A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh:
- Hiểu đặc điểm của danh từ.
- Rèn kĩ năng nhận biết danh từ và phân loại danh từ.
Các nhóm danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật.
II. Chuẩn bị.
1. Phần thầy: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2. Phần trò: Học bài cũ, soạn bài mới.
B. Phần thể hiện trên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ. (5)
1. Câu hỏi: Nêu nguyên nhân, cách sửa lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
2. Đáp án: Nguyên nhân:
+ Không hiểu nghĩa của từ.
+ Hiểu không chính xác nghĩa của từ.
+ Hiểu nghĩa của từ nhưng chưa đầy đủ.
* Cách chữa: Thay từ dùng sai bằng từ ngữ khác.
II. Bài mới: (40)
1. Giới thiệu bài mới: ở bậc tiểu học, các em đã nắm được một số đơn vị kiến thức cơ bản về danh từ. Để củng cố những đơn vị kiến thức đó, chúng ta cùng tìm hiểu. (1)
Ngày soạn:16/10/2010 Tiết 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự. A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài dạy. Giúp học sinh: - Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự. - Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự - Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ 3 và ngôi kể thứ nhất. II. Chuẩn bị. 1. Phần thầy: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. 2. Phần trò: Học bài cũ, soạn bài mới. B. Phần thể hiện trên lớp: I. Kiểm tra bài cũ. (5’) 1. Câu hỏi: Tự giới thiệu về bản thân mình. 2. Đáp án: Học sinh tự giới thiệu về mình với các nội dung: + Lời choà mọi người. + Giới thiệu tên, tuổi. + Công việc hàng ngày. + Sở thích và nguyện vọng. + Lời cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe. II. Bài mới. (40’) 1. Giới thiệu bài: Trong văn tự sự, khi nào thì kể theo ngôI thứ nhất, khi nào kể theo ngôi thứ ba. Mỗi ngôi kể có ưu thế gì? Nó liên quan đến sắc tháI biểu hện tình cảm của bài văn như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay. (1’) 2. Nội dung: ? Đoạn 1 được kể theo ngôi nào. Dựa vào dấu hiệu gì để nhận ra điều đó. I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. (20’) * Ví dụ. SGK. Đoạn 1: Kể theo ngôi thứ ba. - Dấu hiệu: Người kể dấu mình, không biết ai kể, nhưng người kể có mặt khắp nơi, kể như người ta kể. ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Đoạn 2 kể theo ngôi nào. Vì sao. Như vậy, ngôi kể là gì. Trong 2 ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể tự do, linh hoạt, không bị hạn chế. Ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và trải qua. Qua đó, em cho biết thế nào là kể theo ngôi thứ ba. Kể theo ngôi thứ ba có đặc điểm gì. Kể theo ngôi thứ nhất ta làm như thế nào. Có ưu thế gì. Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay “tôi” bằng “Dế Mèn”. Lúc đó, em có một đoạn văn như thế nào. Qua đó em rút ra nhận xét gì về việc lựa chọn ngôi kể. Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” được không. Vì sao. Khi làm văn tự sự ta có cần chú ý tới việc lựa chọn ngôI kể không. Vì sao. Người xưng “tôi” trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn hay Tô Hoài. Từ đó, em rút ra bài học gì. Thay đổi ngôi kể thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn. Truyện “Cây bút thần” kể theo ngôi kể nào. Vì sao. Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể theo ngôi thứ nhất. Gọi tên sự vật bằng tên vua, em bé, hai cha con. - Đoạn 2: Kể theo ngôi thứ nhất. - Dấu hiệu: Người kể hiện diện, xưng “tôi” -> Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Thông thường, trong văn tự sự có 2 ngôi kể, kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ 3. - Ngôi thứ 3. - Ngôi thứ nhất. -> Kể theo ngôi thứ 3 là gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi. - Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. -> Kể theo ngôi thứ nhất: Người kể tự xựng tôi. Có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình. - Nếu thay bằng ngôi thứ ba, đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể dấu mình. - Người viết chọn ngôi kể thứ nhất vì như vậy sẽ kể được những điều mà người ngoài có thể không để ý và không biết được (ăn uống điều độ, làm việc có chừng mựctôi mẫm bóng) - Đoạn văn này không nên và rất khó đổi sang kể theo ngôi thứ nhất vì muốn như thế thì phải có một người lần lượt có mặt ở cả 3 nơi (cung vua, công quán, về cung vua) Trong thực tế thì khó có thể có mặt ở mọi nơi như vậy. -> Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể cho thích hợp. - Người xưng tôi là Dế Mèn, không phải tác giả. - Người kể xưng “tôi” trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả. * Ghi nhớ SGK. II. Luyện tập. (17’) Bài 1: - Thay tôi -> Dế Mèn ta đã có một đoạn văn. Kể theo ngôi thứ 3 đoạn văn có sắc thái khách quan. Tuy nghiên, thay đổi ngôi kể như vậy khiến cho nội dung kể không phải là chuyện tự thuật của người trong cuộc nữa mà trở thành cái nhìn lạnh lùng của người ngoài cuộc. Bởi thế, đoạn văn chỉ còn tính khách quan mà thiếu đi phần tâm sự, phần tình cảm bộc lộ cuộc sống nội tâm của người kể. Bài 3. - Kể theo ngôi thứ 3, gọi tên sự vật cần kể, mặc dù trong truyện có dùng từ “em” nhưng “em” đây không phải chỉ ngôi thứ nhất mà chỉ ngôi thứ ba - nhân vật Mã Lương. Kể theo ngôi thứ ba như vậy người kể có thể: + Thuật khách quan sự việc diễn ra. + Bộc lộ thái độ của mình một cách cụ thể, rõ ràng với từng nhân vật, từng sự việc nêu ra trong câu truyện kể. Bài 4. Kể theo ngôi thứ ba vì: - Truyện đề cập tới nhiều nhân vật khác nhau, mỗi nhân vật tham gia vào một sự việc nên không thể lúc nào người kể cũng hoá thân vào ngôi thứ nhất một cách dễ dàng được. - Truyện đề cập đến những vấn đề của quá khứ, của lịch sử nên không dễ gì người kể là nhân vật trong quá khứ lại đang sống, đang hiện hữu trong hiện tại, cách xa hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. III. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà. (2’) - Hoàn thành các bài tập trong SGK. - Chuẩn bị bài: Thứ tự kể trong văn tự sự. Ngày soạn: 15/10/2010 Bài 8, 9. Kết quả cần đạt: - Củng cố và nâng cao một bước kiến thức về danh từ đã được học ở bậc tiểu học. - Nắm được cách kể chuyện theo thứ tự nào đó. - Vận dụng để viết bài văn số 2 về đề văn tự sự. Bài 9. Tiết 32: Danh từ. A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: - Hiểu đặc điểm của danh từ. - Rèn kĩ năng nhận biết danh từ và phân loại danh từ. Các nhóm danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật. II. Chuẩn bị. 1. Phần thầy: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. 2. Phần trò: Học bài cũ, soạn bài mới. B. Phần thể hiện trên lớp: I. Kiểm tra bài cũ. (5’) 1. Câu hỏi: Nêu nguyên nhân, cách sửa lỗi dùng từ không đúng nghĩa. 2. Đáp án: Nguyên nhân: + Không hiểu nghĩa của từ. + Hiểu không chính xác nghĩa của từ. + Hiểu nghĩa của từ nhưng chưa đầy đủ. * Cách chữa: Thay từ dùng sai bằng từ ngữ khác. II. Bài mới: (40’) 1. Giới thiệu bài mới: ở bậc tiểu học, các em đã nắm được một số đơn vị kiến thức cơ bản về danh từ. Để củng cố những đơn vị kiến thức đó, chúng ta cùng tìm hiểu. (1’) 2. Nội dung: G ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Đưa ví dụ. Vua sai ban cho làng ấyba con trâu ấy Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ “ba con trâu ấy” Em hãy tìm thêm các danh từ trong câu đã dẫn. Qua ví dụ trên, em hiểu thế nào là danh từ. Nhìn vào cụm danh từ nói trên, em thấy danh từ có thể kết hợp với những từ nào để tạo thành cụm danh từ. Đặt câu với các từ: Làng, con, trâu. Xác định kết cấu C – V trong 2 ví dụ đó. Qua các câu vừa đặt em thấy danh từ thường giữ chức vụ gì trong câu. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Ngoài làm chủ ngữ, danh từ còn đảm nhận chức vụ gì trong câu. Cần có điều kiện gì. Nghĩa của các danh từ gạch chân có gì khác danh từ đứng sau. Danh từ được chia làm mấy loại. Là những loại nào. Thế nào là danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ đơn vị. Thay thế các danh từ được gạch chân nói trên bằng các danh từ khác. Nhìn vào đó em thấy trường hợp nào đơn vị tính, đếm, đo lường thây đổi, trường hợp nào không. Lí giải vì sao có hiện tượng đó. Danh từ chỉ đơn vị chia thành mấy nhóm nhỏ. Vì sao có thể nói “nhà có ba thúng gạo rất đầy” mà không thể nói “có sáu tạ thóc rất nặng” Danh từ chỉ đơn vị quy ước có mấy loại. Là những loại nào. Học sinh đọc ghi nhớ SGK. Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy. Liệt kê các loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ người. chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật. Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị ước chừng và chỉ đơn vị chính xác. Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị, danh từ chỉ sự vật trong đoạn. Từ đầu -> hình vẽ. I. Đặc điểm của danh từ. (10’) * Ví dụ 1: Ba con trâu ấy DT - Danh từ: Chỉ người (vua), chỉ đồ vật (thúng, gạo nếp), chỉ khái niệm (làng) -> Danh từ là những từ chỉ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. Thuật ngữ khái niệm dùng để chỉ khái niệm trừu tượng “hoà bình”, “tự do”, “độc lập”ý nghĩa “đơn vị” như: cái, chiếc, lít, tạ, nắmcũng thuộc phạm trù khái niệm. - Kết hợp với từ “ba” chỉ số lượng ở phía trước và kết hợp với từ “ấy” chỉ từ ở phía sau. -> Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đóở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. VD: Làng em phong cảnh thật hữu tình. CN VN Con trâu người bạn gần gũi với người nông dân CN VN -> Chức vụ chính trong câu của danh từ là chủ ngữ. VD: Mẹ tôi là bác sĩ. CN VN -> Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước. II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật VD: Ba con trâu ba thúng gạo. Một viên quan sáu tạ thóc. - Các danh từ gạch chân chỉ đơn vị để tính, đếm người, sự vật. - Các danh từ đứng sau chỉ sự vật, người. -> Danh từ được chia làm hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. -> Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị để tính, đếm, đo lường sự vật. (con, cái, chiếc, nắm) -> Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm. - Con - chú Không thay đổi. - Viên - ông - Thúng - rá. Thay đổi. - Tạ - tấn - Vì: + Con, viên là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. + Thúng, tạ là danh từ chỉ quy ước -> Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm là: + Danh từ chỉ đơn vị chính xác. + Danh từ chỉ đơn vị ước chừng. - Khi thay một danh từ chỉ đơn vị ước chừng bằng một danh từ khác, đơn vị tính, đếm, đo lường sẽ thay đổi theo. Còn khi thay một danh từ chỉ đơn vị tự nhiên thì đơn vị tính, đếm, đo lường không hề thay đổi . -> Danh từ chỉ đơn vị quy ước được chia thành hai loại: + Danh từ chỉ đơn vị chính xác. + Danh từ chỉ đơn vị ước chừng. - Khi sự vật được tính, đếm, đo lường bằng đơn vị quy ước chính xác thì nó không thể được miêu tả về lượng, còn khi sự vật chỉ được tính, đếm, đo lường một cách ước chừng thì nó có thể được miêu tả, bổ sung về lượng. * Ghi nhớ SGK. III. Luyện tập (17’) Bài 1. - Danh từ chỉ sự vật: Lợn, gà, bàn, ghế, nhà - Đặt câu: + Chiếc bàn này còn mới. + Nhà em vừa xây xong. Bài 2. a. Ngài, viên, anh, em b. Quyển, quả, tờ, chiếc Bài 3. a. Tạ, tấn, ki - lô - mét, ki- lô - gam, gam b. Hũ, bó, vốc, nắm, mớ, đàn, gang Bài 5. - Danh từ chỉ đơn vị: Em, que, con, bức. - Danh từ chỉ sự vật: Mã Lương, cha mẹ, chim cá, củi, cỏ.
Tài liệu đính kèm: