Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 15 - Tiết 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 15 - Tiết 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

I. MỤC TIÊU

 - Hiểu rõ vai trò của tưởng tượng trong kể chuyện.

 - Biết xây dựng một dàn bài kể chuyện tưởng tượng.

II. KIẾN THỨC CHUẨN

 1. Kiến thức

 Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự

2. Kĩ năng

 - Tự xây dựng một dàn bài kể chuyện tưởng tượng

 - Kể chuyện tưởng tượng

III. HƯỚNG DẪN –- THỰC HIỆN

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 15 - Tiết 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 15 	 	 Ngày soạn : 09 /11/2010 
 LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
Tập làm văn 
 Tiết : 58 	 Ngày dạy : 16 / 11 / 2010
I. MỤC TIÊU
	- Hiểu rõ vai trò của tưởng tượng trong kể chuyện.
	- Biết xây dựng một dàn bài kể chuyện tưởng tượng.
II. KIẾN THỨC CHUẨN
 1. Kiến thức
	Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự
2. Kĩ năng
	- Tự xây dựng một dàn bài kể chuyện tưởng tượng
	- Kể chuyện tưởng tượng
III. HƯỚNG DẪN –- THỰC HIỆN
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Giới thiệu bài mới : Đây là tiết luyện tập nhằm giúp cho các em nhắc lại các đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
- Báo cáo sỉ số.
- Nghe, ghi tựa.
+ Hoạt động 2: Hình thành khái niệm
-GV ghi đề lên bảng.
-Gọi HS đọc kĩ đề và tìm hiểu đề.
-GV lưu ý HS : tưởng tượng không phải là bịa đặt tuỳ tiện mà phải dựa vào những điều có thật.
+10 năm sau lúc đó em làm gì?
Hỏi: Em về thăm trường vào dịp nào?Lí do?
- Gọi 1 số HS trình bày ý kiến.
- GV nhận xét, chốt ý phần mở bài. 
Hỏi: trường em có những đổi thay gì?
- GV ghi bảng.
Hỏi: Em gặp những ai?Họ có gì thay đổi không? Em sẽ nói gì với họ?
- GV ghi bảng.
Hỏi: Em suy nghĩ gì khi chia tay với mái trường?
GV thử cho HS trình bày phần mở bài, kết bài.
-> nhận xét, sửa chữa cách diễn đạt.
- Ghi bài tập.
- HS đọc đề.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe định hướng kể.
-Cá nhân nêu hoàn cảnh, lí do thăm trường.
-Cá nhân tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
-Cá nhân tưởng tượng trả lời..
- Cá nhân nêu cảm nghĩ.
-Diễn đạt mở bài, kết bài. 
 Đề : Hãy kể chuyện 10 năm sau về thăm lại mái trường nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
I. Tìm hiểu đề :
 - Thể loại : Tự sự (Kể chuyện tưởng tượng).
- Nội dung kể Những đổi thay của trường ở 10 năm sau.
- Phạm vi : Trường em.
- Hướng dẫn tìm ý và lập dàn ý.
II. Dàn ý :
 1. Mở bài:
 Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường (vd: nhân dịp ngày 20/11 em về thăm trường, thăm lại thầy cô cũ.)
 2 Thân bài: 
 Diễn biến các sự việc:
 -Sự đổi thay của ngôi trường như thế nào?
+Trường 5 tầng, thiết kế hình chữ u.
+ Thang máy, cửa tự động, máy lạnh.
+Mỗi phòng đều có đèn chiếu, máy vi tính. điện thoại .
+Thư viện, phòng đọc sách.
+Sân thể thao, khu vui chơi.
-Em gặp những ai? Họ có gì thay đổi?
+Thầy cô già đi, có nhiều GV trẻ.
+Bạn bè giờ đã trưởng thành, có nghề nghiệp.
-Em sẽ nói với họ những gì?
Chuyện học hành, công tác, kỉ niệm xưa.
3.Kết bài:
 Nêu cảm nghĩ lúc chia tay mái trường (Cảm động, yêu thương, tự hào)
 + Hoạt động 3: Luyện tập 
- Yêu cầu HS đọc 3â đề SGK.
 + Phân công 3 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm ý cho một đề (Tìm ý, lập dàn ý).
 + Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá và nhấn mạnh những điều cần lưu ý trong kể chuyện tưởng tượng.
-HS đọc 3 đề SGK.
- Thảo luận nhóm (tổ), tìm ý, dàn ý.
-> đại diện nhóm trình bày dàn ý (giấy A0)-> lớp nhận xét.
- Nghe.
III. Luyện tập
+ Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. 
 -Hỏi:Theo em cần có những thao tác nào để hình thành được dàn ý của một bài kể chuyện tưởng tượng?
GV chốt lại nội dung cơ bản
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
-Yêu cầu HS:
 + Đọc bài tham khảo SGKù.
Hỏi :Hai con Hổ trong truyện là hai con hổ như thế nào ? 
 + Chuẩn bị: Con hổ có nghĩa.
 + Soạn câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
- Nhắc lại cách làm dàn ý.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docg1-58-LUYENTAPKECHUYENTUONGTUONG.doc