I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về văn tự sự .
- Nhận thấy ưu điểm, nhược điểm của bài viết cụ thể về kiến thức, về cách diễn đạt.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết một câu chuyện theo lời văn của mình.
3. Thái độ:
- Cần có thái độ đúng đắn trước bài làm của mình và biết sửa chữa những nhược điểm trong bài làm.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Bài tập làm văn đã chấm và chữa.
- HS: Xem lại bố cục bài văn tự sự, xem lại văn bản ST, TT.
III. Tổ chức dạy và học:
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút
1. nhắc lại bố cục bài văn tự sự ? Trình bày rõ nội dung từng phần?
Ngày dạy : 3/10/2012 Tiết 23 CHữA LỗI DùNG Từ I. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức. - Nhận ra được các lỗi dùng từ: lặp từ và lẫn lộn giữa các từ gần âm. - Cách chữa các lỗi lặp từ và lẫn lộn các từ gần âm. 2. Kĩ năng. - Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ. - Dùng từ chính xác khi nói, khi viết. 3. Thái độ. - Giáo dục HS có ý thức rèn luyện cách dùng từ đặt câu. II. Chuẩn bị : - Học sinh : Bài tập - Giáo viên : Máy chiếu III. Tổ chức dạy và học: 1. ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp. 2.Kiểm tra bài cũ : 3phút 1. Thế nào là nghĩa gốc , nghĩa chuyển của từ ? Cho ví dụ ? 2. Tìm nghĩa gốc của từ “ bụng” trong các trường hợp sau? + Ăn cho ấm bụng . + Anh ấy tốt bụng 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tạo tâm thế. - Phương pháp: Hỏi - đáp. - Thời gian: 1 phút. - Trong khi nói và viết, lỗi thường mắc phải đó là gì? - Trong khi nói và viết: lặp từ và cách dùng từ chưa đúng chỗ khiến cho lời nói trở nên dài dòng, lủng củng. Vậy chúng ta phải dùng như thế nào trong khi nói và viết để đạt hiệu quả giao tiếp, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó . Hoạt động 2, 3, 4: Tri giác, phân tích, cắt nghĩa, khái quát tổng hợp. - Phương pháp: Thảo luận nhóm, thuyết minh, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Thời gian: 15 phút. T. Đọc ví dụ? T. Thảo luận câu hỏi: 1. Những từ nào được lặp lại nhiều lần trong 2 ví dụ? 2. Việc lặp đi lặp lại từ tre trong ví dụ a có gì khác việc lặp từ trong ví dụ b? 3. Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ? 4. Qua bài tập1 chúng ta cần chú ý những gì? Em hiểu lỗi lặp là NTN? Cách sửa lỗ lặp? T. Học sinh đọc ví dụ ? Trong các câu trên, những từ nào dùng không đúng ? Em hãy giải nghĩa các từ đó? T. Nguyên nhân mắc lỗi trên là gì? T. Hãy viết lại các từ bị sai cho đúng? T. Vậy muốn sửa lỗi sai do lẫn lộn các từ gần âm ta làm thế nào? T. Trong khi nói và viết ta thường phạm phải lỗi dùng từ nào? Cách sửa? - Đọc. - Thảo luận - Đại diện nhóm trình bày: 1. a. Tre (6 lần) ; giữ (4 lần) ; Anh hùng (2lần) b. Dân gian: 2 lần. 2. a. Từ “ tre” -> Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa như một bài thơ cho văn xuôi . b. Từ “ Dân gian” => lặp từ như vậy không tạo nên nhịp điệu hài hoà mà tạo cảm giác nặng nề, lủng củng cho câu văn => Lỗi lặp. 3. Sửa lại : - Có thể bỏ ngữ “truyện dân gian”. - Đảo cấu trúc câu: Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. 4. - Khi nói và viết cần chú ý về cách diễn đạt tránh việc lặp từ không nhằm mục đích nào cả . Điều ấy sẽ dẫn đến cách diễn đạt lời văn lủng củng. - Lặp từ ngữ là hiện tượng lặp đi lặp lại một từ ( ngữ ) gây cảm giác nhàm chán, khiến cho câu văn rườm rà. - a. Viết từ sai : Thăm quan. Từ này sử dụng không đúng vì chỉ có thăm hỏi , thăm dò, thăm viếng b. Dùng từ sai là từ “nhấp nháy” vì nhấp nháy là mở mắt ra nhắm mắt lại liên tiếp; có ánh sáng khi loé ra, khi tắt liên tiếp. - Dùng sai từ là do không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ ( Lẫn lộn các từ gần âm ). - Thăm quan - Tham quan : Xem tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm. Nhấp nháy - Mấp máy: cử động khẽ liên tiếp. I. Lặp từ 1. Ví dụ. a. gậy tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! (Thép Mới) b. Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian 2. Kết luận. *Lỗi lặp từ ngữ là hiện tượng lặp đi lặp lại một từ (ngữ) gây cảm giác nhàm chán, khiến cho câu văn rườm rà. * Khi nói và viết cần chú ý về cách diễn đạt tránh việc lặp từ không nhằm mục đích nào cả . Điều ấy sẽ dẫn đến cách diễn đạt lời văn lủng củng. * Cách sửa: - Sử dụng nhiều kiểu câu. - Thay từ đó bằng từ đồng nghĩa. II . Lẫn lộn các từ gần âm . 1. Ví dụ. a. Ngày mai, chúng em đi thăm quan viện bảo tàng của tỉnh. b. Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. 2. Chữa lỗi : - Ta phải phát hiện ra lỗi sai; - Tìm nguyên nhân sai; - Nêu cách chữa và chữa lại. Hoạt động 5: Củng cố - luyện tập. - Phương pháp: Thảo luận nhóm. - Thời gian:20 phút. Bài tập 1: Thảo luận nhóm. Bài 2: Bài tập bổ sung: Chơi theo hình thức tiếp sức giữa hai dãy bàn. Mọi người chỉ được tìm một cặp từ gần âm. Dãy nào tìm được nhiều hơn thì sẽ chiến thắng. HS thảo luận Bài tập 1: a. - Lược bỏ những từ lặp: bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, bạn lan - Chữa lại: + Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến . b. Bỏ: câu chuyện ấy; + Thay “câu chuyện này” = chuyện ấy. + Thay “ Những nhân vật ấy” = đại từ thay thế “họ”; + Thay “những nhân vật” = những người c/ bỏ từ “ lớn lên “ vì đồng nghĩa với “ trưởng thành” Bài 2: a. linh động = sinh động -> Không nhớ hình thức ngữ âm của từ b. Bàng quang - bàng quan -> Không nhớ hình thức ngữ âm của từ c. Thủ tục = hủ tục -> Không nhớ hình thức ngữ âm của từ - Tượng trưng - Tưởng tượng. - Xán lạn - sáng lạng. - Khẳng định - khẳng khái - Thẩm định - Thẩm thấu. - Tha thiết - Tha thướt. - Thâm thúy - Thấm thía. - Thông thạo - thông thẹo. - Nhơ nhuốc - nheo nhóc. III. Củng cố - luyện tập. Bài tập 1: Lược bỏ những từ trùng lặp. Bài tập 2. Thay từ dùng sai bằng từ khác? Chỉ nguyên nhân? Bài tập bổ sung: Thống kê các cặp từ gần âm dễ lẫn lộn. 4. Hướng dẫn về nhà:2p - Nhớ hai loại lỗi: lặp từ và lẫn lộn các từ gần âm để có ý thức tránh mắc lỗi. - Tìm và lập bảng phân biệt nghĩa của các từ gần âm để dùng từ chính xác. - Tìm 5 cặp từ có cách đọc tương tự nhau rồi giải nghĩa từ đó. Đặt câu với những từ đó? - Xem lại cách làm bài văn tự sự, bố cục bài văn tự sự. - Chuẩn bị bài: Trả bài viết số1 Ngày dạy :4/10/2011 Tiết 24 TRả BàI TậP LàM VĂN Số 1 I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về văn tự sự . - Nhận thấy ưu điểm, nhược điểm của bài viết cụ thể về kiến thức, về cách diễn đạt. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết một câu chuyện theo lời văn của mình. 3. Thái độ: - Cần có thái độ đúng đắn trước bài làm của mình và biết sửa chữa những nhược điểm trong bài làm. II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Bài tập làm văn đã chấm và chữa. - HS: Xem lại bố cục bài văn tự sự, xem lại văn bản ST, TT. III. Tổ chức dạy và học: 1. ổn định : Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút 1. nhắc lại bố cục bài văn tự sự ? Trình bày rõ nội dung từng phần? 3. Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tạo tâm thế. - Phương pháp: Thuyết trình. - Thời gian: 1 phút Vừa qua, các em đã viết bài tập làm văn số 1.Tiết học hôm nay, cô sẽ sửa bài và trả bài để các em nhận ra được ưu điểm, nhược điểm về bài viết của mình để rút kinh nghiệm cho bài viết sau được tốt hơn. Hoạt động 2, 3, 4: Tri giác, phân tích cắt nghĩa, khái quát tổng hợp. - Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm, làm cá nhân, thuyết trình. - Thời gian: 18 phút GV ghi đề bài lên bảng - đọc đề bài? T. Cho biết yêu cầu của đề? T. Lập dàn bài cho đề bài trên? GV nhận xét ưu khuyết điểm: 1. Ưu điểm: - Bài làm đúng với thể lọai tự sự : kể được truyện theo trình tự , diễn biến các sự việc, nhân vật, cốt truyện . - Diễn đạt ý rõ ràng. - Bố cục mạch lạc - Lời văn sáng tạo. - Chữ viết sạch đẹp 2. Khuyết điểm - Lời kể một số ý còn sao chép nguyên văn bản, chưa sáng tạo . - Phần mở bài, phần kết bài một số bài còn sa vào phát biểu cảm nghĩ . - Phần thân bài : Một số bài chia đoạn chưa hợp lý, có bài kể tóm tắt chỉ có một đoạn . 2. Về cách diễn đạt * Dùng từ - Dùng từ chưa chính xác Vua Hùng nao núng không biết gả con cho ai? Chàng được mạch danh là * Lời văn - Một số em giới thiệu nhân vật và sự việc còn lủng củng. - Em thích nhất là truyện : Câu chuyện em kể đến đây là hết * Chữ viết - Sai lỗi chính tả nhiều: - Viết số, viết tắt. Vợ trồng, tràng chai, sứng đáng, thù lặng, tính lết,Giước về, câu truyện, giậy dân, sinh đẹp, hai tràng, sính nễ * Một số câu sai ngữ pháp. * Dàn bài: a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật và Sự việc: Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương ... Vua muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. b. Thân bài:Trình bày diễn biến của VB ; đảm bảo các sự việc : 1/Vua Hùng kén rể. 2/ Hai chàng trai Sơn Tinh, TT đến cầu hôn. 3/ Vua ra điều kiện kén rể. 4/ Sơn Tinh được vợ, Thuỷ Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nổi giận đem quân đuổi theo ST. 5/ Cuộc giao chiến của hai vị thần và cuối cùng TT thua. 6/ Hàng năm Thuỷ Tinh vẫn dâng nước trả thù Sơn Tinh. c/ Kết bài. - Trình bày kết cục sự việc. Người Việt cổ muốn giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chế ngự thiên tai lũ lụt. Vua hùng lúng túng Chàng được mệnh danh Vợ chồng, chàng trai, xứng đáng, thù nặng, tính nết,rước về, câu chuyện, dậy dân,xinh đẹp, I. Đề ra : Kể lại một truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời văn của em . 1. Yêu cầu: - Thể loại: kể chuyện. - Đối tượng: Truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”. - Cách kể: Kể bằng ngôn ngữ của bản thân. - Bài văn phải có đủ 3 phần: MB, TB, KB.. - Giữ nguyên chi tiết, sự việc, lời nói quan trọng. - Chuyển lời trực tiếp, lời kể tác giả thành lời bản thân. 2. Dàn ý a. Mở bài: b. Thân bài: c/ Kết bài. II. Nhận xét 1. Ưu điểm 2. Khuyết điểm Hoạt động 5: Củng cố -Luyện tập. - Phương pháp: thảo luận nhóm. - Thời gian: 18 phút. T. Các nhóm thảo luận chỉ ra lỗi sai và sửa lại câu cho đúng? 1. Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. 2/ Nhưng ai đến xin cầu hôn mà chẳng được cầu hôn. 3/Vua Hùng thứ mười tám vốn có một người con gái tên là Mị Nương xinh đẹp tuyệt trần muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. 4/ Hai chàng đều vừa ý ta nhưng ta chỉ có một người con gái mà hai chàng cùng đều đến hỏi ta biết gả cho người nào bây giờ? 1/ Vua Hùng muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. 2/ Rất nhiều người xin được cầu hôn mà chẳng được. 3/ Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương xinh đẹp tuyệt trần . Vua cha yêu thương nàng hết mực muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. 4/ Hai chàng vừa ý ta nhưng ta chỉ có một người con gái biết gả cho người nào bây giờ. III. Củng cố - Luyện tập. Chữa câu sai: 5/ Dâng nước đánh Sơn Tinh. 6. Da nàng đẹp như da trẻ em. 7/ Nhưng Sơn Tinh vẫn chấn tĩnh. 4. Hướng dẫn về nhà: 3 phút Ôn lại văn tự sự để chuẩn bị viết bài số 2. Soạn bài: Em bé thông minh: + Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi. + Tóm tắt cá sự việc chính trong văn bản. + Kể tóm tắt văn bản. Ngày dạy:4/10/2012 ... uối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò lên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường. 2. Bài tập 2: Điền chủ ngữ: a. ... xe đạp, xe máy... b. ..... , hoa cúc, hoa huệ... c. ..., vườn nhãn, vườn mít.... * Bài tập 3:Chọn vị ngữ thích hợp a. ... bói cá thu mình trên cây, rụt cổ lại. b. ... đến thăm thầy, cô giáo cũ. c. ... , thẳng, xoè cánh quạt. d. ... xanh biếc, hiền hoà. *Bài tập 4: " Cối xa tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc." Dấu phẩy nhằm mục đích tu từ. Nhờ 2 dấu phẩy, Thép Mới đã ngắt câu thành những khúc đoạn cân đối, diễn tả nhịp quay đều đặn, chậm rãi và nhẫn nại của chiếc cối xay *Củng cố. - Dấu phẩy có chức năng gì? - Em rút ra bài học gì khi sử dụng dấu câu ? 4. Hướng dẫn học ở nhà - Ôn tập về dấu câu. - Ôn toàn bộ kiến thức văn miêu tả, kiến thức Tiếng Việt trong chương trình kì II - Trả bài viết số 7 - văn miêu tả sáng tạo. Ngày soạn : 25/4/2012 Tiết 134 Ngày dạy :2/5/2012 Trả bài tập làm văn miêu tả sáng tạo trả bài kiểm tra Tiếng Việt I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - HS nắm được cách làm văn miêu tả sáng tạo. - Nắm được kiến thức cơ bản về phần tiếng Việt: Biện pháp tu từ, các thành phần chính của câu và các câu trần thuật đơn có từ là và không có từ là 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng nhận biết và kĩ năng sáng tạo trong bài làm, 3. Thái độ. - Có thái độ đúng đắn khi làm bài. II. Chuẩn bị : - Học sinh : Xem lại văn miêu tả sáng tạo và các văn bản đã học . - Giáo viên : Tích hợp với phần Tiếng Việt, phần tập làm văn và các văn bản đã học . III. Tiến trình hoạt động : 1. ổn định : - Kiểm tra sĩ số . 2.Tiến hành trả bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ1. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh về phần trắc nghiệm . Giáo viên ghi câu học sinh sai nhiều lên bảng - HS sửa lại . Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh về phần tự luận . Giáo viên nhận xét kết quả bài làm . Giáo viên chiếu đề bài lên bảng. Học sinh nhắc lại yêu cầu của đề . HĐ2. Trả bài tập làm văn miêu tả. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề bài . Giáo viên ghi dàn bài đại cương lên bảng . A. Mở bài: Giới thiệu người cần tả. B. Thân bài: Miêu tả hình dáng, tính nết, phẩm chất , sở thích... C. Kết bài: Trình bày cảm xúc suy nghĩ về nhân vật cần tả. T.Giáo viên nhận xét về bài làm của học sinh *Về ưu điểm : Bố cục bài làm, lời văn diễn đạt Về khuyết điểm : Giáo viên chỉ rõ những lỗi sai có hệ thống . Giáo viên ghi lỗi sai về chính tả lên bảng - HS sửa lỗi . - Giáo viên đọc bài làm tốt của học sinh .- Giáo viên trả bài - HS sửa lỗi . I/ Bài kiểm tra tiếng việt. 1/ Phần trắc nghiệm : Hiểu đề, bài làm tốt . Sai nhiều ở câu 2: xác định các biện pháp tu từ. 2/ Tự luận : Câu 1 : xác định cấu tạo câu: Một số em còn sai sót nhiều + Một số bài còn sai lỗi chính tả câu 3: Viết đoạn văn còn một số sai sót: Hình thức, sự liên kết, độ dài, miêu tả cảnh mùa xuân và cảnh bình minh ý còn nghèo nàn chưa có cảm xúc II/ Bài tập làm miêu văn tả sáng tạo Đề bài : Tả một phiên chợ theo tưởng tượng của em a/ Yêu cầu chung : Kiểu bài : miêu tả Đối tượng : Tả sáng tạo Trình tự miêu tả : Tả phiên chợ theo một trình tự từ khái quát đến cụ thể b/ yêu cầu cụ thể : ( dàn bài tiết 125, 126 ) * Dàn bài cụ thể: A. Mở bài: (1 điểm) - Giới thiệu chung về phiên chợ - Phiên chợ nào ở đâu? Thời gian nào? - Lí do em đi chợ phiên? ấn tượng của em? B. Thân bài: (8 điểm) a. Tả quang cảnh chung: - Địa điểm họp chợ: Trên bãi đất rộng có nhiều ngả đường dẫn tới, thuận tiện giao lưu hàng hoá. - Thời gian mỗi tháng mấy lần từ khi nào? - Người đi chợ ăn mặc ra sao? - Phương tiện đi lại? b. Tả cụ thể: - Lúc sắp họp chợ: Người mua người bán hàng hoá khắp nơi đổ về - Khi họp chợ: + Dãy hàng tạp hoá: Vải vóc quần áo kim chỉ + Dãy hàng lương thực: Nông sản gạo thóc + Dãy hàng thực phẩm: Thịt, cá, tôm, cua, + Dãy hàng hoa quả: + Dãy hàng cây giống, con giống + Dãy hàng ăn uống. Lúc tan chợ: + cảnh vật, con người c. Kết bài (1điểm) - Cảm xúc suy nghĩ về cảnh chợ phiên 2.Sửa bài viết : a/ nhận xét chung : Ưu điểm : + Hiểu đề, tả được đối tượng theo trình tự . + Bố cục : cân đối, rõ ràng . + Lời văn có cảm xúc . Khuyết điểm : + Phần thân bài : một số em chưa xây dựng được đoạn văn. Lời văn tả còn chung chung. Một số em còn sa vào kể + Chữ viết : Một số em còn viết tắt, sai lỗi chính tả. b/ Sửa bài viết : Lỗi diễn đạt. Dấu chấm câu + Lặp: hàng nào cũng đẹp + Vào một ngày đẹp trời, cả nhà em cùng đi chơi ở phiên chợ. Lỗi viết tắt, viết số, viết sai lỗi chính tả . + đi trợ. Rào trắn, ăn lữa, chang sức c/ Đọc bài làm tốt d.Trả bài : * kết quả làm bài 4, Hướng dẫn về nhà : - Xem lại bài và sửa lại những lỗi sai sót. - Soạn bài tổng kết phần văn và tập làm văn Ngày soạn: 25/4/2012 Ngày dạy: 3/5/2012 Tiết 135 Tập làm văn I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS : Củng cố kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học, đã biết và đã tạo lập văn bản. Nắm vững các yêu cầu cơ bản về nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp. Năm vững bố cục cơ bản của bài văn với các nội dung và yêu cầu của từng phần. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng các kiến thức đã học làm bài tập II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: bảng phụ ghi các văn bản và phương thức biểu đạt. - HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: * Giới thiệu bài : I. Các loại văn bản và các phương thức biểu đạt đã học: HS đọc yêu cầu 1- GV gọi HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà- Nhận xét. TT PT biểu đạt Các bài văn đã học 1 Tự sự - Truyền thuyết : Con rồng cháu tiên, bánh chưng bánh giày - Cổ tích : Sọ Dừa, Thạch Sanh ... - Ngụ ngôn : ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi... - Truyện cười : Treo biển, Lợn cưới, áo mới ... - Truyện trung đại : Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con... 2 Miêu tả - Tiểu thuyết : Bài học đường đời..., Vượt thác . - Truyện ngắn : Bức tranh của em gái tôi. - Thơ có nhiều yếu tố tự sự : Đêm nay Bác không ngủ. 3 Biểu cảm - Lượm - Mưa 4 Nghị luận - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 5 Thuyết minh - Động Phong Nha , Cầu Long Biên..., * Phương thức biểu đạt : GV gọi HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà- Lớp nhận xét- GV nhận xét, kết luận. TT Tên văn bản Phương thức biểu đạt chính 1 Thạch Sanh Tự sự 2 Lượm Biểu cảm 3 Mưa Biểu cảm 4 Bài học đường đời... Miêu tả 5 Cây tre Việt Nam Thuyết minh II. Đặc điểm và cách làm: 1. Mục đích, nội dung, hình thức trình bày: Văn bản Mục đích Nội dung Hình thức Tự sự Thông báo, giải thích, nhận thức - Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả. Văn xuôi, tự do Miêu tả Hình dung, cảm nhận - T/ chất, thuộc tính của con người, sự vật Văn xuôi, tự do Đơn từ Đề đạt yêu cầu Lí do và yêu cầu Theo mẫu, không theo mẫu 2. Nội dung từng phần trong văn bản tự sự và miêu tả : Các phần Tự sự Miêu tả Mở bài Giới thiệu nhân vật, tình huống sự việc - Giới thiệu đối tượng Thân bài Diễn biến tình tiết sự việc -Tả đối tượng từ xa đến gần , từ ngoài vào trong, từ bao quát đến cụ thể. Kết bài - Kết quả sự việc, suy nghĩ - Cảm xúc, suy nghĩ III. Luyện tập: * Bài tập 1: Kể lại bằng văn xuôi bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" GV gọi 2 HS kể- HS khác nhận xét, bổ sung. * Bài tập 2: Từ bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa, Hãy viết lại bài văn miêu tả trận mưa theo tưởng tượng cảu em. HS viết bài- GV gọi 1 số HS đọc bài viết- HS khác nhận xét, GV nhận xét. * Bài tập 3: Thiếu : + Đơn gửi ai? + Gửi làm gì? * Củng cố : - GV hệ thống kiến thức - Điểm khác nhau giữa văn tự sự và văn miêu tả. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn tập toàn bộ kiến thức văn tự sự, miêu tả đã học - Chuẩn bị bài tổng kết Tiếng Việt Ngày soạn :29/4/2012 Tiết 136 Ngày dạy :7/5/2012 Tổng kết tiếng Việt I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS : - Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong chương trình Tiếng Việt . - Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, câu đơn..., so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá... - Biết phân tích các đơn vị ngôn ngữ đó. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng dùng từ, đặt câu. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng kiến thức về các từ loại, các biện pháp tu từ vào làm bài. II . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: Các ví dụ cho từng từ loại, phép tu từ, câu đơn - HS: Ôn tập kiến thức theo câu hỏi SGK. III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra : Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: * Giới thiệu bài (1'): 1. Các từ loại đã học: HS theo rõi bảng trong SGK Từ loại Phó từ Chỉ từ Lượng từ Động từ Số từ Danh từ Tính từ VD Này,nọ, kia VD Hà Nội Bảng... VD: Những, các... VD : Một, hai... VD Đã, sẽ, đang... VD Vui, buồn... VD Đi, ném ngủ... v 2. Các phép tu từ : Các phép tu từ Phép so sánh Phép nhân hoá Phép ẩn dụ Phép hoán dụ Các kiểu cấu tạo câu: Câu Câu đơn Câu ghép Câu có từ là Câu không có từ là 4. Các dấu câu đã học: - Dấu kết thúc câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than - Dấu phân cách các bộ phận câu: Dấu phẩy. II. Luyện tập: 1. Đặt câu với mỗi từ loại: - HS đặt câu với các từ loại đã học - GV kiểm tra, nhận xét . 2. Đặt câu có dùng một trong các phép tu từ đã học: - HS đặt câu - GV kiểm tra, nhận xét. * Củng cố : - GV hệ thống kiến thức. - Đấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi chấm, dấu chấm than có công dụng gì ? 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Đặt câu với mỗi biện pháp tu từ đã học. - Chuẩn bị bài ôn tập tổng hợp. Ngày dạy:4/5/2012 Tiết 137, 138 Kiểm tra hoc kì II A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS : - Ôn tập tổng hợp kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. - HS có khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn Ngữ Văn. - Có năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trong bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức cả 3 phân môn. 3.Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức tổng hợp làm bài tập. B . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: HS. ôn tập T. Chuẩn bị đề bài C. Kiểm tra Đề bài Trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất 1.Văn bản nào dưới đây không cùng thể loại với các văn bản còn lại? Mưa ( Trần Đăng Khoa) Lượm ( Tố Hữu) Cô Tô ( Nguyễn Tuân) Đêm nay Bác không ngủ ( Minh Huệ) 2.
Tài liệu đính kèm: