I. Mục tiêu bài học.
1 Kiến thức:
Thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt về:
Khái niệm về từ ; đơn vị cấu tạo từ (tiếng)
Các kiểu cấu tạo từ( từ đơn- từ phức- từ ghép – từ láy)
2 Kỹ năng : Có kỹ năng dùng từ, đặt câu
3 Thái độ: HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II Chuẩn bị .
1 .Giáo viên: Bảng phụ ,
2. Học sinh : chuẩn bị bài ở nhà
III Phương pháp
Vấn đáp , thuyết trình, thảo luận nhóm, phân tích mẫu
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1.ổn định
2.Kiểm tra đầu giờ : GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài cảu HS
3.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
Khởi động: GV: Đưa ra một câu:
Hôm nay trời mưa to quá.
H: Theo em để đặt câu, chúng ta phải sử dụng đơn vị ngôn ngữ nào?
GV: Hàng ngày các em thường sử dụng từ để tạo lập văn bản. Vậy từ là gì? Chức năng của từ ra sao? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến từ tiếng Việt.
Ngày soạn: 16-08-2010 Ngày giảng: 6B 18-08-2010 6A 21-08-2010 Ngữ văn Bài 3 Tiết 3 : Từ và cấu tạo của từ tiếng việt I. Mục tiêu bài học. 1 Kiến thức: Thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt về: Khái niệm về từ ; đơn vị cấu tạo từ (tiếng) các kiểu cấu tạo từ( từ đơn- từ phức- từ ghép – từ láy) 2 Kỹ năng : Có kỹ năng dùng từ, đặt câu 3 Thái độ: HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II Chuẩn bị . 1 .Giáo viên: Bảng phụ , 2. Học sinh : chuẩn bị bài ở nhà III Phương pháp Vấn đáp , thuyết trình, thảo luận nhóm, phân tích mẫu IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1.ổn định 2.Kiểm tra đầu giờ : GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài cảu HS 3.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: Khởi động: GV: Đưa ra một câu: Hôm nay trời mưa to quá. H: Theo em để đặt câu, chúng ta phải sử dụng đơn vị ngôn ngữ nào? GV: Hàng ngày các em thường sử dụng từ để tạo lập văn bản. Vậy từ là gì? Chức năng của từ ra sao? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến từ tiếng Việt. Hoạt động của giáo viên và học sinh Thời gian Nội dung Hoạt động 1: Khái niệm từ là gì MT: + Thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt về: + Khái niệm về từ ; đơn vị cấu tạo từ (tiếng) + các kiểu cấu tạo từ( từ đơn- từ phức- từ ghép – từ láy). GV: Treo bảng phụ. HS: Đọc bài tập 1 H: Lập danh sách các tiếng và danh sách các từ? - Các từ : Thần / dạy / dân / cách /trồng trọt /chăn nuôi - Các tiếng: Thần / dạy / dân / cách /trồng/ trọt /chăn /nuôi H: Tiếng và từ có gì khác nhau? - Tiếng là đơn vị bậc dưới của từ. Tiếng có chức năng cấu tạo từ. Có từ gồm 2,3,4 tiếng Có từ có một tiếng (từ đơn) GV: Đưa ra một câu. Bông hoa hồng rất đẹp. H: Hãy xác định trong câu trên có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu từ? HS: Trả lời. GV: Nhận xét. H: Thế nào là từ ? - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu? HS: Đọc ghi nhớ. GV: Khắc sâu. Hoạt động 2. Từ đơn & từ phức. Mục tiêu : HS hiểu thế nào là từ đơn , từ phức , cấu tạo của từ phức HS đọc bài tập nêu yêu cầu (xác định từ đơn từ phức) -Từ đơn : từ / đấy / nước / ta/ - Từ phức: trồng trọt – chăn nuôi – bánh chưng – bánh giầy. H: Từ có cấu tạo nh thế nào? - 2 kiểu cấu tạo: từ đơn , từ phức. H: Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức? H: Hai từ phức: trồng trọt và chăn nuôi có gì giống nhau và khác nhau? - Giống nhau: Gồm hai tiếng. - Khác nhau: + Chăn nuôi: Được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau. + Trồng trọt: Được tạo ra bằng cách láy âm. H: Vậy thế nào là từ đơn, từ phức? GV:kết luận rút ra ghi nhớ GV ra bài tập nhanh . H: Tìm 5 từ có một tiếng, 5 từ có 2 tiếng trở lên( trong 5 từ từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?) HS: Hoạt động nhóm. Tg: 3’HS: Cử đại diện nhóm trả lời. HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận. HS: Đọc ghi nhớ. GV: Khắc sâu. GV: Việc sử dụng từ tùy thuộc vào từng loại văn bản-> HS học tiếng việt cần phải biết sử dụngtừ sao cho hợp lý đúng nghĩa, đúng mục đích. Hoạt động 3: luyện tập. * MT: Hs làm bài tập củng cố lý thuyết HS: Đọc bài tập 1 và nêu yêu cầu của bài tập. BT HS trung bình H: Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ loại nào? Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc? HS: Hoạt động nhóm. Tg: 3’ HS: Cử đại diện nhóm trả lời. HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận. Bài tập cho tất cả Hs cả lớp GV: gọi HS đọc bài tập 3 và nêu yêu cầu của BT.( các loai bánh được cấu tạo theo công thức bánh + x) H: Cách chế biến , chất liệu làm bánh, tính chất như thế nào? HS: Hoạt động nhóm.( Nhóm 1,2: a; nhóm 3,4: b; nhóm 5,6: c. Tg: 2’ HS: Cử đại diện nhóm trả lời. HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận. Bài tập HS khá HS: Đọc bài tập 5 và nêu yêu cầu của bài tập (tìm các từ láy) HS: Thi giữa các nhóm xem nhóm nào tìm được nhiều từ nhất. 12ph 14ph 15ph I. Từ là gì? 1. Bài tập ( bảng phụ ) - Từ: thần/ dạy/ ./trồng trọt-> 9 từ. - Tiếng: Thần- dạy trồng- trọt-> 12tiếng. 2. Nhận xét: - Tiếng có chức năng cấu tạo từ. - Từ: + Cấu trúc: đơn vị ngôn ngữ nhỏ. + Chức năng: đặt câu. 3. Ghi nhớ : (SGK T13) II. Từ đơn và từ phức: 1. Bài tập ( SGK): - Từ đơn: từ/ đấy / - Từ phức: trồng trọt, chăn nuôi 2. Nhận xét: - 2 kiểu cấu tạo từ : +Từ đơn : 1 tiếng.+ Từ phức : 2 tiếng trở lên. - Từ phức: +Từ láy. + Từ ghép. 3. Ghi nhớ: (SGK T14) III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: a. Các từ : nguồn gốc, con cháu -> là từ ghép. b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: từ cội nguồn, gốc gác. c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc : cậu mợ, cô dì, chú bác. 2. Bài tập 3: Bánh + x a. Cách chế biến: bánh rán, bánh nướng, báng hấp b. Chất liệu làm bánh: bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai... c. Tính chất bánh: bánh dẻo , bánh ngọt, bánh mặn 3. Bài tập 5: Các từ láy. a. Tả tiếng cời: khúc khích , hô hố. b. Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè. c.Tả dáng điệu: lừ đừ, lả lướt. 4. Củng cố hướng dẫn học ở nhà Thế nào là từ đơn , từ phức? Đọc lại ghi nhớ. Học bài cũ. + Nắm được từ là gì, từ đơn ,từ phức. Làm bài tập 2,4 (SGK T15)
Tài liệu đính kèm: