Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 8 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 8 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”. Hiểu được ý nghĩa những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện, tìm hiểu ý nghĩa của truyện.

- Giáo dục học sinh ý thức tự hào và giữ gìn văn hóa dân tộc.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh : Bánh chưng, bánh giầy.

- Học sinh:Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa truyện.

III. Phương pháp dạy học:

- Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm.

IV. Tiến trình dạy học:

1 Ổn định lớp: Kiểm diện: 6A1:

2 Kiểm tra bài cũ:

ĩ Giáo viên ghi bài tập trong bảng phụ, treo bảng, gọi học sinh lên bảng làm.

 Câu1:Truyền thuyết là gì? (5đ)

A. Những câu truyện hoang đường.

B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc.

C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.

 Câu 2:Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “cái bọc trăm trứng” là gì? (5đ)

A.Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.

B.Tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

C. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.

 Gọi một học sinh lên kể diễn cảm và ngắn gọn truyện “Con Rồng, cháu Tiên”.( 10đ)

ĩ Nhận xét, chấm điểm.

3 Bài mới:

 Giới thiệu bài mới: Hàng năm khi xuân về tết đến, mọi người dân thường gói bánh chưng để tế lễ tổ tiên. Nguồn gốc này có từ đâu? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” để làm sáng tỏ về vấn đề này.

 

doc 33 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 8 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT:1
ND :23 -8 -2010
 CON RỒNG CHÁU TIÊN
Mục tiêu:
Giúp học sinh bước đầu nắm được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”; chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện, tìm hiểu ý nghĩa của truyện.
Giáo dục học sinh ý thức tự hào về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam, biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫân nhau.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau.
Học sinh: Tập, sách giáo khoa,VBT, viết, thước Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa truyện.
Phương pháp dạy học:
Đọc sáng tạo, phát vấn, gợi tìm, nêu vấn đề, thảo luận.
Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: Kiểm diện 6A1: 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Người Việt Nam của chúng ta có nguồn gốc như thế nào? Để hiểu rõ hơn và qua đó tự hào hơn về nguồn gốc ấy, hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu văn bản: “Con Rồng cháu Tiêân”.
Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài học
Hoạt độâng1: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản.
Giáo viên hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc. Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét chung.
Kiểm tra học sinh việc nắm nghĩa từ khó và xác định từ loại của một số từ: 1, 2, 5, 7.
Theo em, văn bản này có thể chia bố cục như thế nào? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
Ba phần: Phần 1: “Ngày xưaLong Trang”
Phần 2: “Ít lâu saulên đường”
Phần 3: Còn lại.
Văn bản này thuộc thể loại truyền thuyết, vậy em hiểu truyền thuyết là gì?
Hoạt đông2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
Lạc Long Quân và Âu Cơ có nguồn gốc như thế nào?
Nêu nhận xét của em về hai nhân vật này?
Lạc Long Quân đã giúp dân những việc gì?
Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên trong hoàn cảnh nào?
Âu Cơ nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm, cỏ lạ nàng đến thăm-> gặp Lạc Long Quân
yêu nhau-> trở thành vợ chồng.
Việc sinh nở của âu Cơ có gì kì lạ?
Sinh ra cái bọc 100 trứng, nở 100 con, không cần bú mớm, tự lớn nhanh như thổi.
Theo em, chi tiết “cái bọc trăm trứng nở ra trăm con” có ý nghĩa như thế nào?
Lạ, mang tính hoang đường nhưng giàu ý nghĩa thực tế. Rồng, rắn (bò sát) đẻ trứng. Tiên (chim) cũng đẻ trứng-> người Việt Nam sinh ra trong cùng một bọc.
Sinh ra trong cùng một bọc chúng ta phải sống như thế nào?
Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Liên hệ giáo dục học sinh.
Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về sự đoàn kết, yêu thương, giúp đỡõ lẫn nhau của dân tộc ta?
Cho học sinh thảo luận nhóm 5’.
Gọi đại diện nhóm trình bày.
Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét chung.
“Bầu ơi  giàn”; “Thương người như thể thương thân”; “Lá lànhrách”; “ Một con ngựa đaubỏ cỏ”
Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Để làm gì?
Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi, chia nhau cai quản các phương.
Theo truyền thuyết này, người Việt ta là con cháu của ai? Có nguồn gốc như thế nào?
Của Rồng-Tiên, nguồn gốc cao quí.
Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Theo em những chi tiết này có tác dụng gì?
Qua tìm hiểu văn bản”ConTiên”, em biết được điều gì?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/8. Giáo viên nhấn mạnh ý trong ghi nhớ.
Liên hệ giáo dục học sinh ý thức tự hào về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam, biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Gọi học sinh đọc bài tập 1.
Em biết truyện nào của dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự truyện: 
“ Con  Tiên” ? 
Cho học sinh thảo luận 4’.
Gọi học sinh trình bày, nhận xét.
Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì? 
I/Đọc-hiểu văn bản:
1/Đọc-kể:
2/Giải nghĩa từ:
3/Bố cục: 3 phần.
4/Khái niệm truyền thuyết:
SGK/7
II/Tìm hiểu văn bản:
1/Nguồn gốc Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Lạc Long Quân: nòi Rồng, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ
- Âu Cơ: dòng Tiên, xinh đẹp tuyệt trần.
->Đều là thần.
=>Đẹp, kì lạ.
2/Sự nghiệp mở nước:
 - Giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở.
3/Tác dụng của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo:
 - Tô đậm tính chất kì lạ.
 - Thần kì hóa nguồn gốc của dân tộc.
 - Tăng sức hấp dẫn.
Ghi nhớ: SGK/8
III/ Luyện tập:
 Bài 1:
1 Người Mường có truyện: “Quả trứng to nở ra con người”.
-Người Khơ Mú: “Quả bầu mẹ”
-> Gần gũi về nguồn gốc, sự giao lưu văn hóa của các dân tộc.
Củng cố và luyện tập:
Truyền thuyết là gì?
Truyện dân gian kể về kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng cái bọc trăm trứng là gì?
Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt nam.
Ca ngợi sự hình thành nước Văn Lang.
Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
 D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
Truyền thuyết “ConTiên”giải thích điều gì?
Nguồn gốâc của dân tộc Việt Nam.
Em có suy nghĩ gì về nguồn gốc của dân tộc mình? Cần sống như thế nào với mọi người?
Đoàn kết, yêu thương lẫn nhau
Giáo dục học sinh ý thức tự hào về nguồn gốc dân tộc, ý thức đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Đọc tóm tắt lại nội dung văn bản.
 - Học thuộc ghi nhớ SGK / 8.
 - Làm bài tập 2/8, tham khảo bài tập 1, 2, 3 sách bài tập Ngữ Văn / 3.
 - Đọc, tìm hiểu trước văn bản”Bánh chưng, bánh giầy”.Tìm hiểu khái niệm truyền thuyết và ý nghĩa của câu chuyện.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tiết:2
ND: 26-8-2010 
 	 BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY 
 (Hướng dẫn đọc thêm)
Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”. Hiểu được ý nghĩa những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện, tìm hiểu ý nghĩa của truyện.
Giáo dục học sinh ý thức tự hào và giữ gìn văn hóa dân tộc.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh : Bánh chưng, bánh giầy.
Học sinh:Đọc văn bản, tìm hiểu ý nghĩa truyện.
Phương pháp dạy học:
Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm. 
Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: Kiểm diện: 6A1:	
Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên ghi bài tập trong bảng phụ, treo bảng, gọi học sinh lên bảng làm.
Câu1:Truyền thuyết là gì? (5đ)
A. Những câu truyện hoang đường.
B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc.
C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.
Câu 2:Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “cái bọc trăm trứng” là gì? (5đ)
A.Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
B.Tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
C. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
Gọi một học sinh lên kể diễn cảm và ngắn gọn truyện “Con Rồng, cháu Tiên”.( 10đ)
Nhận xét, chấm điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Hàng năm khi xuân về tết đến, mọi người dân thường gói bánh chưng để tế lễ tổ tiên. Nguồn gốc này có từ đâu? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” để làm sáng tỏ về vấn đề này.
Giảng bài mới: 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản.
Giáo viên hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc. Nhận xét.
Giáo viên nhận xét chung.
Giáo viên kiểm tra học sinh việc nắm nghĩa từ khó và từ loại của một số từ :1ø,4, 8,11,13.
Theo em, văn bản này có thể chia bố cục như thế nào?
Phần 1: “Hùng Vươngchứng giám”.
Phần 2: “Các langhình tròn”.
Phần 3: Còn lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
Ý định chọn người nối ngôi phải như thế nào?
Vua chọn người nối ngôi bằng hình thức nào?
Giải đố là một trong những thử thách khó khăn đối với nhân vật.
Vì sao trong các con vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Chi tiết Lang Liêu hiểu và làm theo ý thần thể hiện điều gì?
Sự thông minh.
Thần ở đây chính là nhân dân vì nhân dân suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc, biết quí trọng cái nuôi sống mình.
Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được chọn để nối ngôi vua?
Cho học sinh thảo luận nhóm 3’.
Gọi đại diện trình bày, nhận xét.
Giáo viên nhận xét chung.
Qua việc làm bánh, ta biết được điều gì ở Lang Liêu?
Tài, khéo, thông minh, hiếu thảo.
Giáo dục học sinh ý thức siêng năng, hiếu thảo với cha mẹ
Qua tìm hiểu văn bản, em biết được nội dung gì?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/12.
Giáo viên nhấn mạnh ý trong ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Gọi học sinh đọc bài tập 1, 2.
Cho học sinh trao đổi, thảo luận nhóm 4’.
Gọi đại diện trình bày, nhận xét.
Giáo viên nhận xét chung.
Gọi học sinh trình bày suy nghĩ của mình.
Nhận xét.
I/Đọc-hiểu văn bản:
1/Đọc-kể:
2/Giải nghĩa từ:
3/Bố cục: 3phần
II/Tìm hiểu văn bản: 
1/Hùng Vương chọn người nối ngôi:
 - Hoàn cảnh: Giặc yên, vua già, muốn truyền ngôi.
 - Ý định: Người nối ngôi phải nối chí vua.
 - Hình thức: Nêu câu đố để thử tài.
2/Lang Liêu được thần giúp đỡ :
- Vì chàng là người thiệt thòi nhất.
-Chăm lo cày cấy, trồng trọt.
3/Hai thứ bánh của Lang Liêu:
 - Có ý nghĩa thực tế (quí trọng nghề nông ... iểu ý kiến của Hồ Chí Minh như thế nào?
Cho học sinh thảo luận nhóm 4’.
Gọi đại diện trình bày .
Nhận xét.
Giáo viên chốt lại 2 ý chính:
Qua nhận xét của Hồ Chí Minh em nắm được nguyên tắc mượn từ như thế nào?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK / 25. Giáo viên nhấn mạnh 2 ý trong ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Gọi học sinh đọc bài tập 1 và tóm tắt yêu cầu.
Tìm từ mượn trong câu a, b. Cho biết mượn của nước nào?
Gọi học sinh tóm tắt yêu cầu bài tập 2
Xác định nghĩa tạo thành của từng từ tiếng Việt trong bài tập 2?
Kể một số từ mượn mà em biết là tên các đơn vị đo lường; một số bộ phận của chiếc xe đạp; tên đồ vật?
Cho biết những từ mượn trong bài tập 4, có thể dùng trong những trường hợp nào? Có ưu và nhược, điểm gì?
Từ bài tập này em rút ra được kinh nghiệm gì khi dùng từ mượn? Liên hệ giáo dục học sinh ý thức sử dụng từ mượn phù hợp.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý viết đúng những từ có âm: l, n, s 
Giáo viên đọc học sinh viết . 
Cho học sinh đổi bài, kiểm tra lỗi chính tả cho nhau.
Giáo viên có thể thu một số bài để chấm điểm động viên .
I/Từ thuần Việt và từ mượn:
VD:
Ghi nhớ: SGK/25
II/Nguyên tắc mượn từ:
VD:
 - Mặt tích cực: làm giàu ngôn ngữ dân tộc.
 - Mặt tiêu cực: nếu mượn tùy tiện sẽ làm cho ngôn ngữ bị pha tạp.
Ghi nhớ: SGK/25
III/Luyện tâp:
Bài 1:
 a/ vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ ->tiếng Hán.
 b / gia nhân -> tiếng Hán.
Bài 2:
khán: xem; giả: người; độc: đọc; yếu: quan trọng; giả: người; điểm: điểm; lược: tóm tắt; nhân: người.
Bài 3
a/ Ki-lô-mét; ki-lô-gam
b/ Pê đan; gác ba ga, xăm, lốp,
c/ Vi-ô-lông; ti-vi, catsete, micro,
Bài 4: Từ mượn: phôn, phan, nốc ao
 - Dùng trong hoàn cảnh giao tiếp với bạn bè, người thân.
 -Ưu điểm: ngắn gọn.
 -Nhược điểm: không trang trọng, không phù hợp trong giao tiếp chính thức.
Bài 5: Viết chính tả:
Bài: Thánh Gióng.
Củng cố và luyện tập:
Thế nào là từ mượn? Cho ví dụ.
Từ của tiếng nước ngoài: mít tinh, phụ nữ, hi sinh
Khi sử dụng từ mượn, em cần lưu ý điều gì?
Sử dụng phù hợp, tránh lạm dụng 
Giáo dục học sinh ý thức sử dụng từ mượn một cách phù hợp.
Hướng dẫn tự học ở nhà:
 - HoÏc thuộc 2 ghi nhớ SGK / 25.
 - Làm những câu còn lại trong phần bài tập. 
 - Tìm thêm những từ mượn mà em biết.
 - Đọc thêm bài”Bác Hồ nói vềtừ mượn”/26.
 - Đọc tìm hiểu phần I, tóm tắt yêu cầu chuẩn bị phần II bài “Tìm hiểu chung về văn tự sự”.
-Tìm hiểu phần I, II trong bài “ Nghĩa của từ”.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
TIẾT:7 
ND: 2010 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được mục đích giao tiếp của tự sự và có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu đuợc mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự.
Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết về văn tự sự .
Giáo dục học sinh ý thức sử dụng được vai trò của văn tự sự trong cuộc sống.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Một số văn bản tự sự.
Học sinh: Đọc, tìm hiểu trước về đặc điểm và ý nghĩa của văn bản tự sự.
Phương pháp dạy học:
Phát vấn, gợi tìm, nêu vấn đề.
Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 6A1:	
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Văn tự sự là loại văn như thế nào? Để hiểu rõ hơn về loại văn này, hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu chung về văn tự sự.
Giảng bài mới: 
Hoạt động chủa thầy, trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dân học sinh tìm hiểu mục đích của văn tự sự. 
Giáo viên gọi học sinh đọc những tình huống trong phần 1 và nêu thêm một số tình huống khác.
Theo em, gặp những trường hợp như vậy người nghe muốm biết điều gì, để làm gì và người kể phải làm gì?
Người nghe muốn biết về người, sự vật, việc  để giải thích, khen, chê
Người kể phải thông báo, giải thích về người, vật, việc thể hiện một ý nghĩa.
Ví dụ muốn kể cho bạn nghe Lan là người bạn tốt thì em phải kể như thế nào về Lan?
Kể về những việc làm tốt của Lan trong học tập, trong lao động
Truyện Thánh Gióng là văn bản tự sự. Văn bản tự sự này cho em biết điều gì?
Kể về sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng khi nghe có giặc ngoại xâm đã yêu cầu vua cung cấp vũ khí để đánh giặc cứu nước, đánh tan giặc, bỏ lại tất cả bay về trời, vua nhớ công ơn lập đền thờ, phong danh hiệu
Truyện ca ngợi điều gì?
Ca ngợi Thánh Gióng - người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Em có nhận xét về cách kể truyện này như thế nào?
Kể từ sự việc này đến sự việc kia, theo một trình tự trước sau dẫn đến một kết thúc, thể hiệân một ý nghĩa.
Giáo viên nói rõ hơn về chuỗi sự việc cho học sinh hiểu.
Gọi học sinh nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK.
Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tốt thể loại văn tự sự trong đời sống.
I/Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sư:
Ghi nhớ: SGK – 28.
Củng cố và luyện tập:
Câu nào nói đúng nhất trong những câu trả lời sau đây cho câu hỏi: Tự sự là gì?
A. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc và kết cục của chúng.
B. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự vịêc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
C. Tự sự là trình bày diễn biến sự việc.
Đánh dấu vào nhận định mà em lựa chọn khi trả lời câu hỏi:Truyên Thánh Gióng là một văn bản tự sự hay miêu tả?
A. Tự sự. 	B. Miêu tả.
Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tốt phương thức tự sự.
Hướng dẫn tự học ở nhà:
 - Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 28.
 - Xem trước bài tập trong phần luyện tập.
 - Đọc trước các văn bản : “ Ông già và thần chết”. “Sa bẫy”. “ Huế: khai mạc trại điêu khắc lần thứ ba” để tiết sau làm bài tập.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tiết:8 
 ND: 2010 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ (TT)
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 6A1:	
Kiểm tra bài cũ:
Tự sự là gì? Mục đích của tự sự? (8đ)
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Tự sự giúp người kể giải thích một sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
Giáo viên treo bảng phụï
Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” thuộc kiểu văn bản nào? (2đ)
A. Miêu tả	C. Biểu cảm 
B. Tự sự 	D. Thuyết minh
Giảng bài mới:
Giới thiệu bài mới: Tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu thế nào là văn tự sự. Tiết này chúng ta sẽ đi vào làm các bài tập để củng cố kiến thức về văn tự sự.
Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.	
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 và nội dung câu chuyện.
Em hãy cho biết:trong truyện này, phương thức tự sự được thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?
Truyện kể diễn biến tư tưởng của ông già, mang sắc thái hóm hỉnh, thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức sống vẫn hơn chết. 
Nhận xét và sửa chữa.
Cho học sinh làm bài vào vở bài tập.
Gọi học sinh đọc bài thơ “Sa bẫy”.
Bài thơ trên có phải tự sự không? Vì sao? 
Bài thơ là thơ tự sự vì đã kể lại việc bé Mây và mèo con rủ nhau đi bắt chuột nhưng mèo tham ăn đã mắc vào bẫy.
Hãy kể lại câu chuyện trên. 
Nhận xét và sửa chữa.
Gọi học sinh đọc 2 văn bản: “Huế: khai mặc trại điêu khắc quốc tế lần 3” và “Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược”.
Cho học sinh thảo luận trong 4 phút.
Hai văn bản trên có nội dung tự sự không?
Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?
Văn bản a là một bản tin, nội dung là lễ khai mạc trại điêu khắc.
Đoạn b là một đoạn trong lịch sử 6. Đó là bài văn tự sự.
Nhận xét bài của các nhóm.
Cho học sinh làm bài vào vở bài tập.
Gọi học sinh đọc bài tập 4.
Em hãy kể lại câu chuyện và giải thích vì sao người Việt Nam là con Rồng cháu Tiên?
Cho học sinh kể tóm tắt rồi giải thích.
Nhận xét. Cho điểm. 
Gọi học sinh đocï yêu cầu bài tập 5.
Theo em, Giang có nên viết vắn tắt một vài thành tích của Minh  hay không?
Bạn Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để các bạn trong lớp hiểu Minh là người chăm học, học giỏi, hay giúp đỡ bạn bè.
Nhận xét và sửa chữa
Có thể cho học sinh thảo luận nhóm 1: (nhóm1 làm bài tập 1. Nhóm 2: làm bài tập 2. Nhóm 3 làm bài tập 3. Nhóm 4 làm bài tập 4).
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, sửa sai, nhắc học sinh sửa vào vở bài tập.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Bài tập 3:
Bài tập 4:
Củng cố và luyện tập:
Giáo viên treo bảng phụ:
Tự sự là gì?
A. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
B. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc và kết cục của chúng.
C. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia rồi kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
D. Tự sự là trình bày diễn biến sự việc.
Giáo dục học sinh ý thức sử dụng phương thức tự sự phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Học bài, làm bài tập 5 vở bài tập.
 - Soạn bài “Sự việc và nhân vật trong văn tự sự”: Trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu về đặc điểm của sự việc trong văn tự sự .
-Đọc, tìm hiểu nội dung cốt truyện và hai nhân vật Sơn tinh, Thuỷ Tinh qua văn bản “ Sơn Tinh Thuỷ Tinh”
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 12.doc