Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 35: Ông lão đánh cá và con cá vàng (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 35: Ông lão đánh cá và con cá vàng (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

* Kiến thức cần đạt:Giúp học sinhthấy được:

 - Bằng những tưởng tượng kì diệu, cách kể theo lối đối lập – tương phản, lặp lại và tăng cấp các tình huống cốt truyện, nhà thơ Nga ca ngợi lòng biết ơn những người nhân hậu, tốt bụng và những bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc, bài học thấm thía cho những người hiền lành, nhu nhược, những kẻ cậy quyền, cậy thế, vong ân bội nghĩa.

 - Nắm vững cốt truyện, biết cách tóm tắt và kể chuyện một cách diễn cảm.

* Kỹ năng cần rèn:

 - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện diễn cảm.

* Giáo dục tư tưởng:

 - Lòng yêu gia đình, quý trọng sức lao động và yêu lao động

II.TRỌNG TÂM: tìm hiểu chi tiết

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Đọc các tài liệu có liên quan

*Học sinh: Đọc trước câu chuyện ở nhà và xem tranh minh hoạ

IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

A.Kiểm tra bài cũ: (4)

? Hãy nêu hiểu biết của em vầ nhân vật Người lao động chân chính, nhân

ông lão đánh cá? nhân hậu, trung thực, tốt bụng

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 35: Ông lão đánh cá và con cá vàng (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16 tháng 10 năm 2009
Ngày dạy: tháng 10 năm 2009
 Tuần 9: Bài 8 - 9
Tiết 35 : HDĐT: ông lão đánh cá và con cá vàng
 (tiếp theo)
I.Mục tiêu bài học
* Kiến thức cần đạt :Giúp học sinh thấy được:
 - Bằng những tưởng tượng kì diệu, cách kể theo lối đối lập – tương phản, lặp lại và tăng cấp các tình huống cốt truyện, nhà thơ Nga ca ngợi lòng biết ơn những người nhân hậu, tốt bụng và những bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc, bài học thấm thía cho những người hiền lành, nhu nhược, những kẻ cậy quyền, cậy thế, vong ân bội nghĩa.
	 - Nắm vững cốt truyện, biết cách tóm tắt và kể chuyện một cách diễn cảm.
* Kỹ năng cần rèn :
 - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện diễn cảm.
* Giáo dục tư tưởng :
 - Lòng yêu gia đình, quý trọng sức lao động và yêu lao động
II.Trọng tâm : tìm hiểu chi tiết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên : Đọc các tài liệu có liên quan
*Học sinh : Đọc trước câu chuyện ở nhà và xem tranh minh hoạ
IV.Tiến trình bài dạy
A.Kiểm tra bài cũ : (4’)
? Hãy nêu hiểu biết của em vầ nhân vật Người lao động chân chính, nhân 
ông lão đánh cá ? nhân hậu, trung thực, tốt bụng
2.Nội dung bài dạy(35p)
Tg
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
15p
15p
Hoạt động 2 :tìm hiểu chi tiết
? Qua cách đối xử với chồng, em có thể khẳng định mụ vợ là người đàn bà như thế nào ?
? Tìm những chi tiết trong truyện để chứng minh điều đó ?
? Mụ vợ thuộc tầng lớp nào vào trong xã hội Nga ?
? Yếu tố nào khiến mụ càng ‘lên nước’ ?
? Nhận xét về cách kết thúc của truyện ?
? Cá vàng trừng trị mụ vợ như vậy có đích đáng không ? Vì sao ?
Học sinh thảo luận, phát biểu
? Cá vàng tượng trưng cho cái gì ?
? Bốn lần cá vàng thỏa mãn đòi hỏi của mụ vợ nói lên điều gì ?
? Biển cả thay đổi như thế nào vào mỗi khi ông lão đi ra bờ biển ?
? Đó là biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của nó ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
? Bài học rút ra từ truyện cổ tích thơ này ?
? Những nét đặc sắc nghệ thuật chủ yếu của truyện ?
Gv yêu cầu Hs đọc ghi nhớ sgk
3.Tìm hiểu chi tiết
b. Nhân vật mụ vợ
- Tham lam vô độ.
- Lăng loàn, bội bạc, tàn nhẫn, thô bỉ.
à Mang bản chất của giai cấp bóc lột, bằng mọi cách để đạt danh vọng tột đỉnh.
- Mụ càng lên nước do được sự tiếp tay của sự nhu nhược, mềm lòng, thỏa mãn cam chịu.
- Cách kết thúc truyện độc đáo, theo lối vòng tròn à không có hậu.
c. Hai nhân vật Cá Vàng Biển cả
* Cá Vàng tượng trưng cho khả năng kì diệu của con người, có thể làm ra, thỏa mãn nhiều yêu cầu, ước muốn.
- Cá Vàng thể hiện lòng biết ơn xâu nặng đối với tấm lòng nhân hậu, bao dung.
* Biển cả : từ êm ả à gợn sóng à nổi sóng dữ dội à giông tố mù mịt à hiện tượng nghệ thuật tượng trưng cho công lí của nhân dân.
- Biện pháp nghệ thuật : tăng tiến lặp lại góp phần đắc lực vào việc thực hiện chủ đề của truyện
III. Tổng kết
1. Bài học
- Lòng biết ơn sâu nặng những người nhân hậu bao dung.
- Bài học đích đáng cho những kẻ tham, ác, bội bạc.
- Không thỏa hiệp, cam chịu, nhu nhược mà phải đấu tranh chống lại mọi các xấu, cái ác để tồn tại, khẳng định giá trị của chính mình.
2. Nghệ thuật
- Tương phản, đối lập
- Trùng lặp, tăng cấp
- Mơ thực, kì diệu – bình thường đan xen.
- Nhân hóa
- Kết cấu vòng tròn, mở
3.Nội dung
 Ghi nhớ
C.Luyện tập(3’)
 - Em hãy kể một câu chuyện cổ tích Nga Hs trình bày 
mà em đã được đọc ? Gv nhận xét, bổ sung, đánh giá
D.Củng cố(1’)
 - Nhấn mạnh nội dung ý nghĩa của bài
E.Hướng dẫn học sinh về nhà(1’)
 - Học bài, tập kể tóm tắt câu chuyện
 - Làm bài tập và chuẩn bị bài ếch ngồi đáy giếng và thầy bói xem voi

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 35-Ong lao danh ca va con ca vang(tiep).doc