I/ Mục tiêu :
1.Kiến thức: Giúp HS hiểu được :
- Khái niệm về nghĩa của từ, hiện tượng chuyển loại của từ, nghĩa gốc và chuyển của từ .
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích nghĩa của từ .
3. Thái độ:
- HS có ý thức vận dụng kiến thức về nghĩa của từ vào nói, viết.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
- GV: Bảng phụ nghi bài thơ " Cái chân"
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk
III Tiến trình bài dạy :
1. Kiểm tra: Kết hợp trong bài
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài(1 phút ) : Trong Tiếng việt ngữ nghĩa của từ rất đa dạng,1 từ có nhiều nét nghĩa khác nhau.Vậy thế nào là từ nhiều nghĩa? hiện tượng chuyển nghĩa của từ như thế nào? Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Ngày dạy...../10 / 2007Lớp 6A Ngày dạy....../ 10/ 2007 Lớp 6B Ngày dạy...... / 10/ 2007.Lớp 6C Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ . I/ Mục tiêu : 1.Kiến thức: Giúp HS hiểu được : - Khái niệm về nghĩa của từ, hiện tượng chuyển loại của từ, nghĩa gốc và chuyển của từ . 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích nghĩa của từ . 3. Thái độ: - HS có ý thức vận dụng kiến thức về nghĩa của từ vào nói, viết. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : - GV: Bảng phụ nghi bài thơ " Cái chân" - HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk III Tiến trình bài dạy : 1. Kiểm tra: Kết hợp trong bài 2. Bài mới: * Giới thiệu bài(1 phút ) : Trong Tiếng việt ngữ nghĩa của từ rất đa dạng,1 từ có nhiều nét nghĩa khác nhau.Vậy thế nào là từ nhiều nghĩa? hiện tượng chuyển nghĩa của từ như thế nào? Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1(10phút): Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm từ nhiều nghĩa: GV nhắc lại khái niệmvề từ, nghĩa của từ . GV treo bảng phụ ghi bài thơ " Những cái chân " HS đọc bài thơ trên bảng phụ . - Trong bài thơ có bao nhiêu từ chân ? ( có 6 từ chân ) . - Hãy đặt một câu trong đó có từ chân ? ( Em bị đau chân ) - Các từ chân trong hai ví dụ đó có giống nhau không ? - Các từ chân trong ví dụ trên được hiểu với các nghĩa như thế nào ? - Em thử tìm xem trong vốn từ, từ "Com pa" và từ " Kiềng" có nghĩa khác nữa không ? ( Không có nghĩa khác ) - Từ chân trong câu bạn vừa đọc có nghĩa như thế nào ? - Nếu nói là " chân tường, chân núi, chân răng " thì từ "chân" ở đây có nghĩa là gì ? ( Chỉ bộ phận dưới cùng của một sự vật, tiếp giáp bám chặt vào mặt nền ) - Vậy từ " Chân " là một từ như thế nào ? ---> Từ "chân" là từ nhiều nghĩa . - Em hãy tìm 1 số từ có nhiều nghĩa như từ chân ? (+ Mắt: mắt na , mắt dứa , mắt mía ... + Mũi: mũi thuyền, mũi kiếm, mũi Cà Mau...) - Qua tìm hiểu các ví dụ trên em có thể rút ra kết luận gì về nghĩa của từ ? HS đọc ghi nhớ sgk : HĐ2(15 phút ) : Hướng dẫn HS tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ : - Tìm mối quan hệ giữa các nghĩa của từ "chân" ? ( Có cơ sở chung, có sự chuyển nghĩa ) - Theo em từ " chân " trong ví dụ nào làm cơ sở chung để hiểu nghĩa các từ sau ? - Trong một câu cụ thể một từ thường được dùng với mấy nghĩa ? ( 1 nghĩa ) GV: Chính các từ làm cơ sở chung ấy là nghĩa gốc, các nghĩa sau đó là nghĩa chuyển. - Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các ví dụ trên ? ( Ví dụ 2 là nghĩa gốc, ví dụ 1,3 là nghĩa chuyển ) - Vậy em hiểu thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển ? GV: Thông thường từ chỉ có 1 nghĩa ,nhưng cũng có những từ được hiểu theo các nghĩa khác nhau ( nghĩa chuyển). - Hiện tượng có nhiều nghĩa trong một từ có phải là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa không ? ( Có ) - Em có nhận xét gì về hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? HS đọc nghi nhớ SGK HĐ3(14 phút ) :Hướng dẫn HS luyện tập : HS đọc yêu cầu của bài tập 1 GV chia lớp cho học sinh hoạt động nhóm ( 3 nhóm lớn ) Đại diện nhóm trả lời- nhóm khác nhận xét GV nhận xét, kết luận. HS đọc yêu cầu bài tập 2 GV hướng dẫn HS làm bài. HS đọc yêu cầu bài tập 3 HS suy nghĩ làm bài. GV gọi HS lên bảng làm bài - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chữa bài lên bảng - HS đối chiếu với bài mình làm. I/ Từ nhiều nghĩa : 1. Ví dụ :Bài thơ " Những cái chân " 2. Nhận xét : - Các từ " chân " chỉ bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho đồ vật khác. - Là bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật dùng để đi lại, đứng : Đau chân, mỏi chân - Chỉ bộ phận dưới cùng của một sự vật, tiếp giáp bám chặt vào mặt nền đ Từ " chân " là từ có nhiều nghĩa. ị Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. II/ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Nghĩa gốc ( đen ) là nghĩa chính – xuất hiện từ đầu , là cơ sở để nảy sinh nghĩa khác - Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc . - Thông thường từ chỉ có 1 nghĩa ,nhưng cũng có những từ được hiểu theo các nghĩa khác nhau ( nghĩa chuyển ) . * Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập : 1. Bài tập 1 : - Đầu : - đau đầu , nhức đầu . - đầu sông ,đầu nhà . - đầu mối đầu tiên ... - Mũi : - mũi lõ , mũi tẹt . - mũi kim ,mũi kéo . - mũi đất ... - Tay : - cánh tay ,bàn tay . - tay súng ,tay chèo , tay ghế ... 2. Bài tập 2: - Quả: Quả thận, quả tim - Lá: Lá phổi, lá lách.. 3. Bài tập 3: a. Chỉ sự vật chuyển thành hành động: - Cái cuốc đ cuốc đất. - Cái bàođ bào gỗ. - Cân muối đ muối dưa b. Chỉ hành động chuyển thành sự vật: - bó cỏ đ một bó cỏ. - nắm cơm đ một nắm cơm. 3. Củng cố (3 phút ): - Thế nào là từ nhiều nghĩa ? - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? 4. Hướng dẫn về nhà( 2 phút ): - Học thuộc 2 ghi nhớ trong SGK. - Làm các bài tập coàn lại. - Nắm chắc kiến thức về nghĩa của từ. - Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi bài: " Lời văn, đoạn văn tự sự".
Tài liệu đính kèm: