Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô tiếng Việt

- Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức: - Hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt

 - Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt

2. Kỹ năng: - Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể

 - Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô giao tiếp

3. Thái độ : - Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và biết cách sử dụng tốt những phương tiện này.

C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp , phân tích ví dụ cụ thê – minh họa – giải thích, thảo luận nhóm

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15 PHÚT

Đề bài:

A. Trắc nghiệm: (3điểm)

Câu 1: Có mấy phương châm hội thoại đã học

a. Hai b. Ba c. Bốn d. Năm

Câu 2: Tuân thủ phương châm hội thoại về chất là:

a. Trong giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung lời nói không thừa, không thiếu.

b. Khi giao tiếp không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có chứng cứ xác thực.

c. Khi giao tiếp cần nói đúng chủ đề giao tiếp, tránh nói lạc đề.

d. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 Ngày soạn: 16/09/2012
Tiết PPCT: 18 Ngày dạy: 18/09/2012
Tiếng Việt: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô tiếng Việt
- Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: - Hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt
 - Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt
2. Kỹ năng: - Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể
 - Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô giao tiếp
3. Thái độ : - Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và biết cách sử dụng tốt những phương tiện này.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp , phân tích ví dụ cụ thê – minh họa – giải thích, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15 PHÚT 
Đề bài:
A. Trắc nghiệm: (3điểm)
Câu 1: Có mấy phương châm hội thoại đã học
a. Hai	b. Ba	c. Bốn	d. Năm
Câu 2: Tuân thủ phương châm hội thoại về chất là:
a. Trong giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung lời nói không thừa, không thiếu.
b. Khi giao tiếp không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có chứng cứ xác thực.
c. Khi giao tiếp cần nói đúng chủ đề giao tiếp, tránh nói lạc đề.
d. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Câu 3: Câu tục ngữ : «Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược » liên quan đến phương châm :
a. Phương châm cách thức	b. Phương châm về lượng
c. Phương châm quan hệ d. Phương châm về chất.
Câu 4: Nói : «Chiến tranh là chiến tranh » thì câu nói đó vi phạm phương châm :
a. Phương châm lịch sự	 b. Phương châm về lượng
c. Phương châm quan hệ d. Phương châm về chất.
Câu 5: Câu nói nào dưới đây liên quan đến phương châm lịch sự:
a. Nói nhăng nói cuội	b. Nói thao thao bất tuyệt.
c. Cực chẳng đã tôi phải nói d. Râu ông nọ chắp cằm bà kia..
Câu 6: Đọc tình huống sau và cho biết Sơn vi phạm phương châm hội thoại nào: 
“Tuấn đến nhà Sơn không gặp liền gọi điện hỏi: - Cậu đang ở đâu vậy? Tớ đến nhà cậu mà không gặp. Sơn vội vàng trả lời: - Ở Đạ Long chứ ở đâu.”
a. Phương châm cách thức	b. Phương châm về lượng
c. Phương châm quan hệ d. Phương châm về chất.
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? (3 điểm)
Câu 2: Tục ngữ có câu: “ Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Câu tục ngữ trên khuyên em điều gì? Nó liên quan đến phương châm hội thoại nào?
	Đáp án
A. Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng1 điểm
Câu 1: d Câu 2: b	Câu 3: c Câu 4: b Câu 5: c Câu 6: b
B. Tự luận
Câu 1: Hs nêu đượcc ác ý trong phần ghi nhớ sgk/37 ( 3 điểm)
Câu 2: - Câu tục ngữ khuyên chúng ta: Trong khi giáo tiếp phải lựa chọn lời nói tế nhị, nhã nhặn, lịch sự, dễ nghe để không làm mất lòng ai. (2 điểm)
- Câu tục ngữ trên liên quan đến phương châm lịch sự. ( 2 điểm)
 3. Bài mới: Trong các giờ trước, các em đã được tìm hiểu các phương châm hội thoại. Để đạt được mục đích trong giao tiếp thì người nói cần phải chú ý tới việc vận dụng các phương châm hội thoại phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. Vì vậy, có những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. Ngoài những vấn đề này, trong giao tiếp sự phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các phương tiện xưng hô là đặc điểm nổi bật của Tiếng Việt. Khi sử dụng nó bao giờ cũng được xét trong mối quan hệ với tình huống giao tiếp. Mời các em vào tìm hiểu giờ học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG 
GV: Treo bảng phụ, HS quan sát và trả lời câu hỏi : 
Các từ ngữ xưng hô Ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô dì, dượng, cậu , mợchỉ mối quan hệ gì ?
GV: Các từ ngữ xưng hô : Cô giáo, thầy giáo, bác sĩ, hiệu trưởng, nhân viên, ca sĩ chỉ mối quan hệ gì ?
HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý
GV lấy VD: Bố vợ tương lai mời con rể (khách) dùng nước. Khách đáp lại:
“Cám ơn! Tôi/mình vừa uống nước xong”.
“Cám ơn! Bản thân vừa uống nước xong”.
“Bản thân” không thuộc vào hệ thống từ xưng hô. Để tự chỉ mình trong lúc lúng túng, ông khách đã dùng từ này để xưng hô (Tình huống giao tiếp).
GV: Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt ? Cách sử dụng từ ngữ đó? Nếu xét tình thái có thể chia Ntn?
HS Phát hiện và trả lời, GV nhận xét và chốt ý
GV: Nhận xét về số lượng từ ngữ dùng để xưng hô? HS tự phát hiện
GV: Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên?
HS đọc ví dụ
GV: Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Mèn và Choắt trong hai đoạn trích ? Giải thích sự thay đổi đó? (Có sự thay đổi vì tình huống giao tiếp thay đổi)
GV: Từ tình huống giao tiếp trên người nói cần căn cứ vào đâu để sử dụng từ ngữ xưng hô? 
HS rút ra nhận xét 
LUYỆN TẬP 
HS đọc yêu cầu bài tập 1
GV: Lời mời trên có sự nhầm lẫn như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
HS Thảo luận nhóm 4 phút-> trả lời.
 Chúng ta: gồm người nói + nghe
 Chúng tôi : chỉ người nói
HS Đọc yêu cầu bài tập 4.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận -> trả lời.
HS Đọc yêu cầu bài tập 6
GV: Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện? 
 Thảo luận -> trả lời.
Gọi 1 HS lên bảng viết, còn lại làm vào vở 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
GV gợi ý: Xưng hô khiêm nhường (xưng khiêm hô tôn) : Trẫm – các khanh -> xưng hô của vua chúa ngày xưa 
Thưa bác, anh nhà cháu không có nhà ạ
Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt
- Từ ngữ xưng hô chỉ quan hệ gia đình:
Ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô dì, dượng, cậu, mợ
- Từ ngữ xưng hô chỉ nghề nghiệp:
Cô giáo, thầy giáo, bác sĩ, hiệu trưởng, nhân viên, ca sĩ 
- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và giàu sắc thái biểu cảm
- Ngôi 1: tôi, tao, chúng tôi, chúng ta
- Ngôi 2: mày, mi, chúng mày
- Ngôi 3: nó, hắn, chúng nó, họ
à Từ ngữ xưng hô rất phong phú
- Suồng sã: mày, tao
- Thân mật : anh - em - chị	
- Trang trọng : quí ông, quí đại biểu...
à Giàu sắc thái biểu cảm
2. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô:
VD1 : Đoạn a)
Xưng hô của dế Choắt: anh – em -> sự nhún nhường, lễ phép của người yếu
Xưng hô của dế Mèn : ta – chú mày -> sự kiêu căng, ngạo mạn của kẻ mạnh 
Đoạn b) 
Xưng hô của dế Choắt: tôi – anh -> sự bình đẳng trong quan hệ, dế Mèn là người mang ơn dế Choắt
Xưng hô của dế Mèn : tôi – anh -> sự tôn trọng, dế Mèn hối hận vì hành động của mình.
ð Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
II. LUYỆN TẬP 
Bài1: Cách xưng hô “chúng ta” (ngôi gộp) 
-> gây sự hiểu lầm do ảnh hưởng thói quen dùng tiếng mẹ đẻ không phân biệt “ngôi gộp” (chúng ta - người nói và người nghe) “ngôi trù”( chúng tôi - gồm người nói) .
Bài4 : Vị tướng có quyền cao chức trọng vẫn gọi thầy – xưng con -> thể hiện thái độ kính cẩn, lòng biết ơn với thầy giáo của mình, đó là nhân cách cao cả
Bài 6: Xác định từ ngữ xưng hô và tác dụng: 
- Cai lệ : 
+ Xưng hô với anh Dậu: ông – thằng kia, mày -> thái độ hống hách, ngạo mạn của kẻ quyền thế hà hiếp dân lành
+ Xưng hô với chị Dậu: tôi – chị, cha mày – mày -> sự thấp kém về nhân cách
- Chị Dậu: xưng hô với cai lệ 
+ Ban đầu là nhà cháu – ông -> hạ mình
+ Sau đó: tôi – ông -> bất bình, phản kháng
+ Cuối cùng: bà – mày -> phản kháng quyết liệt, tức nước vỡ bờ
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ : Hệ thống từ ngữ xưng hô và cách sử dụng 
- Học bài + Xem lại các bài tập.
- Tìm VD về việc lựa chọn từ ngữ xưng hô khiêm nhường tôn trọng người đối thoại trong giao tiếp
 * Bài mới : Soạn: “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp”.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT18 XUNG HO TRONG HT.doc