Tuần 29
Tiết 113,114
LAO XAO
(Duy Khán)
I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu mến thiên nhiên làng quê của tác giả.
- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
1) Ổn định lớp : KTSS
2) Bài cũ :
? Lòng yêu nước được E – ren – bua diễn tả ntn trong tác phẩm cùng tên?
Tuần 29 Tiết 113,114 LAO XAO (Duy Khán) I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu mến thiên nhiên làng quê của tác giả. Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn. II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học : Ổn định lớp : KTSS Bài cũ : ? Lòng yêu nước được E – ren – bua diễn tả ntn trong tác phẩm cùng tên? Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu vài nét về tác giả và tác phẩm. Cho HS đọc phần tiểu dẫn SGK. Sơ lược vài nét về tác giả, tác phẩm. I. Tác giả, tác phẩm : Tác giả : Duy Khán (1934 – 1995) que ở Bắc Ninh. “Lao xao” trích từ tác phẩm “Tuổi thơ im lặng”. Hoạt động 2 : Đọc và tìm hiểu chung về bài văn. GV cho HS đọc, GV đọc mẫu một đoạn. Chú ý : cách diễn đạt là cach kể chuyện tự nhiên, mang tính khẩu ngữ. Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào hay không hay hoàn toàn tự do? Trình tự tương đối chặt chẽ và hợp lý với cách dẫn dắt, mạch kể khá tự nhiên. + Đoạn 1 : tả nhóm các làoi chim lành, gần gũi với con người như bồ các, sáo sậu, tu hú. + Đoạn 2 : nói về bìm bịp có thể xem là phần chuyển tiếp giữa 2 đoạn. + Đoạn 3 : các loài chim ác như diều hâu, quạ, cắt. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về nghệ thuật miêu tả các loài chim trong bài văn. III. Phân tích : Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài miêu tả đặc điểm gì? (Hình dạng, màu sắc, tiếng kêu, hoạt động và đặc tính). Bồ các : kêu các các Sáo : hót và còn được uôi dạy nói Tu hú : kêu tu hú Bìm bịp : kêu bìm bịp Diều hâu, quạ, cắt : miêu tả với các hành động. 1). Nghệ thuật miêu tả về các loài chim : Kết hợp tả và kể ntn? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sống động, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài? Chuyện con sáo nhà bác Vui tọ toẹ học nói, chuyện về sự tích con bìm bịp. Miêu tả ngoại hình qua hành động, phối hợp xen kẽ giữa các loài có mối quan hệ với nhau. Đoạn về các loài chim diều hâu Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên và làng quê qua việc miêu tả các loài chim? Tác giả có vốn hiểu biết phong phú tỉ mỉ về các loài chim ở làng quê. Tình cảm yêu mến gắn bó với thiên nhiên làng quê. Giữ được nguyên vẹn cho mình cái nhìn và cảm xúc hồn nhiên của tuổi thơ khi kể và tả. Với tình cảm yêu mến gắn bó vớùi thiên nhiên, tác giả đã kết hợp tả và kể một cách tỉ mỉ về các loài chim với tiếng kêu, hình dáng, hoạt động, Hoạt động 4 : Chất văn hoá dân gian trong bài. 2). Chất văn hoá dân gian trong bài : Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hoá dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện : hãy tìm các dẫn chứng? Đồng dao : Bồ các là bác chim ri Thành ngữ : Dây mơ rễ má; Kẻ cắp gặp bà già; Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng. Truyện cổ tích : sự tích chim bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo. Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nétdặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng? Cách nhìn về chúng trong mối quan hệ con người với công việc nhà nông. Là những thiện cảm của ác cảm về từng loài chim theo quan niệm phổ biến và lâu đời của dân gian. VD : các nhận xét về bìm bịp, chèo bẻo. Cách nhìn mang tính định kiến, thiếu căn cứ khoa học. Bằng cách cảm nhận đậm chất dân gian cộng với cách nhìn về các loài chim trong quan hệ đối với con người, giúp cho người đọc hiểu thêm về các tính chất của từng loài chim trong thế giới tự nhiên. Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm ntn về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim? III. Tổng kết : Ghi nhớ : SGK. IV. Củng cố – dặn dò : Cần nắm : nghệ thuật miêu tả của tác giả. Vận dụng chật liệu văn hoá dân gian trong bài văn Chuẩn bị bài ôn tập truyện và kí
Tài liệu đính kèm: