Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 84

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 84

TIẾT 1: VĂN BẢN: CON RỒNG CHÁU TIÊN

(TRUYỀN THUYẾT)

A. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: Giúp hs nắm được khái niệm về truyền thuyết, đồng thời hiểu nội dung, ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện Con rồng cháu tiên đó là: Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt, thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng của người Việt.

 2. Giáo dục: ý thức tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết dân tộc cho hs .

 3. Rèn kỹ năng: đọc, kể, tìm hiểu truyền thuyết.

 4. Tích hợp: Với việc giải nghĩa từ, với từ đồng nghĩa, gần nghĩa với yếu tố sự việc trong văn tự sự.

 * Trọng tâm:- Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản.

B. Chuẩn bị:

 1. GV: - Soạn bài, tranh trong SGK.

 2 . HS: Đọc, kể tóm tắt, trả lời câu hỏi SGK.

 

doc 283 trang Người đăng thu10 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến tiết 84", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/8/ 2009 
Ngày dạy: 17/8/2009 
Tiết 1: Văn bản: Con rồng cháu tiên
(Truyền thuyết)
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp hs nắm được khái niệm về truyền thuyết, đồng thời hiểu nội dung, ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện Con rồng cháu tiên đó là: Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt, thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng của người Việt.
 2. Giáo dục: ý thức tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết dân tộc cho hs .
 3. Rèn kỹ năng: đọc, kể, tìm hiểu truyền thuyết.
 4. Tích hợp: Với việc giải nghĩa từ, với từ đồng nghĩa, gần nghĩa với yếu tố sự việc trong văn tự sự.
 * Trọng tâm:- Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản.
B. Chuẩn bị:
 1. GV: - Soạn bài, tranh trong SGK.
 2 . HS: Đọc, kể tóm tắt, trả lời câu hỏi SGK.
C. Phương pháp: Đoc sáng tạo, kể, phân tích gợi mở...
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1- ổn định.
2- Kiểm tra:(5'): Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.
3- Bài mới:( Giới thiệu): Mỗi người sinh ra đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có một nguồn gốc riêng. Có nhiều cách để giải thích về nguồn gốc của mỗi dân tộc...Truyền thuyết Con rồng cháu tiên mà các em sẽ học hôm nay đã lý giải rất sinh động về nguồn gốc của ngời Việt...
 HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
- GV yêu cầu đọc: Rõ ràng, truyền cảm, chú ý nghĩa đối thoại.
- GV đọc mẫu, học sinh đọc, nhận xét.
?Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà và nghe đọc, em hãy kể lại nọi dung câu chuyện?
Gọi h/s nhận xét bổ sung
Gọi h/s đọc chú thích sao.
? Em hãy nêu ĐN về truyền thuyết?
-Là một thể loại dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ
- Thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo, trong đó gửi gắm thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
? Trong văn bản có nhiều từ cổ, ngày nay ít dùng, ta cần tìm hiểu qua phần chú thích?
- Mộc tinh?
- Ngư tinh?
- Tập quán?
? Theo em, VB này được liên kết bởi những đoạn nào? Hãy quan sát – chia đoạn
? Hãy quan sát các đoạn trong văn bản và nêu sự việc chính được kể trong mỗi đoạn?
- Hãy kể tóm tắt từng sự việc?
? Trong KN có nói: Truyền thuyết thường chứa đựng những yếu tố kỳ ảo, em hiểu gì về yếu tố kỳ ảo đó?
GV: Chi tiết kỳ ảo còn được gọi là: Thần kỳ, phi thường, hoang đường -> là một loại chi tiết đặc sắc của truyện dân gian, là sản phẩm của trí tưởng tượng của người xưa.
VD: (Niêu cơm Thạch Sanh, cá bống của Tấm)
- Trong văn bản CRCT em thấy có chi tiết kỳ ảo nào?
* Chi tiết kỳ ảo:
- Lạc Long Quân có phép lạ, diệt trừ yêu quái.
- Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng.
- Truyện có những nhân vật nào? 
GV : Nhân vật thường có trong các tác phẩm tự sự, các em sẽ được làm quen ở phần sau.
Đây là 1VB tự sự, bởi vậy thường có 3 phần-> PT theo bố cục đó
? Trong trí tưởng tượng của người xưa LLQ hiện lên với những đặc điểm phi thường nào về nòi giống và sức mạnh? 
-? Theo em, sự phi thường ấy là biểu hiện của một vẻ đẹp ntn?
? Qua tất cả những biểu hiện đẹp đẽ ấy, em thấy LLQ là 1 vị thần như thế nào? 
GV : Nhân vật tiếp theo mà tác giả dân gian giới thiệu là nhân vật nào? 
? Âu Cơ hiện lên với những đặc điểm đáng quý nào về giống nòi, nhan sắc và đức hạnh?
- Theo em những điểm đáng quý đó của Âu Cơ là biểu hiện của 1 vẻ đẹp ntn?
? Qua hình ảnh LLQ và ÂC, em có suy nghĩ gì về nguồn gốc, hình dạng của 2 vị thần.
Đọc phần 2
? Âu Cơ và LLQ kết duyên vợ chồng, em có suy nghĩ gì về cuộc nhân duyên này? 
- Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ có nghĩa là những vẻ đẹp cao quý của thần tiên được hoà hợp.
?Việc sinh nở của ÂC có gì khác thường? Đây là chi tiết ntn? Có ý nghĩa gì ? 
-> Những chi tiết kỳ ảo hoang đường có vai trò gì ? 
- Tô đậm tính chất lớn lao đẹp đẽ của nhân vật- Thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi-> Gợi niềm tự hào DT.
?Theo em qua mối nhân duyên của 2 vị thần và chi tiết mẹ ÂC sinh bọc trăm trứng, người xưa muốn biểu lộ t/c gì về cội nguồn dân tộc?
GV: Người trong một nước được gọi là Đồng bào em hiểu từ này như thế nào? 
- Đồng bào: Cùng một bào thai, cùng một nòi giống, cội nguồn.
 Ca dao " Người trong một nước thì thương nhau cùng".
? Vì sao có cuộc chia tay giữa 2 vị thần?
? Họ đã chia con ntn? Vì sao cha mẹ lại chia con thành 2 hướng: Lên rừng và xuống biển?
? Qua sự việc này thể hiện ý nguyện gì của người xưa?
Đọc đoạn cuối
? Phần này nói lên điều gì?
? Sự nghiệp mở nước của các vua Hùng được kể ntn? 
? Chi tiết này có cơ sở hiện thực (lịch sử các đời Vua Hùng) theo em chi tiết này có ý nghĩa gì đối với truyền thống dân tộc?
- Đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong ls dân tộc. Từ đây ta có 1 nhà nước, có tên tuổi.
? Việc đặt tên nước là Văn Lang có ý nghĩa gì ? 
- Theo em, các sự việc đó có ý nghĩa gì trong việc cắt nghĩa truyền thống DT? 
?Em hiểu gì về DT ta qua truyền thuyết CRCT? Câu chuyện bồi đắp cho em những t/c gì ? 
? Câu chuyện đẹp giầu ý nghĩa bởi những yếu tố nghệ thuật nào ?
? Theo em những chi tiết kỳ ảo hoang đường trong văn bản có vai trò, tác dụng ý nghĩa gì (chọn những phương án trả lời đúng).
A- Tô đậm hình ảnh của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
B- Thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi gợi niềm tự hào dân tộc.
C- Tăng cường sức hấp dẫn cho câu truyện.
D- Cả 3 phương án trên.
?Các truyền thuyết thường có liên quan đến sự thật LS. Theo em TT CRCT phản ánh sự thật LS nào ? 
GV gọi HS đọc ghi nhớ 
4. Luyện tập (10’)
Bài tập 1:
? Em biết những truyện nào của các dân tộc khác cũng giải thích về nguồn gốc dân tộc tơng tự? 
- Truyện người Mường – Hơ Mú : Quả bầu mẹ, Quả trứng to đẻ ra người.
? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?
-> Sự giống nhau ấy càng khẳng định nguồn gốc của DTVN, sự gắn bó đk của cộng đồng các DTVN
Bài tập 2
HS kể diễn cảm lại truyện
5. Hướng dẫn về nhà:
?Em có suy nghĩ gì về truyện Con rồng cháu tiên? ý nghĩa truyện? Trong truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
- Đọc và soạn Bánh chưng bánh giầy
Nghe
Đọc Vb 
Kể
Nhận xét
Đọc
Nêu ĐN
Giải nghĩa
Chia đoạn
Nêu sự việc
Kể tóm tắt
(3 HS kể)
 Trả lời
Tìm chi tiết
 Trả lời
 Quan sát
 Trả lời
Phát hiện
 Trả lời
 Nhận xét
Đọc 
Phát hiện
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Tìm chi tiết
Nêu ý nghĩa
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Tự bộc lộ
Trả lời
Suy nghĩ, trả lời
 Trả lời
Quan sát
Chọn ĐA đúng : D
Trả lời
Đọc ghi nhớ
Trả lời
Kể
Nghe, ghi vở
I- Đọc- Hiểu chú thích: (13')
1. Đọc, kể:
2. Chú thích
* Truyền thuyết: 
3.Bố cục: Chia 3 đoạn:
Đ1: Từ đầu đến "Long Trang"
Đ2: Tiếp -> Lên đường.
Đ3: Còn lại.
SV1: Việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
SV2: Việc sinh con và chia con.
SV3: Sự trưởng thành của các con Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Chi tiết kỳ ảo: Là những chi tiết tưởng tượng, không có thật, rất phi thường.
II- Đọc- Hiểu văn bản (15')
1/ Mở truyện
*Lạc Long Quân:
- Con trai thần Biển
- Nòi rồng
- Sức khoẻ vô địch
- Nhiều phép lạ.
- Diệt trừ yêu quái
=> Vẻ đẹp cao quý của 1 vị anh hùng.
=> Lạc Long Quân là 1 vị thần tài giỏi, yêu dân
* Âu Cơ:
- Con thần Nông
- Xinh đẹp tuyệt trần
- Yêu thiên nhiên, cây cỏ
=> Vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ.
=> Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ: Thể hiện quan niệm của cha ông: Dân tộc ta có nòi giống cao quý, thiêng liêng.
=> Niềm tôn kính, tự hào về nòi giống: Con Rồng cháu tiên.
2. Diễn biến truyện 
- LLQ và ÂC kết duyên lành
- ÂC sinh bọc trăm trứng-> Nở 100 con hồng hào.như thần -> Chi tiết kỳ ảo
=> Giải thích dân tộc Việt Nam chúng ta đều là anh em ruột thịt do cùng 1 mẹ sinh ra.
- Từ trong cội nguồn DT ta đã là 1 khối thống nhất.
* Cuộc chia tay
 - 50 theo cha xuống biển
 - 50 theo mẹ lên rừng
-> Thể hiện ý nguyện đoàn kết dân tộc mọi người ở mọi vùng đất nước đều là 1 nhà chung 1 ý chí, 1 sức mạnh.
3. Kết truyện
* Sự nghiệp mở nước của các vua Hùng 
- Con trưởng -> Vua- > Hùng Vương, đóng đô Phong Châu.
- Tên nước Văn Lang-> triều đìnhmười mấy đời HV.
=> Dân tộc ta có từ lâu đời, trải qua các triều đại Hùng Vương. Phong Châu là đất Tổ. Dân tộc ta có truyền thống yêu thương đoàn kết gắn bó thống nhất vững bền.
III. Tổng kết – Ghi nhớ 
NT 
2. ND :
 - Thời đại HV
- Đền thờ vua Hùng ở P.Châu
- Giỗ Tổ 10/3 hàng năm.
Ngày soạn :17/8/ 2009 
Ngày giảng :18/8/ 2009
Tiết 2: Hướng dẫn đọc thêm văn bản:
 Bánh chưng, bánh giầy
 (Truyền thuyết)
A- Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy: Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, thể hiện thái độ đề cao nghề nông của người xưa.
2. Giáo dục: Thái độ quý trọng người lao động, tình yêu lao động và sáng tạo.
3. Kỹ năng: Rèn kỹ năng: Đọc, kể , tìm hiểu truyền thuyết.
4. Tích hợp: TV: từ ghép, từ mợn.
 TLV: K/n văn bản và các phương thức biểu đạt.
* Trọng tâm: Đọc, hiểu VB. 
B- Chuẩn bị:
1. GV: Giáo án, tranh trong SGK.
 2. HS: Học bài cũ, đọc và trả lời câu hỏi phần hướng dẫn.
C- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kể, phân tích gợi mở...
D- Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
1- ổn định: (1')
2- Kiểm tra bài cũ: (4')
- Em hãy cho biết thế nào là truyền thuyết?
- Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên?
=>Y/c: Dựa vào chú thích sao và nội dung ghi nhớ/8 trả lời.
3- Bài mới:( Giới thiệu) Hằng năm, mỗi khi tết đến , xuân về, nd ta- con cháu của các vua Hùng lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Quang cảnh đó làm chúng ta thêm yêu quý, tự hào về nền văn hoá cổ truyền, độc đáo của dân tộc và như làm sống dậy truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về truyền thuyết này...
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
- GV yêu cầu đọc: 
- Khi đọc truyền thuyết này cần chú ý điều gì?
- GV hướng dẫn học sinh phân vai.
(Dẫn truyện, thần, LL, vua).
Gọi h/s kể tóm tắt truyện
=>Yêu cầu cả lớp lắng nghe=> Nhận xét bổ sung
GV kể tóm tắt
- Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian, nên sử dụng nhiều từ cổ, ngày nay ít dùng, chúng ta hãy tìm hiểu phần chú thích.
- Tổ tiên: Thế hệ cha ông
- Hậu: Nhiều, dày  (hậu hĩnh).
- Tiên Vương: Đời vua trước đã mất.
- Phúc ấm: Phúc của tổ tiên để lại cho con cháu.
- Mĩ vị: Vật liệu quý để làm thực phẩm.
? Truyền thuyết có đặc điểm gì? ( Có yếu tố kỳ ảo, hoang đường -> giải thích, phản ánh con người, sự vật có thật trong lịch sử)
?Vậy truyền thuyết này phản ánh, giải thích hiện tượng, sự việc gì?
(Nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy).
 ? Văn bản này có mấy sự việc?
- GV chia nhóm (3 nhóm) mỗi nhóm kể một sự việc)
? Trong truyền thuyết này có mấy nhân vật? ai là nhân vật chính?
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
?ý định của  ... trong học tập.
- Rèn kỹ năng: 
Quan sát, nhận xét, tưởng tượng
Kỹ năng trình bày trước đông người.
* Trọng tâm: 
- Luyện nói, nhận xét, rút kinh nghiệm.
* Tích hợp: 
- Một số văn bản đã học.
- Phép tu từ so sánh.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn giáo án, dặn HS chuẩn bị: T83 luyện nói những đề văn tả cảnh, các tổ chuẩn bị bài tập 3, 4 (T 86 - SGK) trao đổi thảo luận trong tổ, cử bạn đại diện tổ trình bày .
2/ HS: Chuẩn bị theo tổ, cử bạn đại diện tổ trình bày, trao đổi, bổ sung cho nhau, cử đại diện
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định tổ chức: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả có tác dụng gì?
Đáp án: Giúp người đọc, người nghe hình dung được con người, sự vật .
3/ Bài mới:
Phương pháp
- Để tả lại được đêm trăng cần phải làm như thế nào? (quan sát đêm trăng)
- Nhưng mùa đông không có trăng, vậy em tả bằng cách nào? (tưởng tượng lại những đêm trăng mùa hè, trăng rằm)
- SGK đã gợi ý, giúp em lập dàn ý, 
à Hãy trình bày dàn ý của em?
( Các tổ trình bày dàn ý bằng miệng, GV ghi dàn ý mẫu lên bảng)
+ Đó là đêm trăng như thế nào? (nhận xét)
+ Đứng trong đêm trăng, em đã quan sát những sự vật, hình ảnh nào? (gợi ý trong SGK) (quan sát)
+ Từ sự quan sát đó, để giúp các bạn hình dung được vẻ đẹp của đêm trăng, em đã tưởng tượng so sánh những sự việc trên như thế nào?
à Các tổ trình bày miệng: GV nhận xét, gợi ý.
- Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị, các tổ hãy trình bày trước lớp?
- Văn nói khác văn viết ở điểm nào?
- Khi nói cần chú ý điều gì? 
GV nhắc HS cả lớp: lắng nghe, chuẩn bị ý kiến góp ý, tôn trọng người nói.
- GV nhận xét, cho điểm theo tổ.
- Đề bài này giống đề bài 1 ở điểm gì? (văn tả cảnh).
- Yêu cầu của cô giáo là: thực hiện bước quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét - vậy các nhóm hãy thảo luận để trình bày sự quan sát, tưởng tượng của nhóm mình?
- GV chia theo nhóm (tổ): HS thảo luận, viết trên tờ bìa trắng, xong à dán trên bảng: thi về nội dung, về thời gian.
- GV cho HS nhận xét, kết luận, cho điểm theo tổ.
Nội dung
Đề 1: Hãy tả lại một đêm trăng ở nơi em ở. (30')
- Đó là một đêm trăng rất đẹp, thơ mộng và yên bình.
- Bầu trời: cao, sao lấp lánh như đang nhảy múa.
- Vầng trăng: tròn như lòng đỏ trứng khổng lồ, hấp dẫn.
- Cây cối, nhà cửa: tắm ánh trăng, trở nên lung linh, huyền ảo.
- Đường làng, ngõ phố: như dát bạc.
- ánh trăng: thao thức đến tận khuya như muốn chơi cùng em.
- Cảm xúc của em: thích thú .
* Yêu cầu nói: 
- Tự tin, diễn cảm, nhìn thẳng vào người nghe, không cười cợt
- Phải có lời thưa, khi kết thúc phải cảm ơn
'
- Đề 2: Hãy miêu tả một buổi sáng bình minh trên quê hương em: 8'
Gợi ý: 
- Mặt trời,
- Bầu trời.
- Cánh đồng.
- Dãy núi.
- Gia đình em.
- Con đường làng.
- Con người: người lớn, trẻ em
4/ Củng cố - hướng dẫn : 1'
Chuẩn bị luyện nói tả người.
Tiết 84: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (T2)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Như tiết 83.
* Trọng tâm: văn tả người.
* Tích hợp: 
- Văn bản: Bức tranh của em gái tôi, những câu chuyện dân gian .
- Nghệ thuật so sánh
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Nhắc hs chuẩn bị cho giờ học: chia theo tổ, chuẩn bị BT1, BT2 (SGK) theo dạng dàn ý - cử đại diện trình bày trước lớp.
2/ HS: Tự chuẩn bị bài, thảo luận, thống nhất trong tổ, cử người trình bày.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định tổ chức: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 0
3/ Bài mới:
Phương pháp
- Cho biết, khi tả Kiều Phương em phải làm nổi bật đặc điểm tính cách gì của nhân vật? (Kiều Phương nhỏ nhắn, ngây thơ, trong sáng, có tài vẽ)
- Để làm nổ bật những đặc điểm tính cách đó của Kiều Phương, em sẽ lựa chọn những chi tiết nào?
- Từ những chi tiết đã lựa chọn em có sự so sánh, liên tưởng, nhận xét như thế nào?
- Hãy trình bày dàn ý của nhóm?
(HS trình bày, GV nhận xét, kết luận, ghi dàn ý lên bảng)
- Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị, hãy trình bày trước lớp.
- GV: nhắc lại yêu cầu của văn nói: (Lời thưa, cảm ơn, nhìn thẳng vào người nghe)
- Lần lượt các nhóm trình bày, HS so sánh, nhận xét.
- Yêu cầu của đề bài? (tả người theo trí tưởng tượng, không có thật)
- Em đã học những câu chuyện nào có hình ảnh người dũng sĩ? (Thạch Sanh, Thánh Gióng)
- Vậy em thấy người dũng sĩ có những đặc điểm , phẩm chất gì?
- Hãy lựa chọn các chi tiết để làm nổi bật tình cảm đó của nhân vật?
- Ngoài những chi tiết về hình thức bên ngưòi như vậy, cần bổ sung những hành động, việc làm nào của các dũng sĩ?
- Dựa vào dàn ý trên, em hãy miêu tả bằng lời trước lớp hình ảnh người dũng sĩ qua trí tưởng tượng của em?
- GV chọn một tổ trình bày, những nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
Nội dung
Đề 1: Từ các chi tiết trong truyện "Bức tranh của em gái tôi" em hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em.
* Kiều Phương: nghịch ngợm, hồn nhiên có tài vẽ:
- Dáng: nhỏ nhắn, nhanh nhẹn.
- Gương mặt: tươi sáng, hay nhọ
- Đôi mắt: sáng, trong veo
- Miệng : nhỏ, hay nói, hay cười.
- Tóc: cắt ngắn (hoặc tết đuôi sam)
- Thích pha thuốc vẽ, vẽ tất cả những gì thân thuộc.
- Thích lục lọi đồ đạc.
Đề bài 2:
Từ một số truyện cổ đã học, hãy miêu tả hình ảnh người dũng sĩ theo trí tưởng tượng của em.
* Dũng sĩ: cường tráng, khoẻ mạnh phi thường, có lòng nhân hậu, những việc nghĩa hiệp.
- Dáng vẻ: cao lớn khác thường.
- Dáng đi: hùng dũng như tướng võ ra trận.
- Gương mặt: sạm đen, vuông chữ điền.
- ánh mắt: sáng, luôn nhìn thẳng.
- Hành động: cứu người, làm việc tốt, ra trận đánh giặc.
4/ Củng cố - hướng dẫn: 1'
- Về nhà viết thành các đoạn văn miêu tả dựa vào dàn ý đã có.
Tiết 85: Vượt thác 
(Võ Quảng)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS cảm nhận được ý nghĩa của văn bản: ca ngợi sức mạnh lao động của con người giữa một thiên nhiên hùng vĩ + nghệ thuật tả người, tả cảnh đặc sắc.
- Giáo dục: Tình cảm yêu quý với những người lao động.
- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu truyện hiện đại.
* Trọng tâm: Cảnh thiên nhiên - hình ảnh dượng hương Thư.
* Tích hợp:
Quan sát, tưởng tượng, so sánh, vị trí quan sát trong văn miêu tả .
- Giải nghĩa từ.
B. Chuẩn bị: 
1/ GV: Giáo án.
2/ HS: Đọc bài, trả lời các câu hỏi SGK.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định tổ chức: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
Quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả có tác dụng gì?
Đáp án: Có tác dụng làm nổi bật đặc điểm về hình thức về tính cách của sự việc, phong cảnh.
3/ Bài mới:
Phương pháp
- GV : đọc diễn cảm, chú ý đoạn miêu tả đượng Hương Thư vượt thác.
- Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
- Qua phần chú thích của SGK, em hãy giới thiệu về tác phẩm?
- Trong văn bản có nhiều từ địa phương (dùng ở Nam Bộ) em hãy tìm và giải nghĩa cho các bạn?
- Hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản? (Miêu tả + tự sự)
- Nhà văn tập trung miêu tả những sự việc, đối tượng nào?
- Đoạn văn nào tả cảnh thiên nhiên , đoạn nào tả người lao động? (đầu, cuối tả thiên nhiên, đoạn 2 tả người lao động)
- Vị trí quan sát của tác giả (trên thuyền)
- Có mấy phạm vi cảnh thiên nhiên được miêu tả trong văn bản? (dòng sông và hai bên bờ)
- Cảnh dòng sông được miêu tả bằng chi tiết nổi bật nào?
- Tại sao khi miêu tả dòng sông, tác giả lại lựa chọn hình ảnh con thuyền?
(con thuyền là linh hồn của dòng sông, tả thuyền là tả sông)
- Hãy tìm những chi tiết cụ thể miêu tả cảnh bờ bãi ven sông?
- Có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? (Dùng nhiều từ láy gợi hình: trầm ngâm, sừng sững)
- Trong đoạn văn miêu tả này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (Phép nhân hóa, so sánh)
- Qua những chi tiết miêu tả của tác giả, em hình dung một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào ở sông Thu Bồn?
- Theo em, vì sao tác giả lại có thể miêu tả một cảnh thiên nhiên như vậy?
A. Do cảnh đẹp.
B. Do sự quan sát tinh tế của tác giả.
C. Cả hai.
- Lao động của dượng Hương Thư diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- Tìm những chi tiết miêu tả dòng nước, con thuyền?
- Cảm nhận của em về hoàn cảnh lao động của dượng Hương Thư?
- Em hãy tìm đoạn văn miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác (HS đọc đoạn văn "dượng Hương Thư như. 
.oai linh hùng vĩ)
- nghệ thuật mà tác giả sử dụng để miêu tả dượng Hương Thư?
- Qua sự so sánh của tác giả, em hình dung dượng Hương Thư là người như thế nào?
- Võ Quảng sử dụng những hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì?
A. Đề cao sức mạnh của người lao động trên sông nước.
B. Biểu hiện tình cảm quý trọng đối với người lao động trên quê hương.
C. Cả hai.
- Qua văn bản "vượt thác" em cảm nhận được điều gì về thiên nhiên và con người Quảng Nam?
- Miêu tả cảnh vượt thác trên sông Thu Bồn tác giả muốn thể hiện tình cảm nào với quê hương?
- Em học tập được điều gì trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn?
Nội dung
I. Đọc, tìm hiểu chú thích, cấu trúc văn bản: 10'
1/ Đọc: 
2/ Tìm hiểu chú thích:
* Tác giả: SGK.
- Là nhà văn chuyên viết truyện cho thiên nhiên.
* tác phẩm: "Quê nội"
- Dầu rái: Cây gỗ dùng lấy gỗ, lấy dầu.
- Chảy đứt đuôi rắn: Chảy mạnh và nhanh từ trên cao xuống.
- Cù lao: Tên nhân vật, có nghĩa là đảo nhỏ.
- Rập ràng: nhịp nhàng, nhanh, đều.
3/ Cấu trúc văn bản:
- Cảnh dòng sông và hai bên bờ trước khi thuyền vượt thác.
- Cuộc vượt thác của dượng Hương Thư.
- Cảnh dòng sông và hai bên bờ sau khi vượt thác.
II. Tìm hiểu nội dung văn bản: 23'
1/ Cảnh thiên nhiên: 10'
* Cảnh dòng sông:
- Hình ảnh con thuyền: cánh buồm căng phồng, rẽ sóng bon bon, chở đầy sản vật.
- Cảnh bờ bãi ven sông: 
+ Bãi dâu bạt ngàn.
+ Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm.
+ Những dãy núi cao sừng sững.
+ Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp 
à nghệ thuật nhânh hoá, so sánh.
à Cảnh thiên nhiên: đa dạng, phong phú, giầu sức sống, vừa tươi đẹp, vừa nguyên sơ, cổ kính.
à Thể hiện năng lực quan sát tinh tế của tác giả.
2/ Cuộc vượt thác của dượng Hương Thư: 13'
- Dượng Hương Thư: lái thuyền vượt thác giữa mùa nước to.
+ Nước từ trên cao phóng giữa vách đá.
+ Thuyền vùng vằng cứ chực tụt xuống.
=> Hoàn cảnh lao động đầy khó khăn, nguy hiểm, cần tới sự dũng cảm của con người.
- Hình ảnh: dượng Hương Thư: như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt nổi cuồn cuộn.
à nghệ thuật so sánh.
=> Dượng Hương Thư rắn chắc, bền bỉ, quả cảm, có khả năng thể chất và tinh thần vượt lên gian khó.
III. Tổng kết : 3'
- Thiên nhiên: rộng lớn, hùng vĩ.
- Người lao động: hùng dũng, bền bỉ, quả cảm.
- Tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu những con người lao động, tình yêu quê hương đất nước.
* nghệ thuật: Quan sát tinh tế, có trí tưởng tượng phong phú
IV. Luyện tập: 2'
- BT: SGK.
4/ Củng cố - hướng dẫn: 1'

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 6 ki I da sua.doc