Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Vũ Trung Thu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Vũ Trung Thu

A. MỤC TIÊU

Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt.

- Khái niệm về từ

- Đơn vị cấu tạo của từ ( tiếng)

- các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy)

 B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ.

- Học sinh: Đọc trước bài.

 C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 1. Ổn định tổ chức :

 2. Kiểm tra bài cũ :

 - Hãy trình bày ngắn ngọn những đặc điểm tiêu biểu của thể loại Truyền Thuyết.

 - Trong truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên em thích chi tiết nào nhất? vì sao?

 3. Bài mới :

 

doc 247 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Vũ Trung Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
Tiết 1,2 : Con Rồng, cháu Tiên
Bánh chưng, bánh giầy
Ngày soạn : 18-8	Ngày dạy :20 -8
Mục tiêu :
 - Hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết : Con rồng, cháu tiên và Bánh chưng, bánh giầy.
Hiểu ra và hiểu được những ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của hai truyện.
Kể được hai truyện.
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, 
Học sinh: Soạn bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới : 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Gv kiểm tra bài soạn của học sinh, giới thiệu bài mới.
Nội dung, ý nghĩa của truyện con Rồng cháu Tiên là gì? Vì sao dân gian ta qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu chuyện này?
GV đọc diễn cảm một đoạn của văn bản.
Có thể tạm phân truyện thành 3 đoạn, yêu cầu 3 học sinh đọc.
Học sinh đọc
GV nhận xét gắn gọn và góp ý. Mỗi đoạn nên chọn một chỗ để sửa cách đọc cho học sinh.
Phần chú thích có thể tách riêng hoặc tiến hành khi học sinh đọc từng đoạn
GV hướng dẫn học sinh nắm được mấy ý quan trọng trong định nghĩa.
Học sinh nghe.
GV tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kỳ lạ lớn lao, phi thường về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.?
GV : Những chi tiết nào thể hiện hành động của Lạc Long Quân phi thường?
GV : Từ việc tìm những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo, em hiểu thế nào là những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo?
 Hãy nói rõ vai trò của chúng trong truyện ?
GV : Việc kết duyên của Long Quân và Âu Cơ và việc Âu Cơ sinh nở có gì lạ? Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
Học sinh thảo luận ở lớp : Truyện Con Rồng, Cháu Tiên có ý nghĩa gì? Nhằm giải thích điều gì?
Chi tiết cái bọc trăm trứng khẳng định điều gì?
Học sinh đọc lại lời hẹn của Long Quân, thể hiện ý nguyện gì của người xưa?
Đến đây có thể giải thích từ “Đồng Bào”
GV hướng dẫn đọc: Đọc thêm để hiểu đầy đủ ý nghĩa của truyện.
Học sinh đọc phần ghi nhớ
Học sinh học thuộc lòng phần ghi nhớ.
GV : Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các tộc người trên đất nước ta.
Bài tập về nhà :
Câu 2,4,5 ( trang 3)
* Giới thiệu bài: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Những truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta, qua nhiều thế hệ, đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng dân gian, làm nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con người còn ưa thích”.
I. Đọc tìm hiểu chung : 
Đọc văn bản:
Đoạn 1: Từ đầu đến “ Long Trang”
Đoạn 2: Tiếp theo đến “ lên đường”
Đoạn 3: Phần còn lại.
Tìm hiểu chú thích:
Định nghĩa truyền thuyết.
Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo về Lạc Long Quân và Âu Cơ:
 + Về nguồn gốc và hình dạng :
Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là “ Thần”. Long Quân là thần nòi rồng, Âu Cơ thuộc dòng tiên.
Long Quân sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ”, Âu Cơ “ xinh đẹp tuyệt trần”.
+ Về sự nghiệp mở nước :
Long Quân giúp dân diệt trừ những loài yêu quái để ổn định cuộc sống, dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi, ăn ở.
+ Về chuyện sinh nở : cái bọc trăm trứng.
+ Những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo : được hiểu là những chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
+ Vai trò của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo trong truyện :
Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
Thần kỳ hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
 + Học sinh thảo luận, trả lời:
Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo thể hiện ở chuyện Âu Cơ sinh nở cái bọc trăm trứng.
Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con để cai quản và gây dựng đất nước
Người Việt là Con Rồng, Cháu Tiên.
2. ý nghĩa của truyện Con Rồng, Cháu Tiên:
+ Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Từ bao đời người Việt tin vào tính xác thực của những điều “truyền thuyết” về sự tích tổ tiên và tự hào về nguồn gốc, giòng giống tiên Rồng rất cao quý, linh thiêng của mình.
+ Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay nước ngoài đều có chung cội nguồn, đều là con mẹ Âu Cơ ( đồng bào – cùng một bọc ) , vì vậy phải thương yêu, đoàn kết.
 Các ý nghĩa ấy góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần dân tộc.
III. Ghi nhớ : - SGK trang 8
IV. Luyện tập : Học sinh trả lời câu hỏi phần luyện tập.
Câu 1: Truyện “Quả trứng nở ra trăm con người” – Dân tộc Mường, Truyện “ Quả bầu mẹ” – Dân tộc Khơmú
Câu 2: Học sinh kể lại chuyện Con Rồng, Cháu Tiên với những yêu cầu sau:
+ Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản.
+ Cố gắng dùng lời văn ( nói) của mình để kể.
+ Kể diễn cảm.
4 . Củng cố
Gọi học sinh làm bài tập 1,2
5 . Hướng dẫn: 
Học, hiểu, ghi nhớ. Hoàn chỉnh các bài tập.
Ngày soạn : 18-8	Ngày dạy :21-8 
Văn bản: Bánh chưng, bánh giầy
 ( Tự học có hướng dẫn ) 
 1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Kể lại câu chuyện “Con Rồng Cháu Tiên’
3. Bài mới : 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung 
Giáo viên cho học sinh đọc lại truyện, mỗi học sinh đọc một đoạn.
GV nhận xét ngắn gọn, sửa cách đọc cho học sinh.
Gv hướng dẫn học sinh thảo luận theo câu hỏi phần “ Đọc hiểu văn bản”.
 GV: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoà cảnh nào? với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
GV: Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
GV:Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được Vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?
+ Câu hỏi 4 : ý nghĩa của truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giầy”
GV hướng dẫn học sinh đọc
Yêu cầu học sinh học thuộc
1.Trao đổi ý kiến ở lớp: ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.
2. Đọc truyện này, em thích chi tiết nào? Vì sao?
GV gợi ý. Học sinh chỉ ra và phân tích một chi tiết mà học sinh cảm thấy thích nhất.
Giới thiệu bài:
I . Đọc tìm hiểu chung: 
Đọc văn bản:
Đoạn 1 : Từ đầu đến “ chứng giám”
Đoạn 2 : Tiếp theo đến “ hình tròn”
Đoạn 3 : Phần còn lại.
Đọc chú thích
II . Tìm hiểu văn bản :
- Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, Vua có thể tập trung lo cho dân được no ấm. Vua già, muốn truyền ngôi.
ý của vua: Người nối ngôi phải nối tiếp chí hướng vua, không nhất thiết phải con trưởng.
Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố đặc biệt để thử tài. Trong truyện cổ dân gian, giải đố là một trong những thử thách đối với nhân vật.
- Trong các Lang, Lang Liêu là người thiệt thòi nhất.
Tuy là Lang nhưng chàng sớm làm việc đồng áng, gần gũi với dân thường.
Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần, và thực hiện được ý thần. Thần ở đây là nhân dân. Ai có thể suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc, trân trọng lúa gạo của trời đất và cũng là kết quả của mồ hôi, công sức con người như nhân dân. Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được.
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế ( quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra)
Hai thứ bánh có ý nghĩa sâu xa: tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài.
Hai thứ bánh hợp ý Vua, chứng tỏ được tài đức con người có thể nối chí Vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.
Truyện nhằm giải thích nguồn gốc sự vật: Hai thứ bánh - bánh Chưng, bánh Giầy. Nguồn gốc này gắn liền với ý nghĩa sâu xa của hai loại bánh: Bánh Giầy tượng trưng cho bầutrời, Bánh Chưng tượng trưng cho mặt đất.
Đề cao lao động, đề cao nghề nông. 
Lang Liêu – nhân vật chính, hiện lên như một người anh hùng văn hoá. Bánh chưng, bánh giầy càng có ý nghĩa bao nhiêu thì càng nói lên tài năng, phẩm chất của Lang Liêu bấy nhiêu.
III . Ghi nhớ : SGK ( Trang 12 )
IV . Luyện tập:
ý nghĩa phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là đề cao nghề nông, đề cao sự thờ cúng Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. Cha ông đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa. Quang cảnh ngày Tết nhân dân ta gói hai thứ bánh này còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hoá, đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại câu chuyện “ Bánh chưng, bánh giầy” trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam.
Gợi ý hai chi tiết đặc sắc và giàu ý nghĩa:
+ Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo “ ...” . Đây là chi tiết thần kỳ làm tăng sức hấp hẫn cho truyện. Chi tiết này còn nêu bật giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sống bằng nghề nông và gạo là lương thực chính, được ưa thích của nhân dân. Đồng thời chi tiết này còn nêu bật giá trị của hạt gạo một cách sâu sắc, đáng quý, đáng trân trọng của sản phẩm do con người tự làm.
+ Lời Vua nói với mọi người về hai loại bánh.
Đây là cách “ đoc”, cách thưởng thức, nhận xét về văn hoá. Những cái bình thường, giản dị song lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhận xét của Vua về bánh chưng, bánh giầy cũng chính là ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về hai loại bánh nói riêng và về phong tục làm hai loại bánh vào ngày Tết.
 4 . Củng cố: Gọi học sinh tóm tắt truyện
5 . Hướng dẫn: 
Bài tập về nhà:Câu 4, 5 ( SBT, tr3)
Học, hiểu, ghi nhớ.
Hoàn chỉnh các bài tập.
Tiết 3: Từ và cấu tạo từ tiếng việt
Ngày soạn :18-8	Ngày dạy : 23-8
Mục tiêu 
Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt.
Khái niệm về từ
Đơn vị cấu tạo của từ ( tiếng)
các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy)
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ..
Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
 1. ổn định tổ chức : 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Hãy trình bày ngắn ngọn những đặc điểm tiêu biểu của thể loại Truyền Thuyết.
	- Trong truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên em thích chi tiết nào nhất? vì sao?
 3. Bài mới :
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- Lập danh sách các tiếng và các từ trong câu sau
Câu văn trên được t ... / 157
Thể loại: văn kể chuyện (tự sự)
Yêu cầu: 
+ Bám sát nội dung cơ bản
+ Diễn đạt bằng lời văn của mình
+ Dùng ngôi kể cho phù hợp (ngôi thứ nhất)
Bài 2 SGK/157
Yêu cầu: 
Thể loại: văn miêu tả
Yêu cầu: 
+ Bám sát nội dung cơ bản
+Diễn đạt bằng lời văn của mình
+ Có tưởng tượng, sáng tạo thêm
Bài 3 SGK/ 157
+ Cây cối ngả nghiêng
+ Sân nhà, đường xá ngập nước.
+ Người đứng trú mưa
- Sau cơn mưa:
 + Bầu trời quang đãng
+ Cây cối tươi xanh
+ Chim chóc hót líu lo
+ Hoạt động của muôn loài..
4.Củng cố: GV gọi 2 HS kiểm tra phần ôn tạp trong vở
	5. Hướng dẫn 
Làm BT ở nhà. Soạn bài tổng kết Tiếng Việt
_________________________________________________________
Tiết 135: tổng kết phần tiếng Việt
Ngày soạn : 	Ngày dạy : 
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Củng cố và hệ thống hoá được kiến thức về tiếng Việt đã học trong năm
- Vận dụng được các kiến thức đã học ở phân môn để viết bài kiểm tra.
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ
Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ GV: Kê tên các từ loại đã học
HS: Kể bảy loại
3. Bài mới : 
Hoạt động của gv – hs
Nội dung
GV: Nêu cấu tạo của cụm từ? Cho ví dụ?
GV: Nêu cách xác định cụm từ
GV: Con đã học những phép tu từ nào? Nêu ví dụ và phân tích tác dụng?
GV: Phân biệt câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là?
GV: Nêu công dụng của các dấu câu?
Đáp án:
Bài 1: Kẻ bảng 7 cột
Dt
đt
Tt
St
Lt
Ct
Pt
Hôm, trời hồ ao quanh, bão. Trước mặt, nước
Nước cua cá cò, sếu bãi sông mồi
Mưa, dâng đầy mới tấp nập ở bay kiếm
Lớn,trắng mênh mông, xơ xác
Mấy những bao nhiêu các cả
No đâu
Trên cũng tận cũng về
I. Lý thuyết
1. Từ loại: 7 từ loại
Danh từ, Động từ, Tính từ, số từ, lượng từ, chủ từ và phó từ.
2. Cụm từ:
- Cấu tạo của cụm từ: Phần trung tâm, phần trước, phần sau
- Cách xác định cụm từ: 
+ Phân tích cấu tạo câu
+ Tìm từ ngữ quan trọng trong từng thành phần câu
+ Tìm phần phụ trước, phụ sau.
3. Các phép tu từ:
 - Có 4 phép tu từ đã học: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
- Khái niệm của mỗi phép tu từ
- Tác dụng
4. Các kiểu cấu tạo câu đã học:
Câu: - Câu đơn
	- Câu ghép
Câu đơn: - Câu trần thuật đơn có từ là
	- Câu trần thuật đơn không có từ là
5. Dấu câu:
- Dấu kết thúc câu: chấm, chấm hỏi, chấm than
- Dấu phân cách các bộ phận câu: phẩy.
II. Luyện tập:
Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 Sách Hướng dẫn tự học 6 (tập 2) trang 169, 172.
Bài 2: xác định biện pháp tu từ:
a. Hoán dụ
b. ẩn dụ + Hoán dụ
c. ẩn dụ
d. ẩn dụ (ấm)
	hoán dụ (phương súng nổ)
4.Củng cố: Kể tên từ loại và cụm từ đã học
	5. Hướng dẫn 
Làm BT ở nhà.Soạn bài Ôn tập tổng hợp
*******************************************************************
Tiết 136: ôn tập tổng hợp
Ngày soạn : 	Ngày dạy : 
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh
- Củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng của môn ngữ văn theo tinh thần tích hợp
- Luyện tập một số kiểu bài kiểm tra kiến thức tổng hợp
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của gv – hs
Nội dung
HS đọc phần I SGK / 162
HS làm vào vở ghi
(ghi các thông tin đúng)
- Mở bài: HS có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, miễn là giới thiệu được khung cảnh bữa cơm gia đình vào buổi chiều.
- Thân bài: Đi sâu vào kể và tả sẹ việc ấy.
+ Tả quang cảnh bữa cơm chiều
+ Kể việc xảy ra: Việc gi? Bắt đầu ra sao, xảy ra như thế nào? nguyên nhân?
+ Kể và tả lại hình ảnh bố, mẹ, khuôn mặt, giọng nói, thái độ
- Kết bài: nêu cảm nghĩ,
I. Những nội dung cơ bản cần chú ý:
1. Phần đọc, hiểu văn bản
2. Phần Tiếng Việt
3. Phần Tập làm văn
II. Luyện tập:
 Làm đề kiểm tra chất lượng cuối năm lớp 6 _ SGK trang 164.
Đáp án: 
Phần I
1. B. Miêu tả
2. D. Đoàn Giỏi
3. C. Mênh mông và hùng vĩ
4. D. Bốn lần
5. C. Bất tận
6. A. Thiếu CN
7. C. Sừng sững
8. C. Gợi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả hoặc nói về con người.
9. B. Đơn gủi ai, ai gửi đơn và gửi để làm gì.	
Phần II
Viết bài tự luận
- Yêu cầu: 
+ Nội dung: biết kể lại câu chuyện một cách sinh động, thể hiện ở việc lựa chọn được tình huống và sự việc xảy ra. Biết sử dụng đúng ngôikể và trình bày diễn biến theo thứ tự với quan sát chính xác, hợp lý.
- Hình thức: đủ bố cục 3 phần. Văn phong sáng sủa, câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi về từ, dấu câu.
4.Củng cố: Nêu các kiểu So sánh? Cho VD
	5. Hướng dẫn 
Làm BT 3 ở nhà Chuẩn bị bài Kiểm tra Học kì 2
Tuần 37 
Tiết 137, 138: kiểm tra tổng hợp cuối năm
Ngày soạn : 	Ngày dạy : 
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh
- Củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng của môn ngữ văn theo tinh thần tích hợp
- Đánh giá năng lực kết quả học tập của học sinh.
- Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài.
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Ra đề đáp án biểu điểm chấm trả bài 
Học sinh: Đọc trước bài, ôn bài
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Không
3. Bài mới : 
Câu hỏi thông hiểu
Câu hỏi vận dụng
Câu hỏi nâng cao
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
SL- 2 câu
SL- không
SL- 3 câu
SL- 1 câu
SL- 2 câu
SL- 1câu
Câu 1
Câu 2
 Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 1 
(Phần tự luận)
Câu 6
Câu 2
(Phần tự luận)
Phần i : Trắc nghiệm
 Đọc đoạn văn sau rồi trả lời bằng cách dùng bút khoanh tròn chữ cái in hoa đầu dòng mỗi câu trả lời
‘’Sau trận bão , chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết . Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào và đường bệ đặt trên một mâm bạc đường kính rộng bằng cả một chân trờimàu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông’’.
	(Cô Tô- Nguyễn Tuân- Ngữ văn 6 tập II)
Câu 1 : Cô Tô là quần đảo thuộc địa phương nào.
	A. Vũng Tàu	B. Nghệ An
	C. Hải Phòng	C. Quảng Ninh
Câu 2 : Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Tự sự	B. Miêu tả
	C. Biểu cảm	C. Nghị luận
Câu 3 : Biện pháp tu từ nào được thể hiện chủ yếu trong đoạn văn ?
A. So sánh	B. Nhân hoá
	C.ẩn dụ	C. Hoán dụ
Câu 4 : Trong câu văn Mặt trời nhú lên dần, rồi lên cho kì hết  vị ngữ của câu có cấu tạo như thế nào.
A. Động từ	B. Cụm động từ
	C. Tính từ	C. Cụm tính từ
Câu 5 : Câu văn đã dẫn ở bài tập 4 có mấy vị ngữ ?
A. Một vị ngữ	B. Hai vị ngữ
	C. Ba vị ngữ	C. Bốn vị ngữ
Câu 6 : Trong đoạn văn trên, tác giả đẫ dùng mấy lần phép so sánh ?
A. Một lần	B. Hai lần
	C. Ba lần	C. Bốn lần
Phần Ii : Tự luận
Câu 1 : Trình bày cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn văn đã dẫn ở phần trắc nghiệm. (Lưu ý : viết ngắn gọn trong khoảng tư 15 đến 20 dòng)
Câu 2 : Hãy miêu tả một buổi sáng mùa xuân nắng đẹp trên quê hương em
Phần IiI : đáp án biểu điểm
	A.Phần trắc nghiệm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
D
B
A
B
B
D
 B.Phần tự luận
Câu 1( 2 điểm)
Yêu cầu trình bàyđược cảm nhận về những cái hay cái đẹp về đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô rực rỡ, tráng lệ, tinh khôi và dồi dào sức sống :
Với tài năng quan sát năng lục liên tưởng nhạycảm phóng khoáng và sự mẫn cảm ngôn ngữ, Nguyễn Tuân đã tạo ra một loạt những hình ảnh so sánh , ẩn dụ nhân hoá giàu sức gợi hình, gợi tả, biểu hiện sống động mê hồn người đọc trước từng nét biến động cùng màu sắc trong trẻo rạng rỡ tráng lệ của cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.
	Đoạn vă không chỉ tặng cho ta một bức tranh thiên nhiên đất nước tươi đẹp, một tâm hồn tài năng sáng tạo cái đẹp, một tình yêu thiên nhiên, đất nước nồng đậm của nhà văn Nguyễn Tuân.
 Cho điểm
1.5 - 2 điểm : Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc
0.5 - 1 điểm Cảm nhận đủ ý cơ bản song chua sâu. Hoặc có ý chạm đến kiến thức.
0 điểm : Lạc đề, Saihoàn toàn.
Câu 1( 5 điểm)
Mở bài ( 0.5 điểm): Gới thiệu được cảnh buổi sáng mà xuân nắng đẹp trên quê hương.
Thân bài :
Tả đúng cảnh, khá phong phú sinh động và có nhiều hình ảnh so sánh nhân hoá (3,5 – 4 điểm)
Tả đúng cảnh , có hình ảnh phong phú sinh động.(2,5 – 3 điểm )
Tả đúng song ý còn nghèo nàn vụng tản mạn (1- 2 điểm)
Sai hoặc lạc đề. (0- 1 điểm)
Kết bài( 0,5 điểm)
 Thực hiện được cảm xúc cô đọng và ấn tượng sâu đậm với cảnh được miêu tả.
4.Củng cố: GV thu bài nhận xét giờ kiểm tra
	5. Hướng dẫn 
Là chuẩn bị bài Chương trình địa phương
 ____________________________________________________________
Tiết 139, 140: chương trình ngữ văn
 địa phương
Ngày soạn : 	Ngày dạy : 
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
- Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống
- Biết liên hệ với phần văn bản nhất dụng đã học trong ngữ văn 6 để làm phong phú thêm nhận thức về các chủ đề đã học.
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ
Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của gv – hs
Nội dung
GV: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh:
(1. Mỗi tổ chọn một danh lam thắng cảnh và tìm hiểu theo các gợi ý SGK/ 161
- Tên DLTC, ở đâu?
- Có từ bao giờ? Phát hiện khi nào? Nhân tạo hay tự nhiên?
- Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của DLTC?
- ý nghĩa lịch sử?
- Giá trị kinh tế du lịch
* Yêu cầu: 
- Viết thành bài thuyết minh, giới thiệu.
- Sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, tư liệu liên quan.
2. Mỗi tổ chuẩn bị bài viết của mình về vấn đề môi trường và việc bảo vệ môi trường ở địa phương.)
GV hướng dẫn học sinh trong mỗi tổ trao đổi, thảo luận, chọn bài viết đặc sắc nhất bổ sung để chuẩn bị trình bày.
HS có thể trình bày một trong 2 cách: - Trình bày giới thiệu bằng miệng, bằng tranh ảnh sưu tầm.
- Đọc văn bản đã chuẩn bị và văn bản hay sưu tầm được.
HS các tổ khác nhận xét
GV nhận xét, cho điểm
GV đọc một số bài viết hay về DLTC và cho học sinh xem tranh, ảnh (“Tuyển tập hang động VN”, “ Khu du lịch Đền Hùng”)
GV gọi một vài học sinh đại diện cho mỗi tổ lên trình bày phần chuẩn bị vè vấn đề môi trường 
HS khác nhận xét, bổ sung.
I. Giới thiệu danh lam thắng cảnh
1. Học sinh trao đổi nhóm
2. Học sinh trình bày.
II. Vấn đề môi trường
1. Học sinh trao đổi nhóm
2. Học sinh trình bày
4.Củng cố: GV nhận xét giờ học
	5. Hướng dẫn 
Chuẩn bị ôn tập trong hè
.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 cktknco ki nang songdoc.doc