Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 12

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 12

A. Mục tiêu cần đạt

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện là giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy và ngợi ca thành quả lao động trong nghề nông, thể hiện sự tôn kính Trời, Đất, tổ tiên của người Việt cổ.

- Nắm được các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện khắc họa hình tượng nhân vật Lang Liêu.

 B. Kiến thức, kĩ năng cơ bản

1. Kiến thức

 - Truyện Bánh chưng, bánh giầy mang những đặc trưng của truyện truyền thuyết. Cần đối chiếu với những đặc trung đã nêu ntrong bài Con Rồng cháu Tiên để phân tích.

 - Riêng về đặc trưng liên quan đến lịch sử cần lưu ý: Truyện có cốt lõi lịch sử chung trong nhóm truyện kể về các vua Hùng. Truyện liên quan đến thời kì Hùng Vương dựng nước Văn Lang là có thật trong lịch sử Việt Nam.

 - Ý nghĩa của truyện như đã nêu trong Mục tiêu cần đạt là rất quan trọng. Nội dung trực tiếp ( giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy) chỉ là cách thức đề cao nghề nông và thành quả trong lao động nông nghiệp. Bên cạnh đó, một nét đẹp trong văn hóa Việt cũng được đề cao, đó là sự tôn kính Trời, Đất, tổ tiên.

2. Kĩ năng

 - Cần chú ý rèn kĩ năng kể chuyện cho HS. Muốn kể chuyện tốt, trước hết HS cần nhận biết và nhớ được các sự kiện chính của truyện. Trên cơ sở đó, HS dung lời kể của mình để diễn đạt.

 - Kĩ năng đọc – hiểu văn bản thuộc thể loại truyền thuyết là một vấn đề rất khó đối với HS lớp 6. Kĩ năng này đồi hỏi HS phải có khả năng nhận thức tổng hợp cao. Vì thế, có lẽ chỉ nên đặt ra yêu cầu rất vừa phải đối với việc rèn luyện này.

 

doc 42 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: Tiết:.. Ngày dạy: .
Lớp: Tiết:.. Ngày dạy: .
TUẦN 1- TIẾT 1- BÀI 1
 Văn bản
CON RỒNG CHÁU TIÊN
 (Truyền thuyết)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.
- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc: tạo cho con người một niềm tin về sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc chung một quốc ia thống nhất, làm tăng sức mạnh đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện. Sử dụng các yếu tố tưởng kì ảo và xây dựng hình tượng vừa là thần, vừa là người.
B. Kiến thức, kĩ năng cơ bản
1. kiến thức
a) Về khái niệm truyền thuyết
	Căn cứ vào chú thích (*), SGK, trang 7, để nêu các đặc trưng cơ bản của thể loại này. Tuy nhiên, không nêu và phân tích định nghĩa ngay từ đầu. Sauk khi giảng xong, HS đã có nhận thức về nội dung và nghệ thuật bài học, GV mới tổng kết lại những đặc trưng cơ bản của truyền thuyết. Chú ý không nói thêm về cách phân loại truyền thuyết, chỉ nói sơ lược về quá trình phát triển của truyền thuyết từ thời Hùng Vương đến thời phong kiến với các truyện tiêu biểu trong SGK.
b) Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc truyền thuyết giai đoạn đầu.
c) Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc:
	Trước tiên đó là sự phân chia các gia đình lớn thành các nhánh ( là bước đầu hình thành dân tộc). Chú ý các khái niệm của khoa dân tộc học không nên đưa vào, cần diễn đạt ý này hết sức giản dị để HS dễ thu nhận kiến thức.
	 Bóng dáng lịch sử thời dựng nước phản ánh trong chi tiết người con trưởng, theo Âu Cơ, lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, lập nước Văn Lang.
2. Kĩ năng
a) Kĩ năng đọc và kể truyện: Kĩ năng đọc có thể được rèn luyện qua rất nhiều bài văn trong chương trình. Ỏ đây cần quan tâm nhiều hơn đến kĩ năng kể chuyện. Muốn kể chuyện tốt thì cần choHS nắm được các sự kiện và chi tiết quan trọng. GV cần lược đi các chi tiết phụ để HS dễ nhớ cốt truyện.
b) Kĩ năng nhận biết những sự kiện chính của truyện: Cần cho HS tập xác định những sự kiện chính và đặt tên cho từng sự kiện. Có hai sự kiện chính trong truyện là: bọc trăm trứng và chia con. Mỗi sự kiện bao gồm một số hành động GV cần giúp HS xác định các hành động này.
c) Kĩ năng nhận biết các chi tiết tưởng tượng kì ảo: Trước tiên, cần cho HS hiểu được thế nào là tưởng tượng kì ảo. Tưởng tượng là nghĩ ra những điều không có trong thực tế, kì ảo là những điều kì lạ, khác thường. Tưởng tượng, kì ảo là những điều không có trong thực tế và khác thường. Trên cơ sở nhận thức này, GV hướng dẫn cho HS đi tìm các chi tiết trong truyện. Có hai chi tiết quan trọng nhất là: 
	- Lạc Long Quân mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
	 Âu cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con.
C. Chuẩn bị của GV-HS:
a, Chuẩn bị của GV:
SGK, SGV , giáo án , tranh ảnh 
b.Chuẩn bị của HS:
Vở bài tập , SGK , vở ghi 
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức
 Kiểm tra sĩ số:
 Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV kt sự chuẩn bị sách vở đầu năm của HS . 
 * Đặt vấn đề vào bài mới :
 Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc . Mỗi d,tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại , truyền thuyết kì diệu . Dân tộc Kinh (Việt) chúng ta đời đời sinh sống trên giải đất hẹp hình chữ S bên bờ biển Đông , bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm , huyền ảo : “ Con Rồng , Cháu Tiên”.
3. Dạy nội dung bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
ND ghi bảng
HĐ 1 : HDHS tìm hiểu về thể loại
Gọi HS đọc chú thích SGK / 7 
? Ngư tinh , Hồ tinh , Mộc tinh là gì?
? Em hãy kể tên một số truyền thuyết em đã đọc hoặc nghe kể .
Đọc chú thích SGK / 7
Giải thích
- Người Mường : Quả trứng to nở ra con người.
- Người Khơ mú : Quả bầu mẹ 
- Người Ba – na : Kinh và Ba – na là anh em . 
I , Đọc- Tìm hiểu chung
 Truyện truyền thuyết 
 SGK / 7 
HĐ 2 : HDHS đọc – tìm hiểu chú thích :
GV gọi đọc mẫu từ đầu Long Trang, gọi 2 – 3 em đọc đến hết VB. 
? VB chia làm mấy phần tích hợp TLV . 
? Sự việc chính trong mỗi đoạn là gì ? 
Lắng nghe , theo dõi SGK .
3 phần
- Bố cục của văn bản có
 MB 3 phần TB
 KB 
1 , Đọc
2, Bố cục
Bố cục : 3 phần .
- Phần 1 : từ đầuLong Trang : Việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ .
- Phần 2 : tiếplên đường : Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ .
- Phần 3 : Còn lại : Sự trưởng thành của các con Lạc Long Quân và Âu Cơ . 
HĐ3 : HDHS Thảo luận câu hỏi SGK
Y / c thảo luận nhóm (3’)
? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng , kì ảo .
? Tìm chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện 
Y/c các nhóm trình bày .
? Tác giả dân gian sáng tạo ra những chi tiết kì ảo để làm gì ? 
? Qua chi tiết đó em hiểu gì về nhân vật ?
GV bình : Cái bọc trăm trứng .Từ “đồng bào” nghĩa là cùng một bọc 
Tất cả người mọi người VN đều sinh ra từ trong cùng 1 bọc trứng của mẹ Âu Cơ. 
GV treo tranh 
? Bức tranh miêu tả đoạn nào trong truyện ?
? Chi tiết nào liên quan đến lịch sử .
? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào?
? Vì sao cha mẹ lại chia con? 
? Người con trưởng lên ngôi có ý nghĩa gì?
Y/c thảo luận nhóm bàn (2’) .
? Chỉ ra ý nghĩa của truyện 
? Theo em truyền thuyết Con Rồng – cháu Tiên p/a sự thật nào của nước ta trong quá khứ . 
? Qua truyền thuyết này đã bồi đắp cho em những tình cảm gì?
Gọi 1 em đọc ghi nhớ SGK/8 
Thảo luận nhóm( 3’)
Trình bày , nhận xét , bổ sung .
Không có thật , rất phi thường .
Suy nghĩ , trả lời 
- Nguồn gốc : Rồng 
- Hình dáng : đẹp đẽ 
Lắng nghe
Quan sát
- Người miền núi , miền xuôi cùng chung 1 nhà .
 Rừng núi : quê mẹ 
 Biển : quê cha
=> Cân bằng => đặc điểm địa lý nước ta rộng lớn nhiều rừng và biển. 
Các nhóm thực hiện - trình bày . 
- Thời đại các vua Hùng , Đền thờ vua Hùng ở Phong Châu - Phú Thọ , Giỗ Tổ Hùng Vương .
- Tự hào , yêu quý truyền thống dân tộc , đoàn kết thân ái với mọi người . 
Đọc ghi nhớ SGK/8 .
II- Đọc- Tìm hiểu chi tiết
1, Chi tiết tưởng tượng, kì ảo :
 - Lạc Long Quân nòi Rồng có phép lạ diệt trừ yêu quái.
 - Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe mạnh .
Ý nghĩa các chi tiết :
- Tô đậm tính chất lớn lao , đẹp đẽ của nhân vật.
- Thần kì hóa , linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi .
- Làm tăng sức hấp dẫn của truyện .
2, Yếu tố lịch sử :
- LLQ và ÂC chia con để cai quản các phương.
- Con trai trưởng lên ngôi
 mở đầu thời kì dựng nước của dân tộc .
3, Ý nghĩa của truyện :
- Giải thích , suy tôn nguồn gốc cao quý của cộng đồng người Việt . 
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết dân tộc .
III. Tổng kết :
* Ghi nhớ : SGK/8
HĐ4 : HDHS luyện tập
Gọi 1- 2 HS đọc diễn cảm truyện CRCT . 
Lắng nghe , nhận xét.
Kể diễn cảm lại truyện .
4 . Củng cố - luyện tập :
 - Hệ thống kiến thức .
 - Kể diễn cảm lại câu chuyện .
5 , HDHS học bài ở nhà: 
 - VN học vở ghi + SGK . 
 - Soạn bài bánh trưng , bánh dày . 
***************************************
Lớp: Tiết:. Ngày dạy: .
Lớp: Tiết:. Ngày dạy: .
TIẾT 2 – BÀI 1
Hướng dẫn đọc thêm: văn bản
 BÁNH TRƯNG BÁNH DÀY
 (Truyền thuyết) 
A. Mục tiêu cần đạt
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện là giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy và ngợi ca thành quả lao động trong nghề nông, thể hiện sự tôn kính Trời, Đất, tổ tiên của người Việt cổ.
- Nắm được các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện khắc họa hình tượng nhân vật Lang Liêu.
 B. Kiến thức, kĩ năng cơ bản
1. Kiến thức
 - Truyện Bánh chưng, bánh giầy mang những đặc trưng của truyện truyền thuyết. Cần đối chiếu với những đặc trung đã nêu ntrong bài Con Rồng cháu Tiên để phân tích.
 - Riêng về đặc trưng liên quan đến lịch sử cần lưu ý: Truyện có cốt lõi lịch sử chung trong nhóm truyện kể về các vua Hùng. Truyện liên quan đến thời kì Hùng Vương dựng nước Văn Lang là có thật trong lịch sử Việt Nam.
 - Ý nghĩa của truyện như đã nêu trong Mục tiêu cần đạt là rất quan trọng. Nội dung trực tiếp ( giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy) chỉ là cách thức đề cao nghề nông và thành quả trong lao động nông nghiệp. Bên cạnh đó, một nét đẹp trong văn hóa Việt cũng được đề cao, đó là sự tôn kính Trời, Đất, tổ tiên.
2. Kĩ năng
 - Cần chú ý rèn kĩ năng kể chuyện cho HS. Muốn kể chuyện tốt, trước hết HS cần nhận biết và nhớ được các sự kiện chính của truyện. Trên cơ sở đó, HS dung lời kể của mình để diễn đạt.
 - Kĩ năng đọc – hiểu văn bản thuộc thể loại truyền thuyết là một vấn đề rất khó đối với HS lớp 6. Kĩ năng này đồi hỏi HS phải có khả năng nhận thức tổng hợp cao. Vì thế, có lẽ chỉ nên đặt ra yêu cầu rất vừa phải đối với việc rèn luyện này.
C. Chuẩn bị của GV và HS:
a, Chuẩn bị của GV :
 Giáo án , SGK , SGV , tranh ảnh.
b, Chuẩn bị của HS:
 Vở ghi , vở soạn , SGK .
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức
 Kiểm tra sĩ số:
 Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ :
 Nêu ý nghĩa truyện Con Rồng – Cháu Tiên . Kể một đoạn mà em thích nhất .
 * Đặt vấn đề vào bài mới :
 Mỗi khi tết đến xuân về , người Việt Nam chúng ta lại nhớ tới đôi câu đối quen thuộc và rất nổi tiếng :
“Thịt mỡ , dưa hành , câu đối đỏ 
 Cây nêu , tràng pháo , bánh trưng xanh.”
 Bánh trưng và bánh dày là 2 thứ bánh không những rất ngon , rất bổ , không thể thiếu trong mâm cỗ tết của dân tộc Việt Nam mà còn mang bao ý nghĩa sâu xa, lý thú . Các em có biết 2 thứ bánh đó bắt nguồn từ một truyền thuyết nào từ thời vua Hùng ?
3. Dạy nội dung bài mới:
HĐ của GV 
HĐ cùa HS 
Nội dung ghi bảng 
HĐ 1 : HDHS tìm hiểu tác phẩm .
I. Đọc- tìm hiểu chung
HĐ 2 : HDHS đọc – hiểu văn bản 
- GV đọc mẫu 1 đoạn .
- Gọi HS đọc
- Lắng nghe - theo dõi SGK
- Đọc văn bản
1 . Đọc - tìm hiểu chú thích 
Y/c HS nhận xét cách đọc của bạn .
Y/c HS giải thích 1 số chú
 thích trong SGK : 3,4,5,6.
? Theo em VB có thể chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì?
Y/c HS nhắc lại khái niệm truyền thuyết ,
Nhận xét cách đọc của bạn.
Giải thích theo yêu cầu . 
Suy nghĩ , trả lời .
Kể về các nhân vật , sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ , thường có yếu tố tưởng tượng , kì ảo
2. Bố cục
- Bố cục : 3 phần 
+ P1 : Từ đầuchứng giám : Vua Hùng chọn người nối nghiệp .
+ P2 : tiếp hình tròn : Cuộc đua tài , dâng lễ vật.
+ P3 : Còn lại : Kết quả cuộc thi tài .
3. Thể loại : truyền thuyết.
HĐ 3 : HDHS thảo luận câu hỏi SGK .
Y/c HS thảo luận câu hỏi 1 trong SGK theo nhóm (5’). 
Y/c trình bày .
GV chốt ý .
? Vì sao trong các con vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ .
Bình :
 Thần ở đây chính là nhân dân , không ai suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc , trân trọng hạt gạo như ND , nhân dân quý trọng cái nuôi sống mình , cái mình làm ra được .
? Và sao 2 ... nh
- Hung bạo, tàn phá ghê gớm
kiệt sức,rút quân
*Ý nghĩa tượng trưng của 2 n.vật
Sơn Tinh
Tượng trưng cho khả năng ,
khát vọng chế ngự thiên nhiên của người Việt cổ
Thủy Tinh
Tượng trưng cho sức mạnh tàn phá của thiên nhiên
c.Ý nghĩa của truyện
 - Ca ngợi công cuộc trị thủy Sông Hồng của người Việt cổ.
 - Giải thích nguyên nhân lũ lụt hàng năm.
 - Ước mơ chiến thắng thiên tai lũ lụt.
III. Tổng kết
*Ghi nhớ: SGK/34
Sơn tinh
Thủy tinh
- Ở vùng núi Tản 
- Có tài lạ 
- Chúa vùng non cao
- Đến sớm , đủ lễ vật , cưới được Mị nương
- Ở miền biển
- Tài năng không kém
- Chúa vùng nước thẳm 
- Đến muộn , không cưới được Mị nương nổi giận
Quan sát
- Cuộc giao tranh của 2 vị thần
- Kể lại chi tiết
Y/c hoạt động nhóm (3’)
- Quan sát,đối chiếu
- Suy nghĩ, trả lời
- Hàng năm dâng nước đánh ST
Thảo luận nhóm bàn trình bày
Đọc ghi nhớ SGK/34
HĐ3 :HDHS luyện tâp
? Truyện STTT thuộc loại VB gì?
? VB tự sự có 2 yếu tố rất quan trọng.Đó là yếu tố nào? 
? Em hãy đánh giá ý thức bảo vệ rừng ở đại phương em 
Tự sự
Sự kiện và nhân vật
Suy nghĩ - trả lời
IV.Luyện tập
 BT2
 - Hiện nay trên đất nước nạn phá rừng rất phổ biến 
 lũ lụt hạn hán thường xuyên xảy ra . Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp XD củng cố đê điều , hạn chế chặt phá rừng, trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống 
4. Củng cố - luyện tập :
 Qua truyện STTT em thích nhất nhân vật nào ? Vì sao?
5. HDHS học bài ở nhà :
- Về nhà học vở ghi + SGK.
- Soạn bài : Sự tích Hồ Gươm. 
- Xem trước bài nghĩa của từ. 
************************************
Lớp: Tiết:. Ngày dạy: .
Lớp: Tiết:. Ngày dạy: .
TIẾT 10:
NGHĨA CỦA TỪ 
A. Mục tiêu cần đạt :
- Hiểu thế nào là nghĩa của từ.
- Biết cách tìm hiểu nghĩa của từ và giải thích nghĩa của từ trong văn bản.
- Biết dung từu đúng nghĩa trong nói, viết và sửa các lỗi dung từ.
B. Kiến thức, kĩ năng cơ bản
- Khái niệm nghĩa của từ.
- Cách giải thích nghĩa của từ.
- Giải thích nghĩa của từ.
- Dùng từu đúng nghĩa trong nói và viết.
- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.
C. Chuẩn bị của GV và HS :
a , Chuẩn bị của GV: 
 Giáo án , SGK , SGV. 
b , Chuẩn bị của HS :
 Vở ghi , SGK. 
D.Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định tổ chức
 Kiểm tra sĩ số:
 Vắng:
2.Kiểm tra bài cũ :
 Việc sử dụng từ mượn có những ưu , nhược điểm gì ? Cần sử dụng từ mượn ntn?
 * Đặt vấn đề vào bài :
 Dựa vào SGV.
3. Nội dung bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 1 : HDHS tìm hiểu khái niệm nghĩa của từ 
Gọi HS đọc y/ BT/35
? Theo em mỗi chú thích gồm mấy bộ phận 
? Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ 
? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình 
? Nghĩa của từ là gì?
GV chốt ý Gọi HS đọc ghi nhớ / 35
Giao bài tập vận dụng
Điền từ : đề bạt,đề cử,đề xuất, đề đạt vào chỗ trống 
aTrình bày ý kiến hoặc nguyện vọng lên cấp trên
bCử ai đó giữ chức vụ cao hơn
cGiới thiệu ra để lựa chọn và bầu cử 
dĐưa vấn đề ra để xem xét giải quyết 
Đọc y/c BT/35
Suy nghĩ - trả lời 
- Bộ phận thứ 2 
- Phần nội dung
Suy nghĩ - trả lời
- Lắng nghe , đọc ghi nhớ / 35 
a . Đề đạt
b . Đề bạt
c . Đề cử 
d . Đề xuất
I , Nghĩa của từ là gì?
BT trang 35
- Mỗi chú thích gồm 2 bộ phận 
- Phần thứ 2 đứng sau dấu 2 chấm nêu lên nghĩa của từ 
* Ghi nhớ SGK/35
HĐ 2 : Tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ
Gọi 1-2 em đọc ND BT/35
mục II
? Theo em từ tập quá được giải thích bằng cách nào?
? Từ lẫm liệt được giải thích bằng cách nào
? Có mấy cách chính để giải thích nghĩa của từ 
? Đó là những cách nào?
GV chốt ý 
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/35
? Em hãy giải thích nghĩa của từ áo giáp , hoảng hốt , các từ đó giải thích nghĩa theo cách nào
Đọc ND BT/35 mục II
Suy nghĩ - trả lời 
Suy nghĩ - trả lời 
2 cách
Lắng nghe
Đọc ghi nhớ SGK/35
- Áo giáp : áo được làm bằng chất liệu đặc biệt nhằm chống đỡ vũ khí , bảo vệ cơ thể (trình bày khái niệm)
- Hoảng hốt : tâm trạng sợ sệt , vội vã , cuống quýt (đưa ra từ đồng nghĩa)
II , Cách giải thích nghĩa của từ :
Bài tập /35
 Tập quán được giải thích bằng cách trình bày k/n mà từ biểu thị (thói quen của 1 cộng đồng được hình thành từ lâu đời trong đời sống , được mọi người làm theo.
- Lẫm liệt , nao núng
giải thích bằng cách đưa ra các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa 
Ghi nhớ SGK/35
HĐ 3 : HDHS luyện tập
Gọi HS đọc ND BT 2/36 
Y/c HS làm việc cá nhân (làm BT vào vở)
Gọi 2 em lên bảng làm BT
Y/c HS nhận xét bài làm của bạn 
GV nhận xét chung
Y/c các em đọc thầm bài tập 3/36
Gọi 2 em lên bảng làm BT3
GV nhận xét
Y/c HS làm BT4 theo nhóm (3’)
Theo dõi hoạt động của HS
Nhận xét chung
Đưa đáp án
Đọc ND BT 2/36
Thực hiện theo y/c
Lên bảng làm BT
Nhận xét bài làm của bạn
Lắng nghe
Đọc thầm BT 3/36
2 em làm BT3 HS nhận xét
Lắng nghe
Hoạt động nhóm (3’)
 Trình bày
Lắng nghe
Quan sát , đối chiếu
III.Luyện tập:
BT 2/36
a , Học tập 
b , Học lỏm
c , Học hỏi 
d , Học hành
Bài tập 3/36
Điền từ vào chỗ trống 
a , Trung bính.
b , Trung gian
c , Trung niên
BT 4/36
- Giếng : hố đào thẳng đứng.
- Rung rinh : chuyển động qua lại , nhẹ nhàng , liên tiếp.
- Hèn nhát : thiếu can đảm (đến mức đáng khinh rẻ)
4. Củng cố - luyện tập:
 - Hệ thống kiến thức bài học
 + Hiểu được khái niệm nghĩa của từ.
 Trình bày khái niệm.
 + Có 2 cách giải thích nghĩa của từ 
 Đưa ra từ đồng nghĩa , trái nghĩa.
5. HDHS học bài ở nhà:
- Về nhà học vở ghi + SGK.
- Làm BT 5/36
- Xem trước bài : sự việc và nhân vật . 
*****************************************
Lớp: Tiết:. Ngày dạy: . 
Lớp: Tiết:. Ngày dạy: . 
TIẾT 11-12:
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT 
TRONG VĂN TỰ SỰ
A .Mục tiêu cần đạt:
- Thấy được sự việc và nhân vật là hai yếu tố quan trọng làm nên tác phẩm tự sự và cung dễ nhận ra trong tác phẩm tự sự.
- Sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự nhằm thể hiện tư tưởng tác phẩm.
B. Kiến thức, kĩ năng cơ bản.
- Sự việc trong tác phẩm tự sự( khác với sự việc ngoài đời, sự việc ở đây phải có “ lí do”, có tính hệ thống).
- Nhân vật trong tác phẩm tự sự( khác con người ngoài đời, nhân vật phải thể hiện một mục đích nào đó,)
C. Chuẩn bị của GV và HS:
a , Chuẩn bị của GV:
 Giáo án , SGK , SGV , tài liệu tham khảo , bảng phụ .
b , Chuẩn bị của HS:
 Vở ghi , SGK.
D. Tiến trình bài dạy: 
1. Ổn định tổ chức
 Kiểm tra sĩ số:
 Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ :
 Tự sự là gì? Tự sự có tác dụng gì? Thế nào là phương thức tự sự?
 * Đặt vấn đề vào bài mới :
 Ở bài trước ta đã thấy rõ , trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc , có người. Đó là sự việc (chi tiết) và nhân vật – 2 đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự. Nhưng vai trò , tính chất , đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự ntn ? Làm thế nào để xây dựng nó cho hay , cho sống động trong bài viết của mình.
3. Dạy nội dung bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 1 : Tìm hiểu đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
GV treo bảng phụ 
Gọi 1 em đọc ND BT 
? Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu 
? Sự việc phát triển
? Sự việc cao trào
? Sự việc kết thúc
?Trong các sự việc có thể bở sự việc nào không?
DG: Các sự việc được sắp xếp theo trình tự có ý nghĩa:sự việc trước giải thích lí do cho sự việc sau và cả chuỗi sự việc khẳng định sự chiến thắng của Sơn tinh.
? ST chiến thắng TT mấy lần
? Nếu TT thắng thì sẽ ntn?
Gọi HS đọc BT ý c
? Hãy chỉ ra các chi tiết chứng tỏ người kể có thiện cảm với ST.
? Sự việc trong văn tự sự đựoc hiểu ntn?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/38
Quan sát
Đọc ND BT
Suy nghĩ - trả lời
Không thể bỏ sự việc nào vi thiếu tính liên tục
Lắng nghe
- Hai lần và mãi mãi
- Đất ngập chìm trong nước và mọi người sẽ chết
Đọc ND BT ý c 
Suy nghĩ - trả lời
Đọc ghi nhớ SGK/38
I . Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự:
1 , Sự việc trong văn tự sự:
Bài tập
- Sự việc khởi đầu: vua Hùng kén rể
- Sự việc phát triển : vua Hùng ra điều kiện chọn rể
- Sự việc cao trào : TT đến sau đánh ST.
c , ST có tài xây lũy chống lụt.
- Món đồ sính lễ là sản vật của núi rừngST thắng 
khẳng định ST và vua Hùng ca ngợi sự chiến thắng của ST.
* Ghi nhớ SGK/38
HĐ 2 : Tìm hiểu nhân vật trong văn bản tự sự
? Trong truyện STTT ai là nhân vật chính
? Ai là người được nhắc đến nhiều nhất
? Ai là nhân vật phụ
? Hãy cho biết nhân vật phụ có cần thiết không ? Có thể bỏ qua được không?
? Nhân vật trong văn tự sự được hiểu ntn?
GV chốt ý 
 Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/38
ST – TT
ST – TT
- Vua Hùng , Mị nương
- Có cần thiết , không thể bỏ qua được nếu bỏ câu chuyện có nguy cơ chệch hướng hoặc đổ vỡ.
Suy nghĩ - trả lời
Đọc ghi nhớ SGK/38
2 , Nhân vật trong văn tự sự:
* Ghi nhớ SGK/38
4, Củng cố - luyện tập : 
- Sự việc trong văn bản tự sự có đặc điểm gì?
- Nhân vật trong tác phẩm tự sự là ai?
- Nhân vật trong văn tự sự được kể ntn?
5. HDHS học bài ở nhà : 
- Về nhà học vở ghi + SGK.
- Xem trước phần BT.
TIẾT 2:
Lớp: Tiết:. Ngày dạy: .
Lớp: Tiết:. Ngày dạy: .
4 . Tiến trình bài dạy : 
1. Ổn định tổ chức
 Kiểm tra sĩ số:
 Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Sự việc trong văn tự sự được trình bày ntn?
 * Đặt vấn đề vào bài mới : Dựa vào tiết 11.
3. Nội dung bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 3 : HDHS luyện tập
Gọi HS đọc ND y/c của BT1.
? Em có nhận xét gì về vai trò , ý nghĩa của các nhân vật .
? Đặt tên là vua Hùng kén rể có được không?
? Gọi truyện vua Hùng , Mị nương , Sơn tinh , Thủy tinh được không?
Y/c HS kể tóm tắt truyện ST - TT theo sự việc gắn với nhân vật chính.
GV nhận xét 
Y/c HS đọc BT 2/39 
Với BT này em dự định kể về sự việc gì ? Ở đâu ?Diễn biến ra sao?
Y/c HS trình bày vào vở
Đọc ND y/c BT 1
Suy nghĩ - trả lời 
- Chưa nói được thực chất của truyện
- Gọi như vậy dài dòng , đánh đồng nhân vật phụ với nhân vật chính. 
Thực hiên , các bạn lắng nghe nhận xét.
Lắng nghe.
Đọc ND BT 2/39 
Làm BT vào vở 
III . Luyện tập:
Bài tập 1 /39
 a , ST – TT giữ vai trò là nhân vật chính 
 Vua Hùng , Mị nương giữ vai trò là nhân vật phụ
 Cả 4 nhân vật đều góp phần thể hiện rõ chủ đề của tác phẩm.
b , Tại sao lại gọi tên là ST - TT:
- Gọi tên theo tên nhân vật chính truyền thống , thói quen của dân gian : Thánh Gióng , Tấm Cám 
Bài tập 2/39 
Cho nhan đề : một lần không vâng lời
- Kể việc gi: không vâng lời mẹ
- Diễn biến ? Chuyện xảy ra bao giờ ? Chiều chủ nhật
- Ở đâu?
- Nhân vật chính là ai?
4.Củng cố - luyện tập:
 Khắc sâu nội dung kiến thức bài học.
5.HDHS học bài ở nhà:
 - Về nhà học bài
 - Xem trước bài 4.
Các tuần tiếp theo mình đang soạn tiếp mình sẽ gửi lên ngay. Dùng được nhớ cảm ơn 0916424024 (chú ý mình ko phải bán giáo án đâu nhé!)
***************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docNew Microsoft Word Document_1.doc