Tài liệu môn Ngữ văn Lớp 6 - Củng cố kiểu bài kể chuyện đời thường - Kỹ năng tự sự - Năm học 2004-2005

Tài liệu môn Ngữ văn Lớp 6 - Củng cố kiểu bài kể chuyện đời thường - Kỹ năng tự sự - Năm học 2004-2005

II. Cách làm bài văn kể chuyện đời thường.

Cho đề bài sau:

1. Kể về một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.

2. Kể lại một kỷ niệm thời ấu thơ làm em nhớ mãi.

* Nhận xét về điểm giống và khác nhau của hai đề bài trên?

- Giống nhau: Cùng là kiểu bài tự sự: kể chuyện đời thường.

- Khác nhau; đề bài 1 yêu cầu kể về người thân trong gia đình.

 đề bài 2 yêu cầu kể về một sự việc đã xảy ra khiến em nhpớ mãi.

* Kể về một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất. vậy, em sẽ chọn kể vè ai? tại sao?

+ kể về mẹ vì mẹ là người luôn chăm sóc và yêu thương mình một cách sâu sác.

+ kể về bố vì bố là người yêu thương, luôn đưa đón đi học và luôn giúp giải các bài tập khó.

+ kể về ông hay bà vì bà hoặc ông là người gần gũi, thường kể chuyện hoặc chia sẻ với mình .

* Nếu chọn kể về một kỷ niệm thời thơ ấu em sẽ chọn kể một kỷ niệm thế nào?

- Kỷ niệm đáng nhớ nhất: hoặc rất vui, không thể quên. Cũng có thể rất buồn.

GV: Dù buồn hay vui, dù ngộ nghĩnh hay xúc động cũng phải là câu chuyện xảy ra có thật với mình, có nội dung riêng, thật sự khiến mình có ấn tượng sâu sắc và đặc biệt là giúp em lớn hơn lên, trưởng thành thêm, nhận biết hơn về điều hay lẽ phải.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu môn Ngữ văn Lớp 6 - Củng cố kiểu bài kể chuyện đời thường - Kỹ năng tự sự - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy: 25 /12/2004
Củng cố Kiểu bài kể chuyện đời thường
I. Chuyện đời thường là gì?
* So sánh hai văn bản:
a. Truyện cổ tích: Em bé thông minh.
b. Câu chuyện kể về đứa em nhỏ của mình đang ba tuổi, rất hiếu động, hay quấy phá.
Hs nhận thấy sự khác biệt:
- Câu chuyện (a) là một truyện cổ tích, có cốt truyện và nhân vật, được sáng tác từ xa xưa bởi nhân dân lao động và ngày nay được kể lại.
Câu chuyện (b) là câu chuyện được kể về một nhân vật trong cuộc sống đời thường, em đã được gặp gỡ, quan sát và chứng kiến, các sự việc và tình tiết do em tự lựa chọn và sắp xếp.
* Vậy, trong hai văn bản đâu là văn bản đời thường?
* Em hiểu chuyện đời thường là gì?
- Chuyện xảy ra hàng ngày trong cuộc sống đối với em hoặc những người xung quanh mà em có dịp quan sát hoặc trực tiếp tham gia. Câu chuyện được kể lại theo trình tự và nội dung mà em lựa chọn và sắp xếp.
II. Cách làm bài văn kể chuyện đời thường.
Cho đề bài sau: 
1. Kể về một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
2. Kể lại một kỷ niệm thời ấu thơ làm em nhớ mãi.
* Nhận xét về điểm giống và khác nhau của hai đề bài trên?
- Giống nhau: Cùng là kiểu bài tự sự: kể chuyện đời thường.
- Khác nhau; đề bài 1 yêu cầu kể về người thân trong gia đình.
	đề bài 2 yêu cầu kể về một sự việc đã xảy ra khiến em nhpớ mãi.
* Kể về một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất. vậy, em sẽ chọn kể vè ai? tại sao?
+ kể về mẹ vì mẹ là người luôn chăm sóc và yêu thương mình một cách sâu sác...
+ kể về bố vì bố là người yêu thương, luôn đưa đón đi học và luôn giúp giải các bài tập khó.
+ kể về ông hay bà vì bà hoặc ông là người gần gũi, thường kể chuyện hoặc chia sẻ với mình ...
* Nếu chọn kể về một kỷ niệm thời thơ ấu em sẽ chọn kể một kỷ niệm thế nào?
- Kỷ niệm đáng nhớ nhất: hoặc rất vui, không thể quên. Cũng có thể rất buồn. 
GV: Dù buồn hay vui, dù ngộ nghĩnh hay xúc động cũng phải là câu chuyện xảy ra có thật với mình, có nội dung riêng, thật sự khiến mình có ấn tượng sâu sắc và đặc biệt là giúp em lớn hơn lên, trưởng thành thêm, nhận biết hơn về điều hay lẽ phải.
* Tra lời câu hỏi theo hệ thống sau:
Đề 1:
1. Trong gia đình, em luôn yêu quý và nhớ đến nhiều nhất là ai?
2. Người được em yêu quý là một người có điểm gì nổi bật về ngoại hình, dáng vẻ? (khuôn mặt, mái tóc, nụ cười, hàm răng, đôi mắt...). Vì sao những nét ấy lại khiến em quý mến, thấy thân thiết và đáng nhớ?
3. Người được em yêu quý nhất cũng là người có những thói quen hay sở thích đặc biệt gì? Em có bao giờ cùng người đó chia sẻ hay không?
4. Người em yêu quý nhất có tình cảm và thái độ ra sao đối với mọi người trong gia đình, đối với những người sống xung quanh hay với bạn bè?
5. Điều gì đã khiến em cảm thấy đáng quý nhất, hay cảm động nhất trong tình cảm và thái độ của người đó đối với em?
6. Em có suy nghĩ ra sao về người đó?Em sẽ làm gì để người em quý yêu luôn được vui vẻ và khoẻ mạnh trong cuộc sống? 
Đề 2:
1. Thời thơ ấu có chuyện gì xảy ra khiến em ấn tượng sâu sắc nhất? Chuyện xảy ra đối với em hay là một câu chuyện em được chứng kiến?
2. Câu chuyện ấy đã xảy ra khi nào? ở đâu? Liên quan đến những ai?
3. Nguyên nhân nào đã làm xảy ra sự việc đó?
4. Diễn biến của sự việc xảy ra như thế nào? Hành động, thái độ của mọi người , thậm chí nếu là với em thì em có cảm xúc, suy nghĩ ra sao khi phải trải qua hoặc chứng kiến sự việc đó.
5. Có tình huống nào nảy sinh khiến câu chuyện thêm bất ngờ đối với em hay những người có mặt hay không?
6. Sự việc kết thúc ra sao?
7. sau sự việc đó, em có suy nghĩ và cảm xúc như thế nào?
HS trả lời các câu hỏi đó theo cách lập dàn bài mỗi phần. các em có thể viết đoạn mở bài của mỗi đề theo hai cách khác nhau. GV đọc, chấm và chữa trên lớp.
Yêu cầu về nhà: 
Viết một đoạn diễn đạt một ý của đề bài. Đoạn văn ngắn khoảng từ 6- 8 câu, có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn.
GV gợi ý một vài sự việc xảy ra đối với em khi còn nhỏ:
- Không nghe lời bố mẹ, trốn đi chơi nên không học được bài, bị điểm kém. Lại giấu không cho bố mẹ biết. Không ngờ, cô giáo đến chơi hoặc mẹ gặp cô ở chợ, đi qua nhà ...và biết chuyện. Thái độ và cách xử lý của mẹ khiến em vừa xấu hổ vừa ân hận.
- Bị ốm, không đi học được nhưng khi nghe các bạn cùng ngõ vui chơi lại trốn xuống, quên cả ốm. Gần đến giờ bố mẹ về, chạy vội về nhà và quên mất đôi dép dưới sân. Bị bố mẹ phát hiện. Nói dối. Qua câu chuyện của bố mẹ, thấy xấu hổ và sửa lỗi.
- Khi còn đang học mẫu giáo, lúc nào cũng chỉ mong được về nhà. Khi có người đến đón bạn khác, lẻn ra khỏi cửa và chạy về. Không bết đường, bị lạc. Khóc hết nước mắt. may nhờ một người bạn của anh chị hoặc của bố mẹ đưa về. Về nhà, thấy mẹ khóc mếu, bố đến đài truyền hình đăng tin trẻ lạc, còn ông bà cuống cuồng hỏi thăm hàng xóm...thấy vừa sợ vừa hối hận. 
- Ba hoặc mẹ đi công tác xa nhà, phải chia tay với ba hoặc mẹ. Vì lúc chuẩn bị đi, ba (mẹ) hứa sẽ cho vào trong va ly để mang theo nên vui sướng. Đến khi, ba (mẹ) lên xe hoặc bước lên máy bay mới biết mình không được đi, phải xa ba họăc mẹ nên khóc ầm ĩ, ăn vạ, lại hoảng hốt vì phải xa người thân...
- Ông hay bà là người rất gắn bó. Khi ông hoặc bà ốm, rồi mất, vẫn còn quá nhỏ nên không biết, cứ tưởng ông bà đi chơi nên oán trách mãi là ông bà trốn mình. Sau mới biết là ông bà đã không còn. ân hận, nhớ thương...
- Được cô giáo dẫn đi chơi cùng cả lớp.... vào ăn bánh đa cùng cô và các bạn.Khát nước vì nói nhiều nên với tay lấy chai nước có nhãn Lavie, ai ngờ là chai dấm....
Kỹ năng văn tự sự
Ngôi kể, lời kể, lời thoại trong văn tự sự
A. Nội dung cần ghi nhớ:
a. Ngôi kể:
- Có thể dùng ngôi kể thứ nhất hoặt ngôi kể thứ ba. Cũng có thể kết hợp cả hai ngôi kể. Mỗi ngôi đều có ưu thế riêng.
- Kể theo ngôi thứ nhất tức là người kể xưng tôi (không nhất thiết phải là chính tác giả), trực tiếp xuất hiện để dẫn dắt toàn bộ câu chuyện, tức là kể những gì mình nghe, mình thấy, mình trải nghiệm, vì vậy có thể bộc lộ tình cảm và suy nghĩ của mình một cách dễ dàng.
VD: Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách, láo chỉ tổ đêm thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình mà thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi. Thế mới biết, nếu đã trót không suy nghĩ, lỡ xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được" (Dế Mèn...)
- Kể theo ngôi thứ ba tức là người kể tự giấu mình, không xuất hiện trực tiếp, gọi các nhân vật bằng tên hoặt bằng ngôi nhân xưng thứ ba: ông (ấy), Bà (ấy), anh, chị (ấy)...Mọi diễn biến hành động, thái độ của tất cả các nhân vật đều được miêu tả một cách linh hoạt, tự do, không bị gò bó. Cách kể này có ưu thế là đảm bảo được tính khách quan của câu chuyện, khiến cho người đọc có cảm giác toàn bộ diễn biến của câu chuyện đang diễn ra như ở ngoài thực tế, và người viết đã ghi lại một các trung thành và sáng tạo. Hầu hết các truyện kể dân gian đều được kể theo ngôi này.
- Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có nhiều trường hợp kết hợp cả hai ngôi kể trong cùng một câu chuyện; Khi nhân vật trong truyện có những đoạn độc thoại nội tâm, bộc lộ tình cảm và suy nghĩ trực tiếp của bản thân.
b. Lời kể và lời thoại:
- Lời kể và lời thoại trong văn tự sự cũng đòi hỏi phải có sự dụng công.
- Lời kể là lời dẫn dắt cốt truyện, giới thiệu không gian, thời gian theo kiểu "Ngày xửa, ngày xưa..." hay "một buổi sang...". Hoặc là lời kể về diễn biến sự kiện xảy ra trong truyện: "Ngay nhịp trống đầu, Quắm đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ đánh ráo riết...". Lời kể còn là lời giới thiệu nhân vật: về lai lịch, tên tuổi, đặc điểm hìn dáng, tính tình: "Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta... sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ...". Trong cùng một văn bản, lời kẻ phải rất linh hoạt, bao gồm trần thuật: (thông báo sự việc); miêu tả:(tả ngươi, tả cảnh), tường thuật (ghi lại thời gian, không gian, diễn biến sự việc...). Tất cả đều cùng được sử dụng ngay trong một đoạn văn tự sự. Không nên quá cầu kỳ nhưng cũng không nên hời hợt, thiếu rõ ràng. điều quan trong là khi kể người viết phải làm toát lên thái độ, tình cảm của mìn đối với sự việc đực kể và thể hiện được chủ đề của câu chuyện. Khi kể ở ngôi thứ nhất thì lời kể thiên về tự thuật. Khi kể ngôi thứ ba thì phải mang tính khách quan. 
VD: Cùng một đoạn văn tả cảnh đứa trẻ đấu tranh giữa việc đi chơi đá bóng cùng các bạn dùng hai ngôi kể khác nhau.
- Lời thoại: lời nói của nhân vật trong đối thoại, trò chuyện qua đó bộc lộ tính cách. Người viết phải chọn lời thoại cho hợp lý. Lời nhân vật thiếu nhi thì hồn nhiên, ngây thơ, pha chút nũng nịu, lời nhân vật là người già thì điềm đạm...đặc biệt, lời thoại phải có chêm xen các từ đưa đẩy để làm rõ thái độ của nhân vật và khiến lời nói trở nên tự nhiên, sát đời thường. Câu văn đối thoại thường có thể không cần đầy đủ C - V mà có thẻ dùng kiểu câu tỉnh lược, các kiểu dấu câu bổ trợ ý nghĩ biểu cảm. Trong một câu chuyện, lời thoại không cần đưa vào nhiều cũng không nên quá ít mà cần lựa chọn. Lời thoại cần được viết tách ra một dòng và có dấu gạch đầu dòng. Nếu không có đối thoại thì nên viết chung vào đoạn văn nhưng có sử dụng dấu ngoặc kép để phân biệt.
VD bằng truyện Thưa cô, tự nhiên nó như thế đấy ạ"
II. Bài tập:
Rèn kỹ năng về kiểu bài kể chuyện tưởng tượng.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan tu su.doc