Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II năm học 2011-2012 - Nguyễn Quốc Huy (2 cột)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II năm học 2011-2012 - Nguyễn Quốc Huy (2 cột)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS nắm được:

1. Kiến thức:

 - Khái niệm phó từ:

 + Ý nghĩa khái quát của phó từ.

 + Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ).

 - Các loại phó từ.

2. Kĩ năng:

 Kỹ năng dạy học:

 - Nhận diện phó từ trong văn bản.

 - Phân biệt các loại phó từ.

 - Sử dụng phó từ để đặt câu.

3.Thái độ:

 - Giáo dục thái độ học tập tích cực;

 - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, quy nạp, tổng hợp.

III/ CHUẨN BỊ:

 1/ Đối với GV:

+ Soạn bài

+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

+ Bảng phụ viết VD, phiếu học tập.

 2/ Đối với Học sinh:

 Soạn bài, bảng phụ.

 

doc 174 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II năm học 2011-2012 - Nguyễn Quốc Huy (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2011 - 2012
Tuần 20	Ngày soạn: 04/01/2012
Tiết 77 + 78	:	Ngày giảng: 06, 07/01/2012 
Bài 18: Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
(Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức:
-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
-Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
-Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kĩ năng:
	a) Kỹ năng dạy học:
-Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả
-Phân tích nhân vật trong đoạn trích.
-Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
b) Kỹ năng sống: 
Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.
Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
3.Thái độ: Rèn luyện tính khiêm tốn, không kiêu căng, tự mãn. Biết rút ra những bài học trong cuộc sống. 
II/ PHƯƠNG PHÁP:
PP: Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm, cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về lối sống khiêm tốn, tôn trọng người khác, phân tích, bình giảng, tổng hợp.
KT: động não: suy nghĩ về cách ứng xử của các nhân vật trong truyện.
III/ CHUẨN BỊ:
 1/ Đối với GV: Soạn bài, chân dung Tô Hoài, bức tranh Dế Mèn phiêu lưu ký. 
 2/ Đối với Học sinh: Soạn bài, tập kể tóm tắt.
IV/ TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
Học sinh cá biệt
Ghi chú
Trong đó
6C
DT
Nữ DT
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
6E
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
V/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1/ Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và chấn chỉnh nề nếp của lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3/ Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
	(Tiết 77)	 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung.
PP vấn đáp. phân tích, bình giảng. KT động não.
- Nêu những hiểu biết của em vè nhà văn Tô Hoài.
- Tác phẩm có xuất xứ như thế nào?
*GV: Hướng dẫn đọc.
- Hãy kể tóm tắt truyện?
- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật chính là ai?(Ngôi thứ nhất. Dế Mèn).
- Theo em, truyện có mấy sự việc chính?
- 3 sự việc chính:
- Bài văn được chia theo bố cục như thế nào?
 Hoạt động 2:HD HS Tìm hiểu chi tiết.
PP vấn đáp. phân tích, thảo luận nhóm, bình giảng. KT động não.
I. Đọc, Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Tô Hoài (Nguyễn Sen): 1920
- Quê: Hà Nội
- Viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám với nhiều thể loại. Có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi.
2. Tác phẩm:
-Bài học đường đời đầu tiên trích từ truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” - xuất bản lần đầu năm 1941
3. Đọc: giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang ở đoạn đầu miêu tả Dế Mèn.
 4. Tóm tắt:
 5. Giải nghĩa từ khó:(SGK,Tr 9)
 6. Bố cục: 2 đoạn.
+Đoạn 1: Từ đầu đến "Đứng đầu thiên hạ rồi" 
Þ Miêu tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn.
+Đoạn 2: Còn lại 
Þ Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế mèn.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
* GV: Gọi HS đọc đoạn 1
 - Hình ảnh Dế Mèn được miêu tả như thế nào?
 ( về hình dáng bề ngoài, về hành động, cử chỉ, về tính cách?)
 - HS thảo luận nhanh- trình bày cá nhân.
- Vậy em có nhận xét gì về ngoại hình của Dế Mèn?
- Vậy em có nhận xét gì về hành động của Dế Mèn?
- Qua ngoại hình, hành động em có nhận xét gì về nhân vật Dế Mèn?
(Tiết 78)
1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn:
* Ngoại hình:
- Càng: mẫm bóng
- Vuốt: cứng, nhọn hoắt, đạp phành phạch
- Cánh: áo dài chấm đuôi
- Đầu: to, nổi từng tảng
- Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
- Râu: dài, uốn cong 
Þ Chàng Dế thanh niên cường tráng, rất khoẻ, tự tin, yêu đời và rất đẹp.
* Hành động:
- Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung đùi.
- Quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó
- Đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh Trọng vút râu... 
- Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ.
Þ Quá kiêu căng, hợm hĩnh, không tự biết mình.
 Þ Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng nhưng tính cách kiêu căng, hung hăng, hống hách, coi mình hơn tất cả.
PP vấn đáp. phân tích, KT động não.
- Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh của Dế choắt? 
- Em hãy cho biết thái độ của Dế mèn đối với Dế Choắt?
- Qua đó, Dế Mèn đã bộc lộ tính cách gì?
- Em hãy nhận xét cách Dế Mèn gây sự với chị Cốc: rủ Dế Choắt trêu chị Cốc, gây sự bằng câu hát: "Vặt lông ... tao ăn"?
- Nêu diễn biến tâm trạng của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế choắt? 
- Tâm trạng ấy cho em hiểu gì về Dế Mèn?
- Em hãy cho biết nội dung và nghệ thuật của truyện.
PP tổng hợp, vấn đáp. KT động não.
- Hãy cho biết ý nghĩa của truyện?
HS đọc ghi nhớ (SGK, Tr 11).
Hoạt động 4
PP tổng hợp, thực hành, cặp đôi chia sẻ, KT động não.
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn:
* Hình ảnh Dế Choắt:
- Như gã nghiện thuốc phiện;
- Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mủi ngẩn ngơ;
- Xưng: em. Muốn được giúp đỡ.
- Hôi như cú mèo;
- Có lớn mà không có khôn;
- Xấu xí, gày gò ốm yếu, ăn xổi ở thì.
-Hiền lành, từ tốn, rất cần sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
* Dế Mèn đối với Dế Choắt:
- Gọi Dế Choắt là chú mày.
- Dế Choắt lười biếng, xấu xí, yếu ớt, đáng khinh.
- Muốn ra oai với Dế Choắt.
→ Mèn bộc lộ tính cách khinh thường, trịnh thượng, ích kỉ, kiêu căng, lỗ mãng với bạn.
* Dế Mèn khi trêu chị Cốc
- Nghịch ranh trêu chị Cốc, thái độ xấc xược, hỗn láo, để Choắt bị chết oan.
- Sợ hãi, khiếp, nằm im thin thít. 
- Bàng hoàng, ngớ ngẩn, hốt hoảng, lo sợ khi nghe tin Dế Choắt chết.
- Ân hận nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
Þ DM còn có tình cảm đồng loại, biết ăn năn hối lỗi.
III. TỔNG KẾT:
1. Nội dung: 
- Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn- Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết oan của Dế Choát.
- Dế Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên.
2. Nghệ thuật:
- Kể chuyện kết hợp miêu tả;
- Xây Dựng hình tượng Dế Mèn gần gũi trẻ thơ.
- Sử dụng các biện pháp tu từ có hiệu quả, lời văn giàu hình ảnh.
3.Ý nghĩa:
Đoạn trích nêu lên bài học: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
4. Ghi nhớ: (SGK, Tr 11)
IV. LUYỆN TẬP:
1. Theo em có đặc điểm nào của con người được gán cho các con vật ở truyện này? Em biết tác phẩm nào cũng có cách viết tương tự như thế?
Dế Mèn: Kiêu căng nhưng biết hối lỗi.
Dế Choắt: yếu đuối nhưng biết tha thứ. Cốc: tự ái, nóng nảy.
Các truyện: Đeo nhạc cho mèo, Hươu và Rùa...
VI/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1/ Củng cố:
	Em hãy nêu những ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của truyện?
	Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 8 câu miêu tả Dế Mèn.
2/ Dặn dò:
	Tóm tắt lại đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”
	Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 6 câu nói lên cảm nhận về nhân vật Dế Choắt.
	Soạn bài Phó từ.
VII/ RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 20	Ngày soạn: 07/01/2012	
Tiết 79:	Ngày dạy: 09/01/2012 
Tiếng việt: PHÓ TỪ 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức: 
	- Khái niệm phó từ:
	+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.
	+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ).
	- Các loại phó từ.
2. Kĩ năng:
	Kỹ năng dạy học:
	- Nhận diện phó từ trong văn bản. 
	- Phân biệt các loại phó từ.
	- Sử dụng phó từ để đặt câu.
3.Thái độ: 
	- Giáo dục thái độ học tập tích cực;
	- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, quy nạp, tổng hợp.
III/ CHUẨN BỊ:
 1/ Đối với GV: 
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ viết VD, phiếu học tập.
 2/ Đối với Học sinh: 
	Soạn bài, bảng phụ.
IV/ TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
Học sinh cá biệt
Ghi chú
Trong đó
6C
DT
Nữ DT
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
6E
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
V/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1/ Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và chấn chỉnh nề nếp của lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
	Em hãy nêu khái niệm động từ, tính từ. Cho ví dụ.
3/ Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
PP vấn đáp. phân tích, quy nạp. KT động não.
I/ PHÓ TỪ LÀ GÌ?
* GV: Treo bảng phụ đã viết các Ví dụ (SGK – Tr 12).
* GV cho HS đọc Ví dụ.
- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ Sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
- Nếu quy ước những từ in đậm là X và những từ bổ sung là Y em hãy vẽ mô hình cụ thể từng trường hợp?
* GV: Những từ chuyên đi kèm theo động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ gọi là phó từ.
- Phó từ là gì?
* Bài tập nhanh: (Bảng phụ)
xác định mô hình X + Y hoặc Y +X trong 2 ngữ cảnh sau:
a. Ai ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau
(Ca dao)
b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. (Tô Hoài)
1/ Xét các ví dụ:
- Các từ: đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất, ra bổ sung ý nghĩa cho các từ: đi, ra, thấy, lỗi lạc, soi gương, ưa nhìn, ... ng của người da đỏ?
GD HS ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống như người da đỏ.
Em hiểu thế nào về câu nói “đất là mẹ”?
Đất là nơi sinh sản ra muôn loài là nguồn sống của muôn loài. Cái gì con người làm cho đất đai là làm cho ruột thịt của mình. Con người cần phải sống hoà hợp với con người đất đai và phải biết cách bảo vệ nó.
Tại sao người viết thay đổi giọng điệu như thế?
 Nhằm khẳng định sự cần tiết phải bảo vệ đất đai môi trường sống, dạy cho người da trắng biết cư xử đúng đắn với đất đai và môi trường.
- Em hãy nêu những kiến nghị của người da đỏ đối với người da trắng?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
Theo em, Bức thư quan tâm và khẳng định điều quan trọng nào trong cuộc sống của con người?
 Nghệ thuật nổi bật nhấtcủa văn bản này là gì?
 Tại sao Bức thư cách đây hơn một thế kỉ nhưng vẫn được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về môi trường, thiên nhiên? 
Nó đề cập đến một vấn đề chung cho mọi thời đại, đó là vấn đề: quan hệ giữa con người với môi trường, thiên nhiên. Nó được viết bằng sự am hiểu bằng trái tim tình yêu mãnh liệt dành cho đất đai, môi trường, thiên nhiên. Nó được trình bày trong một lời văn đầy tính nghệ thuật (giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ).
GD HS ý thức cao trong vấn đề bảo vệ môi trường sống.
GD kĩ năng sống: làm chủ, nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích:
Chú thích (*) SGK/138.
II. Phân tích văn bản:
1. Những điều liêng liêng trong kí ức người da đỏ:
- Đất đai cây là hạt sương tiếng côn trùng những bông hoa vũng nước dòng nhựa chảy trong cây cối
à Gắn bó với đất đai, môi trường, thiên nhiên.
- Yêu quý và tôn trọng đất đai môi trường.
=> Nhân hóa nói lên sự vật gần gũi thân thiết với con người, cảm nghĩ của tác giả về thiên nhiên và môi trường sống.
2. Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường, thiên nhiên:
- Đất đai, môi trường, thiên nhiên sẽ bị người da trắng tàn phá.
- Nghệ thuật: so sánh, đối lập, nhân hoá, điệp từ ngữ.
→ Cách sống vật chất thưc dụng >< cách sống tôn trọng giá trị tinh thần
3. Kiến nghị của người da đỏ:
- Phải biết kính trong đất đai.
- Hãy khuyên bảo chúng: Đất là mẹ.
- Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/140.
VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
	1/ Củng cố: 
	- Nêu bố cục của văn bản “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”?
	- Nêu các giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản?
	- Qua văn bản này em học được gì về vấn đề kêu gọi bảo vệ môi trường hiện nay?
 	2/ Dặn dò: 
	- Học bài cũ;
	- Soạn tiết 132 Tiếng Việt “CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ” “Tiếp theo)
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
..
----------------------------------------------------------
Tuần 33	Ngày soạn 23/4/2012
Tiết 1, 2, 3, 4, 5	Ngày dạy: 25, 27, 28/4/2012
	Lớp dạy: 6C, 6E.
 ÔN TẬP NGỮ VĂN CUỐI HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức:
- Bố cục, giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản truyện, kí và thơ hiện đại đã học từ đầu học kỳ II đến nay.
- Cảm nhận của em về hình ảnh các nhân vật và các khổ thơ hay đã học.
- Các biện pháp nghệ thuật tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ và tìm ví dụ cho mỗi biện pháp nghệ thuật. Thế nào là thành phần chính của câu? Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ? Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? Câu trần thuật đơn không có từ là? Cho ví dụ?
- Thế nào là văn miêu tả? Nêu các bước làm bài văn miêu tả? Phương pháp tả cảnh? Phương pháp tả người? 
2. Kỹ năng:
- Phân tích tìm hiểu các giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản đã được học.
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong các văn bản đã học.
- Nêu được các khái niệm: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ và cho ví dụ?
- Trình bày được các bước làm bài văn tả cảnh? Tả người? Lập dàn ý cho một bài văn tả cảnh? Tả người?
- Tạo lập được văn bản miêu tả hoàn chỉnh trong nói và viết.
3.Thái độ:
 Giáo dục HS ý thức ôn tập nghiêm túc, hiệu quả.
4. Tích hợp:
a) Tích hợp với GD môi trường:
 Lồng ghép, liên hệ khai thác các kiến thức về đề tài môi trường.
b) Tích hợp GD kỹ năng sống:
 Tích hợp giáo dục HS ở các bài (nếu có).
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: SGK, SGV, Soạn bài.
2. Học sinh: Soạn bài, học bài ôn tập.
III. PHƯƠNG PHÁP : 
1. Phương pháp: 
Thuyết trình, thảo luận nhóm, nêu gợi, vấn đáp, phân tích, bình giảng, trực quan.
2. Kỹ thuật dạy học: 
 - Động não, trình bày một số vấn đề trước tập thể lớp.
 - Kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị của bức thư.
 - Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về các nội dung kiến thức được ôn tập.
IV. TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:
Lớp
Sĩ số: 
42
Học sinh vắng
Học sinh cá biệt
Ghi chú
Trong đó
6C
DT
Nữ DT
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
0
0
6E
 35
 3	 3
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: 
- Kiểm diện sĩ số, chấn chỉnh nề nếp. 
- Kiểm tra thái độ tác phong của học sinh trước khi ôn tập cuối năm.
2. Kiểm tra bài cũ: 
	Kiểm tra vở soạn bài của HS.
3. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: HDHS nêu các truyện và kí đã học:
PP. vấn đáp. KT động não.
- Em hãy nêu các truyện ngắn và thể kí hiện đại đã được học từ đầu học kỳ II đến nay?
Hoạt động 2: HDHS Phân tích, tìm hiểu các giá trị của những văn bản truyện kí?
 PP. nêu gợi, thảo luận bàn, nhóm, nêu vấn đề. KT động não, trình bày trước lớp một vấn đề.
- Em hãy cho biết giá trị nội dung? Nghệ thuật? Ý nghĩa của những truyện ngắn và kí đã được học?
Hoạt động 3: HDHS nêu các tác phẩm tho hiện đại được học từ đầu học kỳ 2 đến nay.
I/ NHỮNG TRUYỆN VÀ KÍ ĐÃ HỌC:
 1/ Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)
 2/ Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)
 3/ Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
 4/ Vượt thác (Võ Quảng)
 5/ Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê).
 6) Đêm nay Bác không ngủ:
 7) Lượm;
 8) Mưa;
 9/ Cô Tô (Nguyễn Tuân)
 9/ Cây tre Việt Nam (Thép Mới)
 8/ Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua)
II/ PHÂN TÍCH:
 1/ Bài học đường đời đầu tiên:
 a) Nội dung:
 Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng, trêu chị Cốc gây ra cái chết cho thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
 b) Nghệ thuật:
 Tả loài vật sinh động
 Kể theo ngôi thứ nhất tự nhiên, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. 
 c) Ý nghĩa:
 Đoạn trích nêu lên bài học: tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
 2/ Sông nước Cà Mau:
 a) Nội dung: 
 Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vị, đầy sức sống và cảnh chợ Năm Căn tấp nập, trù phú họp ngay trên sông.
 b) Nghệ thuật:
 Tả bao quát đến cụ thể. Dùng từ ngữ giàu hình ảnh.
 c) Ý nghĩa:
 Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
 3) Bức tranh của em gái tôi:
 a) Nội dung:
 Tài năng hội hoạ, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở người em gái đã giúp cho người anh vượt lên lòng tự áivà sự tự ti của mình.
 b) Nghệ thuật:
 Tả diễn biến tâm lý nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất rất tinh tế.
 c) Ý nghĩa:
 Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.
 4) Vượt thác:
 a) Nội dung: 
 Hành trình ngược sông Thu Bồn vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy.Cảnh sông nước và hai bên bờ, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác
 b) Nghệ thuật:
 Phối hợp tả cảnh thiên nhiên và tả người lao động.
 c) Ý nghĩa:
 Vượt thác là bài ca về thiên nhiên, đất nước, que hương, về lao động; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.
 5) Buổi học cuối cùng:
 a) Nội dung:
 Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An -dát bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha Men.
 b) Nghệ thuật:
 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, cử chỉ lời nói và tâm trạng nhân vật.
 c) Ý nghĩa:
 - Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình.
 - Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ.
 6) Cô Tô:
 a) Nội dung:
 Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và nét sinh hoạt của người dân trên đảo.
 b) Nghệ thuật:
 Miêu tả tinh tế ngôn ngữ điêu luyện chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc.
 c) Ý nghĩa:
 Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương. 
 7) Cây tre Việt Nam:
 a) Nội dung:
 Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và chiến đáu.Cây tre đã trở thành biểu tượng của đát nước và con người Việt Nam.
 b) Nghệ thuật:
 Chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng. Lời văn giàu cảm xúc. 
 c) Ý nghĩa:
 Văn bản này cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta.Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.
 8) Lòng yêu nước:
 a) Nội dung:
 Lòng yêu nước khởi nguồn là lòng yêu những vật bình thường gần gũi, từ tình yêu gia đình, quê hương.Lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
 b) Nghệ thuật:
 Hình ảnh chọn lọc dẫn chứng cụ thể thuyết phục.
 c) Ý nghĩa:
 Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi thân thuộc nhất nơi nhà, xóm , phố, quê hương. Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đó là bài học thấm thía mà nhà văn I-li-a Ê -ren-bua truyền tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN ON TAP NGU VAN 6 HK2.doc