Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 13 đến 16 - Năm học 2011-2012 (2 cột)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 13 đến 16 - Năm học 2011-2012 (2 cột)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là chủ đề, yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong văn bản tự sự.

- Dàn bài của bài văn tự sự, bố cục của bài văn tự sự.

- Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.

2. Kĩ năng:

- Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án

2. Học sinh: Soạn bài.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới:

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT

Hoạt động 1

- Yêu cầu học sinh đọc văn bản SGK/44.

+ Việc Tuệ Tĩnh chữa trị trước cho chú bé con người nông dân đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?

+ Chủ đề của văn bản được thể hiện ở các dòng nào trong văn bản.

- Học sinh gạch chân dưới các câu thể hiện chủ đề.

+ Chủ đề là gì?

+ Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.

- Sự việc thể hiện chủ đề.

- Học sinh đọc các nhan đề SGK.

+ Chọn nhan đề nào cho thích hợp và nêu lí do.

+ Em có thể đặt tên khác cho văn bản không?

+ Sự thống nhất của chủ đề trong văn bản thể hiện như thế nào?

- Nhan đề, lời kể, nhân vật, sự việc,

+ Các phần MB, TB, KB trên đây thực hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự?

+ Chủ đề là gì? Dàn bài của bài văn tự sự gồm những phần nào?

 → Ghi nhớ sgk/45

Hoạt động

* Bài tập 1: Yêu cầu học sinh đọc văn bản.

- Học sinh thảo luận (5 phút) mỗi nhóm thảo luận 1 câu.

Nhóm 1: Câu a

Nhóm 2: Câu b

Nhóm 3: Câu c

Nhóm 4: Câu d.

 Sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày.

+ Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ nào?

- Đòi hỏi vô lí của viên quan.

- Đồng ý dễ dàng của người nông dân.

- Câu trả lời bất ngờ của người nông dân – vua.

* Viết phần mở bài cho bài văn tự sự theo hai cách: Giới thiệu chủ đề câu chuyện và kể tình huống nảy sinh câu chuyện.

- Học sinh viết (10 phút) gọi 2, 3 học sinh trình bày, giáo viên nhận xét, góp ý.

 I.TÌM HIỂU BÀI

1. TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ.

1.1. Chủ đề

* Ví dụ sgk/44

- Phẩm chất của người thầy thuốc là hết lòng vì người bệnh.

- Y đức của người thầy thuốc.

→ Chủ đề của văn bản

- Vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra cho văn bản.

* Nhan đề:

- Tuệ Tĩnh.

- Một lòng vì người bệnh.

1.2. Dàn bài.

MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

TB: Kể diễn biến sự việc.

KB: Kể kết cục của sự việc.

* Ghi nhớ: SGK/45.

II. LUYỆN TẬP

1. Bài tập 1:

a.- Tố cáo tên cận thần tham lam, ca ngợi trí thông minh, lòng trung thành.

Chủ đề: Thể hiện ở việc người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó.

b.-Mở bài: Câu 1 “Một người nhà vua”

- Thân bài: “Ông ta tìm hai mươi lăm roi”

- Kết bài: Còn lại

c.- Truyện Tuệ Tĩnh nói rõ ngay chủ đề ở phần mở bài còn truyện này chỉ giới thiệu tình huống.

- Truyện Tuệ Tĩnh: Ca ngợi lòng thương người. Còn truyện Phần thưởng thì nói về sự thưởng phạt công minh.

- Giống: + Kể theo thời gian, diễn biến sự việc.

 + Có 3 phần.

 + Ít hành động, nhiều đối thoại.

 d. Sự việc thú vị: lời cầu xin phần thưởng. → Nói lên sự thông minh, hóm hỉnh, tự tin của người nông dân.

2. MB: “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” chưa giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra.

- “Sự tích Hồ Gươm”: Giới thiệu rõ ý cho mượn gươm.

- “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” kết thúc theo lối vòng tròn.(nêu sự việc tiếp diễn)

- “Sự tích Hồ Gươm” kết truyện trọn vẹn hơn.(nêu sự việc kết thúc)

 

doc 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 13 đến 16 - Năm học 2011-2012 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/09/2011
 Tiết 13: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
 Văn bản: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sự tích hồ gươm – Truyền thuyết địa danh.
- Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết.
- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ: 
- Ghi nhớ công ơn các vị anh hùng dân tộc.
- Yêu mến, giữ gìn các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh ảnh
2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới, sưu tầm tranh ảnh về Hồ Gươm
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
- Kể tóm tắt truyện Sơn Tinh,Thủy Tinh, nêu ý nghĩa của truyện. 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động
- HS nghe bài hát Hồ Gươm
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học.
+ Truyện được viết theo thể loại nào? Phương thức biểu đạt chính là gì?
+ Tìm bố cục của truyện.
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc, GV đọc mẫu, gọi học sinh đọc tiếp theo.
- 2 học sinh đọc toàn truyện. GV nhận xét và uốn nắn cách đọc cho học sinh.
- Học sinh kể tóm tắt lại truyện.
- Đọc chú thích: (6), (9), (10)
- Học sinh kể lại đoạn Lê Thận và Lê Lợi mượn gươm thần?
+ Vì sao Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
- Giặc Minh đô hộ. Quân Lam Sơn còn yếu, nhiều lần bị thua. Long Quân cho mượn gươm thần để giết giặc.
+ Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào?
- Lưỡi gươm → nước. Li kì, hấp dẫn
- Chuôi gươm → rừng thiêng liêng.
+ Vì sao thần lại tách chuôi gươm và lưỡi gươm tách người nhận chuôi và nhận lưỡi, các sự việc trên có ý nghĩa gì?
- Nhân dân từ miền ngược đến miền xuôi đồng lòng giết giặc.
+ Chi tiết lưỡi gươm sáng lên khi gặp Lê Lợi có ý nghĩa gì?
- Học sinh bàn bạc thảo luận trả lời.
- Lưỡi gươm phát sáng. → Cuộc khởi nghĩa được tổ tiên, thần linh giúp đỡ.
- Đề cao vai trò chủ tướng.
+Tìm những chi tiết thể hiện sức mạnh của gươm thần?
- Tung hoành khắp trận địa.
- Quân Minh bạt vía
- Quân Lam Sơn tăng thêm nhuệ khí...
→ Đánh đuổi giặc ra khỏi đất nước.
- Học sinh phát hiện trả lời.
+ Khi nào Long Quân cho đòi gươm, cảnh đưa gươm, trả gươm diễn ra như thế nào? Ý nghĩa chi tiết này.
- Đất nước hòa bình
Hoạt động 3
+ Nội dung của truyện.
+ Nghệ thuật xây dựng truyện có gì đặc sắc.
+ Ý nghĩa của truyện. 
- Học sinh thảo luận (3 phút) trả lời.
Hoạt động 4
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. THỂ LOẠI: Truyền thuyết
2. PTBĐ: Tự sự
3. BỐ CỤC: 3 phần
II. ĐỌC– HIỂU VĂN BẢN
III. TỔNG KẾT - GHI NHỚ
1. Nội dung:
- Giặc Minh đô hộ.
- Quân Lam Sơn còn yếu.
- Long Quân cho mượn gươm thần để giết giặc.
- Đánh đuổi giặc ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên làm vua và trả gươm thần ở hồ Tả Vọng – hồ Gươm – hồ Hoàn Kiếm.
2. Nghệ thuật:
- Xây dựng các tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần đoàn kết một lòng đánh giặc của nhân dân ta.
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo giàu ý nghĩa. ( gươm thần, rùa vàng)
3. ý nghĩa:
- Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
- Ca ngợi cuộc kháng chiến do Lê Lợi lãnh đạo.
- Ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc.
IV. LUYỆN TẬP
1. Đọc thêm bài Ấn, kiếm Tây Sơn.
4. Củng cố:
+ Gươm thần Long Quân cho Lê Lợi mượn tượng trưng cho điều gì?
+ Việc trả gươm cho Long Quân của Lê Lợi có ý nghĩa gì?
5. Dặn dò:
- Nắm và phân tích được nội dung ý nghĩa của truyện.
- Kể lại được truyện bằng lời văn của mình.
- Sưu tầm các bài viết về Hồ Gươm.
- Ôn tập về các tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
- Chuẩn bị bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
Ngày soạn:1/09/2011
 Tiết 14: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu thế nào là chủ đề, yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong văn bản tự sự.
- Dàn bài của bài văn tự sự, bố cục của bài văn tự sự.
- Hiểu mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
2. Kĩ năng: 
- Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: Soạn bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
- Yêu cầu học sinh đọc văn bản SGK/44.
+ Việc Tuệ Tĩnh chữa trị trước cho chú bé con người nông dân đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?
+ Chủ đề của văn bản được thể hiện ở các dòng nào trong văn bản.
- Học sinh gạch chân dưới các câu thể hiện chủ đề.
+ Chủ đề là gì?
+ Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
- Sự việc thể hiện chủ đề.
- Học sinh đọc các nhan đề SGK.
+ Chọn nhan đề nào cho thích hợp và nêu lí do.
+ Em có thể đặt tên khác cho văn bản không?
+ Sự thống nhất của chủ đề trong văn bản thể hiện như thế nào?
- Nhan đề, lời kể, nhân vật, sự việc,
+ Các phần MB, TB, KB trên đây thực hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự?
+ Chủ đề là gì? Dàn bài của bài văn tự sự gồm những phần nào?
 → Ghi nhớ sgk/45
Hoạt động
* Bài tập 1: Yêu cầu học sinh đọc văn bản.
- Học sinh thảo luận (5 phút) mỗi nhóm thảo luận 1 câu.
Nhóm 1: Câu a
Nhóm 2: Câu b
Nhóm 3: Câu c
Nhóm 4: Câu d.
 Sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày.
+ Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ nào?
- Đòi hỏi vô lí của viên quan.
- Đồng ý dễ dàng của người nông dân.
- Câu trả lời bất ngờ của người nông dân – vua.
* Viết phần mở bài cho bài văn tự sự theo hai cách: Giới thiệu chủ đề câu chuyện và kể tình huống nảy sinh câu chuyện.
- Học sinh viết (10 phút) gọi 2, 3 học sinh trình bày, giáo viên nhận xét, góp ý.
I.TÌM HIỂU BÀI
1. TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ.
1.1. Chủ đề
* Ví dụ sgk/44
- Phẩm chất của người thầy thuốc là hết lòng vì người bệnh.
- Y đức của người thầy thuốc.
→ Chủ đề của văn bản
- Vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra cho văn bản.
* Nhan đề:
- Tuệ Tĩnh.
- Một lòng vì người bệnh.
1.2. Dàn bài.
MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
TB: Kể diễn biến sự việc.
KB: Kể kết cục của sự việc.
* Ghi nhớ: SGK/45.
II. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1:
a.- Tố cáo tên cận thần tham lam, ca ngợi trí thông minh, lòng trung thành.
Chủ đề: Thể hiện ở việc người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó.
b.-Mở bài: Câu 1 “Một ngườinhà vua”
- Thân bài: “Ông ta tìmhai mươi lăm roi”
- Kết bài: Còn lại
c.- Truyện Tuệ Tĩnh nói rõ ngay chủ đề ở phần mở bài còn truyện này chỉ giới thiệu tình huống.
- Truyện Tuệ Tĩnh: Ca ngợi lòng thương người. Còn truyện Phần thưởng thì nói về sự thưởng phạt công minh.
- Giống: + Kể theo thời gian, diễn biến sự việc.
 + Có 3 phần.
 + Ít hành động, nhiều đối thoại.
 d. Sự việc thú vị: lời cầu xin phần thưởng. → Nói lên sự thông minh, hóm hỉnh, tự tin của người nông dân.
2. MB: “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” chưa giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra.
- “Sự tích Hồ Gươm”: Giới thiệu rõ ý cho mượn gươm.
- “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh” kết thúc theo lối vòng tròn.(nêu sự việc tiếp diễn)
- “Sự tích Hồ Gươm” kết truyện trọn vẹn hơn.(nêu sự việc kết thúc)
4. Củng cố:
- Đọc thêm sách giáo khoa.
- Chủ đề là gì? Nêu dàn bài chung của bài văn tự sự?
5. Dặn dò:
- Nắm được bài văn tự sự cần có chủ đề thống nhất và có bố cục rõ ràng.
- Xác định chủ đề và dàn ý của một truyện dân gian đã học.
- Chuẩn bị bài “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự”.
Ngày soạn:03/09/2011
 Tiết 15, 16: TÌM HIỂU ĐỀ 
 VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
- Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự.
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
2. Kĩ năng: 
- Tìm hiểu đề: đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: Soạn bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
- Nêu bố cục chung của bài văn tự sự
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề văn tự sự.
- Yêu cầu học sinh đọc các đề bài ở sách giáo khoa?
- Giáo viên treo bảng phụ có viết 6 đề văn SGK.
+ Đề 1 nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó? 
+ Các đề (3) (4) (5) (6) không có từ kể có phải là văn tự sự không?
+ Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào? Đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?
-Đề 1: Nổi bật 2 yêu cầu về nội dung và hình thức.
+ Có đề nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật. Hãy xác định trong các đề trên.
+ Nêu tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề.
Hoạt động 2
- Giáo viên chọn đề 1 học sinh làm dàn ý.
+ Đề đã nêu ra những yêu cầu nào mà em cần thực hiện? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
+ Em sẽ chọn truyện nào? em thích nhân vật nào, sự việc nào? Truyện đó biểu hiện chủ đề gì?
+ Em dự định mở đầu như thế nào, diễn biến như thế nào và kết thúc ra sao?
+ Em hiểu thế nào là viết bằng lời văn của em?
+ Cách làm bài văn tự sự phải trải qua mấy bước?
 Tiết 2
Hoạt động 3
- Luyện tập cách làm bài văn tự sự hoàn chỉnh theo dàn bài.
- GV viết đề lên bảng.
- HS tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
- Dựa vào dàn ý đã lập HS viết phần mở bài vào vở ( 5phút)
- Sau đó gọi một số học sinh trình bày. Giáo viên nhận xét, sửa.
- Học sinh viết tiếp 1 đoạn phần thân bài (10 phút)
- Sau đó gọi 3 – 4 học sinh trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Tiếp tục viết phần kết bài (5 phút). Học sinh trình bày - nhận xét rút kinh nghiệm.
I.TÌM HIỂU BÀI
1. ĐỀ, TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ.
1.1. Đề văn tự sự.
* Ví dụ sgk/47
- Đề 1:
Kể một câu chuyện em thích Nội dung
bằng lời văn của em.
Hình thức
- Các đề 3-4-5-6 vẫn là đề văn tự sự vì bản thân đã chứa đựng nội dung tự sự.
- Từ trọng tâm: Câu chuyện em thích, lời văn của em; Người bạn tốt; ngày thơ ấu; sinh nhật; quê đổi mới; đã lớn.
- Nghiêng về tường thuật: 4-5
- Nghiêng về kể việc: 1-3
- Nghiêng về kể người: 2-6
2. CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
* Đề: Kể một câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em.
a. Tìm hiểu đề.
b. Lập ý.
c. Lập dàn ý.
d. Viết bài văn hoàn chỉnh.
* Ghi nhớ sgk/48 ý 
II. LUYỆN TẬP
1. Đề: Kể về một việc tốt mà em đã làm.
- Mở bài: Giới thiệu được đó là việc gì, xảy ra ở đâu, lúc nào?
- Thân bài: Diễn biến sự việc.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện như thế nào.
4. Củng cố:
- Nhắc lại cách trình bày về hình thức và nội dung của bài văn tự sự.
5. Dặn dò:
Tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết thành văn một đề văn tự sự.
Chuẩn bị viết bài viết số 1 về văn tự sự.
Tham khảo đề sgk/49.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an Van 6 tuan 4.doc