A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
- Bước đàu nắm vững khái niệm Văn bản nhật dụng, ý nghĩa việc học tập loại văn bản đó. Kiểu ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.
- Từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước.
- Rèn luyện kĩ năng viết câu đúng ngữ pháp, kết hợp đã kể và kể trong bài văn kể chuyện hoặc miêu tả.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: + Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh: + Soạn bài
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Trong các văn bản đã học, em thích nhất văn bản nào? vì sao em thích?
3. Bài mới
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thuý Lan từng được đăng tải trên báo "Người Hà Nội" và nó đã hiện diện trên trang sách Ngữ Văn lớp 6 của chúng ta. Bài văn sẽ đưa chúng ta ngược thời gian một thế kỉ, để sống với cây cầu, một chứng nhân lịch sử
Tuần 31 Tiết 121+ 122: Viết bài tập làm văn miêu tả sáng tạo A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Học sinh biết viết bài văn tả sáng tạo. - Biết viết bài theo bố cục, đúng văn luận. - ý thức tự giác, nghiệm túc khi viết bài. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu ra đề, biểu chấm. - Học sinh: Kiến thức, giấy bút. C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Việc chuẩn bị của HS 3. Bài mới I/ Đề bài : Tả khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời dựa vào những gợi ý từ bài “ Lao xao” của Duy Khán. II/ Yêu cầu : - Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát. - Viết đúng yêu cầu của đề : 2. Nội dung - Bài viết thể hiện rõ bố cục a) Mở bài : Giới thiệu khu vườn định tả. b) Thân bài : - Tả chi tiết - Tả bao quát - Chọn một vài đặc điểm nổi bật - Tả một vài cảnh có chim chóc. c) Kết bài: Nêu những tình cảm, suy nghĩ cá nhân III/ Biểu điểm - Điểm 9 -10 : Có lời văn tả giàu hình ảnh, cảm xúc thực sự, trình bày rõ ràng, sạch sẽ không sai lỗi chính tả. - Điểm 7 -8 : Bài viết đúng thể loại, đủ yêu cầu trên, sai không quá 5 -6 lỗi chính tả. - Điểm 5-6 : Bài viết chưa thật hoàn chỉnh về nội dung, ít cảm xúc , đôi chỗ câu van còn lúng túng, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 3 - 4: Bài viết lan man, trình bày không khoa học, còn mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 1 - 2 : Bài viết quá sơ sài, không đúng thể loại. 4/ Củng cố : Nhận xét giờ kiểm tra, thu bài 5/ Hướng dẫn về nhà : Lập dàn ý kể về sự đổi thay của quê em ------------------------------------------------------ Tuần 31 Tiết 123 Văn bản Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử (Theo Thuý Lan, báo Người Hà Nội) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Bước đàu nắm vững khái niệm Văn bản nhật dụng, ý nghĩa việc học tập loại văn bản đó. Kiểu ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên. Từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước. Rèn luyện kĩ năng viết câu đúng ngữ pháp, kết hợp đã kể và kể trong bài văn kể chuyện hoặc miêu tả. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. - Học sinh: + Soạn bài C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Trong các văn bản đã học, em thích nhất văn bản nào? vì sao em thích? 3. Bài mới Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thuý Lan từng được đăng tải trên báo "Người Hà Nội" và nó đã hiện diện trên trang sách Ngữ Văn lớp 6 của chúng ta. Bài văn sẽ đưa chúng ta ngược thời gian một thế kỉ, để sống với cây cầu, một chứng nhân lịch sử Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. Đọc và tìm hiểu chung: ? Em hiểu thế nào văn bản nhật dung? - GV hướng dẫn cho HS đọc - Cách đọc: giọng chậm rãi, tình cảm như thể đang trò chuyện với cây cầu. - GV đọc mẫu 1 đoạn sau đó gọi HS đọc - GV hỏi chú thích 1,3,7,8,10 ? Em thấy bài kí này có nét đặc sắc gì về phương thức? ? Nêu bố cục của bài kí? 1. Khái niệm văn bản nhật dụng: - Nội dung: có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý... - Về hình thức: Thường là những bài báo, thường được viết theo thể bút kí trong đó có sự kết hợp giữa các phương thức kể, tảc, biểu cảm... - Tác dụng: Văn bản nhật dụng có giá trị thông tin tuyên truyền, phổ biến, cập nhật một vấn đề văn hoá, xã hội nào đó là chủ yếu. 2. Tác giả, tác phẩm: - Tác giả: Thuý Lan - Đây là bài báo đăng trên báo "Người Hà Nội". Thểv loại kí, Hồi kímột cây cầu nổi tiếng trên đất nước ta. 3. Đọc và giải nghĩa từ khó: 4. Bố cục: - Tác giả chọn sự kết hợp giữa các phương thức tự sự, miêu tả với phương thức trữ tình. - Bài có thể chia làm 3 đoạn: + Khái quát về cây cầu Long Biên - chứng nhân LS. + Cầu Long Biên qua một thế kỉ đau thương và anh dũng của đất nước và nhân dân VN + Cầu Long Biên trong tương lai. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản II. ĐọC, Tìm hiểu văn bản: - HS đọc đoạn 1 (từ đầu đến HN) ? Tác giả giới thiệu cầu Long Biên bằng những chi tiết nào? ? Em có nhận xét gì về cách trình bày của tác giả? ? Cầu Long Biên khi mới khánh thành mang tên gì? Cái tên đó có ý nghĩa gì? ? Tại sao cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất? ? Vì sao nói là chứng nhân đau thương của người VN thuộc địa? ? Đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy gợi cho em cảm xúc gì? ? Năm 1945 cầu Đu-me được đổi tên là cầu Long Biên điều đó có ý nghĩa gì? ? Tác giả tả cụ thể về cây cầu nhằm mục đích gì? ? Việc trích dẫn một bài thơ và lời bản nhạc trong đoạn văn có tác dụng như thế nào trong việc nổi bật ý nghĩa nhân chứng của cây cầu? ? Kỉ niệm cây cầu trong thời chống Mĩ được nhớ lại có gì giống và khác với thời chống Pháp? ? Cảm xúc của tác giả khi đứng trên cây cầu vào những ngày nước lên có ý nghĩa gì? Vì sao người viết thầm cảm ơn cầu? ? Trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta có thêm những cây cầu nào bắc qua sông Hồng? Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa nhân chứng gì? ? Câu văn cuối cùng " Còn tôi cố gắng....VN", câu văn đó gợi cho em những suy nghĩ gì về cầu Long biên và tác giả của bài viết này? 1. Giới thiệu khái quát về cây cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử: - Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. - Khởi công 1898 - 4 năm sau hoàn thành. - Kiến trúc sư người Pháp thiết kế. ị Cách giới thiệu ngắn gọn, khái quát đầy đủ, thuyết phục. Hình ảnh nhân hoá trở thành nhan đề rất phù hợp với nội dung của bài viết. 2. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử: a. Cầu Long Biên thời Pháp thuộc: - Cầu Long Biên mang tên toàn quyền Pháp Đu-me ị Cái tên gợi nhắc một thời thực dân nô lệ, áp bức và bất công. Nó biểu thị quyền lực thống trị của thực dân Pháp ở VN. - Cây cầu phục vụ cho việc khai thác kinh tế của thực dân Pháp ở VN. - Nó được XD không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng cả xương máu của bao con người. - Hình ảnh so sánh: Cây cầu như một dải lụa uốn lượn, vắt ngang sông Hồng ị Gây cho người đọc bất ngờ lí thú vì sức mạnh của kĩ thuật cầu sắt sự tiến bộ của công nghệ làm cầu, lần đầu tiên được áp dụng ở VN. Ngoài ra còn gợi nhớ đến không khí LS, XH, bày tỏ tình cảm của người viết khi nhắc nhớ lại những cảnh ăn ở khổ cực của dân phu VN và cảnh đối xử tàn nhẫ của các chủ TB Pháp, khiến hàng nghìn người Vn bị chết trong quá trình làm cầu KL: Như vậy cầu Long Biên là chứng nhân sống động, ghi lại phần nào giai đoạn LS đau thương của ND VN. b. Cầu Long Biên từ Cách mạng tháng Tám đến nay: -Việc đổi tên này có ý nghĩa rất quan trọng nó chứng tỏ ý thức chủ quyền, độc lập của dân tộc. Long Biên là tên một hồ bên làng Bắc Sông Hương nơi cây cầu bắc qua. - Tác giả tả cụ thể về cây cầu để người đọc hình dung tường tận về cây cầu hơn. - Việc trích dẫn bài thơ, bản nhạc chứng minh thêm tính nhân chứng LS của cây cầu, tăng ý vị trữ tình của bài viết. Cầu Long Biên đã trở thành kỉ niệm mang tính chất cá nhân của mỗi mgười dân, mỗi cán bộ, chiến sĩ, mỗi HS khi cắp sách đến trường. - Đoạn văn hồi tưởng cây cầu thời chống Mĩ thật hùng tráng trong mưa bom, bão đạn của giặc mĩ, cây cầu đổ gục bị thương tơi tả...quân dân thủ đô HN anh hùng viết bản hùng ca. So với thời chống Pháp, thời chống Mĩ ác liệt hùng vĩ hơn, hoành tráng hơn, đau thương và anh dũng. Tất cả dều gắn với cây cầu LS. - Đoạn văn tả cảnh và cảm xúc của người viết đứng trên cây cầu vào những ngày nước lên muốn ca ngợi tính nhân chứng LS của cây cầu ở phương diện khác - phương diện chống chọi lại thiên nhiên, bão lũ. - Tác giả thầm cảm ơn cây cầu đã bền bỉ dẻo dai, vững chắc vượt lên và chiến thắng thuỷ thần hung bạo, cảm ơn ND HN đã bảo vệ cây cầu. 3. Cầu Long Biên hôm nay và ngày mai: - Bắc qua sông Hồng có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương : nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước - ý tưởng nối nhịp cầu vô hình nơi du khách... ị là một ý tưởng đẹp, mới và rất nhân văn, nhân bản. Với ý tưởng này cầu Long Biên còn sống lâu, sẽ trẻ lại, sẽ thành điểm dừng chân du lịch khá lí thú với du khách năm Châu. Như vậy: Cầu Long Biên là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với VN. Là nhịp cầu hoà bình và thân thiện. Là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả. Hoạt động 3: Tổng kết III. tổng kết: Ghi nhớ - SGK tr128 IV. Luyện tập: 4. Hướng dẫn học tập: Học bài, thuộc ghi nhớ Soạn bài: Viết đơn Tuần 31 Tiết 124 Viết đơn A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Thông qua việc thực hành một số tình huống cụ thể, giúp HS nắm được các vấn đề. Khi nào cần viết đơn? Cách trình bày một lá đơn như thế nào? Những sai sót cần tránh khi viết đơn. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. - Học sinh: + Soạn bài C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khi nào cần viết đơn I. Khi nào cần viết đơn - Gọi HS dọc tình huống ? Em rút ra nhận xét khái quát khi nào thì cần viết đơn? ? Cho HS đọc các tình huống trong SGK. ? Trong những trường hợp đó, trường hợp nào cần viết đơn? Trường hợp nào cần phải viết văn bản khác? Vì sao? ? Từ 2 bài tập trên em có thể rút ra kết luận gì? 1. - Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống phải viết đơn; không có đơn nhất định công việc không được giải quyết. 2. a. Bị mất chiếc xe đạt khi đến thăm bạn ị Viết đơn trình báo cơ quan công an nhờ giúp đỡ tìm lại chiếc xe đạt. b. Muốn theo học lớp nhạc hoạ ị Viết đơn xin nhập học. c. Cãi nhau ị Viết bản tường trình hay kiểm điểm. d. Muốn học ở nơi mới ị Đơn xin chuyển trường, Đơn xin học. ị Kết luận: - Trong cuộc sống con người rất nhiều khi cần phải viết đơn, khi có nguyện vọng, yêu cầu nào đó cần được giải quyết. - Đơn từ là loại văn bản không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại đơn và nội dung II. Các loại đơn và những dung không thể thiếu được trong đơn. ?Hãy so sánh và tìm những chỗ giống và khác nhau trong hai lá đơn từ đó rút ra những nội dung nhất thiết cần phải có trong 1 lá đơn, giải thích lí do? - HS quan sát, đọc kĩ hai lá đơn và rút ra nhận xét. 1. Các loại đơn. a. Đơn viết theo mẫu in sẵn: Người viết đơn chỉ cần điền những từ , câu thích hợp vào những chỗ có dấu ... b. Viết đơn không theo mẫu: Người viết phải tự nghĩ nội dung và trình bày. 2. Nội dung không thể thiếu được trong đơn. - Quốc hiệu, để tỏ ý trang trọng. - Tên của đơn: để người đọc biết được mục đích của người viết đơn. - Tên người viết đơn. - Nơi (tên người) nhận đơn. - Lí do viết đơn và những yêu cầu, đề nghị của người viết đơn. - Ngày tháng năm và nơi viết đơn. - Chữ kí của người ... ng thể bóp còi. - Sửa: .... và còi xe rộn ràng. b. - Không rõ ai vừa đi học về. - Sửa: Thuý vừa đi học về. c. - Không rõ bạn ấy có phải là Tuấn không? - Không rõ cho em hay cho ai? - Sửa: ... và cho em một cây bút mới. 4. Hướng dẫn học tập: Hoàn thiện bài tập. Tự đọc các bài kiểm tra và chọn các câu viết sai đẻ sửa lại. Soạn: Luyện tập về cách viết đơn và sửa lỗi. Tuần 32 Tiết 128 Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Nhận ra những lỗi thường gặp khi viết đơn và tim phương pháp sửa chữa. Ôn tập những hiểu biết về kiểu đơn từ. Luyện kĩ năng phát hiện và sửa chữa các lỗi trong khi viết đơn. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. - Học sinh: + Soạn bài C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: -. Nêu các mục không thể thiếu trong một lá đơn? - . Nêu những điểm lưu ý khi trình bày một lá đơn? 3. Bài mới Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. các lỗi thường mắc khi viết đơn: - Yêu cầu HS đọc - Chia nhóm để HS làm việc theo nhóm - Mỗi HS đọc một lá đơn - Các nhóm làm việc, thời gian trong 5 phút, đại diện nhóm trình bày. Bài tập 1: Lá đơn 1 mắc các lỗi: - Thiếu quốc hiệu - Thiếu ngày tháng, nơi viết đơn, họ và tên người viết đơn. - Người, nơi nhận đơn không rõ. - Thiếu chữ kí của người viết đơn. - Cách sửa: Bổ sung những phần thiếu. Bài 2: Lá đơn thứ hai mắc lỗi: - Thừa phần viết về bố, mẹ vì không cần thiết phải khai trong đơn. - Lí do trình bày trong đơn chưa rõ ràng, xác đáng. - thiếu thời gian, lời cam đoan, chữ kí của người viết đơn. - Cách sửa: Bổ sung những phần thiếu, bỏ phần chữ viết thừa. Bài tập 3: các lỗi mắc phải: - Lí do viết đơn không xác đáng (đang sốt không thể viết đơn) mà phải do phụ huynh viết. - Cách sửa: Thay người viết bằng tên và cách xưng hô của một phụ huynh. - Trình bày lại phần lí do cho thích hợp. Hoạt động 2: Luyện tập II. Luyện tập: - GV chia nhóm - Mỗi tổ làm một nhóm, mỗi nhóm viết một lá đơn, cử đại diện trình bày lá đơn của nhóm mình. - Thời gian làm việc trong 10 phút - Các nhóm nhận xét, bổ sung - HS tự hoàn thiện đơn vào vở cảu mình. 1. Đơn xin cấp điện cho gia đình. yêu cầu: Nhất thiết phải có lời cam kết tuân thủ nghiêm túc qui chế dùng điện, yêu cầu về đường dây, công tơ... 2. Đơn xin vào đội tình nguyện bảo vệ môi trường. - Có thể gửi người đội trưởng hoặc hiệu trưởng nhà trường và phải có sự đồng ý của GV chủ nhiệm lớp, của gia đình. 3. Đơn xin cấp bàn ghế mới. - Nhất thiết phải trình bày một cách cụ thể tình trạng hỏng của bàn ghế hiện nay. 4. Đơn xin chuyển trường. 4. Hướng dẫn học tập: - Viết đơn xin vào đội TNTP Hồ Chí Minh - Soạn bài: Động Phong Nha ------------------------------------------------ Tuần 33 Tiết 129 Văn bản Động Phong Nha (Trần Hoàng, Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Bộ, NXB Giáo dục, 1998) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: HS thấy: Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha. Vị trí vai trò của nó trong cuộc sống của nhân dân Quảng Bình, nhân dân Việt Nam hôm nay và mai sau, yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ và biết cách khai thác bảo vệ danh lam thắng cảnh, nhằm phát triển kinh tế du lịch, một trong những mũi nhọn của các ngành kinh tế Việt Nam thế kỉ XXI. Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét miêu tả, kể chuyện. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. - Học sinh: + Soạn bài C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Có ý kiến cho rằng: "Bức thư bàn về chuyện mua bán đất lại là một trong những văn bản hay nhất về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái". ý kiến của em? 3. Bài mới Quảng Bình mảnh đất nhỏ hẹp và khắc nghiệt của miền Trung lại được trời phú cho một kì quan tuyệt thế, đó là động Phong Nha. Phong Nha đẹp không chỉ bởi phong cảnh nước non hữu tình mà thực ra với thời gian năm tháng những nhủ đá được trau chuốtbào mòn hiện lên những cung điện nguy nga niơi trần thế. Để biết thêm về kì quan này hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản Động Phong Nha của Trần Hoàn. Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. Đọc và tìm hiểu chung: - GV hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu 1 đoạn - Gọi HS đọc tiếp - GV hỏi một số chú tích và giải nghĩa một số từ khó. ? Dựa vào nội dung, em có thể chia văn bản làm mấy đoạn? 1. Đọc: rõ ràng, phấn khởi như lời mời gọi du khách. 2. Giải nghĩa từ khó: - Động: nơi núi đá bị mưa, nắng gió, hàng nghìn năm bào mòn, đục khoét ăn sâu vào trong thành hang, vòm. - Động Phong Nha: động răng nhọn (Phong: nhọn; nha: răng) 3. Bố cục: 3 phần - Từ đầu đến...rải rác ị giới thiệu chung về đọng Phong Nha những con đường vào động. - Đoạn 2: từ Phong Nha....đất bứt ị tả tỉ mỉ các cảnh động khô, động chímh và động nước. - Đoạn 3: còn lại ị Vẻ đẹp đặc sắc của động Phong Nha theo đánh giá của người nước ngoài. Hoạt động 2: II. Tìm hiểu văn bản: - Gọi HS đọc đoạn 1 ? Qua đoạn văn, em thử hình dung và giới thiệu vị trí và những con đường vào động? ? Nếu được đi thăm động này, em sẽ chọn lối đi nào? Vì sao? Em hiểu câu "Đệ nhất kì quan Phong Nha" là thế nào? ? Em hãy nhận xét trình tự miêu tả của tác giả? ? Vẻ đẹp của động khô và động nước được miêu tả bằng những chi tiết nào? ? Động nào được tác giả miêu tả kĩ hơn? Vì sao? ? Em cảm nhận được gì về vẻ đẹp của động Phong Nha? - HS đọc đoạn cuối ? Nhà thám hiểm nhận xét và đánh giá Phong Nha như thế nào? ? Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó? ? Vậy tương lai của Phong Nha như thế nào? 1. Vị trí Phong Nha và hai con đường vào động: - Vị trí: nằm trong quần thể hang động gồm nhiều hang, nhiều động liên tiếp. - Hai con đường vào động: Đường thuỷ và đường bộ. - Tác giả nghiêng về cảnh sắc đường thuỷ, có ý khuyên người du lịch hãy chọn con đường sống mà tới nếu muốn còn ái, muốn nghỉ đôi chân mệt mỏi, muốn ngắm cảnh đẹp thanh bình dọc đôi bờ sông. Song đi đường bộ cũng có lí thú riêng. 2. Giới thiệu cụ thể hang động: - Tác giả miêu tả theo trình tự không gian: từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong: 3 bộ phận chủ yếu của quần thể động phong nha: Động khô, Động nước, Động Phong Nha. - Động khô... ị giới thiệu vắn - Động nước... tắt nhưng rất đầy đủ cả về nguồn gốc lẫn vẻ đẹp hiện tồn. - Động phong nha là động chính nên được giới thiệu tỉ mỉ nhất. ị Đó là vẻ đẹp tổng hoà giữa các nét hoang vu, bí hiểm vừa thanh thoát vừa giàu chất thơ. 3. Người nước ngoài đánh giá Phong Nha. - Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới. - 7 cái nhất.... ị Sự đánh giá trên rất có ý nghĩavì đó là sự đánh giá khách quan của người nước ngoài, của những chuyên gia và tổ chức khoa học có uy tín khoa học cao trên thế giới. Bởi vậy Phong Nha không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp trên đất nước ta mà còn vào loại nhất thế giới. Việt Nam chúng ta vô cùng tự hào về điều đó. - Phong Nha đang trở thành một điểm du lịch. - Phong Nha có một tương lai đầy hứa hẹn về nhiều mặt: Khoa học, kinh tế, văn hoá. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết III. tổng kết Hoạt động 4 IV. Luyện tập 1. Em hãy đóng vai người hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho khách tham quan về quần thể động Phong Nha. 4. Hướng dẫn học tập: Học bài, thuộc ghi nhớ. Siêu tầm tranh ảnh về động Phong Nha và các động khác. Chuẩn bị bài: "Ôn tập về dấu câu." ------------------------------------------------ Tuần 33 Tiết 130 Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: -Nắm được công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của các loại dấu câu: chấm, chấm hỏi, chấm than... và dấu phẩy. - Tích hợp văn bản nhật dụng: Động Phong Nha và bài miêu tả sáng tạo. - Có ý thức sử dụng dấu câu khi viết văn bản, phát hiện và sử chữa các lỗi về dấu câu. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + Bảng phụ - Học sinh: + Soạn bài C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt Hoạt động 1: i. Công dụng: - GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài tập để HS điền vào - HS đọc bài tập - Mỗi em điền một dấu câu - HS nhận xét - GV đánh giá - Gọi HS đọc bài tập 2 và nêu tên câu 2 và câu 4 ở trên? ? Tại sao người viết lại đặt dấu các dấu chấm than và chấm hỏi sau hai câu ấy? - HS đọc phần ghi nhớ 1. Tìm hiểu ví dụ: Bài tập 1. Điền dấu câu vào chỗ thích hợp: a. Câu cảm thán (!) b. Câu nghi vấn (?) c. Câu cầu khiến (!) d. Câu trần thuật (.) Bài tập 2: Tìm hiểu cách dùng dấu câu trong trường hợp đặc biệt: a. Câu 2 và câu 4 đều là câu cầu khiến. - Đây là cách dùng dấu câu đặc biệt. b. Câu trần thuật. đây là cách dùng dấu câu đặc biệt để tỏ ý nghi ngờ hoặc mỉa mai. 2. Ghi nhớ: SGK - tr 150 Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành II. Chữa một số lỗi thường gặp: - HS trao đổi cặp trong 2 phút sau đó trình bày - GV tổng kết đúng sai. 1. So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu: a. 1. Dùng dấu câu sau từ Quảng Bình là hợp lí. 2. Dùng dấu phẩy sau từ Quảng Bình là không hợp lí vì: - Biến câu a2 thành câu ghép có hai vế nhưng ý nghĩa của hai vế này lại rời rạc, không liên quan chặt chẽ với nhau. - Câu dài không cần thiết. b. b1. Dùng dấu chấm sau từ bí hiểm là không hợp lí vì: - Tách VN2 khỏi CN. - Cắt đôi cặp quan hệ từ vừa...vừa... b2. dùng dấu chấm phẩylà ghợp lí. 2. Chữa lỗi dùng dấu câu: a. Dùng dấu chấm vì đây là câu trần thuật chứ không phải là câu nghi vấn. b. dùng dấu chấm. Hoạt động 3: III. luyện tập: - Gọi HS đọc bài tập - HS đọc - 1 HS làn, cả lớp nhận xét - HS trả lời cá nhân và đưa ra lí do. - HS trả lời cá nhân, lớp nhận xét. 1. Dúng dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn: - .... sông Lương. - ... đen xám. - ... đã đến. - ... toả khói. - ... trắng xoá. 2. Nhận xét về cách dùng dấu chấm hỏi: - Bạn đã đến động Phong Nha chưa? (Đúng) - Chưa? (Sai) Thế còn bạn đã đến chưa? (Đ) - Mình đến rồi.....đến thăm động như vậy? (S) 3. Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp: - Động Phong Nha thật đúng là "Đẹ nhất kì quan" của nước ta! - Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi! - Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấo dẫn mà con người vẫn chưa biết hết. 4. Dùng dấu câu thích hợp: - Mày nói gì? - Lạy chị, em có nói gì đâu! - Chối hả? Chối này! Chối này! - Mỗi câu "Chối này" chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. 4. Hướng dẫn học tập: Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập. Soạn bài: Ôn tập về dấu câu. ------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: