Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 113+114: Lao xao - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 113+114: Lao xao - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính

 A. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim.

2. Kĩ năng.

- Thấy được tâm hồn nhạy cảm sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên, làng quê của tác giả.

3. Thái độ.

- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn.

B. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp.

* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.

C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.

 HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ.

Bài kí "Lòng yêu nước" đã chứng minh 1 chân lí giản dị và thuyết phục đó là chân lí nào?

 HOẠT ĐỘNG 2: Khởi động

Ca dao cổ truyền Việt Nam có câu:

Trên rừng ba mươi sáu thứ chim

Có chim chèo bẻo, có chim ác là.

Thế còn ở đồng bằng, ở các làng quê Việt Nam thì sao? Cũng là cả một thế giới các loài chim lao xao trong mỗi buổi sớm mà hè qua hồi tưởng 1 thời "tuổi thơ im lặng" của nhà văn Duy Khán.

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 113+114: Lao xao - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:24/3 Bài 27: Lao xao
Ngày dạy:6A1+6A2 (Duy Khán)
 26/3/09+31/3 Tiết 113+114 : Đọc - hiểu văn bản 
 A. Mục tiờu cần đạt.
1. Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim.
2. Kĩ năng.
- Thấy được tâm hồn nhạy cảm sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên, làng quê của tác giả.
3. Thái độ.
- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn.
B. Chuẩn bị: 
* Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp.
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Bài kí "Lòng yêu nước" đã chứng minh 1 chân lí giản dị và thuyết phục đó là chân lí nào?
 hoạt động 2: Khởi động
Ca dao cổ truyền Việt Nam có câu:
Trên rừng ba mươi sáu thứ chim
Có chim chèo bẻo, có chim ác là...
Thế còn ở đồng bằng, ở các làng quê Việt Nam thì sao? Cũng là cả một thế giới các loài chim lao xao trong mỗi buổi sớm mà hè qua hồi tưởng 1 thời "tuổi thơ im lặng" của nhà văn Duy Khán...
 hoạt động 3: Đọc, hiểu văn bản.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của h/s
Nội dung cần đạt
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
GV yêu cầu đọc: Giọng chậm rãi, tâm tình chú ý những câu văn ngắn, khẩu ngữ.
- GV đọc mẫu.
- Ngoài các từ khó SGK giáo viên giải thích thêm.
- Vung tứ linh: Vung ra 4 phía.
- Láu táu: Cách nói nhanh có khi lắp, có khi vấp váp, không rõ tiếng.
- Thổng buổi: Xế, quá nửa buổi
? Bài văn thuộc thể loại gì?
? Văn bản tái hiện bức tranh thiên nhiên ở làng quê. Bức tranh thiên nhiên ấy có thể chia làm mấy phần chính là những phần nào?
? Phần văn bản miêu tả các loài chim lại được sắp xếp theo 1 trình tự chia theo loài, theo nhóm? Theo em tác giả chia thành mấy nhóm là những nhóm nào?
? Qua việc sắp xếp, nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? 
? Trong văn bản, tác giả dùng miêu tả và tự sự. Khi nào tác giả dùng nhiều miêu tả?
? Khi nào dùng nhiều yếu tố kể chuyện? 
? Để hiểu kỹ hơn, sâu hơn nội dung văn bản, chúng ta đi phân tích.
? Đoạn văn mở đầu nêu nội dung gì?
? Điều gì đã làm nêu sự sống lao xao trong vườn quê vào thời điểm chớm hè?
? Nêu những chi tiết miêu tả cụ thể?
? Âm thanh nào được tác giả chú ý nhất? Vì sao?
GV: Từ láy "lao xao", từ tượng thanh trở thành âm hưởng chủ đạo trong bài văn. Trong cái lao xao của đất trời có cái lao xao của tâm hồn tác giả.
? Em thấy các câu văn trong đoạn văn mở đầu có đặc điểm gì về cấu trúc?
? Cách miêu tả các loài vật của tác giả có gì đáng chú ý?
? Cảm nhận của em về bức trang ở đoạn đầu văn bản?
? Phần 2 của văn bản tập trung kể và tả về điều gì?
? Bài văn kể và tả về các loài chim nào? Em hãy thống kê theo trình tự tên các loài chim đó?
? Tác giả sắp xếp theo từng loài, nhóm gần nhau. Đó là những nhóm chim nào?
? Những loài chim nào thuộc nhóm chim hiền?
? Các loài chim hiền được giới thiệu như thế nào?
? Khi miêu tả các loài chim hiền tác giả lựa chọn những chi tiết như thế nào? Và vận dụng nghệ thuật tiêu biểu gì? Em hãy phân tích?
? Thông qua nghệ thuật tiêu biểu trên người đọc cảm nhận được gì về hình ảnh, âm thanh các loài chim hiền và tình cảm của nhà văn?
? Vì sao các loài chim như trên được gọi là chim hiền?
GV trong khi giới thiệu về các loài chim hiền, tác giả đã sử dụng những câu đồng dao quen thuộc và câu truyện cổ tích về chim bìm bịp.
? Em hãy đọc lại những câu đồng dao và câu truyện cổ tích đó. Đấy chính là những thể loại của văn hóa dân gian.
? Theo em, tác giả đưa 1 số thể loại của văn hóa dân gian vào có tác dụng gì?
? Em có thể sưu tầm thêm 1 số câu đồng dao quen thuộc mà em biết?
GV khái quát: Như vậy thiên nhiên không bao giờ thiếu tiếng chim, làng quê không bao giờ vắng bóng sáo sậu, sáo đen đậu trên lưng trâu mà hót mừng được mùa, chim như chia vui với người nông dân khi mùa về cũng như xã hội loài người, thế giới chim vô cùng phong phú. Có loài chim hiền và cũng có loài chim dữ, chim ác. Vậy loài chim xấu được miêu tả như thế nào?
GV: Phần kể về chim bìm bịp được coi là phần chuyển tiếp.
? Theo em những loài chim xấu, chim ác hiện lên trong văn bản là những loài chim nào?
? Ngoài những loài chim xấu kể trên, em có biết loài chim nào khác? Có thể xếp cùng nhóm?
? Những loài chim xấu được kể và tả trên những phương tiện nào?
? Nếu như tả về loài chim hiền, chủ yếu tác giả tập trung vào tả tiềng hót, hình dáng thì tả các loài chim ác, tác giả tập trung vào đặc điểm nào? Tại sao?
? Tại sao tác giả lại cho rằng các loài trên là chim xấu?
? Quan sát cảnh diều hâu xà xuống bắt con gà con bị gà mẹ đánh trả, đã gợi cho người đọc liên tưởng đến những gì trong cuộc sống của con người?
? Nếu dân gian gọi các loài chim xấu trên với các cái tên như: Diều hâu - chim ăn cướp, Quạ - chim ăn trộm, Cắt - chim đao phủ thì em thấy có phù hợp không? Vì sao?
GV: Trong câu truyện về các loài chim ta còn thấy tác giả giới thiệu 1 loài chim đại diện cho công lí. Theo em đó là loài chim nào?
? Chèo bẻo được tác giả đặt cho cái tên như thê nào?
? Tại sao tác giả lại gọi chèo bẻo là loài chim trị ác?
? Chèo bẻo đã trị ác mấy lần?
? Miêu tả cuộc chiến giữa chim chèo bẻo và chim cắt?
? Qua cuộc trị tội trên, em có nhận xét gì về hành động của họ hàng chèo bẻo khi diệt các loài chim ác?
? Từ đây em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
? Câu cảm thán: Chèo bẻo ơi! chèo bẻo! thể hiện tình cảm gì của tác giả?
GV chèo bẻo trước đây là loài chim xấu nhưng qua câu chuyện của Duy Khan, chèo bèo lại là loài chim đoàn kết. Theo em cách xây dựng loài chim chèo bẻo trong văn bản thể hiện cái nhìn mới mẻ gì về những con người xấu của tác giả?
? Hãy đặt tên cho loài chim chèo bẻo theo cách nghĩ, tình cảm của em?
? Qua việc tìm hiểu toàn bộ văn bản, em có nhận xét gì về nghệ thuật kể truyện, hình ảnh, chi tiết?
? Nghệ thuật trên biểu hiện nội dung gì? Em cảm nhận được tình cảm gì của nhà văn với quê hương?
Hướng dẫn học sinh
Yờu cầu HS tỡm đọc thờm truyện Dế mốn , chim gỏy, bồ nụng của Tụ Hoài
- Học sinh nêu ý kiến dựa vào SGK.
- Học sinh trình bày ý kiến.
- Học sinh chia đoạn.
- Học sinh suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh phát hiện.
- Học sinh tìm chi tiết.
- Học sinh nêu ý kiến.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh nêu cảm nhận
- Học sinh đọc tiếp đến hết.
- Học sinh kể tên.
- Học sinh phát hiện.
- Học sinh kể tên.
- Học sinh nhận xét nghệ thuật.
- Học sinh nêu cảm nhận.
- Học sinh suy nghĩ trình bày.
- Học sinh đọc.
- Học sinh trình bày ý kiến.
- Học sinh sưu tầm.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh nêu chi tiết.
- Học sinh kể tên.
- Học sinh phát hiện.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ liên tưởng.
- Học sinh trình bày ý kiến.
- Học sinh nêu chi tiết.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh quan sát đoạn văn
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh liên hệ.
- Học sinh trình bày suy nghĩ.
Khỏi quỏt
- Học sinh nêu cảm nhận.
Đọc
Thực hiện
I. Đọc - tiếp xúc văn bản
1.Tỏc giả - Tỏc phẩm
- Duy Khán ( 1934 - 1995 ) quê ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Bài "Lao xao" trích từ tác phẩm "Tuổi thơ im lặng" của Duy Khán. Tác phẩm được giải thưởng hội nhà văn năm 1987.
2. Đọc .
3. Từ khó.
4.Thể loại và cấu trỳc
- Thể loại: Hồi kí, thông qua hồi tưởng và kỷ niệm tuổi thơ.
-> Kể chuyện thời thơ ấu kết hợp miêu tả cảnh thiên nhiên.
- Bố cục: 2 phần.
1. Từ đầu -> râm ran: Khung cảnh làng quê lúc chớm sang hè.
2. Còn lại: Miêu tả thế giới các loài chim.
- 3 nhóm:
+ Chim mang niềm vui trên cho đất trời: Sáo sậu, sáo đen, tu hú, nhạn...
+ Chim ác, chim sấu: Bìm bịp, diều hâu, quạ, cắt...
+ Chim trị ác: Chèo bẻo...
- Miêu tả từ khái quát -> cụ thể, mỗi nhóm chọn lọc 1 vài loài tiêu biểu, cụ thể.
- Khi tả hình dáng, màu sắc hoạt động của các con vật.
- Khi kể lai lịch, đặc tính của chúng.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Khung cảnh làng quê lúc chớm vào hè.
- Hoa và cây cối.
- Ong và bướm tìm mật rộn rịp xôn xao.
-> Ong vàng, vò vẽ, ong mật đánh, vật nhau.
-> Bướm hiền lành... rủ nhau lặng lẽ bay đi.
- Âm thanh của ong, bướm của đất trời thiên nhiên làng quê khi vào hè
-> Câu văn ngắn, kết cấu đơn giản.
-> Tả đặc điểm hoạt động trong môi trường sống của chúng.
=> Bức tranh sinh động: có màu sắc, hương thơm, có âm thanh, xôn xao rộn rịp của các loài ong bướm.
2. Thế giới các loài chim.
- Chim bồ các, sáo sậu, sáo đen, tu hú, ngói, bìm bịp, diều hâu, chèo bẻo, quạ, chim cắt.
a. Nhóm chim mang vui đến cho trời đất.
- Bồ các, sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói...
- Bồ các vừa bay vừa kêu váng trời.
- Sáo sậu, sáo đen hót cả ngày.
- Tu hú to nhất họ.
-> Chi tiết chọn lọc, nghệ thuật nhân hóa, từ láy, tượng thanh.
=> Là loài chim gần gũi với cuộc sống con người. Tình cảm gần gũi yêu mến của tác giả với các loài chim hiền.
- Tiếng hót của chúng hay, vui, chúng xuất hiện là đem đến những niềm vui cho con người, niềm vui được mùa...
- Phù hợp với tâm hồn trẻ thơ, câu truyện hấp dẫn, tạo không khí dân gian trong sinh hoạt làng xã.
- Làm cho người đọc thấy được sự hiểu biết phong phú về thể giới loài chim của tác giả.
b. Các loài chim xấu, chim ác.
- Diều hâu, quạ, cắt, chèo bẻo.
- Chim lợn, đại bàng, chim ưng.
-> Hình dáng, lai lịch, hành động.
- Chủ yếu miêu tả hành động của chúng.
-> Hành động xấu xa độc ác.
- Cuộc sống có sự cạnh tranh, sinh tồn, sức mạnh của tình mẫu tử.
-> Cách gọi đó hoàn toàn phù hợp vì đúng như đặc tính và hành động xấu xa của chúng.
-> Chim chèo bẻo.
c. Loài chim trị ác: Chim chèo bẻo.
-> Chèo bẻo dám chống lại các loài chim ác.
- 3 lần: Quạ, chim cắt...
-> Hành động dũng cảm, biết đoàn kết.
- Dù có mạnh, giỏi đến đâu nhưng gây tội ác sẽ bị trừng trị đến cùng.
- Sức mạnh của cộng đồng là sức mạnh vô địch biến kẻ yếu thành người mạnh.
-> Tình cảm khâm phục, ca ngợi của tác giả.
- Người xấu có thể trở thành người tốt được và thậm chí sẽ có hành động rất tốt.
-> Chim trị ác, chim đoàn kết, chim dũng sĩ.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật: Lựa chọn chi tiết miêu tả, kết hợp tả và kể miêu tả hành động kết hợp với ngoại hình..
2. Nội dung: Sự quan sát, miêu tả cụ thể, tỉ mỉ.
- Tác giả là người vô cùng yêu mến quê hương, làng xóm, ruộng vườn.
* Ghi nhớ: SGK/113.
IV. Luyện tập
Tả một con chim mà em yờu thớch trong khoảng 5-6 cõu, cú sử dụng biện phỏp nhõn hoỏ và so sỏnh - ẩn dụ.
 Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
- Chuẩn bị bài: Ôn tập truyện và kí, soạn hệ thống câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 6 - Tiet 113 - 114.doc