự việc xảy ra trong cuộc sống của chúng ta? H2.Kể những sự việc này, tác giả đã thể hiện thái độ gì? Người đọc có thái độ như thế nào khi chứng kiến những sự việc ấy? H3.Qua những sự việc ấy, truyện “Thầy bói xem voi” ngụ ý phê phán điều gì? - Gv yêu cầu hs thảo luận theo kĩ thậut khăn trải bàn trong 5’.Chiếu kết quả thảo luận. Nhận xét,chốt kiến thức. Tìm hiểu văn bản. - Năm ông thầy bói - HS xác định bố cục văn bản. Nhận xét, bổ sung (nếu có) - Nhân quả -Nguyên nhân : Các thầy bói đi xem voi Kết quả 1:Các thầy bói nhận xét sai về con voi(Kết quả quan trọng) Kết quả 2:Đánh nhau toác đầu chảy máu. HS nghe. - HS theo dõi phần 1 văn bản. - HS tìm trong văn bản. - 5 ông thầy bói mù đều muốn biết hình thù con voi =>Giễu cợt, phê phán cách xem voi của các thầy bói. - Vui chuyện tán gẫu chứ không nghiêm túc. - HS đọc đoạn 2 - HS tìm chi tiết trong văn bản.Nhận xét. - HS nhận xét. - Sử dụng hình ảnh để miêu tả về con voi mà mình sờ được -> Thể hiện niềm tin của mình về những gì mình sờ thấy - Lời nói của các thầy trước khi miêu tả - Mỗi người chỉ biết một bộ phận của con voi mà lại quả quyết đó là con voi. - HS tuỳ theo từng trình độ có thể đưa ra những nguyên nhân . - HS đọc phần cuối văn bản. - Vừa không biết con như thế nào mà lại thiệt đến bản thân. =>Châm biếm sự hồ đồ, thiếu suy nghĩ, đoán mò. - HS chia nhóm thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn trong 5’. Theo dõi,nhận xét. - Là những sự việc khác thường, trái với tự nhiên. - Châm biếm, giếu cợt - Phê phán nghề thày bói. II.Đọc-Tìm hiểu văn bản. 1.Tìm hiểu khái quát. - Nhân vật:Năm ông thầy bói.Nhân vật là con người. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1: Các thầy bói xem voi: Từ đầu...sờ đuôi. + Phần 2: Các thầy bói phán về voi:Tiếp....cái chổi sể cùn. + Phần 3:Hậu quả của việc xem voi:Còn lại. Nhân quả - Phương thức biểu đạt: Tự sự. - Ngôi thứ ba. - Thứ tự kể: kể xuôi theo trình tự thời gian. 2.Tìm hiểu chi tiết. a.Các thầy bói xem voi. - Hoàn cảnh:Nhân buổi ế hàng, ngồi chuyện gẫu, thấy có voi đi qua. - Cách xem:Xem bằng tay.Sờ vòi, tai, chân tai, đuôi =>Giễu cợt, phê phán cách xem voi của các thầy bói. b.Các thầy bói nhận xét về voi. - Voi: + Sun sun như con đỉa + Chần chẫn như cái đòn càn +Bè bè như cái quạt thóc + Sừng sững như cái cột đình +Tun tủn như cái chổi sể cùn. --> Phán đúng một bộ phận nhưng không đúng về bản chất và toàn thể của con voi. - Thể hiện niềm tin của mình về những gì mình sờ thấy. - Là những lời nói chủ quan phản bác ý kiến của người khác, khẳng định ý kiến của mình. c.Hậu quả của việc xem voi và phán về voi. - Các thầy không ai chịu ai đánh nhau toác đầu chảy máu. - Nói sai về voi mà cứ cho là mình đúng *Bài học: - Muốn hiểu biết sự vật sự việc phải xen xét chúng một cách toàn diện. Hoạt động 4:Đánh giá,khái quát. - Mục tiêu: HS khái quát được nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: trình bày một phút. - Thời gian: 4 phút. Hướng dẫn hs đánh giá,khái quát. H.Em nhận xét gì về nghệ thuật của văn bản? H.Khái quát nội dung chính của văn bản? - Gv nhận xét, chốt kiến thức,ghi bảng. - GV bình:Trong truyện ngụ ngôn, người ta đưa ra một quan niệm, một bài học, một kinh nghiệm sống...không chỉ bằng lối nói bóng gió ,bằng ẩn dụ và nhân hoá mà còn có thể giễu cợt những hành vi, những suy nghĩ , những tật xấu có tính khác thường của con người. Từ đó, người đọc dễ dàng nhận ra bài học cho mình . - Gọi hs đọc ghi nhớ sgk/103. Đánh giá,khái quát. - HS nhận xét. - HS khái quát nội dung chính. - HS nghe,hiểu. - HS đọc to ghi nhớ. III.Ghi nhớ sgk/103. 1.Nghệ thuật: - Dựng đối thoại,tạo nên tiếng cười hài hước,kín đáo. - Lặp lại các sự việc. - Nghệ thuật phóng đại. 2.Nội dung. - Chế giễu cách xem và phê phán về voi của 5 ông thầy bói. - Bài học: Muốn hiểu biết sự vật,sự việc phải xem xét toàn diện. Hoạt động 5: Luyện tập,vận dụng,áp dụng. - Mục tiêu: Nhận diện và nêu được một số hiện tượng trong cs theo kiểu “Thầy bói xem voi.” + Kể diễn cảm câu truyện. - Phương pháp: Nêu vấn đề,vấn đáp. - Kĩ thuật: trình bày một phút. - Thời gian: 5 phút. Hướng dẫn hs luyện tập,áp dụng,vận dụng. H.Hãy kể diễn cảm câu truyện? - Gv nhận xét,cho điểm. H. Kể một số ví dụ của em hoặc bạn về trường hợp nhận định,đánh giá sự vật,sự việc kiểu thầy bói xem voi và hậu quả? - Gv nhận xét. Luyện tập,áp dụng,vận dụng. - HS đứng tại chỗ kể diễn cảm câu truyện. Theo dõi,nhận xét. - 2-3 hs đứng tại chỗ trình bày. Theo dõi,nhận xét. IV.Luyện tập. Bài 1: Kể diễn cảm câu truyện. Bài 2: Kể một số ví dụ của em hoặc bạn về trường hợp nhận định,đánh giá sự vật,sự việc kiểu thầy bói xem voi. 4.Hướng dẫn học ở nhà.(1’) a.Tập kể diễn cảm văn bản theo đúng trình tự các sự việc. - Học thuộc các ghi nhớ,nắm được bài học của từng văn bản. b.Chuẩn bị bài:Danh từ(tiếp theo) - Đọc kĩ các vd trong sgk - Đọc và trả lời các câu hỏi sau mỗi vd. - Đọc trước ghi nhớ.
Tài liệu đính kèm: