Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 21-22: Thạch Sanh

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 21-22: Thạch Sanh

I. MỤC TIÊU.

Giúp HS:

1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật dũng sĩ.

2. Kĩ năng: Kể lại được truyện bằng lời văn của mình.

3. Thái độ: Rút ra bài học làm người và cách đối nhân xử thế.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, Tranh ảnh minh hoạ.

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Kiểm tra: Không kiểm tra.

 

doc 5 trang Người đăng vanady Lượt xem 16631Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 21-22: Thạch Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.............................
Lớp 6B	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số: 	Vắng:
Tiết 21 + 22: Văn bản:
Thạch Sanh
(Truyện Cổ tích)
I. Mục tiêu.
Giúp HS: 
1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật dũng sĩ.
2. Kĩ năng: Kể lại được truyện bằng lời văn của mình.
3. Thái độ: Rút ra bài học làm người và cách đối nhân xử thế.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, Tranh ảnh minh hoạ.
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
III. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra: Không kiểm tra.
2. Bài mới.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Đọc hiểu khái quát.
I. Đọc hiểu khái quát.
- Hướng dẫn học sinh đọc, đọc mẫu. Yêu cầu học sinh đọc tiếp.
- Yêu cầu học sinh tóm tắt truyện theo diễn biến sự việc.
- Cho học sinh tìm hiểu một số từ khó.
- Đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tóm tắt truyện.
- Tìm hiểu từ khó.
1. Đọc.
- Yêu cầu: Chậm, rõ ràng, gợi không khí cổ tích, chú ý phân biệt giọng kể và giọng nhân vật.
2. Kể tóm tắt.
* Các sự việc chính.
- Thạch Sanh ra đời.
- Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông.
- Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông.
- Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình.
- Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công.
- Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công.
- Thạch Sanh diệt hồ tinh, cứu thái tử bị vu oan vào tù.
- Thạch Sanh được giải oan lấy công chúa.
- Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu.
Thạch Sanh lên ngôi vua.
3. Chú thích. 
 Giải nghĩa các Chú thích: 3, 6, 7, 13.
* Hoạt động 2 - Đọc - hiểu chi tiết.
II. Đọc hiểu văn bản.
- Tìm những chi tiết nói về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh?
- Trong những chi tiết ấy, em thấy những chi tiết nào là bình thường, chi tiết nào mang tính chất khác thường?
- Theo dõi cốt truyện, tìm chi tiết.
- Suy nghĩ, trả lời.
1. Nhân vật Thạch Sanh.
a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
- Là thái tử con Ngọc Hoàng.
- Mẹ mang thai trong nhiều năm.
- Lớn lên mồ côi cha mẹ, sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi.
- Được thiên thần dạy đủ võ nghệ...
=> Vừa bình thường, vừa khác thường.
- Bình thường:
+ Là con một người nông dân tốt bụng.
+ Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi trên rừng.
- Khác thường:
+ Thạch Sanh là thái tử con Ngọc Hoàng đầu thai vào nhà họ Thạch.
+ Bà mẹ mang thai trong nhiều năm.
+ Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các món võ nghệ.
 Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh nhân dân ta nhằm:
+ Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật, làm tăng sức hấp dẫn của truyện.
+ Thể hiện ước mơ, niềm tin: con người bình thường cũng là những con người có năng phẩm chất kì lạ.
- Quan sát phần tiếp theo của câu chuyện và cho biết phần diễn biến này kể về điều gì trong cuộc đời của nhân vật Thạch Sanh?
- Trả lời.
b. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.
- Hãy liệt kê xem trong đời mình, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách gì và chàng đã lập những chiến công nào?
- Theo dõi truyện, tìm chi tiết, trả lời.
* Thử thách.
- Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng.
 - Xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp của hang.
- Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt vào ngục.
- 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh.
* Chiến công.
- Thạch Sanh diệt chằn tinh
- Diệt đại bàng, cứu công chúa, cứu con vưa Thuỷ Tề.
- Thạch Sanh minh oan, lấy công chúa
- Chiến thắng 18 nước chư hầu.
- Em có nhận xét gì về mức độ và tính chất các cuộc thử thách và những chiến công của Thạch Sanh đạt dược?
- Suy nghĩ, trả lời.
=> Thử thách ngày một tăng, mức độ ngày càng nguy hiểm, chiến công ngày rực rỡ vẻ vang.
- Trải qua những thử thách, em thấy Thạch Sanh bộc lộ những phẩm chất gì?
- Suy nghĩ, phát biểu.
* Phẩm chất.
- Sự thật thà chất phác
- Sự dũng cảm và tài năng
- Nhân hậu, cao thượng, yêu hoà bình.
- Theo em, vì sao Thạch Sanh có thể vượt qua được những thử thách và lập được những chiến công hiển hách đó?
- Vậy, trong số những vũ khí thần kì, em thấy vũ khí nào đặc biệt nhất? Tại sao?
- Nếu thay từ niêu cơm bằng nồi cơm thì ý nghĩa hình ảnh có thay đổi không? Vì sao?
- Suy nghĩ, phát biểu. 
* Chi tiết tiếng đàn thần kì.
- Tiếng đàn giúp cho nhân vật được giải oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm, giải thoát cho Thạch Sanh, Lí Thông bị vạch mặt. Đó là tiếng đàn của công lí. Tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ước mơ công lí của mình.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta.
* Chi tiêt niêu cơm thần kì.
- Niêu cơm có sức mạnh phi thường cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nước chư hầu phải từ chỗ coi thường, chế giễu, phải ngạc nhiên, khâm phục.
- Niêu cơm và lời thách đố đã chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Niêu cơm thần kì là tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân.
- Lí Thông luôn đối lập với Thạch Sanh về tính cách, hành động. Em hãy chỉ rõ?
- Em hãy nhận xét về nhân vật Lí Thông?
* Trong truyện cổ tích, nhân vật chính và phản diện luôn đối lập nhau về hành động và tính cách. Đây là một đặc điểm xây dựng nhân vật của thể loại.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Phát biểu.
2. Nhân vật Lí Thông.
- Kết nghĩa anh em với Thạch Sanh để mưu lợi.
- Lừa Thạch Sanh đi nôp mạng thay mình.
- Cướp công của Thạch Sanh.
=> Lí Thông là kẻ lừa lọc, phản phúc, nham hiểm, xảo quyệt, bất nhân, bất nghĩa...
Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?
- Phát biểu.
3. Kết thúc truyện.
- Cách kết thúc có hậu thể hiện công lí xã hội (ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác) và ước mơ của nhân dân ta về một sự đổi đời. Đây là cách kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích.
* Hoạt động 3 – Tổng kết - Luyện tập
- Hướng dẫn HS tổng kết, cho HS đọc Ghi nhớ.
- Đọc Ghi nhớ.
III. Tổng kết.
* Ghi nhớ.
- Hướng dẫn HS Luyện tập.
- Làm theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Luyện tập.
3. Củng cố.
- Bài học nào em có thể rút ra sau truyện cổ tích này?
4. Dặn dò.
	- Học bài, hoàn thiện bài tập.
	- Kể diễn cảm truyện.
	- Soạn bài: Chữa lỗi dùng từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21 - 22.doc