Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 30-31: Cây bút thần - Nguyễn Thị Phương Hoa

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 30-31: Cây bút thần - Nguyễn Thị Phương Hoa

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS : -Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc của truyện.

-Kể lại được truyện.

-Tích hợp với tập làm văn tự sự.

B. Tiến trình tổ chức hoạt động.

* ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ:

GV ? 1. Sự thông minh của em bé được trải qua mấy thử thách? Theo em những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

2.Hãy nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh.

* Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

 -Dân tộc nào cũng có kho tàng truyện cổ tích của mình. Bên cạnh những điểm khác biệt, truyện cổ tích của các dân tộc có rất nhiều điểm tương đồng, nhất là về đặc trưng thể loại.

Cây bút thần là truyện cổ tích Trung Quốc một nước láng giềng có quan hệ giao lưu và có nhiều nét tương đồng về văn hóa với nước ta. Sức hấp dẫn của truyện cổ tích này không chỉ ở nội dung ý nghĩa mà còn ở rất nhiều chi tiết thần kì độc đáo.

2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 

doc 6 trang Người đăng vanady Lượt xem 3691Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 30-31: Cây bút thần - Nguyễn Thị Phương Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên soạn: Nguyễn Thị Phương Hoa Trường THCS Nghĩa Thuận
Tiết: 30-31 Cây bút thần
 (truyện cổ tích Trung Quốc)
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS : -Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc của truyện.
-Kể lại được truyện. 
-Tích hợp với tập làm văn tự sự.
B. Tiến trình tổ chức hoạt động.
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: 
GV ? 1. Sự thông minh của em bé được trải qua mấy thử thách? Theo em những cách ấy lí thú ở chỗ nào?
2.Hãy nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh.
* Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 	-Dân tộc nào cũng có kho tàng truyện cổ tích của mình. Bên cạnh những điểm khác biệt, truyện cổ tích của các dân tộc có rất nhiều điểm tương đồng, nhất là về đặc trưng thể loại.
Cây bút thần là truyện cổ tích Trung Quốc một nước láng giềng có quan hệ giao lưu và có nhiều nét tương đồng về văn hóa với nước ta. Sức hấp dẫn của truyện cổ tích này không chỉ ở nội dung ý nghĩa mà còn ở rất nhiều chi tiết thần kì độc đáo.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1. hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
 GV hướng dẫn HS đọc VB.
GV chia truyện thành các đoạn và yêu cầu HS đọc và nêu ngắn gọn nội dung chính của các đoạn văn đó.
Hướng dẫn HS đọc chú thích. 1,2,4,7,8.
Hoạt động 2.
 Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết VB.
?. Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nào rất phổ biến trong truyện cổ tích?
Em hãy kể một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết?
HS đọc đoạn 1 (từ đầu đến lấy làm lạ)
Đoạn mở đầu của truyện đã giới thiệu Mã Lương là em bé như thế nào?
Chi tiết nào chứng tỏ Mã Lương rất ham thích say mê học vẽ và đã đạt được kết quả trong quá trình học vẽ?
Vậy mà em không có bút để vẽ...em mong sao có được chiếc bút..Em có suy nghĩ gì trước mong ước ấy của Mã Lương?
Điều bất ngờ kì diệu đến với Mã Lương, em đã có trong tay một chiếc bút. Vậy cây bút đến với em trong hoàn cảnh nào?
Tâm trạng của Mã lương như thế nào khi ước mơ trở thành hiện thực?
Có chiếc bút thần trong tay Mã Lương đã sử dụng tài năng của mình như thế nào? ( Chuyển tiết 2)
HS đọc tiếp cho đến hết VB.
ML vốn đã vẽ giỏi, vẽ chim cá giống như hệt nay lại có bút thần trong tay lại càng vẽ giỏi như thế nào nữa?
Vậy điều gì đã giúp ML vẽ giỏi như thế?
Những điều ấy có quan hệ với nhau ra sao?
Vì sao thần lại cho ML cây bút thần?
GV: Nguyên nhân thần kì đã tô đậm thần kì hóa tài vẽ của ML. Mặt khác đây cũng là sự ban thưởng xứng đáng cho những người say mê, có tâm có tài , có chí, khổ công học tập.
Mã Lương đã dùng cây bút thần vẽ gì cho những người nghèo khổ?
Tại sao ML không vẽ cho dân làng thóc gạo, vàng bạc , nhà cửa châu báu mà lại vẽ những cái cày, cuốc, đèn thùng..
GV: chốt chuyển ý: Đối với người lao động lương thiện ML yêu quý học và tạo điều kiện giúp đỡ họ có cuộc sống ấm no.Còn đối với kể tham lam độc ác ML xử sự ra sao chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn 3-4.
HS đọc tiếp đoạn 3.
Đoạn này kể chuyện gì?
Tại sao ML lại không vẽ bất cứ thứ gì cho tên địa chủ?
Vậy ML đã làm gì để chống lại tên địa chủ độc ác?
Trong cuộc đấu tranh chống lại tên địa chủ độc ác, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
Nghệ thuật đặc sắc của đoạn truyện này là gì?
GV: Đó chính là những khả năng kì diệu của bút thần tạo sự hấp dẫn, thích thú cho người đọc.
? Sau khi giết chết địa chủ độc ác ML đến một nơi xa vẽ tranh để kiếm sống.Vì sao ML chỉ vẽ những bức tranh không hoàn chỉnh? Ví dụ chim thì thiếu mỏ hoặc thiếu chân
? Mặc dù cố dấu mình, giấu tài nhưng ML không giấu mãi được .Điều gì đã xảy ra?
Có thể bỏ chi tiết này trong truyện được không?Vì sao?
GV: Để giấu mình và cũng là để sống được yên ổn, ML đã cố tình vẽ cò trắng không mắt, nhưng chỉ một chút sơ ý , em đã để mực rơi vào mắt cò, cò mở mắt vỗ cánh bay. Đây là một chi tiết li kì hoang đường hấp dẫn, làm cho câu chuyện phát triển một cách hợp lí , hợp tính cách nhân vật,. Chi tiết này còn mang đậm tính cổ tích , bởi nó mở đầu cho cuộc đấu tranh mới , thử thách mới đấu tranh chống lại tên vua độc ác.Chúng ta hồi hộp theo dõi , liệu ML có vượt qua được không?
Một HS đọc đoạn tiếp.
Tin đồn đến tai vua, nhà vua sai người đến dụ dỗ dọa nạt và bắt ML về cung.
H?Về cung, vua yêu cầu ML vẽ gì? ML đã hành động như thế nào?
H? Vua tức giận giam ML vào ngục tối và cướp bút thần để vẽ.Điều gì đã xẩy ra ?
H? Tại sao chỉ có ML mới dùng được bút thần, còn những kẻ tham lam thì không vẽ được?
H? Trong truyện cổ tích, những kẻ tham lam bao giờ cũng bị trừng trị.Tác giả dân gian đã để ML trừng trị tên vua độc ác như thế nào?
Tại sao khi vua yêu cầu ML đừng vẽ, đừng cho gió thổi nữa nhưng ML vờ không nghe thấy cứ tiếp tục vẽ nét vẽ càng mạnh hơnEm nghĩ gì về thái độ này của ML?
ML trừng trị tên vua độc ác có gì khác với trừng trị tên địa chủ?
H?. Qua hai cuộc đấu tranh chống lại tên địa chủ và tên vua độc ác, em thấy ML bộc lộ những phẩm chất gì?
GV. Tác giả dân gian đã để nhân vật trải qua nhiều tình huống thử thách từ thấp đến cao. Lần thử thách sau khó khăn, phức tạp hơn thử thách trước. Theo đó, phẩm chất của nhân vật được bộc lộ rõ hơn: từ đó không vẽ gì cho tên địa chủ đến chỗ vẽ ngược hẳn ý muốn của vua; từ chỗ trừng trị kẻ ác để thoát thân đến chủ động diệt kẻ ác lớn nhấtđể trừ họa cho mọi người .ML như người được trao sứ mệnh vung bút thần lên để tiêu diệt kẻ ác ,thực hiện công lí để tiêu diệt kẻ ác chỉ có sự khảng khái dũng cảm và cây bút thần không thôi thì chưa đủ , cần có sự thông minh và mưu trí nữa.
Hs đọc đoạn kết.
Câu chuyện kết thúc ra sao? Có giống cách kết thúc các truyện cổ tích em đã học? Cách kết thúc ấy gợi cho em suy nghĩ gì?
? Truyện cây bút thần được xây dựng theo trí tưởng tưởng rất phong phú và độc đáo của nhân dân.Theo em chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả .Vì sao?
Hãy nêu ý nghĩa của truyện Cây bút thần?
Hoạt động 3; Hướng dẫn tổng kết.
Cây bút thần là truyện cổ tích Trung Quốc rất hay.Hãy chỉ rõ cái hay ấy về nội dung và nghệ thuật.
HS dựa vào ghi nhớ trả lời.
Bài tập về nhà: Yêu cầu HS so sánh tìm hiểu:
Truyện cổ tích Cây bút thần có điểm nào giống với truyện cổ tích VN?
 I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc: Giọng chậm rãi, bình tĩnh.
2. Bố cục: gồm 5 phần
 + lấy làm lạ: Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần.
+. vẽ cho thúng: Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ
+ phóng như bay: Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ.
+ ..sóng hung dữ: Mã Lương dùng bút thần chống tên vua hung ác.
+ Phần còn lại: Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần.
II.Tìm hiểu văn bản
1. Tìm hiểu kiểu nhân vật chính: Nhân vật Mã Lương.
=> Nhân vật có tài năng kì lạ.->kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.
( Đặc điểm của kiểu nhân vật này là mỗi nhân vật có một tài năng kì lạ nổi bật nào đó và luôn dùng tài năng ấy để làm việc thiện chống cái ác. Như Thạch Sanh, Ba chàng thiện nghệ )
- NV Mã Lương: rất thông minh, nhưng nhà nghèo. Mồ côi cha mẹ.
- Thích học vẽ từ nhỏ.
=> Lúc nào cũng say mê , chăm chỉ vẽ.
-Vẽ chim cá giống như hệt.
=> Mong ước ấy quá bình thường nhưng lại là mong ước của một con người muốn đem khả năng và công sức của mình vẽ nên những nét đẹp cho đời.
2. Diễn biến truyện:
a. Mã Lương có được bút thần.
=> Sau một ngày học vẽ và làm lụng mệt nhọc-em nằm mơ thấy cụ già cho cây bút.
Em xúc động sung sướng reo lênvà cảm ơn 
b. Mã Lương với cây bút thần.
-Vẽ chim : chim tung cánh bay lên trời hót líu lo.
-Vẽ cá: cá vẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lượn 
=> Nguyên nhân thực tế: do sự say mê cần cù, chăm chỉ + sự thông minh và năng khiếu vẽ.
Nguyên nhân thần kì: được thần cho bút thần bằng vàng để vẽ được các sự vật có khả năng như thật. 
(2 nguyên nhân ấy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau)
=>Thần cho ML bút thần chứ không phải vật gì khác và cũng chỉ có ML chứ không phải ai khác được thần cho bút thần.
=> Đó là sự ban thưởng xứng đáng cho người say mê, có tâm, có tài, có chí khổ công luyện tập.
* Dùng bút thần vẽ cho người nghèo :
Ai thiếu cày- vẽ cày, thiếu cuốc vẽ cuốc, thiếu đèn vẽ đèn, thiếu thùng vẽ thùng
=> ML không vẽ của cải vật chất có sẵn để hưởng thụ mà vẽ các phương tiện cần thiết cho cuộc sống để sản xuất, sinh hoạt tạo ra thóc gạo và của cải khác.Của cải mà con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra.Các đồ vật mà ML vẽ là những công cụ hữu ích cho mọi nhà.
* ML đấu tranh chống kẻ ác:
 Với tên địa chủ: Kiên quyết không vẽ theo yêu cầu của hắn.
-*Dùng bút để tự vệ.
-Vẽ bánh,lò sưởi-> sống
-Vẽ thang-> thoát khỏi nhà giam
-Vẽ cung tên -> giết chết tên địa chủ
HS tự do phát biểu 
=> Say mê sáng tạo nghệ thuật
-Sống bằng chính sức lao động
=> Thông minh đoán trước nguy hiểm.
HS thảo luận.
*Với tên vua độc ác:
 -Vua yêu cầu vẽ rồng-> ML vẽ cóc ghẻ.
-yêu cầu vẽ phượng -> ML vẽ gà trụi lông.
=> vẽ ngược lại yêu cầu của nhà vua.
* Vua vẽ núi vàng-> các dãy núi vàng kế tiếp -> thành các tảng đá lớn suýt đè gãy chân vua.
-Vua vẽ thỏi vàng-> thỏi vàng lớn dài mãi -> thành một con mãng xà định nuốt chửng vua.
=> ML không tham lam.
-Không đem tài năng phục vụ bọn bóc lột tham lam
 Còn bản chất tên vua quá tham lam, độc ác.
-Thể hiện mong ước của nhân dân: bút thần chỉ giúp những người chân chính., lương thiện có tài năng.
*Dùng mưu để giết chết tên vua độc ác.
=> ML giả vờ đồng ý, vẽ biển rất đẹp-> gió mạnh, biển động.gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, sóng dữ dội..
-Vua sợ hãi yêu cầu không vẽ ML vờ không nghe thấy, nét vẽ mạnh hơn-> thuyền bị chôn vùi xuống biển giết chết tên vua độc ác.
=>Là cuộc đấu tranh không khoan nhượng,thông minh mưu tríChủ động diệt kẻ ác..
=> -Trừng trị tên địa chủ để tự vệ.Còn với tên vua , ML chủ động tiêu diệt cái ác đến cùng.
=>HS thảo luận . 
3.Kết truyện:
Cây bút thần và ML được truyền tụng khắp nước, không biết ML đi đâu( kết thúc mờ ảo-gợi một dư âm còn mãi, thuộc về nhân dân)
Những chi tiết lí thú và gợi cảm: 
-Hình ảnh cây bút thần và những khả năng kì diệu của nó. 
( đây là báu vật phương tiện thần kì .
-Là phần thưởng xứng đáng cho ML.
-chỉ ở trong tay ML bút thần mới linh nghiệm .Trong tay kẻ ác nó tạo ra những điều ngược lại.
-Cây bút thần thực hiện công lí của nhân dân: giúp người nghèo, diệt kẻ ác.
* ý nghĩa:
 -Thể hiện khát vọng công lí.
-Thể hiện ước mơ và niềm tin về khả năng kì diệu của con người.
-Khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính.
-Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân về những người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập .Nghệ thật ấy có khả năng kì diệu.
-Thể hiện ước mơ và niềm tin về khả năng kì diệu của con người.Trong truyện cổ tích , con người mơ những báu vật và phương tiện thần kì để từ đó sáng tạo ra tất cả . Mơ có cây bút thần cũng là giấc mơ ấy.
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
-Nhiều chi tiết kì ảo hoang đường.
--Yếu tố bất ngờ , tăng cấp , li kì hấp dẫn.
-Nhân vật chính có khả năng thần kì.
-Hai tuyến nhân vật được khắc họa rõ nét làm nổi bật cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
2.Nội dung:
 -quan niệm của nhân dân về mục đích tài năng nghệ thuật, về công lí xã hội.
-Ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
IV. Luyện tập:
Kể diễn cảm truyện Cây bút thần.
Viết tiếp phần kết của truyện Cây bút thần Ví dụ không trở về quê lập nghiệp nơi khác  gác bút thần ...

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 30-31 cây bút thần.doc