Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 19: Bổ trợ kiến thức: Bài học đường đời đầu tiên

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 19: Bổ trợ kiến thức: Bài học đường đời đầu tiên

BỔ TRỢ KIẾN THỨC:

 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

(Trích "Dế Mèn phiêu lưu kí" - Tô Hoài)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Mở rộng nâng cao, bổ sung kiến thức có liên quan văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"

 - Hiểu rõ nội dung dung, ý nghĩa cùng những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và sử dụng từ ngữ của văn bản

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi tự luận.

3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng ham thích tìm hiểu truyện dành cho thiếu nhi.

 - Có thái độ, cách cư xử đúng đắn (không kiêu căng, xốc nổi) trong cuộc sống với mọi người và bè bạn.

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 19: Bổ trợ kiến thức: Bài học đường đời đầu tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Tiết 19:
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy: /01/2010
bổ trợ kiến thức:
 Bài học đường đời đầu tiên
(Trích "Dế Mèn phiêu lưu kí" - Tô Hoài)
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Mở rộng nâng cao, bổ sung kiến thức có liên quan văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"
	- Hiểu rõ nội dung dung, ý nghĩa cùng những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và sử dụng từ ngữ của văn bản
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi tự luận.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng ham thích tìm hiểu truyện dành cho thiếu nhi.
 - Có thái độ, cách cư xử đúng đắn (không kiêu căng, xốc nổi) trong cuộc sống với mọi người và bè bạn. 
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Hướng dẫn tự học ngữ văn 6,...
	- HS: SGK, BTTN, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A : + Sĩ số: 45.
 + Vắng:.... 
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
?- Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên"? 
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 Từ phần kiểm tra bài cũ à GV dẫn dắt HS vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung kiến thức cơ bản đã học về văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"
?- Đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" giúp người đọc hình dung như thế nào về nhân vật chính Dế Mèn?
- Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết kiêu căng, xốc nổi.
- Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.
?- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
- NT miêu tả loài vật sinh động
- Kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn
- Ngôn ngữ sinh động, chính xác; từ ngữ gợi cảm
- Chi tiết giàu tính tạo hình...
?- "Dế Mèn phiêu lưu kí" có phải là truyện ngụ ngôn không? Nhận xét cách viết về loài vật của Tô Hoài trong tác phẩm? Thử so sánh với cách viết về lòai vật trong các truyện ngụ ngôn mà em đã học?
(- Cho HS suy nghĩ, thảo luận nhóm theo bàn rồi trả lời
- GV khái quát)
- "Dế Mèn phiêu lưu kí" là truyện đồng thoại chứ không phải truyện ngụ ngôn.
- Nhân vật chính là những con vật nhỏ bé (Dế Mèn, Dế Choắt, Dế Trũi, chị Cốc, bác Xiến Tóc,...). Chúng được miêu tả thành những hình tượng sinh động có suy nghĩ, tình cảm, hành động như con người.
- Cách viết về loài vật của Tô Hoài: tinh tế, sinh động
- Khác với truyện ngụ ngôn: các con vật được nói tới với tư cách là những biểu tượng nêu lên bài học về triết lí, nhân sinh.
Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ trợ 
(1) BT trắc nghiệm: 
(Cho HS suy nghĩ trả lời miệng à điền đáp án vào vở)
1.?- Nhận định nào sau đâu không đúng?
"Dế Mèn phiêu lưu kí" là:
 A. Truyện viết cho thiếu nhi
 B. Truyện viết về loài vật
 C. Truyện mượn loài vật để chế giễu con người
 D. Truyện kể về những cuộc phiêu lưu của DM
2.?- Qua đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên", ta thấy Dế Mèn không có nét tính cách nào?
 A. Tự tin, dũng cảm 
 B. Tự phụ, kiêu căng
 C. Khệnh khạng, kiêu căng 
 D. Hung hăng. xốc nổi
3.?- Chi tiết nào không thể hiện vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn? 
 A. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt 
 B. Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp
 C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng 
 D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang
4.?- Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì? 
 A. ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân 
 B. ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình
 C. ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
 D. ở đời phải dũng cảm, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình
5.?- Trước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thaí độ như thế nào?
 A. Buồn rầu và sợ hãi 
 B.Thương và ăn năn hối hận
 C. Than thở, tự trách 
 D. Nghĩ ngợi, đau đớn.
6.?- Các nhận xét sau đúng hay sai?
a/ Dế Mèn hung hăng, khoác lác trước kể yếu nhưng lại nhát sợ trước kẻ mạnh
 A. Đúng B. Sai
b/ Dế Mèn là một nhân vật xấu, ác
 A. Đúng B. Sai
(2)?- Thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn khi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của Dế Choắt rồi viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn!
(Hướng dẫn và yêu cầu HS hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết thành đoạn văn:
+ Ân hận vì thói ngông cuồng, dại dột của mình đã dẫn tới cái chết thương tâm của Dế Choắt
+ Tự hứa thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo,...
+ Cầu xin Dế Choắt tha thứ 
+ Khắc ghi câu chuyện đau lòng do mình gây ra là một bài học đường đời...)
 à HS viết à trình bày à Nhận xét + bổ sung à GV đánh giá, cho điểm.
Hoạt động 4: Củng cố:
 ?- Đọc phân vai (Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc) đoạn Dế Mèn trêu chị Cốc gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt!
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã học 
- Hoàn thành các bài tập trên lớp
 - Chuẩn bị luyện tập tìm hiểu chung về văn miêu tả.
I. kiến thức cơ bản:
1. Nội dung
- Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết kiêu căng, xốc nổi.
- Trò đùa đùa ngỗ nghịch đã thành bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
2. Nghệ thuật:
- Miêu tả loài vật sinh động
- Kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn
- Ngôn ngữ sinh động
- Chi tiết giàu tính tạo hình...
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: (BT trắc nghiệm)
Câu 1:
 Đáp án C
Câu 2:
 Đáp án A
Câu 3:
 Đáp án D
Câu 4:
 Đáp án C
Câu 5:
 Đáp án B
Câu 6:
 a/ Đáp án A
 b/ Đáp án B
2. Bài 2
(Viết đoạn văn)
Kiểm tra ngày ..... tháng 01 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20(T19).doc