Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 32: Danh từ - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 32: Danh từ - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

* Kiến thức cần đạt:Giúp học sinh:Củng cố nâng cao một bước kiến thức về danh từ đã học ở tiểu học. Đặc điểm của danh từ. Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và sự vật.

* Kỹ năng cần rèn:Luyện kĩ năng thống kê, phân loại các danh từ.

* Giáo dục tư tưởng: Sử dụng danh từ đúng trong nói và viết

II.TRỌNG TÂM: Mục I và II

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, tài liệu tham khảo, ví dụ mẫu

*Học sinh: Soạn bài và ôn tập kiến thức cũ.

IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

A.Kiểm tra bài cũ: (4)

 Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh Có nhận xét đánh giá

B.Bài mới (36 )

1.Vào bài (1)Ở bậc tiểu học các em đã bước đầu làm quen với khái niệm danh từ.Trong bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về loại từ này.

2.Nội dung bài dạy(35)

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 32: Danh từ - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 09 tháng 10 năm 2009
Ngày dạy: tháng 10 năm 2009 
Tuần 8
Tiết 32 : Danh từ
I.Mục tiêu bài học
* Kiến thức cần đạt :Giúp học sinh :Củng cố nâng cao một bước kiến thức về danh từ đã học ở tiểu học. Đặc điểm của danh từ. Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và sự vật.
* Kỹ năng cần rèn :Luyện kĩ năng thống kê, phân loại các danh từ.
* Giáo dục tư tưởng : Sử dụng danh từ đúng trong nói và viết
II.Trọng tâm : Mục I và II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên : Giáo án, bảng phụ, tài liệu tham khảo, ví dụ mẫu
*Học sinh : Soạn bài và ôn tập kiến thức cũ.
IV.Tiến trình bài dạy
A.Kiểm tra bài cũ : (4’)
 Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh Có nhận xét đánh giá
B.Bài mới (36’ ) 
1.Vào bài (1’)ở bậc tiểu học các em đã bước đầu làm quen với khái niệm danh từ.Trong bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về loại từ này.
2.Nội dung bài dạy(35’)
Tg
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
10’
15’
Gv treo bảng phụ có ghi ví dụ ở SGK
? Hãy nhắc lại cách hiểu của em. Thế nào là danh từ.
? Trong cụm danh từ "ba con trâu ấy" có từ nào là danh từ ?
? Danh từ Con trâu ở cụm danh từ trên được kết hợp với từ nào đứng trước và sau nó ?
? Trong câu văn còn có những từ nào là danh từ nữa ?
? Cho ví dụ về danh từ chỉ hiện tượng và khái niệm?
? Qua việc tìm hiểu về danh từ, dựa vào ghi nhớ em hãy rút ra đặc điểm của danh từ ?
? Danh từ là gì ?
?Danh từ có thể kết hợp với từ nào đằng trước và sau nó để tạo thành cụm danh từ 
? Hãy tìm một số danh từ khác mà em biết ?
? Đặt câu với những danh từ em vừa tìm được ?
? Chức vụ chủ yếu của danh từ trong câu là gì?
Gv treo bảng phụ có ghi ví dụ ở SGK
? Tìm nghĩa của các danh từ in đậm (con, viên, thúng, ta) so với các danh từ đằng sau (trâu, quan, gạo, thóc).
? Thay thế các danh từ in đậm bằng những từ khác tương đương ?
? Vì vậy sao có thể nói ‘Ba thúng gạo rất đầy Không thể nói ‘Nhà có 6 tạ thóc rất nặng ?
? Các danh từ in đậm chỉ về cái gì ?
? Các danh từ đứng sau chỉ về cái gì ?
? Tóm lại danh từ đơn vị là gì ?
DT đơn vị gồm những nhóm nào ?
? Danh từ chỉ sự vật là gì ?
Giáo viên chốt lại kiến thức toàn bài.
HS đọc to ghi nhớ
I. Đặc điểm của danh từ.
* Danh từ.
- Danh từ là những từ chỉ người, vật nói chung..
- Danh từ: con trâu.
- Từ ‘ba’ là chỉ từ chỉ số lượng đứng trước.
- Từ ‘ấy’ là chỉ từ đứng sau.
- Vua, làng, thúng, gạo, nếp, con trâu, con.
Danh từ chỉ hiện tượng: mưa, gió...
Danh từ chỉ khái niệm: lịch sử, văn học...
* Đặc điểm của danh từ.
=> Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm...
* Khả năng kết hợp :
- Từ chỉ số lượng đứng trước.
- Các từ này, ấy, đó,... và một số từ ngữ khác đằng sau.
VD1 : Học sinh 
- Học sinh chăm học
- Em là học sinh lớp 6A.
VD2 : Thầy giáo.
- Thầy giáo đang giảng bải
- Bố em là thầy giáo.
* Chức vụ trong câu :
- Chức vụ điển hình của danh từ trong câu là Chủ ngữ. Khi làm Chủ ngữ, danh từ cần có từ "là" đứng trước.
II. Phân loại danh từ.
- Các từ : con, viên, thúng, tạ à là những từ chỉ loại đơn vị.
- Các từ : trâu, quan, gạo, thóc đứng sau chỉ người, vật, sự vật.
* Danh từ được chia thành 2 loại lớn đó là danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị.
a. Danh từ chỉ đơn vị.
- Ba con trâu -> chú, bác 
- Một viên quan -> ông, tên
=> Không thay đổi về số lượng -> đơn vị tự nhiên.
- Thay thúng bằng rá, rổ, đấu
- Thay tạ bằng tấn, cân
- Thúng: danh từ có thể miêu tả bổ sung về lượng.
- Tạ: không thể miêu tả về lượng.
=> Có thay đổi về số lượng -> đơn vị ước chừng.
- Danh từ in đậm chỉ đơn vị để tính, đếm.
- Danh từ đứng sau chỉ sự vật.
* Tóm lại :
- Danh từ đơn vị : nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
- Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm lớn.
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (gọi là loại từ)
+ Danh từ chỉ đơn vị qui ước, gồm
- Danh từ chỉ đơn vị chính xác
- Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
b. Danh từ chỉ sự vật : Nêu tên từng loại, hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm.
* Ghi nhớ : SGK
C.Luyện tập(13’)
Hs đọc xác định yêu cầu đề bài, suy nghĩ trả lời
Gv nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Hs đọc xác định yêu cầu đề bài, thảo luận theo bàn, đại diện trả lời
Gv nhận xét, bổ sung, đánh giá.
HS làm bài tập 4
Gv nhận xét, bổ sung, đánh giá.
HS làm bài tập 5 
Gv nhận xét, bổ sung, đánh giá.
III. Luyện tập
Bài tập 1 : Một số danh từ chỉ sự vật: bàn, ghế, tủ, giường, sách, vở...
Đặt câu: Chiếc bàn này rất đẹp.
Bài tập 2 : Liệt kê các loại từ
a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người : ngài, viên, người, em.
b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật : quả, quyển, pho, tờ...
Bài tập 3 : Liệt kê các danh từ.
a. Chỉ đơn vị qui ước chính xác : tạ, tấn.
b. Chỉ đơn vị qui ước, ước chừng : vốc, hũ, bó gang...
Bài 4 : Chính tả
Viết đúng các chữ S, d và các vần vuông – ương.
Bài 5 : 
- Danh từ chỉ đơn vị : em, que, con, bức.
- Danh từ chỉ sự vật : Mã Lương, cha mẹ, củi, cỏ, chim...
D.Củng cố(1’)
Nhắc lại kháI niệm danh từ, các loại danh từ đã học trong bài
E.Hướng dẫn học sinh về nhà(1’)
 - Học bài, làm bài tập còn lại
 - Làm bài tập Sbt và chuẩn bị bài Danh từ (tiếp theo)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 32 - Danh tu.doc