I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện kí hiện đại đã học.
- Điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí.
2. Kĩ năng:
- Hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã được học.
- Trình bày được những hiểu biết và cảm nhận mới sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước con người qua các truyện kí đã học.
3. Thái độ:
- Có ý thức ôn tập tốt truyện và kí.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn bài, máy chiếu.
- Học sinh: Ôn tập các tác phẩm truyện kí đã học
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Ngày soạn: 5/4/2012 Tuần: 32 Ngày dạy: 10/4/2012 Tiết : 117 Tiếng Việt: CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ - Cách chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ . 2. Kĩ năng: - Phát hiện ra lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ , thiếu vị ngữ . - Sửa được các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ , thiếu vị ngữ . 3. Thái độ: - Có ý thức nói viết câu đúng. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ, nội dung lên lớp. - Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là ? Đặt một câu tồn tại. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trong khi viết văn đôi khi các em thấy các cô giáo phê: Câu viết sai ngữ pháp, thiếu thành phần. Những lỗi thông thường về ngữ pháp mà các em thường mắc phải là gì? Cách chữa chúng ra sao? Và để giúp các em có ý thức nói và viết câu đúng, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của gv và hs Nội dung Hoạt động 1. - Gv treo bảng phụ, hướng dẫn học sinh ví dụ. ? Tìm chủ ngữ, vị ngữ ở mỗi câu trên? - Gv: Câu (a) không xác định được chủ ngữ -> đó là câu thiếu chủ ngữ . Vậy cách chữa loại câu trên như thế nào? Em thử chữa lại cho thành câu đúng. ? Bạn đã chữa ví dụ trên bằng cách nào? ? Ngoài ra ai còn có cách chữa khác? ? Như vậy có mấy cách chữa lỗi câu thiếu chủ ngữ? Là những cách nào? - Các em cần chú ý để tránh viết sai kiểu câu trên. - Đọc ví dụ. ? Trong 4 ví dụ, ví dụ nào đúng, ví dụ nào sai? Sai vì sao? ? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các ví dụ a, d? - Gv: Giải thích thêm. (b): Mới chỉ là cụm danh từ, danh từ trung tâm là "hình ảnh". (c): Mới có cụm từ :"Bạn Lan" và phần giải thích cho cụm từ ấy. ? Hãy chữa lại phần chưa thành câu để trở thành câu hoàn chỉnh? ? Nhận xét cách sửa của bạn chữa bằng cách nào? ? Ngoài ra còn có cách chữa nào khác? ? Câu trên đã được chữa bằng cách nào? - Gv: Ngoài ra người ta còn có thể. Hoặc: Biến phần đã cho thành 1 bộ phận của câu. - VD: Tôi rất quý bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A. Hoạt động 3. ? Yêu cầu của bài tập 1 là gì? ? Đặt câu hỏi để kiểm tra câu có thiếu CN, VN không. ? CN, VN thường trả lời cho những câu hỏi nào? - Tương tự như trên học sinh tự làm phần b, c. ? Bài tập 2 nêu yêu cầu gì? ? Câu nào viết sai? Vì sao? - Yêu cầu: Điền những chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống. - Gv hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi tìm chủ ngữ rồi trả lời? ? Ai học hát? ? Cái gì đua nhau nở rộ? I. Câu thiếu chủ ngữ: a. Không tìm được chủ ngữ (không biết ai cho thấy). b. Qua truyện, em /thấy Dế Mèn biết phục thiện. * Cách chữa: 1. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", tác giả cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện. - Thêm chủ ngữ. 2. Truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện. - Biến trạng ngữ thành chủ ngữ (Bằng cách bỏ từ "qua" ). 3. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" em thấy Dế Mèn biết phục thiện . - Biến vị ngữ thành cụm chủ ngữ (bằng cách thay cho thấy bằng em thấy). II. Câu thiếu vị ngữ: - Ví dụ a, d: Đúng vì đầy đủ thành phần. - Ví dụ b, c: Sai vì thiếu vị ngữ. a. Thánh Gióng/ cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng. d. Bạn Lan /là người học giỏi nhất lớp 6A. b. - Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt... vào quân thù đã để lại trong em niềm kính phục. -> Thêm vị ngữ. - Em rất thích hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. -> Biến cụm danh từ đã cho thành 1 bộ phận của cụm C - V. c. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A, là bạn thân của tôi. - Thêm 1 cụm từ làm Vị ngữ. III. Luyện tập: 1. Bài tập 1/119.Đặt câu hỏi cho chủ ngữ và vị ngữ. - Tìm CN: Ai không làm gì nữa? Bác Tai, Cô Mắt, Cậu Chân... - Tìm VN: ? Từ hôm đó Bác Tai, Cô Mắt, Cậu Chân, Cậu Tay như thế nào? Không làm gì nữa. 2 Bài tập2/130.Phát hiện câu viết sai - Câu a, d viết đúng vì câu đủ thành phần CN - VN. - Câu (b): Thiếu chủ ngữ. -> Chữa: Bỏ từ "Với". => Kết quả của năm học đầu tiên ở trường THCS đã động viên em rất nhiều. - Câu (c): Thiếu vị ngữ. -> Chữa: Biến cụm danh từ thành 1 bộ phận của cụm C- V. => Những câu truyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể luôn đi theo chúng tôi suốt cuộc đời. 3. Bài tập 3/130.Điền chủ ngữ thích hợp a. (Lớp 6A) bắt đầu học hát. b. (Chim) hót líu lo. c. (Hoa) đua nhau nở rộ. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhớ được cách chữa lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ. - Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 7. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 6/4/2012 Tuần: 32 Ngày dạy: 12/4/2012 Tiết : 118+119 Văn bản: ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện kí hiện đại đã học. - Điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí. 2. Kĩ năng: - Hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã được học. - Trình bày được những hiểu biết và cảm nhận mới sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước con người qua các truyện kí đã học. 3. Thái độ: - Có ý thức ôn tập tốt truyện và kí. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài, máy chiếu. - Học sinh: Ôn tập các tác phẩm truyện kí đã học III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của gv và hs Nội dung GV hướng dẫn, cùng học sinh điền nội dung thông tin vào bảng theo mẫu. I. Nội dung các tác phẩm truyện, kí đã học. STT Tên tác phẩm ( Đoạn trích ) Tác giả Thể loại Nội dung chính 1 Bài học đường đời đầu tiên ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí ) Tô Hoài Truyện ( Đoạn trích ) Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Dế Mèn kiêu căng xốc nổi gây ra cái chết của Dế Choắt.Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, không chỉ mang vạ cho người khác mà còn mang vạ cho mình. 2 Sông nước Cà Mau ( Trích ''Đất rừng Phương Nam ) Đoàn Giỏi Truyện ngắn - Thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sồng hoang dã.- Cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo. 3 Bức tranh của em gái tôi Tạ Duy Anh Truyện ngắn Nhân vật Kiều Phương: Say mê hội họa, hồn nhiên trong sáng nhân hậu. - Nhân vật người anh: + Quan sát những biểu hiện của lòng say mê hội họa của Kiều Phương. Mặc cảm vì nghĩ rằng bản thân không có năng khiếu gì. Xúc động khi cảm nhận được tâm hồn, lòng nhân hậu của Kiều Phương qua bức tranh “Anh trai tôi” 4 Vượt thác ( Trích '' Quê nội " ) Võ Quảng Truyện ( Đoạn trích ) Bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn được miêu tả theo hành trình Vượt Thác là: Cảnh đẹp êm đềm ở những vùng đồng bằng. Cảnh đẹp uy nghiêm ở vùng rừng núi. - Hình ảnh quả cảm của dượng Hương Thư trong cuộc Vượt thác qua đó làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. 5 Buổi học cuối cùng An-phông-xơ Đô-Đê Tuyện ngắn Pháp - Nhân vật người thầy giáo yêu nước Ha-men: nghiêm khắc nhưng mẫu mực, trong buổi học cuối cùng thầy truyền đến học sinh tình yêu tiếng Pháp – một biểu hiện của tình yêu Tổ quốc. - Phrăng là một cậu học sinh ham chơi nhưng trong buổi học cuối cùng cậu đã hiểu được giá trị, ý nghĩa của tiếng nói dân tộc; biết được yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện của lòng yêu nước. 6 Cô Tô ( Đoạn trích ) Nguyễn Tuân Kí ( Tùy bút) Bức tranh thiên nhiên trên đảo Cô Tô sau cơn bão hiện lên tươi sáng, phong phú, độc đáo.Bức tranh bình minh trên biển rực rỡ, tráng lệ, đẹp đẽ.Cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô vui tươi, thanh bình, yên ả, giản dị, hạnh phúc. 7 Cây tre Việt Nam Thép Mới Kí - Cây tre gắn bó với con người Việt Nam. +Trong sinh hoạt, trong lao động.Trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Trong đời sống tinh thần.Trên con đường đi tới tương lai. - Hình ảnh cây tre mang ý nghĩa :+ Tượng trưng cho con người Việt Nam cần cù, sáng tạo, anh hùng, bất khuất.Tượng trưng cho đất nước Việt Nam. 8 Lòng yêu nước ( Trích trong báo'' Thử lửa '' I. Ê-ren -bua ( Nga ) Tùy bút Chính luận Nguồn gốc của lòng yêu nước: Lòng yêu nước là một tình cảm lớn lao bắt nguồn từ tình yêu những gì bình thường nhất. Lòng yêu nước là lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu thiên nhiên, yêu mảnh đất quê hương. - Hoàn cảnh thử thách để tình yêu nước bộc lộ rõ nhất: trong cuộc chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. 9 Lao xao Duy Khán Hồi kí tự truyện Cảnh chớm hè ở miền quê với những hình ảnh đặc sắc, phong phú về các loài cây, loài hoa và các con vật. - Thế giới các loài chim ở làng quê phong phú và đẹp đẽ, có cả chim hiền lẫn chim ác. II. Đặc điểm của truyện – kí Tên tác phẩm Thể loại Cốt truyện Nhân vật Nhân vật kể chuyện Bài học đường đời đầu tiên Truyện đồng thoại Có - Kể theo trình tự thời gian - Nhân vật chính: DM - Nhân vật phụ: Dế Choắt, chị Cốc - Dế Mèn (Ngôi thứ nhất) Sông nước Cà Mau Truyện Đoạn trích không có cốt truyện vì đây là đoạn văn tả cảnh - Ông Hai, thằng An, thằng Cò.. ( Xưng chúng tôi ) - Thằng An ( Ngôi thứ nhất) Bức tranh của em ... Truyện ngắn Có trình tự thời gian - Bố, mẹ, chú Tiến Lê, anh trai, Kiều Phương... - Người anh trai ( Ngôi thứ nhất) Buổi học cuối cùng Truyện ngắn Có trình tự thời gian - Chú bé Ph răng, cụ gì Hô de, thầy giáo Ha-Men Chú bé Ph-răng ( Ngôi thứ nhất) Vượt thác Truyện dài Không có vì đây là đoạn trích tả cảnh ngược sông vượt thác Dượng Hương Thư cùng các bạn chèo Chú bé Cục và Cù Lao ( Ngôi kể thứ nhất Xưng: chúng tôi Cô Tô Kí - tùy bút Không có cốt truyện Anh hùng Châu Hòa Mãn, vợ con, tác giả, người dân Tác giả ( Ngôi thứ nhất) Cây tre Việt Nam Bút kí Không có - Cây tre, những người dân Ngôi thứ ba Lòng yêu nước Bút kí chính luận Không - Các dân tộc Liên Xô cũ Ngôi thứ ba Lao xao Hồi kí tự truyện Không Các loài hoa, ong, bướm, chim... ? Nêu tóm tắt đặc điểm của truyện và kí? - Gv: có đoạn trích không mang đặc điểm của truyện : '' Sông nước Cà Mau, Cây tre Việt Nam '' có sự pha trộn giữa các thể loại. ? Nêu cảm nhận sâu sắc nhất của bản thân em về đất nước, con người Việt Nam qua truyện kí? ? Nhân vật nào em yêu thích nhất trong các văn ản truyện và kí? Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật đó? * Đặc điểm 1. Truyện và phần lớn các thể kí đều thuộc loại tự sự. Tự sự là phương thức tái hiện bức tranh đời sống một cách khách quan bằng lời văn tả và kể chính là qua lời của người kể chuyện. Tác phẩm tự sự đều phải có lời kể. Các chi tiết và hình ảnh thiên nhiên, xuất hiện con người, thể hiện cái nhìn và thái độ của người kể. 2. Truyện: phần lớn dựa vào tưởng tượng sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu cuộc sống thiên nhiên. Kí: Chú trọng ghi chép, tái hiện các hình ảnh, sự vật của đời sống, thiên nhiên con ngườitheo sự cảm nhận và đánh giá của tác giả. 3. Truyện: thường có cốt truyện, nhân vật. Kí không có cốt truyện và có khi không có cả nhân vật. Truyện - Kí đều có người kể chuyện hay người trần thuật có thể xuất hiện trực tiếp dưới dạng một nhân vật hoặc gián tiếp ở ngôi thứ ba thể hiện qua lời kể. - Hình dung được cảnh sắc thiên nhiên của các vùng miền đất nước, con người ở những vùng miền ấy. - Hình ảnh con người lao động: giản dị, khiêm tốn, thông minh, tài hoa, rất anh hùng. - Những tác phẩm nước ngoài mở rộng hiểu biết cho chúng ta về lòng yêu nước của nhân dân Pháp, nhân dân Liên Xô cũ trong những năm kháng chiến cứu nước. III. Luyện tập. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhớ nội dung và nghệ thuật của các truyện kí hiện đại đã học - Nhớ điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí. - Nhận biết được truyện và kí. - Chuẩn bị: Câu trần thuật đơn không có từ là IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 7/4/2012 Tuần: 32 Ngày dạy: 14/4/2012 Tiết : 120 Tiếng Việt: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là. - Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là. 2. Kĩ năng: - Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là - Đặt được kiểu câu trần thuật đơn không có từ là. 3. Thái độ: - Có ý thức đặt câu trần thuật đơn không có từ là. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ - Học sinh: chuẩn bị trước bài III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là? 3. Bài mới: Hoạt động của gv và hs Nội dung Hoạt động 1. - Gv treo bảng phụ ? Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu trên? ? Nhận xét gì về cấu tạo từ loại của bộ phận vị ngữ? ? Chọn các từ, cụm từ phủ định thích hợp điền vào trước vị ngữ trong những câu trên (không không phải, chưa, chưa phải). ? Khi thêm từ phủ định ý nghĩa của câu có gì khác so với các câu trên? - Gv: Các câu trên được gọi là câu tường thuật đơn không có từ là. ? Nêu đặc điểm của câu tường thuật đơn không có từ là? ? Đặt 1 câu trần thuật đơn không có từ là? Hoạt động 2. - Đọc bài tập. ? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong 2 ví dụ trên? ? So sánh câu (a) và (b), em thấy chúng có điểm gì giống và khác nhau? ? Chọn 2 câu đã cho lấy 1 câu phù hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn? Giải thích lí do? - Đọc lại 2 câu văn. ? Mục đích của câu (a) là gì? ? Mục đích của câu (b) là gì? ? Về cấu tạo ngữ pháp có gì khác nhau? ? Thế nào là câu miêu tả? Câu tồn tại? - Đọc ghi nhớ. Hoạt động 3. ? Yêu cầu của bài tập 1 là gì? ? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau? ? Học sinh xác định câu miêu tả hay câu tồn tại? - Viết 1 đoạn văn (5->7 câu) tả cảnh trường em trong đó có sử dụng ít nhất là 1 câu tồn tại. - Gv: nhận xét, đánh giá. I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là: 1. Bài tập: SGK a. Phú ông/ mừng lắm b. Chúng tôi/ tụ hội ở góc sân -> Cụm tính từ, cụm động từ đảm nhiệm. - Phú ông không (chưa) mừng lắm. - Chúng tôi không (chưa) tụ hội ở góc sân. - Thêm từ phủ định. -> Vị ngữ biểu thị ý phủ định. Cấu trúc: Chủ ngữ + từ phủ định + vị ngữ. 2. Ghi nhớ ( SGK ). VD: Ta/ giữ gìn 1 nền văn hóa. II. Câu miêu tả và câu tồn tại: 1. Bài tập: a. Đằng cuối bãi, 2 cậu bé con/ tiến lại. CN VN b. Đằng cuối bãi, tiến lại / 2 cậu bé con. VN CN * Giống: - Cùng thông báo 1 nội dung. - Đều có trạng ngữ. - Đều là câu trần thuật đơn không có từ là. * Khác: Cấu tạo. - Câu (a) Chủ ngữ - Vị ngữ. - Câu (b) Vị ngữ - Chủ ngữ. - Câu (b) điền vào đoạn văn là phù hợp với nội dung thông báo về sự xuất hiện của 2 cậu bé. - Miêu tả hành động, trạng động của sự vật. -> Câu miêu tả. - Câu (b): Thông báo về sự xuất hiện. tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật. -> Câu tồn tại. 2. Ghi nhớ ( SGK ) III. Luyện tập: 1. Bài tập : Xác định chủ ngữ, vị ngữ, kiểu câu. a . - Bóng tre/ trùm lên -> Câu miêu tả. - Dưới bóng tre, thấp thoáng mái chùa cổ kính. -> Câu tồn tại. b. - Bên hàng xóm tôi, có cái hang -> Câu tồn tại. c. - Măng trồi lên nhọn hoắt. - > Câu miêu tả. - Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. -> Câu tồn tại. 2. Bài tập: Viết đoạn văn 4. Củng cố - dặn dò: - Nhớ đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là. - Nhận diện câu trần thuật đơn không có từ là và các kiểu cấu tạo của nó. - Chuẩn bị bài: Ôn tập văn miêu tả. IV. Rút kinh nghiệm: Trần Phán, ngày 9/4/2012 Kí duyệt:
Tài liệu đính kèm: